Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Địa ký tự nhiên việt nam (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.11 KB, 6 trang )

Địa ký tự nhiên Việt Nam
I- Phần 5 điểm:
Câu 1: Lịch sử tự nhiên VN? Giai đoạn Tân kiến tạo?
Tl:
Đặc điểm tự nhiên VN là kết quả của những tác động qua lại giữa các hợp phần, diễn ra trong suốt lịch sử
phát triển của tự nhiên. Lịch sử phát triển của tự nhiên VN trong khung cảnh ĐNÁ và TG mà đất nước ta
là 1 bộ phận theo 3 giai đoạn chính là: gđ Tiền Cambri, gđ Cổ kiến tạo và gđ Tân kiến tạo. Trong đó gđ
Tân kiến tạo là giai đoạn rất quan trọng, vì các đặc điểm tự nhiên hiện nay ở nước ta được hình thành
trong gđ này.
Giai đoạn Tân kiến tạo diễn ra trong Tân sinh đại (từ -65 triệu năm đến nay). Gồm 3 kỷ là: Đại Tân Sinh,
Đệ Tam, Đệ Tứ. Gđ Tân Sinh là 1 gđ có tính kế thừa diễn ra ở nhiều chu kỳ, gđ nâng nên là chủ yếu. Có
cường độ không đều về không gian và thời gian, gồm 6 chu kỳ (4 chu kỳ đầu mạnh hơn 2 chu kỳ sau) xảy
ra hoàn toàn trong chế độ lục địa có hoạt động phun trào macma quy mô lớn
Gđ Tân kiến tạo có ý nghĩa quyết định mạng lưới địa hình và mạng lưới thủy văn hiện tại, làm trẻ lại địa
hình núi cao ngăn cách thung lũng sâu tạo nên tính tương phản của địa hình, tạo nên tinh phân bậc của và
tồn tại của các bề mặt san bằng cổ, tạo nên sự phân hóa theo đai cao và sự khác nhau của các vùng lục
địa. Tân kiến tạo tạo nên những đồng bằng hiện đại đồng thời hình thành những thềm biển, thềm phù sa
cổ tách các đảo ven bờ do các quy trình biển tiến hình thành nên các cao nguyên Lazan. Thông qua sự cải
tạo của địa hình quyết định sự đa dạng và phức tạp của cảnh quan hiện tại.
Câu 2: Đặc điểm chung của địa hình VN
Địa hình VN rất đa dạng, phức tạp thay đổi từ Bắc chí Nam, từ Tây sang Đông, từ miền núi đến miền
đồng bằng và bờ biển đến hải đảo. Sự đa dạng và phức tạp ấy diễn ra trên 1 nền chung, tạo ra những đặc
điểm nổi bật nếu ta nhìn địa hình 1 cách tổng quát, toàn cục, bao trùm. Nhận thấy địa hình có những đặc
điểm cơ bản sau:
+) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN: Đồi núi chiếm 3/4S lãnh thổ, chủ yếu là
núi trung bình (Chính vì thế núi đã chi phối sự phát triển lãnh thổ VN). Vùng đồi núi nước ta còn rất hiểm
trở, khó đi lại vì bị chia cắt bởi 1 mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng thời sườn lại rất dốc và đỉnh thì
chênh vênh so với thung lũng, tất cả đã khiến cho việc khai thác kinh tế miền núi khó khăn. Còn 1/4 S
lãnh thổ còn lại là đồng bằng, là vùng đất đai bằng phẳng phù sa màu mỡ. Đồi núi trong cấu trúc địa hình
VN có ý nghĩa cả về mặt khoa học, cả về mặt thực tiễn.
+) Cấu trúc địa hình VN là cấu trúc cổ được Tân kiến tạo hồi sinh: gđ Tân kiến tạo mang tính kế thừa, nó


không phá hủy kiến trúc địa chất cổ mà làm sống lại kiến trúc đó làm cho địa hình sắc sảo, rõ nét, “trẻ
lại”.
+) Địa hình VN mang tính chất nội chí tuyến gió mùa: sự hình thành địa hình ở VN chịu ảnh hưởng sâu
sắc của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm. Nhân tố ngoại lực (nước chảy, nhiệt độ, độ ẩm…) làm phong
hóa bề mặt địa hình, tạo nên 1 lớp phủ vụn bở cho địa hình. Tóm lại địa hình VN là địa hình xâm thực,
tích tụ nội chí tuyến gió mùa ẩm.


