Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ xử lý môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.58 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
1. Công nghệ bùn hoạt tính.
- Sơ đồ công nghệ bùn hoạt tính

- Bản chất là các vi sinh vật sống kết lại thành dạng hạt hoặc bông với
trung tâm là các chất nền rắn lơ lửng (40%).
- Bể bùn hoạt tính là một công trình làm sạch sinh học điển hình nhất và
có tính “năng động” nhất. Nó có thể cho phép điều chỉnh nước ra với
bất kỳ nồng độ chất bẩn hữu cơ mà ta mong muốn – từ nồng độ cao
đến nồng độ thấp.
- Cơ chế hoạt động của bùn hoạt tính:
+ giai đoạn 1: bùn hình thành và phát triển. Cơ chất và chất dinh
dưỡng phong phú, sinh khối bùn còn ít.
+ giai đoạn 2: VSV phát triển ổn định, hoạt tính enzim đạt giái trị tối
đa và tốc độ phân hủy chất hữu cơ đạt giá trị tối đa. Tốc độ tiêu thụ oxi đạt
trạng thái không đổi.
+ giai đoạn 3: tốc độ tiêu thụ oxi có chiều hướng giảm dần và sau đó
tăng lên. Tốc độ phân hủy chất hữu cơ giảm dần và quá trình nitrat hóa
ammoniac xảy ra. Cuối cùng là kết thúc chu kỳ hiếu khí.
- Các hệ thống bùn hoạt tính.
+ Bể bùn hoạt tính tiếp xúc ổn định:
Hệ thống này chia bể phản ứng thành 2 vùng: vùng tiếp xúc và
vùng ổn định. Vùng tiếp xúc là nơi xảy ra quá trình chuyển hóa các vật
chất hữu cơ trong nước thải đầu vào, vùng ổn định là nơi bùn hoạt tính
tuần hoàn từ thiết bị lọc nước sục khí để ổn định vật chất hữu cơ. Bể


thường được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt với số lượng đáng kể
các chất hữu cơ dưới dạng các phân tử chất rắn.
Điểm khác biệt so với bể truyền thống: có khả năng lưu chứa bùn
nhiều hơn.



+ Bể bùn hoạt tính thông khí kéo dài: thường có thời gian lưu bùn kéo dài
(20 – 30 ngày) để ổn định lượng sinh khối rắn từ quá trình chuyển hóa của
các vật chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi khuẩn => thời gian lưu nước cũng
phải kéo dài 24h để duy trì khả năng pha trộn nồng độ chất rắn lơ lửng trong
nước => làm giảm lượng chất rắn loại bỏ và làm tăng sự ổn định của quá
trình. Đó cũng chính là điểm khác biệt so với bể truyền thống.

+ Bể bùn hoạt tính thông khí cao có khuấy đảo hoàn chỉnh: là loại bể bùn
hoạt tính tương đối lý tưởng để xử lý nước thải có độ ô nhiễm cũng như nồng độ
các chất lơ lửng cao. Thời gian làm việc ngắn, nước thải, bùn hoạt tính, oxi hòa
tan được khuấy trộn đều, tức thời => nồng độ bùn hoạt tính và oxi hòa tan được
phân bố đều ở mọi nơi trong bể => quá trình oxi hóa được đồng đều, hiệu quả
cao.


+ Bể bùn hoạt tính chọn lọc: dùng để kiểm soát sự tăng trưởng quá mức của các
vi khuẩn lên men, có thể gồm các loại gây hại. Nó cung cấp điều kiện môi trường
có lợi cho sự tăng trưởng của các vi sinh vật kết bông, kết quả là làm gia tăng khả
năng lắng đọng của bùn hoạt tính. Bể bùn hoạt tính chọn lọc sử dụng 2 cơ chế để chọn
lọc các vi sinh vật: động học và trao đổi chất. Bể bùn hoạt tính chọn lọc thường chia
thành từng khối thể tích nhỏ, chứa trong các ngăn riêng biệt. Dòng chảy xuống từ bể
phản ứng có thể được pha trộn hoàn toàn hay chỉ là dòng chảy kín.

2. Hệ UASB

- là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được
phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v< 1m/h)
(bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí).
thiết kế cho nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao và thành

phần chất rắn thấp.
-

- cấu tạo bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và
hệ thống tách pha.


