Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ga tây tiến khổ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.03 KB, 4 trang )

Tuần: 7
Tiết: 19, 20
Giảng văn

Ngày soạn: 02/11/2017
Ngày dạy: 03/11/2017
Người soạn: Nguyễn Thành Phúc

TÂY TIẾN
Quang Dũng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm:
1. Kiến thức
- Bức tranh thiên nhiên hung vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình
ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hung, hào hoa.
- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặt trưng thể loại.
- Cảm thụ thơ.
3. Thái độ
- Trân trọng tài hoa của nhà thơ Quang Dũng.
- Thấu hiểu cho sự vất vả, gian nan của người lính trong chiến tranh
khốc liệt.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kỹ năng,..
2. Học sinh: sách giáo khoa, đọc trước bài ở nhà,..
C. PHƯƠNG PHÁP: thuyết giảng, vấn đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm, đọc sáng
tạo,...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Lời dẫn: Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ,
Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp về những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ
trong đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ mặc dù là dòng chảy thương nhớ hướng về đoàn


quân nhưng vẫn tập trung khắc họa được vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của những người
lính Tây Tiến.
Quang Dũng đã bắt gặp vẻ đẹp tài hoa nhưng cũng rất đỗi phi thường ở những người
lính Tây Tiến. Họ mang trong mình lý tưởng của Đảng, chút mộng mơ của thời cắp
sách đến trường, sức mạnh của tuổi trẻ và chất con người Hà Nội vốn từ lâu đã nổi
tiếng thanh lịch hào hoa. Ở khổ ba của bài thơ đã xây dựng nên bức tượng đài người
lính Tây Tiến trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp bi tráng nhưng cũng không kém
phần lãng mạn hào hoa.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh 3. Hình ảnh người lính Tây Tiến
tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn, tính cách 3.1. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
của người lính Tây Tiến.
- Tương phản: Ngoại hình “không mọc
GV: Theo các em nhà thơ Quang tóc”,“quân xanh màu lá” >< “dữ oai hùm”
Dũng đã sử dụng biện pháp nghệ  bên ngoài như là xanh xao, gầy yếu
thuật gì trong hai câu thơ:
nhưng bên trong chứa đựng sức mạnh diệu
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
kì.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bình giảng
Những hình ảnh hiện thực được nhìn
qua cảm hứng lãng mạn cho thấy
hình ảnh một đoàn quân ốm mà



không yếu vẫn mang vẻ đẹp của sức
mạnh hùm thiêng sông núi.
GV: Em nghĩ gì về việc tác giả sử
dụng từ ngữ “đoàn binh” mà
không phải là “đoàn quân”;
“không mọc tóc” mà không phải là
“không có tóc”?
HS: Trả lời
GV: Bình giảng
- Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ
nhờ cách sử dụng từ ngữ tài hoa,
dùng “đoàn binh” có âm vang hơn
“đoàn quân’, đồng thời gợi ra hình
ảnh đoàn binh luôn cầm chắc vũ khí
trong tay với tư thế sẵn sàng chiến
đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh. Hai câu thơ đó
chính là cái gân guốc bắt nguồn từ
hiện thực khắc nghiệt.
- Hiện thưc được khúc xạ qua bút
pháp lãng mạn của Quang Dũng trở
thành cách nói mang khẩu khí ngang
tàng, cứng cỏi, không mọc tóc chứ
không phải tóc không thể mọc được
vì sốt rét. Đây là ách nói chủ động
làm cho người lính Tây Tiến trở nên
hiên ngang trên chiến trận.
GV: Trong hai câu thơ: Mắt trừng
gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ
Hà Nội dáng kiều thơm. Nhà thơ

Quang Dũng đã sử dụng thủ pháp
nghệ thuật nào, với việc sử dụng thủ
pháp ấy, nhà thơ là làm nổi bật lên
điều gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bình giảng
Những người lính Tây Tiến gân
guốc, cứng rắn mạnh mẽ lại là những
chàng trai hào hoa, phong nhã đầy
mộng mơ. “mộng” và “mơ” của
người lính được gửi về hai phương
trời:
- Biên cương - nơi còn đầy bóng giặc
với mộng giết giặc lập công.
- Hà Nội nơi quê hương yêu dấu mơ những dáng hình thân yêu. “dáng
kiều thơm” ấy là vầng sáng lung linh
trong kí ức, nỗi nhớ ấy của họ khác
với nỗi nhớ của những người lính
trong bài thơ “Đồng chí” của Chính
Hữu”:

- Sử dụng từ ngữ chính xác, gợi hình, gợi
cảm :
+ “đoàn binh”  gợi âm vang mạnh mẽ,
hào hùng.
+ “không mọc tóc”  gợi vẻ ngang tàng
rất lính.

