Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

3 thpt chu van an dak lak lan 1 nam 2017 co loi giai chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.25 KB, 6 trang )

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn trường THPT Chu Văn An - Đắk Lắk - lần 1 - năm 2017 (có
lời giải chi tiết)
TRƯỜNG THPT CHU VĂN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
AN – ĐẮK LẮK
Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXBGD-2007, tr. 144)
1. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
2. Cách xưng hô con trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
4. Đoạn thơ thê hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
PHẦN LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Bryan Dison - Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola
đã nói chuyện với học sinh về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con
người: .... “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua trong kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo
tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống
trọn vẹn từng ngày của đời mình...”
(Sống trọn vẹn từng ngày - Thanh Hằng dịch từ Internet)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình khoảng 200 từ về cuộc sống trước lời khuyên ấy.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).


--------- Hết --------Giám thị không giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU
Câu 1 : Những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 2: Cách xưng hô: Tác giả xưng con thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của mình với cuộc kháng
chiến, với Tây Bắc. Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên
đang khao khát trở về.
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật so sánh:
Tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chùm hình ảnh
độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,...
Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói
của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẩm mĩ cao.
Câu 4: Khổ thơ thể hiện niềm vui người chiến sĩ cách mạng khi gặp lại nhân dân.
Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh
phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la...
Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này
là lẽ tự nhiên, hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân
dân.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
- Yêu cầu: Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,5)
- Giới thiệu câu nói: Đây là câu nói của Tổng giám đốc một nhãn hàng nổi tiếng, có thể coi là bí quyết
thành công của vị Tổng giám đốc này.
- Giải thích ngắn gọn câu nói và chỉ ra bức thông điệp ý nghĩa (0,5)
+ Con người phải biết sống với hiện tại bởi quá khứ chỉ là những điều đã qua và tương lai là
những điều chưa tới. Nếu chỉ đắm chìm trong quá khứ thì con người sẽ tự đánh mất cơ hội của mình ở

hiện tại
- Bày tỏ suy nghĩ về nghĩ của em về câu nói trên:
+ Bức thông điệp hoàn toàn đúng đắn, ngày hôm nay sẽ quyết định ngày mai, nếu ngày hôm nay
bạn làm không tốt thì ngày mai cũng không thể tốt đẹp như bạn mong muốn. Thế nên, để có cuộc
sống trọn vẹn, bạn phải sống trọn vẹn từng ngày.
+ Rút ra bài học hành động: Để có một tương lai tốt đẹp, người học sinh phải sống hết mình ngay
hôm nay. Không ngủ quên trong chiến thắng với những thành tích đã đạt được, không ảo tưởng về
tương lai, phải chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để đón chờ những chông gai và thử thách
phía trước.
- Kết thúc vấn đề
Câu 2:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt
- Giới thiệu vấn đề: Giá trị nhân đạo


Thân bài:
- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học
- Phân tích biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt
Biểu hiện 1: Cái nhìn sâu sắc và tấm lòng nhân hậu trước khát vọng của con người.
Tác phẩm mở ra với bối cảnh đổi thay to lớn đầy nghiệt ngã của cuộc sống con người khi nạn đói
lịch sử vào năm 1945 tràn tới. Nó trở thành một hội chứng can thiệp vào cuộc sống, đập vỡ biết bao
nhiêu mái ấm, xô đẩy con người đến thế giới tử thần, thay đổi nếp sống cách nghĩ, vốn văn hoá thuần
phác trong sáng của người Việt.
Nhân vật Tràng xuất hiện với sự biến đổi lớn, từ Tràng vui tính được trẻ con yêu mến giờ câm
lặng tiều tuỵ kiệt sức "đi từng bước mệt mỏi ... đầu chúi về phía trước" và cô gái (Vợ Tràng sau này)
vì đói mà mất tính cách với hành động bê tha và hình dáng tiều tụy lam lũ. Thế giới người đói hiện lên
dưới ngòi bút nhà văn "Cái lều chợ đầy những người bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng
ma, sáng nào cũng thấy ba bốn cái xác người chết nằm ngổn ngang".

