Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

đề cương ôn tập môn bản đồ học BDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.83 KB, 19 trang )

1, Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của bản đồ học? Phân tích sơ đồ phương pháp bản đồ để
nhận thức thực tế của L. Rataixki.
Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các
hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc biệt - sự
biểu hiện bản đồ.
- Đối tượng của bản đồ học:
Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản đồ, về các tính chất, phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ.
Đối tượng nhận thức của bản đồ học là không gian cụ thể của các đối tượng, hiện tượng thực tế khách quan và những biến
đổi của chúng theo thời gian.
Bản đồ học bao gồm các vấn đề rộng lớn về bản chất và phương pháp truyền đạt thể hiện các thông tin về tự nhiên và xã
hội của bề mặt khu vực bản đồ thể hiện. Rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật có liên quan và cần sử dụng bản đồ. Bản đồ rất cần
cho sự phát triển kinh tế quốc dân, cho tìm kiếm và quản lý tài nguyên, khoáng sản, cho thiết kế các công trình công, nông
nghiệp, cho quy hoạch, quản lý đất đai,...
- Nhiệm vụ của bản đồ học:
+ Chức năng của Bản đồ là phương tiện truyền tin bằng đồ hoạ, vai trò chủ yếu của nó là giao lưu
+ Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu và hoàn chỉnh phương pháp truyền tin.
+ R Jolliffe - nhà bản đồ học Australia với góc độ thông tin lại cho rằng Bản đồ là phương tiện ghi nhận, truyền tin và phổ
biến thông tin không gian.
+ Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, phản ánh các qui luật của hệ thống không gian địa lí các
hiện tượng và đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xét về mặt phân bố, mối tương quan và quá trình phát triển.
+Bản đồ là sản phẩm khoa học của Bản đồ học để phản ánh những kết quả nghiên cứu của khoa học địa lí. Bản đồ tạo ra
những tri thức mới về thiên nhiên và xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu của bản đồ học:
+ Bản đồ học có Phương pháp nghiên cứu riêng - "Phương pháp bản đồ".
+ Phương pháp bản đồ là Phương pháp nhận thức của khoa học bản đồ.
+ Phương pháp bản đồ nghiên cứu Phương pháp luận bản đồ .
+ Nghiên cứu Phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ.
Tóm lại, Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tượng, hiện tượng thực tế khách quan. Đối
tượng của Bản đồ học là các sản phẩm bản đồ. Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, các qui luật phân
bố và quá trình phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí, và phản ánh lên bản đồ bằng những Phương pháp và ngôn ngữ
đặc biệt.


Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc lí thuyết bản đồ học, nhà bản đồ học người Ba Lan - L.Rataixki đã đề cập nhiều đến
phương pháp bản đồ và đưa ra sơ đồ “Phương pháp bản đồ nhận thức thực tế”. Theo sơ đồ của ông, có thể chia “Phương pháp
bản đồ nhận thức thực tế” thành 4 quá trình:
+Nhận thức thông tin từ thực tế khách quan và chọn lọc thông tin
+Biến đổi thông tin th nh dà ạng bản đồ
+Truyền thông tin từ dạng bản đồ đến người dùng
+Tái tạo trong nhận thức người dùng về thực tế khách quan
Sơ đồ của L.Rataixki được xem như sơ đồ mẫu về phương pháp bản đồ nhận thức thực tế và được nhiều nhà bản đồ bổ
sung, phát triển và hoàn chỉnh.
(P/s: cần ghi nhớ hình vẽ trang 22 sách bản đồ học đại cương)


2, Mối quan hệ giữa bản đồ học và các ngành khoa học khác.
Bản đồ học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học - kĩ thuật như: Toán học, Trắc địa học, Địa lí học, Thiên văn học,
với nhiều ngành kĩ thuật liên quan như kĩ thuật sản xuất giấy, kĩ thuật in, với nhiều lĩnh vực khoa học - kĩ thuật mới ra đời như
Lí thuyết thông tin, Lí thuyết hệ thống, GIS, Geomatics, Điện tử - tin học, Tự động hoá v.v,
Bản đồ học như được chắp thêm đôi cánh nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới đó. Bản đồ học không
thể giải quyết đúng đắn các vấn đề phương pháp luận của mình mà không dựa vào các cơ sở triết học, vào lí luận nhận thức
biện chứng để nghiên cứu và nhận thức đúng đắn thực tế khách quan, để xây dựng lí luận về tổng quát hóa bản đồ, về ngôn
ngữ bản đồ và phương pháp nhận thức bản đồ.
- Bản đồ học – Toán học:
+ Eratosphen đã ứng dụng toán học để đo và tính toán kích thước Trái Đất.
+ Grippor đã dùng Toán học và Thiên văn học để xác định toạ độ địa lí các điểm trên mặt đất và vẽ các đường kinh tuyến,
vĩ tuyến.
+ Cở sở lí luận chuyển mặt elipxoit Trái Đất sang mặt phẳng và xây dựng các phép chiếu bản đồ đều do các nhà toán học,
như K.Ptôlêmê, Mercator, Larange, Gauss,v.v... xây dựng.
+ Ngày nay, khoa học bản đồ phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện nhờ sự ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực khác nhau
của toán học như Toán thống kê, Lí thuyết thông tin, hình học phẳng, đại số quan hệ, v.v…
+ Toán học là cơ sở tồn tại và phát triển của Bản đồ học và Bản đồ học là một trong những mảnh đất tạo điều kiện cho một
số ngành toán học ứng dụng ra đời và phát triển.