+) Địa hình VN chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: Dấu ấn của sự khai phá địa
hình để quần cư và sản xuất thấy rõ ở tất cả các khu vực. Làm phá hủy bề mặt địa hình, xói mòn thổ
nhưỡng…
Câu 3: (3đ) Trình bày nhóm địa hình Cacxtơ ở VN?
Trong nhóm địa hình cacxto, quá trình hòa tan, gặm mòn nham thạch do nước có axit vô cơ và hữu cơ là
quá trình chủ đạo còn những quá trình xâm thực và sụp đổ chỉ là kết hợp. Ở VN chỉ có đá vôi là chủ yếu,
địa hình cacxto ở nước ta có sự phân hóa thành 1 số kiểu tùy thuộc vào cường độ nâng Tân kiến tạo và
cấu trúc nham thạch. Có thể phân ra một số kiểu địa hình cacxto như sau:
+) Kiểu thung – đồng cacxto – xâm thực: hình thành tại các nơi mà khối đá vôi đã bị phá hủy gần hết, có
sông suối chảy thường xuyên. Vẫn diễn ra quá trình cacxto ngầm. Ví dụ như núi đá vôi ở địa hình Bắc
Sơn.
+) Kiểu “đồi” cacxto xâm thực: hình thành tại nơi đã chịu ảnh hưởng của vận động nâng Tân kiến tạo,
nước trên bề mặt thì khan hiếm. (Chỉ có thể phát triển cây trồng cạn). VD: ở vùng Đồng Giao – Bỉm Sơn.
+) Kiếu “núi” cacxto xâm thực: hình thành tại vùng núi được Tân kiến tạo nâng mạnh các núi bào mòn và
núi đá vôi xen kẽ, nước trên mặt hầu như không có. VD: núi ở Hà Giang.
+) Kiểu sơn nguyên cacxto – xâm thực: khi các thung – đồng cacxto – xâm thực còn được bảo tồn sau khi
bị nâng cao thì hình thành các sơn nguyên đá vôi. Như sơn nguyên Quản Bạ - Đồng Văn.
Tại các vùng có quá trình xâm thực yếu thì ta có các kiểu:
+ Kiểu đồi cacxto: không có nước trên bề mặt, còn phổ biến là các đối đá vôi với carư (hay đá tai mèo)
vách đứng, hang ngầm, như vùng sông Con ở Nghệ An.
+ Kiểu núi cacxto: là những địa hình cacxto cao trơ trụi và hiểm trở, chỉ có những hang động như ở Kẻ
Bàng – Quảng Bình.

Câu 4: Trình bày quá trình cơ bản trong sự hình thành thổ nhưỡng VN?
Thổ nhưỡng được coi như tấm gương của môi trường địa lý tự nhiên, là thành phần trung gian giữa giới
vô cơ và giới hữu cơ. Vì vậy thổ nhưỡng phản ánh trung thành tính chất của nền tự nhiên VN.
*) Quá trình cơ bản trong sự hình thành thổ nhưỡng VN là quá trình feralit, quá trình hình thành đất feralit
(đất có sự tích lũy cao các axit sắt và axit nhôm) được hình thành dưới nhiệt độ cao, lượng mưa dồi dào,
khiến cho phong hóa nham thạch diễn ra mạnh mẽ (đặc biệt là phong hóa hóa học mang tính oxi hóa) đã
phát triển rộng khắp VN.
*) Quá trình feralit chia làm 3 gđ:
+) Gđ 1: là quá trình feralit đang tiến triển, phẩu diện chưa chia thành lớp, ở gđ này đất phì nhiêu
cả lí tính và hóa tính đều tốt.
+) Gđ 2: khi bắt đầu các chất bazo bị rửa trôi mạnh, phẩu diện đã phân thành 3 tầng. Tầng A tầng
rửa trôi. Tầng B tầng xung tích và tầng C tầng xuất phát. Gđ này đất đã xấu đi.


+) Gđ cuối: Tầng B kết dính lại thành 1 lớp rắn chắc được gọi là đá Ong. Gđ này đất rất xấu.
*) Quá trình feralit phát sinh từ môi trường nhiệt ẩm cao, nhưng thoát hơi nước (tính địa đới). Quá trình
phong hóa diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên 1 lớp vỏ phong hóa dày từ vài mét đến vài chục mét. Quy trình
phong hóa đã khiến cho đặc tính của các loại đất feralit:
+ Thành phần khoáng sơ cấp rất ít do quá trình phong hóa hóa học rất triệt để.
+ Đất có màu vàng đỏ.
+ Đất có khả năng hấp thụ kém, thành phần cơ giới nặng, nhiều phần tử mịn.
+ Đất chưa, tầng mùn mỏng, dễ bị rửa trôi.
Câu 5: Chứng minh VN là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khi hậu nước ta được biểu hiện qua các yếu tối: tính chất nhiệt đới, lượng mưa, gió mùa…
- Tính chất nhiệt đới: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm nhận được lượng bức xạ mặt trời
lớn do góc nhập xạ lớn
- Tổng lượng bức xạ mặt trời làm nhiệt độ trung bình ở nước ta cao, Vì vậy mà khí hậu nước ta mang tính
chất nhiệt đới.
- Lượng mưa, độ ẩm: lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm/năm do các khối khí di chuyển qua
biển đã đem lại nước ta lượng mưa lớn. Độ ẩm >80% nên khi hậu mang tính chất ẩm.