Nạn đói xoá đi cái sinh khí của xóm làng, biến cái trù phú nhộn nhịp thành cái xơ xác, tiêu điều
và đặc biệt thế giới con người sống mang đầy hơi thở tử khí của nghĩa địa, làng xóm không nhà nào
có ánh đèn lửa khi đêm về, tiếng quạ kêu hoà với tiếng hờ khóc của người chết... là âm thanh ghê rợn
buốt nhói vỗ động không gian. Giữa khung cảnh thê lương ấy ngòi bút Kim Lân đã dựng dậy câu
chuyện hôn nhân: Tràng “nhặt” người đàn bà xa lạ mà cái đói đã làm biến dạng tính cách về làm vợ
và đưa cô về làng.
Dưới góc nhìn hiện thực nghiêm lạnh người ta có thể đánh gíá hành động của Tràng là hành động
liều lĩnh và con người đã mất giá một cách thảm hại. Tuy nhiên, đó là cái nhìn bên ngoài hời hợt của
trái tim vô cảm. Cây bút nồng đượm hơi ấm yêu thương và cái nhìn nhân văn Kim Lân muốn đạt tới
một đích khác đó là khai thác cái khát vọng âm ỉ cứ bền bỉ cháy trong các số phận nhân vật. Trước
tiên là khát vọng sống vẫn âm thầm cháy nơi cô gái. Bốn bát bánh đúc rõ ràng không phải là nguyên
nhân khiến cô gái chung thân với Tràng, dường như cô tìm thấy ở Tràng có sự loé sáng hy vọng, đó là
niềm tin dầu mơ hồ về một tổ ấm có thể được tạo dựng. Chính đó là niềm tin của người đàn bà yếu
đuối suy sụp mất hết hy vọng sống vào sức mạnh nâng đỡ của người đàn ông và tình yêu sẽ chắp cánh
cho cô bay qua cõi chết.
Còn Tràng, sự liều lĩnh của anh cũng không thuần thuý chỉ là sự liều lĩnh của một gã trai, mà nó
còn là khát vọng. Đấy là khát vọng muốn có vợ, điều mà mẹ anh bất lực không làm nổi, điều mà thực
tế đen tối không cho phép thì Tràng đã quyết định để đạt được. Có thể còn có những băn khoăn
nhưng, Tràng với quyết định ấy, muốn chứng tỏ bản năng người đàn ông của mình, tin và hy vọng vào
cuộc sống mới ở trong tương lai.
Chính những khát vọng nhân văn ẩn khuất nơi đáy sâu con người ấy với những mong muốn tồn
tại và cuộc sống hạnh phúc dù rất đời thường nhỏ nhoi, ở thời điểm mà mọi người không nhìn thấy,
thậm chí chỉ thấy màu xám xịt bất lực buông xuôi, thì nó lại được Kim Lân cảm được và hiện ra bằng
những trang viết giàu sức gợi. Rõ ràng, trái tim của nhà văn đã chan hòa vào nhịp đập nơi những con
tim nhỏ bé giữa không gian thời gian đè nặng bóng tử thần để cùng rung lên những khát khao những
điều ao ước tốt đẹp hơn. Ngòi bút Kim Lân khi viết những tình tiết này đã tạo dựng được trang văn
giục giã lòng người chống lại định mệnh và chữa lại định mệnh.
Biểu hiện 2: Lòng yêu thương trân trọng với những người bất hạnh
• Nụ cười nở bên cái chết