- Bản đồ học – Trắc địa học:
+ Trắc địa học có mối quan hệ trực tiếp với Bản đồ học – Xác định hệ qui chiếu không gian trên hành tinh chúng ta.
+ Trắc địa học cung cấp cho Bản đồ học những số liệu về hình dạng, kích thước Trái Đất và các hành tinh.
+ Số liệu về toạ độ của các điểm, mạng lưới khống chế đo vẽ trên bề mặt đất, nhằm xác định được chính xác vĩ độ, kinh độ,
độ cao tuyệt đối của các đối tượng địa lí.
+ Đặc biệt là bằng phương pháp tính toán chuyển từ bề mặt vật lí của Trái Đất sang elipxoit Trái Đất làm cơ sở để chuyển
bề mặt lồi lõm của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ.
- Bản đồ học - Địa hình học:
+ Địa hình học nghiên cứu chi tiết bề mặt Trái Đất về mặt hình thái, nghiên cứu các phương pháp đo tính và biểu thị bề măt
đó lên mặt phẳng ở dạng biểu đồ khối hoặc bản đồ địa hình.
+ Môn Địa hình học sử dụng các phương pháp và phương tiện đo đạc, tính toán và định vị không gian của Trắc địa học và
sử dụng các phép chiếu bản đồ, các nguyên tắc và phương pháp tổng quát hoá, hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) và các phương
pháp biểu hiện của Bản đồ học.
+ Địa hình học là môn nằm giữa Bản đồ học và Trắc địa học.
- Bản đồ học – Tin học: Các kĩ thuật đo đạc và thu thập, xử lí, quản lí và hiển thị thông tin Trái Đất được ứng dụng tin học ở
mức cao và được diễn đạt bởi các thuật ngữ "Geomatics" và "Geoformatics", là lĩnh vực có mối quan hệ hết sức gắn bó với
Bản đồ học hiện đại.
- Bản đồ học - Địa lí học:
+ Hai môn khoa học này ra đời trong một cái nôi bản đồ học thời cổ do Eratosphen đặt tên.
+ Địa lí học nghiên cứu những qui luật phát sinh và phát triển, các mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lí (tự
nhiên và kinh tế - xã hội) trong không gian địa lí. Địa lí học cung cấp những tri thức cần thiết về bản chất, sự phân bố và các
mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên lãnh thổ khác nhau, là cơ sở thành lập các bản đồ địa lí. Các
khoa học về Trái Đất phát triển đã tạo nên sự phong phú về chủ đề của các bản đồ.
+ Đến lượt mình, Bản đồ học cung cấp cho các nhà Địa lí một phương tiện nghiên cứu đặc biệt - Bản đồ địa lí và phương
pháp nghiên cứu đặc thù - Phương pháp bản đồ.
+ Nhà địa lí học nổi tiếng Xtrabôn (63TCN- 21SCN) đã nói: “Bản đồ dựa trên kết quả đo đạc. Đó là điều chủ yếu đối với
các nhà địa lí, cần phải làm cho anh ta tin vào điều đó”.
+ K.Ptôlêmê, (90- 168) nhà Địa lí học, Thiên văn học Cổ đại, trong tác phẩm gồm 8 tập Địa lí học đã viết: “Địa lí học là sự
thể hiện khoảng cách của tất cả các phần đã biết của Trái Đất trong mối quan hệ của nó . Nó cho chúng ta khả năng nhằm
bao quát cả Trái Đất trong một bức tranh cũng như chúng ta có thể bao quát trực tiếp tất cả bầu trời sao quay trên đầu chúng

ta”.
+ Nhà địa lí sử dụng bản đồ như một phương tiện để nhận thức khoa học và hoạt động thực tế, dùng ngôn ngữ bản đồ và
phương pháp bản đồ để nghiên cứu và thể hiện các kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, ngôn ngữ bản đồ đã trở thành ngôn ngữ
thứ hai của khoa học địa lí.
+ Các nhà bản đồ không những có kiến thức và kĩ năng bản đồ tốt mà còn phải có những kiến thức địa lí rộng và sâu ở
mức cần thiết.


+ Thành lập bản đồ cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như Bản đồ học,
Trắc địa học, Địa lí học, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thông tin, Kĩ thuật in, v.v...


3, Khái niệm, đặc điểm, tính chất và các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý và vai trò của nó trong đời sống.
Khái niệm của bản đồ địa lý:
Từ lâu bản đồ địa lí đã được định nghĩa: "Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn
bộ bề mặt Trái Đất".
Sau này K.A.Xalishev phát biểu:
“Bản đồ địa lí là những biểu hiện thu nhỏ, được qui dịnh về mặt toán học, có tính chất hình ảnh - kí hiệu và được khái quát
hoá bề mặt Trái Đất lên trên mặt phẳng. Những biểu hiện này trình bày sự phân bố, tình trạng và các mối liên hệ của những
hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau, cả những biến đổi của chúng theo thời gian, đã được lựa chọn và nêu đặc trưng phù
hợp với mục đích của từng bản đồ cụ thể ”.
Hiện nay hội Bản đồ thế giới đã định nghĩa lại khái niệm bản đồ địa lý là:
Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm địa lý 1 cách có chọn lọc
kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ
không gian.
Đặc điểm của bản đồ địa lý:
- Cơ sở toán học:
Chuyển bề mặt elipxoit tự nhiên của trái đất về mặt phẳng bản đồ qua các phép chiếu hình bản đồ.
- Sử dụng ngôn ngữ đặc biệt:
Hệ thống các ký hiệu bản đồ giúp cho bản đồ đặc biệt hơn so với các bức tranh vẽ hay bức ảnh.

- Sự tổng quát hóa:
Là quá trình chọn lọc các yếu tố, các đối tượng, hiện tượng điển hình để thể hiện trên bản đồ. Loại bỏ những đối tượng và
những khía cạnh không cần thiết chỉ giữ lại và nêu bật những đối tượng, hiện tượng với những nét đặc trưng chủ yếu, quan
trọng, điển hình nhất trên cơ sở mục đích, chủ đề bản đồ, tỷ lệ bản đồ và đặc điểm địa phương.
Tính chất của bản đồ địa lý:
- Tính trực quan: khả năng bao quát và nhận biết một cách nhanh chóng những yếu tố chủ thể của nội dung bản đồ, biến
những cái không nhìn thấy thành những cái nhìn thấy nhờ đó người sử dụng có thể tìm ra những quy luật của sự phân bố các
đối tượng và hiện tượng trên trái đất.
- Tính đo được: là tính chất quan trọng của bản đồ có liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của bản đồ do đó người sử dụng
có thể xác định được một số chỉ số như vị trí địa lý, tọa độ, độ cao, khoảng cách….
- Tính thông tin: khả năng lưu trữ và truyền đạt cho người đọc những tin tức khác nhau về các đối tượng và hiện tượng
được biểu thị.
Các yếu tố cấu thành bản đồ địa lý:
- Yếu tố nội dung:
+ Yếu tố địa lý tự nhiên: bao gồm hệ thống thủy hệ (biển, song ngòi, hồ ao, kênh rạch…), địa hình mặt đất và vật chất ( đọ
mấp mô lồi lõm của bề mặt trái đất như các dạng địa hình, các dãy núi, đồi, cao nguyên…), lớp phủ thực vật(rừng, cây trồng,
lúa, rau màu…)
+ Yếu tố kinh tế xã hội: bao gồm các yếu tố dân cư(thành phố, thị xã, thị trấn, làng bản..), các đối tượng thuộc lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội(trung tâm CN,NN, bảo tàng, nhà hát, sân vân động…), hệ thống đường giao thông (đường bộ, đường thủy,
đường hang không), các đường ranh giới (đường biên giới, địa giới tỉnh, huyện,xã, ranh giới giữa các khu vực kinh tế, văn hóa,
xã hội…)
- Yếu tố cơ sở toán học: là yếu tố cho sự thành lập, biểu hiện bản đồ. Bao gồm lưới chiếu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, bố cục bản đồ
và mạng lưới điểm khống chế trắc địa. yếu tố cơ sở toán học được xem là yếu tố cơ sở của các bản đồ.
- Yếu tố hỗ trợ: giúp cho việc sử dụng bản đồ được dễ dàng, nhanh chóng. Bao gồm chú giải, bảng tra cứu, biểu đồ…
- Yếu tố bổ sung: giúp tăng thêm tính phong phú cho nội dung bản đồ, bao gồm các bản đồ phụ, lát cắt, biểu đồ, đồ thị…
Vai trò của bản đồ địa lý trong đời sống:
- Trong nghiên cứu cũng như giảng dạy địa lí phải coi bản đồ và bài viết là hai "Kênh thông tin (hình và chữ)" bổ sung cho
nhau. Một bài viết địa lí có tính khoa học là bài viết được hướng vào bản đồ và một bản đồ có giá trị là phải dựa trên cơ sở địa
lí, làm sáng tỏ những qui luật địa lí.
- Trong thực tiễn, bản đồ địa lí được sử dụng một cách rộng rãi để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, những nhiệm vụ