- nguyên tắc hoạt động:
+ nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại
đây diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật,
hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này
+ hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn,
lỏng và khí, tại đây các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ
rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua
công trình xử lý tiếp theo.

-

Ưu điểm:
+ chi phí đầu tư, vận hành thấp.
+ lượng hóa chất cần bổ sung ít.
+ không đòi hỏi cấp khí, đỡ tốn năng lượng.

+ có thể thu hồi và tái sử dụng năng lượng từ biogas.
+ lượng bùn sinh ra ít, cho phép vận hành với tải trọng hữu cơ
cao, giảm diện tích công trình.
- Nhược điểm:
+ giai đoạn khởi động kéo dài
+ dễ bị sốc khi chất lượng nước vào biến động
+ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại

+ khó hồi phục sau thời gian ngừng hoạt động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống:
+ nhiệt độ,


+ pH,
+ các chất độc hại trong nước thải,…
+ hàm lượng chất hữu cơ (cod)
+ chất dinh dưỡng (n, p, s)
+ hàm lượng cặn lơ lửng: hàm lượng ss lớn sẽ khó phân hủy
sinh học và lưu lại trong bể, ngăn cản quá trình phân hủy nước
thải.
3. Hệ lọc nhỏ giọt
- lọc nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không
ngập nước
- cấu tạo: bể bao gồm vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước, sàn
đỡ và thu nước.
+ vật liệu lọc:
Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá cuội, đá dăm, đá ong, vòng
kim loại, than đá, than cốc, gôc mảnh, chất dẻo tấm uốn lượn.
Các loại đá nên chọn các cục có kích thước trung bình 60 – 100
mm. Nếu kích thước của vật liệu nhỏ sẽ làm giảm độ hở giữa các cục
vật liệu gây tắc nghẽn cục bộ, nếu kích thước quá lớn thì diện tích tiếp
xúc sẽ giảm dẫn tới giảm hiệu suất xử lý.
+ hệ thống phân phối nước: nước được phân phối trên bề mặt
vật liệu lọc nhờ một hệ thống giàn quay phun nước thành tia hoặc nhỏ
giọt. Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt vật liệu khoảng 0,2 – 0,3
m.
+ sàn đỡ và thu nước: thường có 2 nhiệm vụ là thu đều nước có
các mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc và phân phối đều gió vào bể

lọc để duy trì mt hiếu khí trong các khe rỗng.
- nguyên lý hoạt động:


+ nước trước khi đưa vào xử lý ở lọc nhỏ giọt cần phải qua xử lý
sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu.
+ nước đến lớp vật liệu lọc chia thành các dòng hoặc hạt cát nhỏ
chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với
màng sinh học ở trên bề mặt vật liệuác vi sinh vật của màng phân hủy
hiếu khí và kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước. Các chất hữu cơ
phân hủy hiếu khí sinh ra co2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra ch4 và
co2 làm tróc màng ra khỏi vật liệu mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt
giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới. Hiện tượng này
được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là bod của nước thải vi sinh vật
sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu khí,
nước thải được làm sạch.
+ nước sau khi xử lý ở lọc nhỏ giọt thường chứa nhiều chất lơ
lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần phải
đưa vào lắng và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn.
- Yêu cầu đối với vật liệu lọc:
+ diện tích riêng lớn
+ chỉ số chân không cao để tránh lắng đọng
+ nhẹ, có thể sử dụng ở độ cao lớn.
+ có độ bền cơ học đủ lớn.
4. Phương pháp keo tụ - tạo bông. Ví dụ về chất keo tụ tạo bông.
- Tạo bông là quá trình làm keo tụ các hạt nhỏ lại thành một tập
hợp hạt lớn hơn để lắng bằng cách đưa vào chất lỏng các tác nhân tạo
bông có tác dụng phá keo hoặc hấp thụ các hạt nhỏ lên bề mặt của nó
hoặc dính các hạt nhỏ lại với nhau.
- Các chất thường dùng trong phương pháp lắng và đông tụ dễ

loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước thải là:
+ phèn Ai(SO4)nH2O (n = 13 – 18)
+ soda kết hợp với phèn Na2CO3 + Al(SO4)3


