Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề cương môn ngữ văn 9 hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.28 KB, 6 trang )

Họ và tên HS:……………………………
Lớp: 9a3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN
A. VĂN HỌC

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

- LÊ MINH KHUÊ-

Tác giả:
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.
- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phongvà bắt đầu viết văn vào đầu những
năm 70.
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
Tác phẩm: Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh
Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa
vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
Ý nghĩa: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh
chiến tranh ác liệt.
Nghệ thuật:
Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.
- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiếntrường.

NÓI VỚI CON

– Y PHƯƠNG -


Tác giả:
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ 1968.
- Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con
người miền núi.
Tác phẩm:
-

Ra đời 1980

-

Được trích trong thơ VN từ 1945-1985


Ý nghĩa:
Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê
hương,đất nước
Nghệ thuật:
Giọng điệu tha thiết.
- Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ.
- Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên.
SANG THU

- HỮU THỈNH -

Tác giả:
-

Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh

Vĩnh Phúc.

-

Thơ ông trong sáng, sâu lắng giàu suy tưởng.

Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ. Sau đó được in nhiều lần
trong các tập thơ. Trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.
Ý nghĩa:Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong
khoảnh khắc giao mùa.
Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa
hạ - thu.
VIẾNG VĂNG BÁC

- VIỂNG PHƯƠNG -

Tác giả
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có
mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước
thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc
Ý nghĩa:Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi
vào lăng viếng Bác.

Nghệ thuật:
- Giọng điệu trang trọng tha thiết.
- Thể thơ 8 chữ có dòng 7 chữ gieo vầng lưng.
- Nhịp thơ chậm diễn tả sự trang nghiêm thành kính và lắng đọng.
- Có nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
- Biêp pháp điệp ngữ độc đáo.
MÙA XUÂN NHO NHỎ

- THANH HẢI -


Tác giả:
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
-Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những
ngày đầu.
Tác phẩm: Bài thơ ra đời tháng 11/1980, lúc này, đất nước đã thốngnhất, đang xây dựng cuộc
sống mới với muôn ngàn khó khăn thử thách, khi ông đang nằm trên giường bệnh.
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên
nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời
Nghệ thuật:
-Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, các phép tu từ đặc sắc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu
tượng, khái quát.

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

- VŨ KHOAN –


Tác giả: Vũ khoan nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng bộ Ngoại Giao từng là Bộ
trưởng Bộ Thương mai, phó thủ tướng chính phủ.
Tác phẩm: Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001
- In vào tập “Một góc nhìn của tri thức” – năm 2002.
Ý nghĩa: Nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới của dân tộc để chuẩn bị
hành trang vào thế kỷ mới.
Nghệ thuật:
- Bố cục mạch lạc.
-Quan điểm rõ ràng ,lập luận ngắn gọn, cô đọng
-Chứng minh, phân tích, so sánh, đối chiếu.
-Sử dụng thành ngữ, tục ngữ gần gũi, dễ hiểu .
B .TIẾNG VIỆT
1. Khởi ngữ :Là thành phần phụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ (với, đối với, còn,…).
VD: Hiểu thì tôi hiểu rối nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Toán thì tôi thích học nhưng văn thì tôi không thích.
2. Các phép liên kết: Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn
liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Đặc điểm:
• Liên kết về nội dung: liên kết chủ đề và liên kết lô gic
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn
văn (liên kết chủ đề).
- Các đoạn văn và các câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).
• Liên kết về hình thức: các câu và các đoạn văn liên kết với nhau bằng những từ ngữ
thuộc các phép liên kết:
- Phép lặp từ ngữ:Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.


- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Vd: Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn
Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mệt mỏi, chán chê vẫn không thắng nổi Thần
Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
* Phép thế :
- Thủy tinh- Thần nước
- Sơn Tinh – Thần Núi
3. Các biện pháp tu từ:
*So sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Vd: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
* Nhân hóa: Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con
người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được
những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Vd: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
*Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với
nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền...
*Hoán dụ : Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng,
kháiniệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ao nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
*Điệp ngữ: Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Vd: Dù ở gần con - dù ở xa con - lên rừng xuống bể - cò sẽ tìm con - cò mãi yêu con - con dù
lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...(Con cò)
*Liệt kê : Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu
sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Vd: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc
thẳng
*Chơi chữ: Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…
làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Vd: Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu
*Nói giảm nói tránh: Là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc nhằm làm giảm nỗi
đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp.
- VD: chết: qua đời, khuất núi, đi, về với tổ tiên, xuống suối vàng, lên thiên đường, đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lênin...
*Nói quá: Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Vd:
+ Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi.
C TẬP LÀM VĂN:
 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- MB: Giới thiệu sự việc cần nghị luận


- TB:

+ Nêu biểu hiện của sự việc, hiện tượng
+ Chỉ ra nguyên nhân
+ Phân tích mặt lợi, mặt hại
+ Đề xuất biện pháp khắc phục
- KB: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó.
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
- MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- TB:
+ Giải thích/ Chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lý đó.

+ Nhận định, đánh giá mặt đúng/ mặt sai; mặt lợi/ mặt hại của vấn đề đó trong bối cảnh
của cuộc sống riêng, chung.
- KB: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đó và Nêu nhận thức đúng, hành động đúng.
 Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học:
 Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)
 Thân bài:
- Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại
thành một luận đề ngắn gọn.
- Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)
 Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).
Lưu ý:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội,
không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn
học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện
tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
 Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích):
- MB:
+ Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Nêu đặc điểm của nhân vật.
- TB:
+ Phân tích lần lượt những đặc điểm của nhân vật.
- KB: + Nêu nhận định và đánh giá chung về nhân vật.

[Một số nhân vật cần chú ý: Ông Hai ( Làng), Anh thanh niên ( Lặng lẽ Sapa), bé Thu,
ông Sáu (Chiếc lược ngà), Phương Định (Những ngôi sao xa xôi).]
 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- MB:
+ Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về đoạn thơ, bài thơ đó.
- TB:
+ Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung/ nghệ thuật của đoạn thơ, bài
thơ.
- KB:
+ Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về các sự việc, hiên tượng và các vấn đề tư tưởng đạo lý sau:


Nghiện game.
Bạo lực học đường.
Học đối phó.
Lòng biết ơn.
Tình bạn.
Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh.
Ý thức bảo vệ môi trường sống của con người.
Ý chí, nghị lực của con người.
Đức tính trung thực.
Tính tự lập
Lòng yêu thương con người.
Lòng yêu nước
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy viết một bài
văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy
trong xã hội hiện nay.
Dựa vào ý chủ đề bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy viết một văn bản nghị luận

ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về lẽ sống cao đẹp của con người.
-

-

-



×