gắn liền với sự khai thác, sử dụng lãnh thổ, thăm dò khoáng sản, điều tra tài nguyên rừng, đánh giá đất nông nghiệp, v.v… đều
phải dựa trên cơ sở bản đồ. Những công trình kĩ thuật như thiết kế, xây dựng các công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông,v.v...
đều được vạch ra trên bản đồ.
-Trong một nền sản xuất phát triển có kế hoạch, điều kiện đầu tiên và cơ bản là phải điều tra tổng hợp lãnh thổ, thu thập đầy
đủ và có hệ thống các điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, lực lượng sản xuất của lãnh thổ.
-Thiếu bản đồ không thể giải quyết được những nhiệm vụ như phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã
hội, kế hoạch hoá sự phát triển tổng hợp nền sản xuất các miền, các vùng.


-Với giao thông, du lịch và quốc phòng, bản đồ là phương tiện dẫn đường đáng tin cậy nhất.
- Bản đồ địa lí không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, nó là phương tiện nghiên cứu của các ngành khoa học về Trái
Đất. Bản đồ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những qui luật phân bố của các đối tượng, sự lan truyền của các hiện tượng và
những mối tương quan của chúng trong không gian, cho phép phát hiện những qui luật tồn tại và dự đoán con đường phát triển
của chúng trong tương lai. Bất cứ một sự nghiên cứu địa lí nào cũng phải bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ (bản đồ là
anpha và Ômêga của địa lí ).
-Trong giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện đặc thù không thể thiếu trong giảng dạy và
học tập địa lí.
- Bản đồ là một phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao trình độ văn hoá chung cho mọi người, cung cấp
những hiểu biết về quê hương, đất nước, về các quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi
trường. Bản đồ là phương tiện sản xuất, phục vụ đời sống con người.


4, Ý nghĩa các yếu tố của cơ sở toán học, phân tích.
Cơ sở toán học của bản đồ địa lý là các yếu tố thiết lập mối quan hệ không gian giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý ở trên
bản đồ và ở ngoài thực địa. Đây là cơ sở để xác định hình dạng, kích thước và vị trí các đối tượng khi chuyển từ thực tế lên bản
đồ.
Cơ sở toán học của bản đồ đước cấu thành từ các yếu tố sau:
a, Cơ sở trắc địa của bản đồ:
- Yếu tố này được đặc trưng bởi các điểm khống chế trắc địa, được xác định trong 1 heej thống tọa độ trắc địa của 1 quốc
gia (hay còn gọi là hệ quy chiếu) và mạng lưới tọa độ gắn liền với các điểm khống chế đó.

- Hệ thống trắc địa bao gồm các yếu tố:
+ Các thông số về Elipxôid quy chiếu (Bán trục lớn a hoặc bán trục nhỏ b và độ dẹt α).
+ Độ chênh cao của Geoid so với Elipoôid quy chiếu tại điểm gốc của hệ toạ độ.
+ Các số liệu trắc địa ban đầu (Kinh tuyến và vĩ tuyến của điểm gốc; góc phương vị của điểm gốc đến điểm định
hướng).
- Ý nghĩa: cơ sở trắc địa của bản đồ có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chính xác các yếu tố nội dung địa lý, dặc
trưng cho mối quan hệ về độ dài giữa bản đồ và thực địa.
b, Tỷ lệ bản đồ:
- Đây là tỷ số giữa độ dài của 1 đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài tương ứng nằm ngang của đoạn thẳng đó ở ngoài thực địa,
học xác định mức độ thu nhỏ của các đại lượng tuyến tính khi chuyển từ bề mặt Trái Đất (Elipxôid) lên mặt phẳng bản đồ.
- Có 3 phương pháp thể hiện tỷ lệ bản đồ:
+ Thể hiện bằng phân số: thường được viết dưới dạng 1/m trong đó m là số lần thu nhỏ chiều dài nằm ngang ở trên
bản đồ so với ở ngoài thực địa. VD: 1/200000
+ Thể hiện bằng chữ: thường được sử dụng kèm với tỷ lệ số, nó cụ thể hóa tỷ lệ số để người đọc dễ hiểu hơn. VD:
1cm = 20km.
+ Thể hiện bằng thước: ngoài 2 kiểu thể hiện trên thì tỷ lệ bản đồ còn được thể hiện bằng thước tỷ lệ thẳng hoặc thước
tỷ lệ xiên.
- Ý nghĩa: Đây là yếu tố toán học xác định mức độ thu nhỏ độ dài nằm ngang trên thực tế lên bản đồ.
c, Các phép chiếu bản đồ:
- Đây là quy tắc toán học quy định phương pháp chuyển các yếu tố nội dung ở trên mặt cầu (hay mặt Elipxôid) lên mặt
phẳng bản đồ. Phép chiếu hình bản đồ xác định mối quan hệ tương ứng điểm giữa mặt Elipxôid với mặt phẳng bản đồ. Mối
quan hệ đó được thực hiện qua dạng hàm:
x = f1(ϕ, λ)
y = f2(ϕ, λ)
Trong đó: f1,f2 là những hàm số đơn trị và liên tục. Mỗi loại phép chiếu tương ứng với 1 hệ hàm số (f1,f2).
- Có 3 cách phân loại phép chiếu bản đồ là:
+ Dựa vào bề mặt hình học.
+ Dựa vào vị trí tương đối giữa mặt cầu và bề mặt hỗ trợ.
+ Dựa vào đặc điểm sai số.
- Ý nghĩa: đảm bảo sự chính xác, giảm thiểu biến dạng sai sót trên bản đồ. Trình bày đẹp hơn, bố cục rõ ràng hơn, dễ hiểu

hơn.
d, Danh pháp bản đồ:
- Là tên gọi và số hiệu của các mảnh bản đồ đã được phân mảnh.
- ý nghĩa: cho biết vị trí của mảnh bản đồ đang sử dụng nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.
e, Bố cục bản đồ:
- Dùng để ghi tên, số hiệu, tỷ lệ bản đồ, tên tác giả, nơi sản xuất, sơ đồ phân mảnh của bản đồ địa lý.
- Ý nghĩa: cho ta các thông tin rõ ràng chi tiết về tấm bản đồ địa lý mà ta đang sử dụng.


