Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thpt chuyen bac kan bac kan mon ngu van lan 1 nam 2017 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.55 KB, 7 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1
đến câu 4.
Thương biển lắm cha ơi
Đứng dậy đi cha!
Cha ngồi đó đã nhiều ngày.
Mắt ráo hoảnh nhìn ra phía biển
Chiếc điếu cày mấy ngày cha không động đến
Con thấy đau nhói tận tim mình
Tấm lưới trên tay cha đặt xuống, nâng lên
Con biết cha đứt từng khúc ruột.
"Biển chết rồi con ơi"!
Cha khóc.
Lần đầu tiên nước mắt người đàn ông đi biển như cha
vỡ ra như tia máu chảy quanh hốc má gầy gò.
Dân Miền Trung quê tôi
Mấy tuần nay không còn tiếng reo hò
Câu chuyện ra khơi không còn trong bữa ăn làng biển
Mẹ bỏ chợ, thuyền úp mình trên bến
Người ngư dân rồi sẽ ra sao
Làng biển quê tôi vốn dĩ đã quá nghèo
Cuộc sống mưu sinh từ con tôm con cá
Thuyền lưới ra khơi một đời cha chằm vá
Nuôi con nuôi cháu trưởng thành.


Có biển nơi mô như biển quê mình
Cá dưới lòng sâu cá trên mặt nước
Bao nhiêu cá chết vì nhiễm độc
Biển gào lên thủy táng những linh hồn
Làng biển quê tôi chìm ngập nỗi buồn
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


Cá chết hồn oan mắt chưa kịp nhắm.
Đứng dậy đi cha
Con thương cha nhiều lắm
Con biết người thương nhớ biển cha ơi! ………
Hoa Trần 26/4/2016
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5)
Câu 2. Xác định các từ ngữ thể hiện tâm trạng trong bài thơ? (0,5)
Câu 3. Chỉ ra các phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? (0,5)
Câu 4. Điều gì trong bài thơ tạo nên sự bất ngờ và gây được ấn tượng mạnh đối với người
đọc. Theo anh /chị thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
(Trình bày trong khoảng 5 dòng). (1,50)
II. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm):Từ một số ý thơ ở trên em hãy viết một đoạn văn nói về hiện tượng cá chết
hàng loạt tại ven biển miền Trung. Trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi
trường biển hiện nay.
Câu 2: (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


Câu
I

Ý
1
2

Nội dung
Đọc hiểu
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Những từ ngữ thể hiện tâm trạng trong đoạn thơ là:
- thấy đau nhói tận tim mình
- chìm ngập nỗi buồn

3
4

- con thương cha nhiều lắm
Các phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là biểu cảm và tự sự
- Hình thức: trình bày trong khoảng 5 dòng
- Nội dung:
+ Điều gây bất ngờ nhất trong lòng người đọc là cảm nhận được giọt nước mắt
bất lực của người cha Lần đầu tiên nước mắt người đàn ông đi biển như cha /

vỡ ra như tia máu chảy quanh hốc má gầy gò khi chứng kiến biển bị tổn thương.
Sức hấp dẫn của đoạn thơ toát lên từ nỗi lòng, sự buồn thương của người viết và
những người quê hương khi biển ô nhiễm, khi cuộc sống mưu sinh hàng ngày bị
đe dọa.
+ Thái độ, tình cảm của nhà thơ được thể hiện trực tiếp thông qua những từ ngữ

II
1

“buồn”, “thương” và kể về nỗi khổ của ngư dân quê mình.
Làm văn
Nghị luận xã hội
1.1: Giải thích
- Bài thơ là lời tự sự của một người con vùng biển, viết cho cha, thương cha và
thương tất cả những ngư dân quê mình sau hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền
Trung, không đánh bắt được.
- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân
loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến
thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
- Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại
trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những
vấn đề xấu với con người.
1.2: Bình luận, chứng minh
a. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường biển
– Việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi
ngày lại thêm những diễn biến phức tạp.
Dẫn chứng: Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết



khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật
Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất
hiện tình trạng này. Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân
vớt được từ 2 đến 4 tấn.
– Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng
tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Dẫn chứng: 10 tấn
rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày.
+ Sự cố ở bờ biển tỉnh Hà Tĩnh mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường
ven bờ biển.
+ Hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và
Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay
sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát
ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.
b. Nguyên nhân
– Do ý thức kém của con người
– Do hiện tượng cực đoan của xã hội
– Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí
c. Hậu quả
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
– Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản,du lịch biển. Một nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất
69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm
môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.
– Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống
d. Giải pháp
– Nâng cao ý thức con người
-Tăng cường sự quản lí của nhà nước
1.3:Bài học hành động và liên hệ bản thân
2


- ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường biển.
Nghị luận văn học
1. Mở bài
- Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sự thành
công nhất ở thơ ca. Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn,
có khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nghệ thuật

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


diễn tả hồn nhiên, bình dị, chân thật.
- “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng.
- Dẫn vào đoạn thơ: phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều gian
khổ, hi sinh, đậm nét bi hùng, vừa thể hiện tam tình riêng của những người lính
trẻ, qua nghệ thuật thơ độc đáo.
2. Thân bài
a. Bức tượng đài bi tráng về đoàn quân Tây Tiến
- Bi tráng là có cái bi nhưng không thê lương, ảm đạm, ngược lại vẫn hiện lên
với những vẻ đẹp.
- 4 câu đầu: nhà thơ đã sử dụng bút pháp lãng mạn có khuynh hướng tô đậm cái
phi thường, sử dụng rộng rãi sự đối lập để tác động mạnh sự kích thích trí tưởng
tượng của người đọc.
- Bức chân dung của đoàn quân Tây Tiến cũng được vẽ bằng sự phi thường,
khác lạ:
+ “đoàn binh” gợi âm hưởng tranh trọng, cổ kính, gợi sự mạnh mẽ trong tư thế
xung trận.
+ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: hiện thực, khó khắn mà người lính phải
chịu đưng, đồng thời gợi cho người đọc thấy được nét ngang tang, chủ động
vượt khó.

