Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

thpt yen mo a ninh binh mon ngu van lan 1 nam 2017 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.24 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LỚP 12 LẦN 1
Năm học: 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Xin đừng vội nghĩ cứ có bằng cấp, học vấn cao là nghiễm nhiên trở thành người có
văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém
thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi,
càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà
phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có từ
không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao
giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách
nhiệm. Trong khi đó có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm
tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi
tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều
vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một
người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau
dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn
cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là
trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.”
(Trích “Học vấn và văn hóa” – Trường Giang)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận


D. Thuyết minh

Câu 2: Tìm câu chủ đề của đoạn văn (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của
mỗi một người (1 điểm)
Câu 4: Đọc đoạn trích, anh (chị) hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi một
người là gì? (1 điểm)
Câu 5: Từ bài học rút ra trong đoạn trích trên, anh chị hãy viết một bài văn khoảng 300 từ
trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: “Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo
giá trị của mỗi con người chúng ta” (3 điểm)
Trang 1 – Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh chị về nét đặc sắc của đoạn trích sau:
“Thế mà hơn bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước
ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc
để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu
nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn,
nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên
bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô

cùng tàn nhẫn.
(Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12)

Trang 2 – Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Cấu
I

Ý
1
2
3

Nội dung
Đọc hiểu
C
Chủ đề của văn bản là: Mối quan hệ giữa học vấn và văn hóa
Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến văn hóa của mỗi người:
-Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách
kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách
sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa.
- Tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một
người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng
và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số
những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ
nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn

4


hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi người là ý thức tu dưỡng tính

5

nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
“Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người
chúng ta”
a.Giải thích
-Nhân cách là phẩm chất, tính cách của mỗi người.
- Nhân cách là giá trị con người, là phẩm chất làm người.
- Ý kiến trên hoàn toàn chính xác.
b. Chứng minh
- Vì sao nhân cách là thước đo giá trị mỗi con người
+ Con người phân biệt với con vật ở tình người, ở ý chí, ở phẩm chất người nên
làm người phải có nhân cách.
+ Con người có thể có địa vị, bằng cấp nhưng địa vị, bằng cấp không quyết định
nhân cách, không làm nên nhân cách một con người. Điều quan trọng nhất vẫn
là phẩm chất, tính cách.
+ Nhân cách để phân biệt người tốt với người xấu. Những phẩm chất chung,
đáng ngợi ca là thước đo cho con người trong xã hội đế sống có nhân cách
-Thế nào là sống có nhân cách
+ Có lòng tự trọng, có ý chí vượt qua khó khăn.
+ Biết sẻ chia, yêu thương với những người thân và những người có hoàn cảnh

Trang 3 – Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


éo le.

+ Biết quan tâm đến gia đình, sau đó là những người ngoài xã hội. Không trở
thành gánh nặng của mọi người.
-Sống không có nhân cách là những phẩm chất trên đều bị vi phạm. Nhân cách
là điều không thể nhận ran gay ở vẻ bề ngoài mà phải biết quan sát, thấu hiểu
mới nhận ra.
c. Mở rộng
-Làm người phải có nhân cách
- Sống tử tế, chân thật chứ không làm vì mục đích kiếm lợi, để đánh bóng bản
II
1

thân.
Tạo lập văn bản
Giới thiệu chung
- Tác giả: phong cách sáng tác đa dạng, sáng tác được ở nhiều thể loại, trong đó
có văn chính luận
- Tác phẩm: “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lớn được Bác viết để tuyên
bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc. “Tuyên ngôn
Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Tinh
hoa của dân tộc, khí phách của non sông – Phạm Văn Đồng)
- Đoạn trích: thuộc phần 2 của tác phẩm, tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong

2

hơn tám mươi năm cai trị ở nước ta, đồng thời thể hiện lòng căm thù của tác giả.
Phân tích
a.Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
*Về chính trị: chúng tuyệt đối không cho dân ta bất kì một quyền tự do dân chủ
nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…
*Về kinh tế:…

=>Bác đã chỉ ra tội ác tày trời của thực dân Pháp là bóc lột nhân dân ta đến tận
xương tủy, khiến nhân dân ta xơ xác, tiêu điều. Đặc biệt nhấn mạnh nạn đói năm
1945. Bác đã sử dụng những dẫn chứng xác thực khiến kẻ thù không thể chối cãi
được. Bằng cách ấy, Người đã bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp: công khai
phá văn minh.
- Bác đã đưa ra dẫn chứng: trong 5 năm, Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật,
từ năm 1940, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật. Nhân dân ta lấy lại nước
Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
- Tác giả đã khẳng định Việt nam đứng về phe đồng minh, đã có thái độ khoan

Trang 4 – Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết


hồng thực dân Pháp, trong khi chúng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí
còn giết nốt số đông tù chính trị.
=> Bác đã bác bỏ công lao bảo hộ của Pháp.
b. Nghệ thuật
- Tác phẩm văn học thể hiện trực tiếp tình cảm của người viết, là sự giaix bày,
giải tỏa tâm tư của tác giả: Xuyên suốt bản Tuyên ngôn là luận điểm chính trị
nhưng người đọc, người nghe vẫn nhận thấy tình cảm nhân ái của Bác. Đó là nỗi
xúc động, đau đớn khi nhắc đến nỗi đau của nhân dân, nhắc đến hai triệu đồn
bào chết đói, tới hình ảnh các cuộc khởi nghĩa của ta bị dìm trong bể máu.
Người cũng xúc động khi sử dụng nhừng từ như “nhân dân ta”, “đồng bào ta”,
“các nhà tư sản của ta”. Thêm nữa, giữa chừng Người lại dừng lại hỏi “Tôi nói
đồng bào có nghe rõ không”. Đó là bằng chứng đại nhân.
- Tình cảm là yêu những điều đẹp và căm thù cái ác,cái xấu. Trong bản tuyên
ngôn, Người cực lực lên án nhiều tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật với dân
tộc ta trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, chính trị).
- Sử dụng thành công biện pháp điệp: “chúng” được điệp lại 13 lần để nhấn
mạnh những tội ác chồng chất của thực dân Pháp. “Sự thực là” để khẳng định

3

thực tế, thực tiễn cụ thể.
Kết luận
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngắn gọn của Bác đã trở thành một áng văn chính
luận mẫu mực. Đằng sau đó là một tầm tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh,
Người đã tổng kết được một cách giản dị mà xúc tích những kinh nghiệm đấu
tranh của nhiều thế kỉ giành độc lập dân tộc, dân quyền, nhân quyền của dân tộc
ta và nhân loại.

Trang 5 – Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết



×