5, Khái niệm, ý nghĩa, phân loại các phép chiếu hình bản đồ.
Đây là quy tắc toán học quy định phương pháp chuyển các yếu tố nội dung ở trên mặt cầu (hay mặt Elipxôid) lên mặt
phẳng bản đồ. Phép chiếu hình bản đồ xác định mối quan hệ tương ứng điểm giữa mặt Elipxôid với mặt phẳng bản đồ. Mối
quan hệ đó được thực hiện qua dạng hàm:
x = f1(ϕ, λ)
y = f2(ϕ, λ)
Trong đó: f1,f2 là những hàm số đơn trị và liên tục. Mỗi loại phép chiếu tương ứng với 1 hệ hàm số (f1,f2).
Có 3 cách phân loại phép chiếu bản đồ là:
- Dựa vào bề mặt hình học (mặt chiếu): có 3 loại mặt chiếu, cụ thể
+ Phép chiếu hình trụ: có mặt chiếu là 1 mặt trụ.
+ Phép chiếu hình nón: có mặt chiếu là 1 mặt nón.
+ Phép chiếu phương vị: có mặt chiếu là 1 mặt phẳng.
- Dựa vào vị trí tương đối giữa mặt cầu và bề mặt hỗ trợ: có 2 cách chia:
+ Cách 1: Phép chiếu cát tuyến lúc này mặt chiếu cắt mặt cầu.
Phép chiếu tiếp tuyến lúc này mặt chiếu tiếp xúc với mặt cầu.
+ Cách 2: Phép chiếu đứng: trục bề mặt hỗ trợ trừng với trục của Elipxôid.
Phép chiếu ngang: mp bề mặt hỗ trợ nằm trùng với mp xích đạo và vuông góc với trục của Elipxôid.
Phép chiếu nghiêng: mp bề mặt hỗ trợ nằm giữa trục quay và mp xích đạo.
- Dựa vào đặc điểm sai số: có 3 cách chia:
+ Phép chiếu đồng góc: là phép chiếu không có sự biến dạng về góc ở trên bản đồ.
+ Phép chiếu đồng diện tích: là phép chiếu không có sai số về diện tích ở trên bản đồ.

+ Phép chiếu tự do: là phép chiếu không có đặc điểm đồng góc cũng như đồng diện tích.
Ý nghĩa: đảm bảo sự chính xác, giảm thiểu biến dạng sai sót trên bản đồ. Trình bày đẹp hơn, bố cục rõ ràng hơn, dễ hiểu
hơn.


6, Cách nhận biết các phép chiếu hình bản đồ.
Phép chiếu bản đồ là sự biểu diễn bề mặt Elipxôid hay mặt cầu của Trái Đất lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học xác
định. Theo vị trí tiếp xúc giữa mặt Elipxôid và mặt chiếu hình, các phép chiếu hình được chia ra phép chiếu đứng, phép chiếu
ngang và phép chiếu nghiêng.
Phép chiếu đứng (hay còn gọi là phép chiếu thẳng, ngay) là phép chiếu mà trục của bề mặt hỗ trợ trùng với trục của
Elipxôid Trái Đất; trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với trục quay của Elipxôid.
Phép chiếu ngang là phép chiếu mà trục của bề mặt hỗ trợ nằm trong mặt phẳng xích đạo của Elipxôid Trái Đất và vuông
góc với trục quay của Elipxôid; trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với đường pháp tuyến nằm trên bề
mặt của mặt phẳng xích đạo.
Phép chiếu nghiêng là phép chiếu mà trục của bề mặt hỗ trợ trùng với đường pháp tuyến ở giữa cực và mặt phẳng xích đạo
của Elipxôid Trái Đất; trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với đường pháp tuyến này.
Trên thực tế có nhiều cách để phân loại phép chiếu bản đồ, trong đó cách phân loại phổ biến nhất mà ta thường gặp là phân
loại theo độ biến dạng hay còn gọi là đặc điểm sai số và phân loại theo phương pháp chiếu hình.
- Phân loại phép chiếu bản đồ theo đặc điểm sai số: khi biểu diễn bề mặt elipxoid lên mp bản đồ thì sẽ có các sai số về góc,
về diện tích, về độ dài. Trong các phép chiếu khác nhau thì các sai số này cũng khác nhau. Theo đặc điểm sai số của bản đồ,
người ta chia các phép chiếu thành 3 loại:
+ Phép chiếu đồng góc: là những phép chiếu mà trên đó không có sự biến dạng về góc. Trên bản đồ chúng được biểu thị
bằng những hình đồng dạng so với hình ảnh của chúng trên bề mặt elipxoid. Tỷ lệ độ dài trên 1 điểm bắt kỳ theo các hướng
khác nhau đều bằng nhau.
+ Phép chiếu đồng diện tích: là những phép chiếu mà trên đó không có sai số về diện tích. Tỷ lệ độ dài thay đổi theo các
hướng khác nhau trên cùng 1 điểm và khi chuyển từ điểm này sang điểm khác.
+ Phép chiếu tự do: là phép chiếu không có đặc điểm đồng góc cũng như đồng diện tích. Phép chiếu nào gần với đồng góc
thì có sai số về diện tích nhiều hơn, ngược lại nếu phép chiếu nào gần với đồng diện tích thì có độ biến dạng về góc lớn hơn.
- Phân loại phép chiếu bản đồ theo phương pháp chiếu hình: theo dấu hiệu phân loại này, các phép chiếu bản đồ được chia
làm 3 loại cơ bản:

+ Phép chiếu hình trụ: là phép chiếu mà bề mặt của elipxoid được biểu diễn lên bề mặt của hình trụ tiếp xúc hoặc cắt
elipxoid. Sau đó hình trụ được cắt dọc và trải phẳng, ta được hình ảnh của phép chiếu hình trụ.
+ Phép chiếu hình nón: là phép chiếu mà bề mặt của Elipxôid được biểu diễn lên trên bề mặt của hình nón tiếp xúc hoặc cắt
Elipxôid. Sau đó hình nón được cắt theo chiều từ đỉnh xuống đáy và trải phẳng, ta được hình ảnh của phép chiếu hình nón.
+ Phép chiếu phương vị: là phép chiếu mà kinh tuyến được biểu diễn thành những đường thẳng đồng quy tại một điểm
dưới một góc bằng hiệu số kinh độ tương ứng; vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm mà tâm là điểm hội tụ của kinh tuyến.


7, Cách tính tọa độ kinh tuyến giữa, kinh tuyến biên của phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM.
a, Phép chiếu Gauss:
- Các múi từ 1-30 thuộc Bán cầu Đông (kinh độ Đông):
Kinh tuyến Đông = n.6
Kinh tuyến Tây = (n-1).6
Kinh tuyến giữa = n.6 – 3 = (n-1).6 + 3
- Các múi từ 31-60 thuộc Bán cầu Tây (kinh độ Tây):
Kinh tuyến Đông = 360 - n.6
Kinh tuyến Tây = 360 - (n-1).6
Kinh tuyến giữa = 360 - n.6 + 3 = 360 - (n-1).6 – 3
b, Phép chiếu UTM:
- Các múi từ 1-30 thuộc bán cầu Tây
Kinh tuyến Đông = 180 - n.6
Kinh tuyến Tây = 180 - (n-1).6
Kinh tuyến giữa = 180 - n.6 + 3 = 180 - (n-1).6 – 3
- Các múi từ 31-60 thuộc bán cầu Đông:
Kinh tuyến Đông = (n – 30).6
Kinh tuyến Tây = (n-31).6
Kinh tuyến giữa = (n – 30).6 – 3 = (n - 31).6 + 3


8, Khái niệm, tính chất của ngôn ngữ bản đồ và các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ.