+ Sắt Sunphat FeSO4.7H2O
+ Nước vôi Ca(OH)2
+ Natrialuninat Na2Al2O4
+ Sắt Clorua và sắt (III) sunphat FeSO4
- Ví dụ:
+ dùng phèn loại bỏ photphat trong nước thải:
Al(SO4)3 + PO4-3
AlPO4-2 + SO4
pH tối ưu: 5,6 – 6
+ Dùng vôi loại bicacbonat, cacbonat photphat, magie.
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2
2CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + H2CO3
CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + 3CaHPO4
Ca(OH)(PO4)3 + H2O
2Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2
CaCO3 +Mg(OH)2 + H2O
5. Đĩa quay sinh học.
- cấu tạo: gồm một đĩa tròn cách nhau không xa bằng polystiren
hoặc ciorua polyvinin. Các đĩa được ngập trong nước thải một phần
và quay tròn với tốc độ châm trong nước thải.
- nguyên tắc hoạt đông:
+ khi vận hành, những khối tăng trưởng sinh học sẽ bám
vào bề mặt của các đĩa và có thể hình thành một lớp bùn trên

toàn bộ mặt ướt của các đĩa. Sự quay tròn của các đĩa làm cho
sinh khối tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và sau đó với
không khí để hấp thụ oxi. Sự quay tròn của các đĩa ảnh hưởng
đến sự chuyển giao oxi và giữa khối sinh vật trong điều kiện “ưa
khí”.
+ sự quay đó cũng là cơ chế để lấy đi các chất rắn thừa từ
các đĩa bằng các lực trượt mà nó tạo ra và để giữa các chất rắn
được tách rời ra ở thể lơ lửng, như vậy chúng có thể được dùng
trong xử lý thứ cấp.


6. Phân loại các kỹ thuật xử lý vi sinh vật

7. liệt kê và mô tả các loại bể lắng
- bể lắng là một loại bể dùng để tách chất lơ lững ra khỏi nước
dưới tác dụng của trọng lực lên hạt lơ lửng có tỷ trọng nặng hơn tỷ
trọng của nước.
- quá trình lắng được ứng dụng trong:
+ lắng cát.
+ loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1.
+ loại bỏ cặn sinh học ở bể lắng 2.
+ loại bỏ các bông cặn hóa học trong quá trình keo tụ tạo
bông.
+ nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn trong công
đoạn xử lý bùn.
- phân loại bể lắng: căn cứ theo chiều nước chảy, có 4 loại bể
lắng:
+ bể lắng ngang:
Nước chảy theo phương ngang từ đầu đến cuối bể. bể lắng
ngang có mặt bằng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và dài

không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m, rộng 2,5 – 4 m.
Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn
thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều
rộng. đối diện ở cuối bể cũng xây dựng máng tương tự để thu
nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực nước 0,15
– 0,2 m và không sâu quá 0,25 – 0,5 m. để thu và xã chất nổi
người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát tấm chắn.


Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0,5 – 1
m và không nông hơn 0,2 m với mục đích phân phối đều nước
trên toàn bộ chiều rộng của bể.
Đáy bể làm dốc i = 0,01 để thuận tiện thu gom cặn. Độ dốc
của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.

+ bể lắng đứng:
Dòng nước chảy xoáy từ dưới lên trên theo thân bể, các hạt rơi
dồn về đáy bể và được đẩy ra.
Thường có diện tích hình tròn or hình vuông, đáy dạng nón hay
chop cụt.
Đường kính không vượt quá 3 lần chiều chiều sâu và có thể đến
10m.
+bể lắng ly tâm: bể hình trụ, nước được dẫn theo hướng từ tâm
ra thành bể
+ bể lắng làm thoáng dung để tách chất hữu cơ bằng thiết bị
phun khí, đặt sát thành trong của bể tạo thành dòng xoắn ốc.
8. Cấu tạo bể lọc nhanh, nguyên lý vận hành, lĩnh vực áp dụng
- Cấu tạo: gồm 5 bộ phận chính
+ hệ thống phân phối nước rửa và nước cần lọc.
+ hệ thống thu nước lọc