+ “dữ oai hùm”: sự hiên ngang, quả cảm của người lính Tây Tiến. Bằng cảm
hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đem đến những phát hiện riêng về người lính
Tây Tiến. Họ ốm nhưng không yếu, bên trong họ chứa đựng những sức mạnh
phi thường, vẫn toát ra được oai phong của con hổ trong rừng sâu.
Liên hệ: Hình ảnh cơn sốt rét rừng được nói đến khá nhiều trong văn học kháng
chiến chống Pháp với nhiều giọng điệu:
Tố Hữu nói về anh vệ quốc quân với giọng thơ thương mến:
Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế.
Chính Hữu cũng tô đậm hiện thực bằng những ấn tượng mộc mạc, nồng nàn:
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Quang Dũng nói về sự thật ấy dữ dội hơn với hai chi tiết rất thực, đây là hai từ
thuần Việt áp sát vào cái khốc liệt, diễn tả chính xác cảnh tượng chiến trường nơi
rừng sâu nước độc. Cái lãng mạn của Quang Dũng là lãng mạn mọc lên từ cát
sỏi cuộc sống chứ không phải lãng mạn viển vông, thoát li hiện thực. Nếu cái bi
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


là một sự thật thì cái tráng, cái hùng cũng là một sự thật mạnh mẽ. Cụm từ
“không mọc tóc” là một sáng tạo, Quang Dũng đã chuyển từ thế bị động thành
thế chủ động, người lính không thêm mọc tóc bằng một vẻ bất cần, gợi lên khẩu
khí ngang tàng, kiêu hùng rất lính.
- Hi sinh là hóa thân cho dáng hình xứ sở.
+ Từ láy “rải rác” ở đầu câu thơ kết hợp với “mồ viễn xứ” khiến cho ta cảm giác
không phải một cái chết mà nhiều người đã ngã xuống
Câu thơ có hai cách hiểu:
+ Cách 1: Khắc họa hình ảnh người lính sang trọng, đẹp đẽ như những chiến
tướng ngã xuống chiến trường. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh làm
giảm đi những mất mát đau thương. Ba chữ giản dị “anh về đất” nhưng hàm
chứa những ý nghĩa sâu xa. Người lính thanh thản ra đi sau khi hoàn thành nghĩa

lớn với xứ sở, đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón anh vào lòng. Câu thơ khẳng
định sự bất tử của những người lính Tây Tiến. Các anh đã mãi mãi hóa thân vào
sống núi để vĩnh viễn sống cùng núi sông.
+ Cách 2: tiếng gầm của sông Mã như tạo thành một hành khúc bi tráng để tiễn
đưa linh hồn người lính. Quang Dũng đã dùng nghi thức vượt lên nghi thức
thông thường, để cho thiên nhiên tấu lên khúc nhạc oai hùng, khiến cho hình ảnh
thơ trở nên kì vĩ, mang đậm tính sử thi.
b. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn
-Tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến: giữa cái gân guốc của
hiện thực khắc nghiệt, ý thơ của Quang Dũng bỗng bay lên lãng mạn: “Mắt
trừng.. kiều thơm”. Câu thơ xác lập đối tượng không xác thực của giấc mơ. Hai
chữ “mắt trừng” diễn tả hình ảnh đôi mắt to dữ dội, ngùn ngụt ý chí và lòng căm
thù. Đôi mắt ấy bộc lộ toàn bộ nội lực của người lính, diễn tả tận cùng cái oai
phng lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong khói lửa ác liệt.
- Câu thơ “đêm mơ…” thể hiện nỗi nhớ có hình hài cụ thể. Người lính mơ về
thành đô hoa lệ, nơi họ từ biệt ra đi. “Dáng kiều thơm” trước hết gợi bóng dáng
của kinh thành vàng son, hoa lệ. Mặt khác cách nói “dáng kiều” là mĩ lệ hóa của
văn hóa cổ, Quang Dũng sử dụng để nói về người thiếu nữ Hà thành xinh đẹp.
Quang Dũng thêm vào chữ “thơm” khiến cái đẹp tỏa hương ngan ngát, gợi nên
sự e ấp, nâng niu, làm lộ ra một chân trời đa tình trong tâm hồn người lính với
một vẻ đẹp hào hoa, sang trọng. Câu thơ từng bị lên án là buồn rớt, mộng rớt
nhưng nhìn từ phương diện ấy, nó không nói lên khát vọng nhân bản của con
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


người. Chính giấc mơ lãng mạn với dáng kiều thơm là đôi cánh nâng người lính
vượt qua những gian khổ, khốc liệt của chiến trường. Ý thơ ấy ta cũng bắt gặp
trong thơ Nguyễn Đình Thi:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

=>Chân dung người lính Tây Tiến hiện lên đặc sắc, độc đáo.
3. Kết bài
- Hơn năm mươi năm qua, bài thơ “Tây Tiến” vẫn còn sức quyến rũ đối với
người đọc hôm nay, gợi những về những năm tháng không thể nào quên trong
kháng chiến chống Pháp.
- Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên được
hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính Tây Tiến với hào khí ngất trời trong
chiến đấu và nét hào hoa lãng mạn trong tâm hồn.

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết



×