Ngôn ngữ bản đồ là phương tiện dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin giữa con người với nhau trong xã hội và để nhận thức
thế giới khách quan. Mỗi ngành khoa học lại có 1 ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ riêng của ngành bản đồ gọi là ngôn ngữ bản đồ.
Ngôn ngữ bản đồ là phương tiện dùng để trao đổi và truyền đạt thông tin giữa các nhà bản đồ học với nhau và giữa bản đồ
học với khoa học khác, giữa người lập bản đồ với người sử dụng thông qua sự thể hiện bản đồ.
Ngôn ngữ bản đồ có thể là các dạng hình học, chữ viết, màu sắc, hay các ký hiệu hình tượng được mã hóa về ý nghĩa nội
dung và được xác định về mặt không gian.
Tính chất:
- Tính khoa học:
Bảo đảm được trực quan sinh động.
Mỗi đặc điểm của ký hiệu phải phản ánh 1 khía cạnh nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực phát triển của đối
tượng mà nó thể hiện.
Tọa độ của ký hiệu ở trên bản đồ phải phản ánh chính xác tọa độ của đối tượng mà nó thể hiện ở ngoài thực địa.
- Tính thực tế khách quan:
Phải phản ánh được quy luật phân bố khách quan của các đối tượng hiện tượng địa lý.
Dựa vào đậc điểm phân bố của các đối tượng nguời ta chia các ký hiệu thành các nhóm:
+ Ký hiệu điểm.
+ Ký hiệu tuyến.
+ Ký hiệu vùng (diện).
- Tính quy ước:
Khoa học bản đồ không phản ánh trực quan những đặc điểm thực tế khách quan, mà có sự quy ước nội dung thể hiện của
ký hiệu quy ước về hình dạng, kích thước, màu sắc, độ sáng tối, cấu trúc của ký hiệu.
Sự quy ước này được thể hiện trên bảng chú giải của bản đồ.
Số lượng các ký hiệu được quy ước ở trên bản đồ phải tương ứng số lượng nội dung của đối tượng được thể hiện ở trên bản
đồ.
Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ (có 10 phương pháp):
Phương pháp ký hiệu dạng điểm.
Phương pháp chấm điểm.
Phương pháp ký hiệu dạng đường.
Phương pháp biểu đồ định vị
Phương pháp đường đẳng trị

Phương pháp nền chất lượng
Phương pháp phân vùng
Phương pháp đường chuyển động
Phương pháp biểu đồ bản đồ
Phương pháp bản đồ đồ giải.


9, Tại sao khi thể hiện nội dung bản đồ lại phải phối hợp các phương pháp với nhau, cách phân biệt 1 số phương
pháp.
Mỗi phương pháp thể hiện nội dung bản đồ đều có những ưu thế nhất định đối với sự biểu hiện các loại đối tượng, hiện
tượng họa đồ, cũng như những đặc trưng của chúng.
Trong thực tế thành lập bản đồ, ở từng trường hợp cụ thể trên mỗi bản đồ cụ thể, có thể sử dụng và phối hợp các phương
pháp thể hiện nội dung bản đồ khác nhau để biểu hiện các đối tượng, hiện tượng.
Để truyền đạt 1 đối tượng, hiện tượng có thể sử dụng những phương pháp thể hiện nội dung bản đồ khác nhau.
VD: ở bản đồ dân cư, để thể hiện sự phân bố dân số có thể sử dụng phương pháp ký hiệu điểm, chấm điểm…
Để truyền đạt 1 đối tượng, hiện tượng có thể cùng sử dụng nhiều phương pháp thể hiện nội dung bản đồ để nêu lên nhiều
đặc trưng của hiện tượng.
VD: ta cần xây dựng bản đồ về tình hình canh tác lúa của tỉnh ở tỉ lệ vừa (1:100.000) ta có thể sẽ sử dụng các phương pháp
phân bố vùng hoặc các phương pháp thống kê
Để truyền đạt 1 số đối tượng, hiện tượng khác nhau có thể sử dụng cùng 1 phương pháp thể hiện nội dung bản đồ.
Để truyền đạt nhiều đối tượng, hiện tượng trên bản đồ có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thể hiện nội dung bản
đồ khác nhau.
Khi sử dụng nhiều phương pháp thể hiện nội dung bản đồ chúng ta thể hiện được nhiều nội dung hơn nhưng bản đồ vẫn rất
dễ đọc, do sự phối hợp các phương pháp 1 cách hợp lý, khoa học.
Cách phân biêt 1 số phương pháp thể hiện nội dung bản đồ:
- Phương pháp ký hiệu dạng điểm: phương pháp này thường có các ký hiệu tượng hình hay hình học, khác nhau bởi hình
dáng. sắc màu, kích thước.
- Phương pháp ký hiệu dạng đường: phương pháp này có Ccc tuyến khác nhau bởi cấu trúc, sắc màu, kích thước (độ
rộng).
- Phương pháp biểu đồ bản đồ: phương pháp này thường có các ký hiệu tượng hình, hình học, biểu đồ, đồ thị.

- Phương pháp bản đồ đồ giải: phương pháp này thường có các màu (độ sáng, độ bão hòa), nét trải, 3D với các cấp độ tăng
dần.
- Phương pháp nền chất lượng: phương pháp này thường có các vùng sắc màu, nét gạch khác biệt nhau.
- Phương pháp phân vùng – chấm điểm: phương pháp này thường có các vùng sắc màu, nét gạch, các chấm đều nhau.


10, Khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát hóa bản đồ.
Tổng quát hóa bản đồ là 1 trong 3 điểm cơ bản của bản đồ địa lý. Nó giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng đối tượng và diện
tích bản đồ.
Là sự lựa chọn cái bản chất của đối tượng, hiện tượng cả về nội dung và không gian phân bố để thể hiện chúng lên bản đồ.
Tổng quát hóa bản đồ bao gồm tổng quát hóa nội dung và tổng quát hóa không gian.
Tổng quát hóa bản đồ nhằm loại bỏ những yếu tố không cơ bản của thực tế khách quan để làm nổi bật các yếu tố nội dung
chính, cơ bản giúp người sử dụng bản đồ dễ đọc, dễ hiểu hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát hóa bản đồ:
- Mục đích sử dụng bản đồ:
Những bản đồ có cùng nội dung, cùng tỷ lệ nhưng có mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm biểu thị
các yếu tố nội dung cũng khác nhau.
- Chủ đề tờ bản đồ:
Bản đồ có nội dung khác nhau thì nội dung thể hiện sẽ khác nhau như: bản đồ thủy văn, bản đồ giao thông, bản đồ dân
cư…
- Đặc điểm của lãnh thổ:
Bản đồ chi tiết thì thể hiện nhiều vùng lãnh thổ, bản đồ khái quát thì thể hiện ít hơn.
- Tỷ lệ bản đồ:
Những bản đồ có cùng nội dung, cùng mục đich sử dụng nhưng có tỷ lệ khác nhau thì có mức tổng quát hóa khác nhau.
Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì nội dung càng chi tiết, ngược lại bản đồ tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái quát.