+ máng phân phối cần lọc và thu nước rửa
+ lớp cát
+ lớp sỏi đỡ
- nguyên lý vận hành: nước lọc đi vào bể theo 2 chiều từ trên xuống
và từ dưới lên. Nước đãlọc sạch được thu vào oongsruts nước trong ở
giữa lớp cát lọc.
+ khi lọc, nước đi theo đường ống chính vào bể được chia làm
hai phần. Một phần nước sẽ đi vào máng phân phối, tràn vào lớp cát
lọc ở phía trên. Một phần nước sẽ đi vào hệ thống phân phối ở phía
dưới rồi đi qua lớp cát lọc lên và cả 2 phần này sẽ được đưa vào ống
rút nước trong ở giữa bể và được dẫn sang bể chứa.
+ nước lọc đi vào bể phần lớn là từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc
cỡ lớn hơn, do đó độ bẩn đều hơn trong toàn chiều dày lớp vật liệu lọc
ở dưới. Mức tăng độ bẩn và tăng độ tổn thất áp lực chậm hơn nên chu
kỳ của bể được kéo dài.
- lĩnh vực áp dụng: áp dụng để lọc nước nước sinh hoạt.
12. Cấu tạo chi tiết của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải có đầy đủ các bộ phận như
sau:
-

Nhà điều hành.
Trạm cân: nhằm đếm số lượng, trọng tải của rác cần xử lý.
Hàng rào bảo vệ.
Hành lang cây xanh (chiếm 20% tổng diện tích).
Trạm quan trắc môi trường
Ô chôn lấp, một ô chôn lấp hợp vệ sinh phải có lớp lót đáy và
thành, còn gọi là màng địa chất, lớp màng này có tác dụng

không cho nước ở trong ra ngoài và ở ngoài vào trong.

Sau khi rác được nén chặt trong ô chôn lấp sẽ cho một lớp đất
sét đặt ở phía trên, gọi là lớp lót hằng ngày, có chiều dày khoảng 30 –


35 cm. Lớp lót hằng ngày này có tác dụng giữ rác và giữ mùi không
cho phát tán ngoài, không cho vi sinh vật xâm nhập, ngăn cản nước từ
ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Một ô chôn lấp thường có
khoảng 3 – 4 lớp lót hằng ngày.
Trên cùng là lớp che phủ trên cùng. Lớp che phủ này có tác
dụng ngăn chặn nước và khí rò rỉ ra bên ngoài => giữ cho môi trường
trong sạch. Đồng thời trả lại mặt bằng.
Để bãi chôn lấp đi vào hoạt động thì phải có hệ thống thu hồi
khí và hệ thống thu hồi nước rỉ rác, đó là hệ thống các ống có các lỗ
và nối với nhau giữa các ô chôn lấp đặt dưới đáy bể chôn lấp.
13. Quy trình sản xuất phân compost từ rác thải

- Tiếp nhận rác: rác sau khi thu gom được vận chuyển đến nhà
máy, các xe chuyên chở sẽ đi qua cầu cân trước khi vào nhà máy để
xác định trọng lượng rác.
- Phân loại:

-

-

-

+ Rác được phân loại sơ bộ bằng quạt gió, tách các chất

thải khô, nhẹ như túi nolon, giấy ra khỏi chất thải hỗn hợp.
+ Rác được đưa qua sàng quay có kích thước 50x50 mm,
rác lọt qua sàng sẽ được chế biến thành phân, rác có kích thước
lớn hơn được phân loại bằng tay.
Nghiền: rác hữu cơ dễ phân hủy sẽ được đưa qua máy cắt nhỏ,
nghiền sau đó được chuyền qua băng tải để tách kim loại.
Ủ lên men: rác sau sơ chế sẽ được đưa vào khoang ủ bằng xe
xúc lật, tại đây hệ thống sẽ cung cấp oxi, độ ẩm và men sinh
học.
Ủ chín: rác đã được ủ lên men sẽ được chuyển đến nhà ủ chín.
Qua quá trình ủ chín, một phần nhỏ khối lượng rác hữu cơ bị
bay hơi, khối lượng còn lại đem đi sàng tinh chế.
Sàng tinh chế: Sàng tuyển lấy mùn compost tinh có kích thước
nhỏ hơn 9mm