- Tương phản giữa ý chí mãnh liệt “mắt
trừng gửi mộng” >< với tình cảm đắm say,

tâm hồn lãng mạn “đêm mơ Hà Nội dáng
kiều thơm”
 Tạo nên vẻ đẹp hài hòa trong tính cách
người lính : lãng mạn, kiêu bạc, anh hùng.


“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra
lính”
Nhưng nỗi nhớ này của những người
lính Tây Tiến lại rất giống nỗi nhớ
của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ
“Đất nước”.
“Những đêm dài hành quân nung
nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến về
dáng kiều thơm, thanh lịch, duyên
dáng của thiếu nữ Hà Nội mang một
vẻ hào hoa, lịch lãm vốn có của
những trí thức đất nước Hà Thành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu vẻ đẹp trong lí tưởng của
người lính Tây Tiến.
GV: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp
trong lí tưởng của người lính Tây
Tiến qua hai câu thơ:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời

xanh”
GV: Nhận xét, bình giảng
Sau những câu thơ rắn rỏi đẹp đẽ thì
đến đây âm điệu của câu thơ chợt
trầm và trùng xuống để độc giả thấy
rõ hơn bản chất của sự việc. Dường
như đây là một cảnh phim được cố ý
quay chậm, còn gì thiêng liêng, cao
cả hơn sự hi sinh chấp nhận gian khổ
của người lính. Trên đường hành
quân người chiến sĩ Tây Tiến gặp
biết bao ngôi mộ viễn xứ của những
người chết xa quê. Nhưng các chiến
sĩ vẫn bình thản bởi vì họ sẵn sàng
chấp nhận điều đó. Vượt lên trên tất
cả là khát vọng được ra đi, được
dâng hiến và xả thân cho đất nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu vẻ đẹp bi tráng của người
lính Tây Tiến.
GV: Nhà thơ Quang Dũng đã sử
dụng những thủ pháp nghệ thuật gì
trong đoạn thơ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất

3.2. Vẻ đẹp lí tưởng
Đối lập “mồ viễn xứ” hiện thực khốc liệt
>< “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

 quyết tâm thực hiện lý tưởng.
 Ca ngợi ý chí , khí phách của tuổi trẻ
một thời quyết tử cho tổ Quốc quyết sinh.
Họ sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tuổi trẻ vì
nghĩa lớn của dân tộc.

3.3. Vẻ đẹp bi tráng
- Sử dụng từ Hán-Việt “biên cương”, “mồ
viễn xứ” + nói giảm, nói tránh “về đất” 
tạo âm hưởng bi tráng, tăng thêm vẻ sang
trọng và trang trọng trong sự hy sinh, đồng
thời giảm nhẹ nỗi đau mất mát.
- Động từ “về đất ” tạo một nét nghĩa
mới : anh không chết mà anh về với đất
mẹ , về để gieo mầm cho sự sống và hòa
truyền thống vẻ vang của dân tộc.


Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Âm thanh: “khúc độc hành”  khúc ca
Sử dụng những thủ pháp nghệ thuật bi tráng , hào hùng thay lời non sông , tổ
ấy đã tạo được những hiệu quả nghệ quốc tấu lên bản hùng ca đưa tiễn linh hồn
thuật như thế nào?
người chiến sĩ. Tiếng gầm đã nâng tính bi
HS: Trả lời
hùng của hình tượng người lính.
GV: Nhận xét, bình kết hợp chốt ý
 Bằng bút pháp lãng mạn, cảm hứng bi
“Áo bào thay chiếu” là cách nói sang tráng, Quang Dũng đã tạo dựng nên hình
trọng hóa sự hi sinh của họ. Trong tượng người chiến sĩ Tây Tiến mang vẻ

thực tế các chiến sĩ hi sinh thậm chí đẹp hào hoa, bi tráng và lãng mạn.
không có nổi một manh chiếu nhưng
khi đi vào “Tây Tiến” cái đẹp để lại
là cái đẹp trong tâm tưởng. “Về đất”
là cách nói giảm nói tránh về sự mất
mát đau thương. Đâu đây vẫn còn
những giọt nước mắt đọng lại sau
những hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi
mà cảm khái, thương cảm sâu xa.
“Anh về đất” là hóa thân cho dáng
hình xứ sở sau khi đã thực hiện xong
nghĩa vụ quang vinh của mình. Sự hi
sinh của những con người ấy lớn lao
thầm lặng ly động cả đất trời khiến
cho dòng sông Mã phải gầm lên
khúc đôc hành. Tiếng gầm ấy như
một lời vĩnh biệt những người con
yêu của đất nước. (Có thể hiểu đây là
tiếng gầm đau đớn tiếc thương trước
cái chết của người lính Tây Tiến.
Nhưng cũng có thể xem đây là khúc
nhạc vinh quy, đưa người chiến sĩ về
với đất mẹ thân thương.)
E. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×