11, Các phương pháp tổng quát hóa bản đồ.
a. Tổng quát hoá chất lượng:
Chuyển từ cấp phân loại thấp hơn sang cấp phân loại cao hơn. Ví dụ: chuyển từ các cấp tiểu vùng kinh tế thành các vùng

kinh tế biểu hiện trên bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn.
Thay thế sơ đồ phân loại chi tiết bằng sơ đồ phân loại ít chi tiết hơn khi chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn sang bản đồ tỷ lệ nhỏ
hơn. Ví dụ: sơ đồ phân chia chi tiết các loại đất phù sa được thay thế bằng sơ đồ phân loại đất phù sa trong đê và đất phù sa
ngoài đê.
b. Tổng quát hoá số lượng:
Là sự chuyển từ thang liên tục tuyệt đối sang thang nhiều bậc tuyệt đối và sau đó sang thang tự do (tuỳ ý): Nới rộng các bậc
thang, Tăng "mức" hoặc "tải lượng" ký hiệu.
c, Tổng quát hoá về mặt hình học:
Khi chuyển đối tượng từ thực tế lên bản đồ hoặc từ bản đồ tỷ lệ lớn sang bản đồ tỷ lệ nhỏ thì các đối tượng sẽ được thu nhỏ
lại và các đường nét về hình dạng của đối tượng sẽ được đơn giản hóa , các đường nét không cơ bản hoặc quá chi tiết sẽ được
loại bỏ ,tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được đặc trưng cơ bản về hình dạng của đối tượng.
d, Thay thế các ký hiệu riêng lẻ bằng các ký hiệu tập hợp:
Những đt cùng loại đứng riêng lẻ nhưng gần nhau sẽ được thay thế bằng các kí hiệu tập hợp khi chuyển từ thực tế lên bản
đồ hoặc chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn sang bản đồ tỷ lệ nhỏ.
VD: các đảo trog 1 quần đảo, các đỉnh núi trong 1 dãy núi.


12, Khái niệm, tính chất và các phương pháp biểu thị bản đồ địa hình.
Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung có tỷ lệ >= 1:1.000.000
Tùy theo tỷ lệ bản đồ mà người ta phân loại bản đồ địa hình thành:
+ Bản đồ địa hình nhỏ: 1:250.000; 1:500.000; 1:1.000.000
+ Bản đồ địa hình vừa: 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000; 1:10.000
+ Bản đồ địa hình lớn: 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500
Các tính chất của bản đồ địa hình:
- Bản đồ được thành lập dựa trên cơ sở toán học
- Bản đồ sử dụng hệ thống kí hiệu
- Trên bản đồ có sự tổng quát hóa nội dung thể hiện
- Trên bản đồ địa hình vừa thể hiện địa vật, vừa thể hiện địa hình,dáng đất
- Bản đồ địa hình có hệ thống tỷ lệ ,cách chia mảnh và đánh số mảnh thống nhất
- Bản đồ địa hình chỉ thể hiện các yếu tố địa lý ở trên bề mặt đất

- Trên bản đồ địa hình ngoài hệ thống tọa độ địa lý còn có hệ thống tọa độ ô vuông
- Bản đồ địa lý có tính chính xác và chi tiết cao: phụ thuộc vào phương pháp thành lập bản đồ địa hình (đo vẽ trực tiếp,
phương pháp ảnh hàng không…)
- Bản đồ địa hình thể hiện đồng đều các yếu tố kinh tế tự nhiên va kinh tế xã hội.
Có 3 phương pháp chính để biểu thị bản đồ địa hình:
- Phương pháp điểm độ cao: biểu thị bằng các đối tượng tồn tại trên bề mặt địa hình, các đối tượng được biểu thị bằng 1
điểm chấm và ghi độ cao ở bên cạnh
- Phương pháp đường đồng cao: biểu thị bằng các đường khép kín nối các điểm có cùng giá trị độ cao với nhau.
- Phương pháp phân tầng màu độ cao: dùng cho các bản đồ địa hình khái quát, biểu thị bằng các đường đồng cao có tô màu
các tầng độ cao khác nhau.


13, Cách phân mảnh và đánh số bản đồ địa hình.
Khi cần biểu hiện 1 lãnh thổ ở 1 tỷ lệ đủ lớn thì khó có thể biểu diễn trên 1 tờ bản đồ. Vì vậy, người ta phải thể hiện khu vực
đó trên nhiều mảnh bản đồ khác nhau ở cùng 1 tỷ lệ. Khi ghép các mảnh bản đồ lại sẽ cho ta 1 khu vực hoàn chỉnh. Quá trình
này gọi là phân mảnh bản đồ.
*Nguyên tắc:
-Theo chiều kinh tuyến,ở những vĩ độ thấp và trung bình chia thành các dải, mỗi dải 6 độ đánh số thứ tự 160 bắt đầu từ
kt 180 độ đi về phía bán cầu tây.
-Theo chiều vĩ tuyến,chia thành các đại,mỗi đai 4 độ. Các đai được đánh ký hiệu bằng các chữ cái viết hoa theo A,B,C…
bắt đầu từ xích đạo về 2 cực.(vẽ hình)
-Mỗi tờ bản đồ quốc tế có kinh sai là 6 độ và vĩ sai là 4 độ có tỷ lệ 1:1000000
-Ký hiệu của tờ bản đồ quốc tế có tỷ lệ 1:1000000 được viết kí hiệu đai trước , kí hiệu dải sau.VD: D-48,F-49
-Người ta thêm chữ N vào trước kí hiêu đai của các đai ở Bắc bán cầu và chữ S vào trước kí hiệu đai của các đai ở Nam
bán cầu
-Phần đất liền cuẩ VN năm trong các đại C,D,E,F và các dải 48,49
-Các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn được phân mảnh và đánh số hiệu dựa vào bản đồ quốc tế tỉ lệ 1:1000000
Cách phân mảnh bản đồ tỷ lệ:
* 1:1.000.000
- Người ta chia địa cầu thành 60 dải theo đường kinh tuyến đánh số 1-60, bắt đầu từ kinh tuyến 180 đi về phía BCT, mỗi dải

rộng 6 độ.
- Người ta chia địa cầu thành các đai tính từ xích đạo chạy về 2 cực đánh ký hiệu A-Z, mỗi đai rộng 4 độ.
- Từ cách chia trên ta thu được các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 dài 6 độ rộng 4 độ, các mảnh bản đồ này được viết ký
hiệu đai trước, ký hiệu dải sau.
VD: D-48
* 1:500.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 2x3 độ, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái A,B,C,D theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-C
* 1:250.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 1x1,5 độ, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:250.000
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các số 1,2,3,4 theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-C-2
* 1:100.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 thành 96 phần bằng nhau kích thước 30’x30’, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:100.000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các số 1,2,3,4…,96 theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-96
* 1:50.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 15’x15’, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái A,B,C,D theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-96-C
* 1:25.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 7’30”x7’30”, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:25.000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái a,b,c,d theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-96-C-c