Cuộc dắt díu nhau về làng của hai nguời bất hạnh đuợc miêu tả đầy ấn tượng. Giá trị nhân đạo
được toả ra từ những những dòng văn tươi vui dí dỏm. Tràng đưa vợ về làng, tất nhiên không giống
như chuyện vu quy bái tổ cờ xe võng lọng, song cuộc hành trình của lứa đôi cũng không hề bị rẻ rúng,
niềm vui ngập tràn trong truyện. Kim Lân đã tỏ ra nhạy cảm và tinh tế khi khám phá tâm trạng cảm
nhận hạnh phúc của Tràng. Hơn 20 lần truyện nhắc đến nụ cười của Tràng lúc thì phởn phơ, khi tủm
tỉm, khi bật cười thành tiếng.
Đi bên cạnh một cô gái, gầy đói, rách như tổ đỉa, tuyệt nhiên không gợi lên trong Tràng một chút
coi thường hay khinh rẻ hoăc xấu hổ. Ngược lại nhờ cô gái mà anh quên hết những cảnh sống ê chề,
tối tăm hằng ngày quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ. Đó là gì, nếu không phải chính cô gái, như
niềm hạnh phúc trong tầm tay, là nguồn ấm áp kề bên sưởi ấm cái cô đơn giá lạnh trong anh?
Cô gái không hề có mặc cảm về thân phận "bị nhặt", cô đi bên Tràng với niềm tự hào sự ngang
bằng, cô giễu anh "còn bé lắm đấy" mắng anh là "đồ khỉ gió" phát đen đét vào lưng anh, khoặm mặt
lại... Những đoạn văn như thước phim hiện thực về tình yêu lứa đôi bay qua cái nền xám lạnh của nạn
đói. Kim Lân đã để cho
nhân vật cô gái hiện đầy đủ sức mạnh chế át người đàn ông đang yêu như bất cứ một cô gái xinh đẹp
có đầy đủ tư cách nào. Tràng và cô vợ nhặt thực sự hướng về nhau thích thú nhau như mọi đôi tình
nhân khác trên cõi đời đang ở đỉnh say mê hoan lạc. Cái cách miêu tả này không thua kém bất cứ
những dòng văn lãng mạn nào viết về lứa đôi. Khám phá được tình cảm ấy của con người khốn khổ
để họ xuất hiện trên những trang văn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, Kim Lân đã tỏ ra là hiểu và
thông cảm và cao hơn là trân trọng những con người bất hạnh. Ở thời điểm, khi mà một số cây bút coi
họ là những người tầm thường thì Kim Lân đã nhìn nhận họ là những con người bình thường, khi mà
kẻ thù dân tộc biến họ thành những xác chết thì Kim Lân tìm thấy và vớt họ lên ở phẩm chất con
người ham sống và khát khao hạnh phúc, đó là chất nhân văn của ngòi bút Kim Lân.
• Hôn nhân của Tràng đem lại sinh khí cho làng ngụ cư
Kim Lân đã bố trí cuộc trở về của cặp vợ chồng qua trước mắt mọi người trong làng. Cuộc rước
dâu có một không hai ấy lại không rơi vào bi kịch mà ngược lại nó lại mang đến bầu sinh khí cho cả
không gian cái làng đầy tử khí.
Trẻ con gào lên "chông vợ hài"; và người lớn "những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng
rạng rỡ hẳn lên có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống khao khát và tối tăm của họ ". Rõ

ràng cuộc hôn nhân kỳ lạ của Tràng đã tạo ra những âm thanh vui nhộn làm bừng sáng niềm yêu
thương trong làng ngụ cư vốn như những nhà mồ hoang lạnh với những sinh linh đang tuyệt vọng
trong cơn đói khát.
Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái trở thành một thách thức lớn quyết liệt của khát vọng
sống còn và hạnh phúc trước ý thức của xã hội làng ngụ cư đã tê liệt vì đói. Thách thức ấy, là ngọn gió
xua đuổi tà khí u mê vây bủa con người của làng và làm cho tâm hồn con người nơi đây rạng rỡ hơn
và le lói hy vọng sống.
Viết đoạn văn này nhà văn đã khẳng định sự sống và ý chí vươn lên chống lại định mệnh của con
người, luôn mãnh liệt. Tác giả trân trọng yêu mến hành động liều lĩnh của họ và thổi vào cộng đồng
những con người bất lực một niềm tin. Điều này cao hơn cái bay bổng xa rời hiện thực của dòng văn
lãng mạn, hoặc bế tắc của dòng hiện thực, chỉ có trái tim nhân văn, cái nhìn của nhà văn cách mạng
mới có được điều này trong bối cảnh ấy.
Biểu hiện 3: Tình yêu cuộc sống sẽ thắng được chết chóc sẽ thay đổi được cuộc sống.


Tư tưởng nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt không chỉ dừng lại ở việc phát hiện khát vọng ngợi
ca trân trọng những con người bất hạnh. Truyện còn đem đến một thông điệp tình yêu cuộc sống sẽ
tiêu diệt được chết chóc và sức mạnh tình yêu sẽ làm thay đổi cuộc sống nó làm cho cây đời ngời sắc
hoa thơm và ngát xanh tươi mát.
Truyện phát triển tiếp bằng đoạn kể xảy ra trong căn nhà ọp ẹp của Tràng với hai chi tiết: cuộc
gặp gỡ mẹ già và những việc xảy ra sau đêm tân hôn. Người mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài
nghi như mọi người đàn bà đau xót khác. Trước sự kiện con trai lấy vợ suy nghĩ của bà đẫm nước mắt
cho cả con dâu và con của mình "biết có qua nổi cơn đói khát này không?" Tuy nhiên trong lòng bà
luôn có sự vương vấn thông qua những suy tư, phân tích bằng cả lý trí, và trái tim, bằng trách nhiệm
và đạo lý của người mẹ. Bà nhìn nhận sự "nhặt vợ" không phải vì việc làm thấp kém mà là may nên
bà cũng mừng lòng. Bà nhìn người con dâu lòng đầy thương xót, một thứ tình cảm trân trọng không
chút coi thường; Bà nghĩ đến việc phải có "dăm ba mâm cho phải lẽ". .. Với tất cả những điều ấy, rõ
ràng trong thẳm sâu suy nghĩ của Bà cụ Tứ luôn nghĩ về cô con dâu, nghĩ về chị như người còn
nguyên giá trị.
Tất cả những suy nghĩ hành động ấy của Bà thể hiện cái nhìn nhân đạo của Kim Lân, suy nghĩ