- Gió mùa: nước ta có 2 gió mùa chính là gió mùa Đông và gió mùa Hạ:
+ Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi về miền bắc nước ta theo
hướng Đông Bắc (còn gọi là gió mùa Đông bắc). Gió mang tính chất lạnh và khô. Gió mùa đông trên
đường nó đi qua VN gây nên 1 mùa đông lạnh, và ít mưa ở miền bắc. Khi di chuyển xuống phía Nam nó
suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
+ Gió mùa mùa hạ: hoạt động vào tháng 5 – tháng 10 vào nước ta theo hướng Tây Nam. Gió thổi
từ lực địa Á Âu về VN mang theo lượng ẩm lơn và gây mưa cho vùng đồng bằng Nam bộ và Tây nguyên.
Tuy nhiên khi vượt qua các núi chạy dọc theo biên giới Việt Lào và dãy Trường Sơn gió bị biến tính và
trở nên khô nóng (gió Phơn). Giữa và cuối mùa hạ gió Tín phong bán cầu Nam và không khí xích đạo
hoạt động mạnh lên. Khi đi qua xích đạo gió đổi hướng Đông Nam thành Tây Nam đi qua vùng biển nhiệt
đới và trở nên nóng ẩm và gây mưa kéo dài cho vùng ĐNB và Tây nguyên. Kết hợp với dải hội tụ gây
mưa cho cả nước ta.
Nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa!
Câu 6: Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản của nước ta?
Sự hình thành các mỏ khoáng sản cũng rất phong phú và xét tương quan với S lãnh thổ thì VN được xếp
vào nước giàu khoáng sản trên TG.


Đã phát hiện hàng trăm mỏ, hàng nghìn điểm quặng, đa số là mỏ nhỏ và TB. Tuy nhiên cũng có 1 số mỏ
lớn: Than, chì, dầu khí, apatit… Sự hình thành và phân bố khoáng sản cũng phức tạp.
Đối vs các mỏ nội sinh thì mỗi vận động tại núi lửa và núi cuốn nếp đều có 1 số khoáng sản đặc trưng,
đồng thời tính chất của dung nham, mafic hay felsic và các đất đá mà dung nham xuyên qua rồi làm biến
chất do tiếp xúc trao đổi cũng có vai trò quan trọng.
Gđ tiền Cambri thường hình thành các mỏ sắt, mangan, vàng, titan, niken. Vận động cổ sinh đại thường
tạo chì, kẽm, crom, đồng, đối vs trung sinh đại là thiếc, vonfram, chì kẽm.
Các vùng phân bố khoáng sản:
1.Vùng nền móng cổ tiền Cambri: Nghèo khoáng sản, trừ dọc đứt gãy sông Hồng.
2. Vùng nền móng Cariđone: giàu khoáng sản.
3. Vùng Hecxini: nơi tương đối tập trung mỏ: Thanh – Nghệ Tĩnh và Lâm Đồng.
4. Vùng nền móng Indonexia: đi từ cánh cung sông Mã, Hoàng Liên Sơn, vùng Sông Đà khá giàu

khoáng sản.
II- Phần câu 3 điểm và 2 điểm:
Câu 7: Trình bày đặc điểm thủy văn của VN (đặc điểm thủy chế, chế độ thủy triều)?
a) Đặc điểm của thủy văn VN:
Mạng lưới sông ngòi VN phản ánh tác động tổng hợp giữa khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm và cấu trúc
địa hình đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại.
Thủy chế sông ngòi VN theo sát nhịp điệu mùa mưa và mùa khô của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm.
Mạng lưới sông ngòi VN có sự phân hóa rõ rệt trong không gian:

- Mật độ sông
- Diện tích lưu vực
- Độ dài sông
- Dòng chảy

Thủy văn là thành phần tự nhiên được sử dụng và cải tạo lâu đời.
b) Đặc điểm thủy chế:
Thủy chế sông ngòi VN theo sát nhịp điều mùa mưa và mùa khô của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm:
Trong cả nước đâu đâu cũng có 2 mùa mưa và mùa khô nên sông ngòi mọi nơi đều có 2 mùa lũ và mùa
cạn.
+ Mùa lũ ở nước ta dài trung bình 4-5 tháng nhưng lượng mưa lơn (chiếm từ 70-80% lượng nước cả
năm), mùa lũ chậm dần từ bắc vào nam liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nội chí tuyến từ tháng 8