* 1:10.000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 3’45”x3’45”, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:10.000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái 1,2,3,4 theo thứ tự trên dưới, trái phải.
VD: D-48-96-C-c-2
* 1:5000


- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 thành 256 phần bằng nhau kích thước 1’52,5”x1’52,5”, mỗi phần là 1 mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:5000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái 1,2,3,…,256 theo thứ tự trên dưới, trái phải, phiên hiệu này được đặt
trong ().
VD: D-48-96-(256)
* 1:2000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 thành 9 phần bằng nhau kích thước 37,5”x37,5”, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ cái a,b,c,d,e,f,g,h,k theo thứ tự trên dưới, trái phải và được đặt trong ()
cùng với phiên hiệu mảnh 1:5000
VD: D-48-96-(256-k)
* 1:1000
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 phần bằng nhau kích thước 18,75”x18,75”, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:1000.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ số la mã I,II,III,IV theo thứ tự trên dưới, trái phải và được đặt trong ()
cùng với phiên hiệu mảnh 1:2000
VD: D-48-96-(256-k-IV)
* 1:500
- Người ta chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 phần bằng nhau kích thước 9,375”x9,375”, mỗi phần là 1 mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:500.
- Phiên hiệu các mảnh được đánh số bằng các chữ số 1,2,3,…,16 theo thứ tự trên dưới, trái phải và được đặt trong () cùng
với phiên hiệu mảnh 1:2000

VD: D-48-96-(256-k-16)


14, Các cách sử dụng bản đồ ở trong phòng (8 cách).
a, Xác định tọa độ 1 điểm ở trên bản đồ:
- Xác định tọa độ ô vuông:
Xa = Xm + ∆x
Ya = Ym + ∆y
- Xác định tọa độ địa lý:
ϕa = ϕn + ∆ϕ
λa = λn + ∆λ
b, Xác định độ cao 1 điểm dựa vào đường đồng mức trên bản đồ.
- Xác định độ cao điểm P nằm giữa 2 đường bình độ Hi và H(i+1). Lúc này độ cao điểm P (Hp) được tính theo công thức:
Hp = Hi + (a.h)/d = H(i+1) – (b.h)/d
Trong đó: d là khoảng cách giữa 2 đường bình độ; h là khoảng cao đều giữa Hi và H(i+1); a,b là khoảng cách từ P đến Hi,
H(i+1) trên bản đồ.
c, Xác định độ dốc của địa hình.
Cho 2 điểm A,B nằm trên mặt đất dốc, góc dốc của mặt đất là V, độ dốc của mặt đất theo đoạn AB là:
i
=
100.tgV= 100.(hAB/d)
Trong đó: hAB là chênh cao giữa A và B; d là khoảng cách ngang giữa A và B; i độ dốc tính theo %
d, Xác định đường lên núi theo độ dốc cho trước.
Giả sử cần xác định tuyến đường đi lên núi của 1 tuyến đường vượt đèo theo độ dốc i cho trước ở trên bản đồ địa hình ta có
công thức: i = h/d .100 → d = h/i .100
Trong đó: h khoảng cao đều giữa giữa 2 đường đồng cao liên tiếp; d khoảng cách ngang giữa 2 đường đồng cao liên tiếp; i
là độ dốc tính theo %.
e, Đo chiều dài ở trên bản đồ.
Tất cả các trường hợp cần đo tính chiều dài thực tế bằng bản đồ địa hình, sau khi đo được chiều dài ở trên bản đồ chúng ta
chỉ cần nhân với mẫu số của tỷ lệ bản đồ.

- Đo chiều dài là 1 đoạn thẳng hoặc đường gấp khúc:
L = (d1+d2+d3).M
M là mẫu số tỷ lệ bản đồ
- Đo chiều dài 1 đường cong bất kỳ: ta sử dụng phương pháp đếm ô
Dùng lưới ô vuông với kích thước mỗi ô là 2x2 hoăc 3x3 mm,
Đếm số ô vuông mà đường cong chạy qua rồi nhân với độ dài cạnh ô vuông để biết độ dài đoạn cần đo ở trên bản đồ.
- Xác định chiều dài theo tọa độ vuông góc:
dAB = √∆x2 + ∆y2
f, Xác định diện tích của 1 khu vực trên bản đồ
- Diện tích cần đo bị bao quanh bởi 1 đường gấp khúc
Chia diện tích cần đo thành các tam giác nhỏ rồi tính tổng diện tích.
- Diện tích cần đo bị bao quanh bởi 1 đường cong bất kỳ
Sử dụng phương pháp đếm ô vuông: với diện tích là tổng diện tích các ô vuông.
Sử dụng phương pháp chia dải: chia khu vực đó thành các dải có độ rộng bằng nhau, lấy đường trung bình ở giữa mỗi dải,
diện tích cần tìm bằng tổng chiều dài trung bình các dải nhân với độ rộng của dải.
g, Dựng lát cắt địa hình dựa vào bản đồ địa hình
h, Xác định vùng nhìn thấy từ 1 điểm ở trên bản đồ


15, Khái niệm thành lập bản đồ.
Thành lập bản đồ là quá trình chuyển đổi các thông tin ở ngoài thực địa thành thông tin bản đồ và thể hiện chúng lên bản đồ
theo 1 mục đích nhất định nào đó. Quá trình này đòi hỏi sự vận dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau,
quá trình thành lập có thể đơn giản hay phức tạp.
16, Các quá trình và nội dung thành lập bản đồ.
Quá trình thành lập bản đồ bao gồm 3 bước:
a, Biên tập bản đồ:
Có nhiệm vụ là chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật thành lập bản đồ nhằm đảm bảo bản đồ xuất bản có tính chân thực, chính xác,
thống nhất về nội dung và hình thức trình bày, phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ.
Công tác biên tập phải được tiến hành trong suôt quá trình thành lập và chuẩn bị xuất bản bản đồ. Nội dung chủ yếu của
quá trình này bao gồm:

- Công tác chuẩn bị:
+ Xây dựng đề cương khái quát xác đinh các vấn đề:
Mục đích, phạm vi lãnh thổ và tên bản đồ
Cơ sở toán học của bản đồ (lưới chiếu, tỷ lệ, bố cục…)
Dạng thành phẩm của bản đồ
Phương pháp công nghệ thành lập bản đồ
Yêu cầu và tài liệu và độ chính xác của bản đồ
Yêu cầu về nội dung, trình bày, in ấn
+ Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực: khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp hay kết hợp cả 2
+ Phân tích và đánh giá tài liệu dựa trên tiêu chí:
Mức độ đầy đủ của tài liệu so với yêu cầu
Mức độ tin cậy của tài liệu
Độ chính xác của nội dung tài liệu
Mức độ cập nhật nội dung của dữ liệu
Qua phân tích người biên tập phải đưa ra danh mục tài liệu gồm 3 loại: tài liệu gốc, tài liệu bổ sung, tài liệu tham khảo.
- Thiết kế kỹ thuật bản đồ:
+ Xác định bản thiết kế kỹ thuật
Giới thiệu các nét đặc trưng của khu vực
Kết quả phân tích, đánh giá các loại tài liệu tư liệu
Quy định mức độ tổng quát hóa cho từng nội dung
Quy định hệ thống ký hiệu và các phương pháp thể hiện từng nội dung
Quy định kỹ thuật cho từng công đoạn thành lập bản đồ
Các sơ đồ biểu mẫu liên quan
+ Thiết kế mô hình bản đồ
Thiết kế bố cục bản đồ
Thiết kế cơ sở toán học
Thiết kế nội dung bản đồ
Thiết kế ký hiệu và chữ
Thiết kế tiêu mẫu thực nghiệm
- Công tác chỉ đạo thực hiện: Phổ biến hướng dẫn thực hiện chỉ thị biên tập, theo dõi thực hiện, kiểm tra kỹ thuật.