- Phối trộn phụ gia (N, P, K,...). Kiểm tra chất lượng mùn compost
tinh trước và sau khi bổ sung thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thích
hợp cho từng loại cây trồng.
- Đóng bao phân hữu cơ: Đóng bao theo các trọng lượng khác
nhau: 10kg, 20kg, 25kg, 30kg, 50kg, … theo đúng mẫu mã quy
định.
- Tiêu thụ sản phẩm: Mùn compost và phân hữu cơ được sản xuất
từ chất thải sinh hoạt sau khi kiểm tra đạt chất lượng theo quy
định tại Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn ban hành, được vận chuyển đến kho
thành phẩm để lưu trữ và tiêu thụ trên thị trường.
14. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng nhiệt (phương pháp
đốt)
- Khái niệm: là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển tải từ dạng rắn

sang dạng khí, lỏng và tro, đồng thời giải phóng năng lượng lớn
dưới dạng nhiệt
- Cấu tạo của lò đốt:
- Nguyên lý: các chất hữu cơ bị oxi hóa ở nhiệt độ cao, sản phẩm
là các khí và tro không cháy.
CTR + O2, t0  Khí (CO2, SO2, NOx, …) + Hơi nước + Tro + Nhiệt
+ Nếu quá trình đốt đk thực hiện với một lượng oxi vừa đủ, cần
thiết để đốt cháy hoàn toàn chất thải rắn => quá trình đốt hóa
học.
+ Nếu quá trình đốt đk thực hiện trong điều kiện thiếu oxi và tạo
ra các khí như CO, H2, các dạng khí như hidratcacbon => quá
trình đốt khí hóa.
+ Nếu quá trình đốt đk thực hiên trong đk hoàn toàn không có
oxi => quá trình nhiệt phân (cưỡng bức) => áp dụng để xử lý
chất thải nguy hại, chất thải y tế.
- Ưu điểm:


+ Chất thải rắn giảm về thể tích, khối lượng tới mức nhỏ
nhất so vs lúc ban đầu, có thể giảm tới 80 – 90 % => về mặt
chuyển hóa không gian thì k có pp nào quản ký tốt bằng pp đốt.
+ Thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt lớn nhất. Nếu vận
dụng nhiệt này vào các mục đích khác nhau => mang lại giá trị
nhất định. Ví dụ: chuyển hóa nhiệt thành điện, nấu nước sưởi
ấm…
+ Là một trong những biện pháp quản lý tổng hợp chất
thải rắn. thường xử lý tại chỗ => an toàn nhất cho các loại rác
nguy hại và rác có mầm bệnh.
+ Tiết kiệm đk phần lớn về chi phí vận chuyển của rác.
+ Cần 1 diện tích nhỏ nhất so vs các pp khác.

+ Là biện pháp xử lý hiệu quả đối vs các chất thải có mầm
bệnh như chất thải y tế, nguy hại, thuốc BVTV…
+ Tro và cặn bã chủ yếu khi đốt đã làm trơ về mặt hóa học,
không còn ảnh hưởng đến mt.
- Nhược điểm:
+ Là biện pháp tiêu tốn nhiều kinh phí nhất.
+ Không phải tất cả chất thải rắn đều sd bằng pp đốt,
những chất khó cháy cần một chi phí cao.
+ Trong quá trình đốt yêu cầu bổ sung liên tục nguồn
nhiên liệu.
+ Khó kiểm soát về mặt ô nhiễm mt, sinh ra nhiều loại khí,
nếu không kiểm soát đk sẽ gây nguy cơ thảm họa mt.
+ Đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn
cao, kỹ thuật vững.
+ Khi chất thải vượt tăng cường thì sẽ không tăng đk hiệu
suất => phải có quá trình ngừng để bảo dưỡng => phải
kiểm soát rác.
+ Bùn và tro sinh ra trong quá trình đốt phải đk đóng rắn
or chôn lấp an toàn.
15. Quy trình tái chế Al
- Nguồn gốc:


+ phát sinh trong quá trình sử dụng từ các chi tiết phụ tùng và
thiết bị hư hỏng.
+ sinh ra trong quá trình sản xuất, gia công kim loại, phế liệu
luyện kim.
- Quy trình tái chế:
+ phân loại: nhôm được làm sạch khỏi đất cát, bụi, vỏ nhựa, sắt,
thép, dầu mỡ bám bên ngoài bằng các biện pháp cơ học và hóa

học.
+ nếu có kích thước lớn thì sẽ đưa đi nén, ép. Kích thước nhỏ thì
thôi.
- Nấu chảy
- Tinh luyện, tạo ra xì
- Đúc.
- Phối phụ gia.
- Sản phẩm.
16. Quy trình tái chế sắt
- sắt thép phế thải
- phân loại theo kích thước.
+ kích thước nhỏ: cho vào lò đúc và tạo phôi.
+ khích thước lớn: cắt
- Cho vào lò nung cùng với phôi mới.
- Cán.
- Sản phẩm.