của người trải đời như bà lão là kết luận về cách nhìn nhận con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Cách nhìn như vậy là nâng cao phẩm giá cho con người. Kim Lân đã thể hiện tư tưởng nhân đạo bằng
cách xây dựng một tình huống về con người bị đánh mất phẩm giá trong con mắt mọi người để nâng
niu khẳng định phẩm giá của họ. Có thể làm được như vậy là bởi nhà văn đã tự đặt mình vào trong
cuộc với các nhân vật của mình, và bằng tình yêu của mình sưởi ấm giá lạnh của hiện thực, thắp lên
ngọn lửa niềm tin vào cuộc sống.
Sau một đêm thành vợ chồng, dường như tất cả không có gì thay đổi căn nhà nát, người mẹ già
và làng xóm còn vương đầy hơi tử khí, song một không gian đầy sinh khí đã tràn đến thay thế. Ngôi
nhà sạch sẽ gọn gàng ong nước đầy ăm ắp; người vợ trẻ trở nên hiền dịu mẫu mực. Tràng thay đổi
hẳn, đã phục sinh "hắn thấy thương yêu và gắn bó ngôi nhà; hắn thấy hắn nên người có bổn phận lo
lắng cho vợ con sau này".
Một niềm tin vào tương lai xuất hiện nơi suy nghĩ của ba con người khốn khổ: "Hình như ai nấy
đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho qu0ang qủe, nề nếp thì cuộc đời của họ có thể khác đi làm ăn
có cơ khấm khá hơn", "chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hoà hợp như thế". Rõ ràng sức
mạnh làm thay đổi không gian u tối nghèo đói biến nó thành thế giới nồng ấm chính là sức mạnh của
tình yêu, ở đây tình yêu nam nữ đã thay đổi con người; tình yêu người mẹ với con cái làm cho mọi
người gắn bó hơn. Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đã “vẽ” lại thế giới của căn nhà nát trở thành bức
tranh về lâu đài hạnh phúc.
Biểu hiện 4: Kết thúc mở hướng dẫn đường cho con người tìm thấy cái đích của hạnh phúc
và thôi thúc hành động
Hiện thực của bữa cơm ngày đói và món chè khoán đắng ngắt cổ họng đã kéo họ về với thực tế.
Chỉ với lòng yêu thương và hi vọng suông thì cuộc đời họ lại rơi vào ngõ cụt, con đường họ đi dẫn tới
nghĩa địa trong tiếng gào thét của nạn đói. Chính ở thời điểm ấy cái cao tay già dặn của ngòi bút Kim
Lân xuất hiện, Truyện được xây dựng thêm những tình tiết đặc biệt quyết định tư tưởng chủ đề tác
phẩm. Đó là tình tiết nói về tin đồn mơ hồ Việt Minh phá kho thóc Nhật đế chia cho dân nghèo; những
hình ảnh đoàn người trên đê, lá cờ đỏ... gieo vào lòng người những hy vọng mới. Đây cũng là điểm
khác biệt quan trọng phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của các nhà văn thuộc dòng Hiện thực


cách mạng với các dòng trước đó. Con người muốn thoát khỏi kiếp nô lệ, thoát khỏi cái chết rình rập

thì chỉ còn cách vùng dậy chống lại bạo tàn để giành quyền sống mà thôi. Nhà văn đã không dễ dãi để
phát triển thêm chi tiết gia đình tham gia cách mạng nhưng lôgic cuộc sống cho thấy họ không còn
con đường nào khác. Dụng ý này gửi gắm trong truyện đã làm cho giá trị nhân đạo của tác phẩm đi tới
sự viên mãn.
Kết bài:
Nhân đạo không chỉ là khái niệm và rõ ràng không chỉ là tình cảm thông thường trong mối quan
hệ qua lại giữa người và người dù ở cung bậc cao nhất là cảm thông chia sẻ; mà phải là giúp họ hoàn
thiện nhân cách, có khát vọng vươn tới tự hoàn thiện mình thành NGƯỜI, với đầy đủ sức mạnh chinh
phục hoàn cảnh. Ở điểm này, với những tình tiết cuối truyện nhà văn Kim Lân đã đạt được sự thành
công và đứng ở bậc cao hơn so với các nhà văn viết về cùng đề tài trước đó.



×