b, Biên vẽ bản đồ gốc:
Là quá trình lựa chọn và chuyển đổi thông tin từ các dạng dữ liệu khác sang dạng đồ họa và định vị chúng lên bề mặt bản
đồ theo các quy tắc bản đồ học và tuân theo các quy định của bản thiết kế kỹ thuật.
Sản phẩm của quá trình biên vẽ có thể là bản tác giả, bản đồ gốc biên vẽ, bản đồ mẫu, bản đồ số.
Bản đồ gốc phải được xác định trên nền không biến dạng hoặc trên các file không được sửa đổi.
Biên vẽ bao gồm các yếu tố cơ sở toán học (lưới chiếu, khung, các điểm trắc địa…), yếu tố cơ sở địa lý (địa hình, thủy văn,
thực vật…)
Nội dung chủ yếu của quá trình biên vẽ bao gồm:
- Công tác chuẩn bị:
+ Phổ biến nhiệm vụ và nội dung bản thiết kế cho người thực hiện.
+ Chuẩn bị tài liệu: gia công những khu vực chất lượng kém, tô vẽ mực màu theo yêu cầu chụp ảnh, tiếp nhận các tài liệu
cần thiết.
+ Chuẩn bị vật tư, thiết bị: kiểm nghiệm máy, chuẩn bị dụng cụ vẽ, các vật tư cần thiết, làm đế bản vẽ.


+ Tính toạ độ của các điểm góc khung và các điểm mắt lưới.
+ Triển điểm: Các điểm toạ độ góc khung và mắt lưới, các điểm của lưới khống chế trắc địa được chuyển lên đế bản vẽ.
- Chuyển vẽ các đối tượng nội dung lên bản biên vẽ:
+ Cơ ảnh: là kỹ thuật đảm bảo chuyển vẽ các đối tượng nội dung đạt độ chính xác yêu cầu
+ Chiếu hình: là kỹ thuật chuyển hình ảnh từ bản đồ tài liệu lên bản biên vẽ nhờ máy chiếu hình quang học
+ Lưới ô: ô là kỹ thuật biên lấy các ô lưới toạ độ tương ứng nhau trên bản đồ tài liệu và trên đế vẽ đã triển điểm rồi chia nhỏ
chúng ra thành những ô con tương ứng nhau
+ Thước tỷ lệ: là dụng cụ dùng để chuyển vẽ các đối tượng nội dung từ bản đồ tài liệu sang bản đồ biên vẽ.
- Trình tự thực hiện:
+ Kẻ mốc lưới toạ độ và khung trong của mảnh bản đồ bằng chì.
+ Vẽ và tô màu nền cho các đối tượng kiểu vùng (mặt nước sông, hồ, biển; các mảng rừng, …).
+ Vẽ các đối tượng kiểu điểm theo thứ tự từ cấp cao đến cấp thấp (ưu tiên hơn đến kém ưu tiên).
+ Vẽ các đối tượng kiểu đường theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Vẽ đường nét và cấu trúc ký hiệu của các đối tượng kiểu vùng.
+ Ghi chú địa danh và ghi chú thuyết minh bên trong bản đồ.

+ Kẻ mốc lưới toạ độ và khung trong của mảnh bản đồ bằng mực đen.
+ Sao biên và tiếp biên với các mảnh bên cạnh.
+ Vẽ và ghi chú khung, trình bày ngoài khung.
+ Kiểm tra và sửa chữa bản vẽ ở các cấp: tự kiểm tra, tổ kiểm tra, xí nghiệp kiểm tra.
+ Ghi lí lịch bản đồ.
- Cơ sở địa lý: được biên vẽ dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ địa hình khái quát và được tiến hành theo trình tự:
+ Các điểm cơ sở trắc địa, các địa vật có tính chất định hướng.
+ Các yếu tố thủy văn
+ Các yếu tố dân cư
+ Các yếu tố giao thông vận tải
+ Các yếu tố địa hình
+ Ranh giới hành chính, thực vật, đất đai
+ Tên các địa phương, tên vùng dân cư, sông ngòi, ao, hồ và ghi chú các đặc điểm đối tượng biểu diễn.
- Biên vẽ các yếu tố nội dung chuyên đề bản đồ: có các phương pháp sau
+ Định vị đối tượng nhờ các yếu tố cơ sở địa lý
+ Biên vẽ nội dung từ các bản đồ tài liệu và các tài liệu khác, cần chú ý chuyển đổi đơn vị, thang phân loại, thang cấp bậc và
chỉ số số lượng từ bản đồ tài liệu sang bản đồ thành lập.
+ Sử dụng đèn chiếu vẽ chuyển các đường nét.
+ Sử dụng các thiết bị tin học.
- Yêu cầu kỹ thuật: bản biên vẽ phải được trình bày bằng mực và màu đảm bảo thỏa mãn yêu cầu
+ Đường nét rõ ràng, ký hiệu không che lấp nhau
+ Đường viền không được cắt đường bính đồ
+ Sông ngòi không được vẽ xuyên qua đường giao thông
+ Khoảng cách giữa các ký hiệu không được nhỏ hơn 0,2mm
+ Giữ đúng hình dạng và kích thước ký hiệu và kiểu chữ quy định cho từng loại địa vật
+ Thủy văn tô bằng màu lam sáng; rừng màu tím sáng; bụi cây, bụi rậm, diện tích trồng trọt màu xanh nhạt; đường giao
thông màu hồng hay cam; đường bình độ màu nâu hay vàng nâu; dân cư và tên vùng dân cư màu đen.
c, Chế và in bản đồ
Là quá trình nhằm làm ra sản phẩm cuối cùng là bản đồ màu in trên giấy. Quá trình này gồm các nội dung:
- Chế bản:

+ Làm ra các bản sao để làm bản hướng dẫn phân tô tách màu, phục vụ các công việc trung gian và làm tài liệu lưu.
+ Làm ra các khuôn in gồm 3 dạng: in lồi, in lõm, in bằng.
- In bản đồ:
+ Công tác chuẩn bị: chuẩn bị giấy in, mực in, máy in và các công cụ cần thiết khác.
+ In thử: in thử các bản nét, các bản kiểm tra phân tô, in thử bản màu, in thử các trang màu, in thử các thang màu, in ấn xuất
thấp.
+ In thật: in chính thức ra các tờ bản đồ lưu hành và sử dụng.
+ Phân cấp và đóng gói.



×