17. Quy trình tái chế giấy
- Tuyển lựa: để tái chế giấy được thành công thì giấy thu hồi phải
sạch, nên cần phải giữ cho giấy nguyên liệu không lẫn tạp chất và


chất bẩn như thức ăn thừa, kim loại và nhiều thứ khác,… vì chúng
gây khó khăn cho việc tái chế.
- Thu gom và chuyên chở: giấy phải được thu gom và đóng thành
từng bành, lèn chặt và được chở tới nhà máy giấy, nơi mà nó sẽ được
tái chế thành một loại giấy mới.
- Lưu kho: các bành giấy sẽ được chất vào kho bãi cho tới khi chúng
được dùng đến. Những chủng loại giấy khác nhau – như giấy báo và
giấy thùng cactong cũ sẽ được chứa trong những kho riêng, vì các nhà

máy giấy sử dụng những loại giấy thu hồi khác nhau để sản xuất ra
các loại giấy tái chế khác nhau. Khi cần đến thì đưa giấy thu hồi từ
bãi kho nhập vào băng chuyền.
- Tái tạo bột giấy
Giấy được băng chuyền đưa tới bể chứa lớn gọi là bể đánh bột,
có chứa nước và hóa chất. Bể đánh bột sẽ cắt giấy thu hồi thành
những mảnh nhỏ. Việc đun nóng hỗn hợp sẽ khiến giấy mau chóng bị
cắt nát thành những sợi cellulose gọi là xơ sợi Giấy cũ được thu hồi sẽ
bị đánh tơi, trở thành một hỗn hợp quánh dẻo gọi là bột.
- Sàng
+ Bột được đẩy tới những chiếc sàng có những lỗ và rãnh đủ
hình dạng và kích thước, ở đó những mẫu tạp chất nhỏ như
nylon hay bằng keo sẽ bị giữ lại.
+ Sau đó nó sẽ được làm sạch trong những ống hình nón nhờ
chuyển động lắc, các tạp chất nặng như kim kẹp, đinh ghim… sẽ bị
đánh văng khỏi nón và rơi xuống đáy ống. Tạp chất nhẹ bị gom vào
giữa nón và sẽ được loại ra.
- Tẩy mực
Trong quá trình tẩy mực, bột được giữ trong những bồn lớn, ở
đó không khí và những hóa chất giống như xà bông được sục vào


trong bột. Chất này sẽ tách mực in và băng dính ra khỏi bột, đẩy
chúng lên bề mặt hỗn hợp nhờ các bọt khí. Những bong bóng khí
chứa mực in tạo thành lớp bọt bên trên và sẽ được loại đi, để lại một
lượng bột sạch bên dưới.
- Làm trắng.
Để sản xuất giấy thì bột sẽ được tẩy trắng với hydrogen
peroxide, chlorine dioxide hay oxygen để trỏ nên trắng và sáng hơn.
Việc sản xuất giấy màu nâu để dùng trong công nghiệp (như guấy

cactong làm thùng, hộp) thì không cần có công đoạn này.
- Xeo giấy
+ Bột được đem trộn với nước và hóa chất để đạt tới hỗn hợp
99,5% nước. Hỗn hợp bột – nước này đi vào một thùng kim loại lớn
được đặt ở vị trí bắt đầu của máy xeo giấy – gọi là thùng đầu, sau đó
được phun liên tục trên một giàn lưới chuyển động rất nhanh qua máy
xeo.
+ Trên giàn lưới đó, nước sẽ bắt đầu thoát ra khỏi bột và các xơ
sợi tái chế sẽ mau chóng quánh lại, tạo thành một tờ giấy ướt sung
nước. Tờ giấy này sẽ di chuyển thật nhanh qua một loạt những trục ép
giúp vắt nước ra được nhiều hơn. Sau đó sẽ được cho qua một loạt
những trục lăm bằng kim loại đã được sấy nóng để làm tờ giấy khô đi.
+ Sau cùng, tờ giấy thành phẩm sẽ được cuộn vào một trục lăn
lớn và rời khỏi máy xeo. Cuộn giấy thành phẩm có thể được cắt ra
thành những cuộn nhỏ hơn hoặc thành nhiều tờ để chở tới nhà máy in
hoặc gia công thành những sẩn phẩm như phong bì, túi giấy hay thùng
hộp,…
18. Nguyên lý cơ bản của quá trình xử lý bụi, các phương pháp xử
lý bụi (cyclone, lọc tay áo, lọc tĩnh điện)
- Nguyên lý cơ bản của quá trình xử lý bụi: sử dụng phương pháp xử
lý bụi để loại bỏ bụi khỏi không khí để thu được dòng khí sạch.


- Các phương pháp xử lý bụi:
+ Phương pháp xử lý bụi dựa vào lực ly tâm (cyclon): khi dòng
khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy) thì các hạt
bụi có khối lượng lớn hơn nhiều so với các phân tử khí sẽ chịu tác
dụng của lực ly tâm văng ra phía xa trục, phần gần trục xoáy lượng
bụi sẽ rất nhỏ. Nếu ta giới hạn dòng xoáy trong một vỏ hình trụ thì bụi
sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy. Khi ta đặt ở tâm dòng xoáy một

ống dẫn khí ra, ta sẽ thu được khí không có bụi hoặc đã giảm đi khá
nhiều.

+ phương pháp lọc bụi tay áo: dòng khí và bụi được chặn lại bởi
màng hoặc túi lọc, túi này có các khe (lỗ) nhỏ cho các phân tử khí đi
qua dễ dàng nhưng giữ lại các hạt bụi. Khi lớp bụi đủ dày ngăn cản
lượng khí đi qua thì người ta tiến hành rung hoặc thổi ngược để thu
hồi bụi và làm sạch màng.


+ Phương pháp lọc tĩnh điện:
…Nguyên lý: khí chứa bụi được dẫn qua điện trường có
điện thế cao. Dưới tác dụng của điện trường khí bị ion hóa. Các ion
tạo thành bám trên hạt bụi và tích điện cho chúng. Các hạt sau khi tích
điện được qua một điện trường chúng sẽ bị hút về các cực khác dấu.
…Nguyên tắc hoạt đông:
 Thiết bị được chia thành 2 vùng:vùng ion hóa và vùng thu góp.
Vùng ion hóa có căng các sợi dây mang điện tích dương với
điện thế 1200V.
 Các hạt bụi trong không khí khi đi qua vùng ion hóa sẽ mang
điện tích dương.
 Sau vùng ion hóa là vùng thu góp, gồm các bản cực tích điện
dương và âm xen kẽ nhau nối với nguồn điện 6000V.
 Các bản tích điện âm nối đất. Các hạt tích điện dương khi đi qua
vùng thu góp sẽ được bản cực âm hút vào.
 Do giữa các hạt bụi có rất nhiều điểm tiếp xúc nên liên kết giữa
các hạt bụi bằng lực phân tử sẽ lớn hơn lực hút giữa các tấm
cực với các hạt bụi. Do đó các hạt bụi kết lại và lớn dần lên.



 Khi khích thước các hạt đủ lớn sẽ bị dòng không khí thổi rời
khỏi bề mặt tấm cực âm.
 Các hạt bụi lớn rời khỏi các tấm cực ở vùng thu góp sẽ được thu
gom nhờ bộ lọc bụi thô kiểu trục quay dặt ở cuối gom lại.

+ Thiết bị lọc bụi kiểu ướt: khi các hạt bụi tiếp xúc với mặt dịch
thể (giọt dịch thể) chúng sẽ bám trên bề mặt đó, dựa trên nguyên tắc
đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí. sự tiếp xúc giữa các hạt
bụi với bề mặt dịch thể có thể xảy ra nếu lực tác dụng lên hạt bụi theo
hướng đến bề mặt dịch thể. Các lực đó gồm: lực va đập phân tử, trọng
lực, lực ly tâm (lực quán tính)



×