đến tháng 10 từ đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Trong mùa lũ mực nước dâng cao, nước lớn
đồng thời sông cũng vận chuyển nhiều phù sa (có độ đục lớn).
+ Mùa cạn: mùa cạn kéo dài hơn mùa lũ, kéo dài trung bình khoảng 7,8 tháng, với lượng mưa nhỏ 2030% lượng nước cả năm. Trong mùa cạn mực nước sông xuống rất thấp, có sông còn lội qua được, lòng
sông thu hẹp, phơi bãi cát ngổn ngang.
Vì đặc điểm thủy chế của nước ta phức tạp, thất thường nên cần chú trọng đến công tác thủy lợi (xây đập,
kênh, rạch,…) chống ngập lụt trong mùa lũ và hạn hán trong mùa khô.
c) Chế độ Thủy triều:

+Chế độ nhật triều: 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống trong ngày.
+Chế độ bán nhật triều: 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống trong 1 ngày
+Chế độ bán nhật triều không đều: xen kẽ nhật triều và bán nhật triều.
(thiếu)
Câu 8: Cơ sở khoa học của bảo vệ TNTN?
a) Cơ sở địa – sinh thái?
b) Cơ sở kinh tế - sinh thái?
Trl: Cơ sở khoa học của việc bảo vệ TNTN: đây là 1 vấn đề khó khăn và phức tạp. Đồng thời cũng phải
đầu tư sức, của và thời gian mới năm bắt cụ thể tình hình tự nhiên và biện pháp bảo vệ, cải tạo tự nhiên ở
VN.
a) Cơ sở địa- sinh thái:
Hệ địa sinh thái là 1 hệ thống không gian (có 2 cấu trúc ngang và đứng) đồng thời là 1 hệ thống hở vì thế
mối quan hệ nội hệ thống và ngoại hệ thộng đều đều rất phức tạp, khó kiểm soát.
+ Cấu trúc đứng bao gồm các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên hệ địa- sinh thái cùng vs
những mối quan hệ tương hộ phức tạp giữa chúng -> tạo nên bản chất hệ đia- sinh thái gọi là cấu trúc
đứng: - Sự sắp xếp trên dưới của thành phần lát cắt.
- Dòng trao đổi vật chất từ trên xuống dưới, dưới lên trên.
Vai trò tích cực nhất thuộc về sinh vật (trước hết thuộc về thực vật) Vì thế cái tạo điều kiện tự nhiên đầu
tiên là tạo diều kiện cho sinh vật phát triển thuận lợi.
+Cấu trúc ngang: bao gồm các hệ địa- sinh thái nhỏ tạo nên địa sinh quyển của Trái đất (hệ địa sinh thái
lớn là hợp phần của nhiều hệ địa sinh thái nhỏ hơn) nên thay đôit thành phần của 1 hệ địa sinh thái sẽ
phản ứng dây chuyên đến các cấp khác.
Gọi là cấu trúc ngang vì các dòng vật chất năng lượng đi từ hệ địa sinh thái này đến hệ địa sinh thái khác
theo chiều không gian (tác nhân chủ yếu là do dòng nước và dòng không khí)


Sự ra vào của các dòng vật chất và năng lượng trong 1 hệ địa sinh thái được thực hiện trên cả bề mặt S
của nó qua vùng ranh giới của nó-> cần phân tích kỹ và cải tạo mạng lưới sông ngòi, kênh mương.
Như vậy trong bảo vệ và cải tạo tự nhiên, 2 thành phần quan tâm hàng đầu là nước và sinh vật, giữ cân
bằng hệ địa sinh thái -> giữ cân bằng lưới thức ăn và cân bằng nước.

b) Cơ chế kinh tế - sinh thái:
Còn gọi là phát triển bền vững, là đẩy mạnh sản xuất nhưng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc thằng
đứng và cấu trúc ngang của các hệ địa sinh thái lớn nhỏ, không làm mất cân bằng, không làm ô nhiễm tự
nhiên. Có khi còn cần cải tạo tự nhiên cho tốt đẹp hơn vì không phải mới tự nhiên lúc nào và ở đâu cũng
thuận tiện cho đời sống, kinh tết, sinh thái mà phải xuất phát từ việc nghiên cứu kỹ các hệ địa sinh thái,
cân bằng nhu cầu kinh tế với khả năng cung ứng tối đa của tự nhiên. Có thể đưa hệ địa sinh thái tự nhiên
những thành phần nhân sinh nhưng phải bão hòa, nghĩa là giữa thành phần tự nhiên và thành phần nhân
sinh tạo cấu trúc của hệ kinh tế - sinh thái phải có quan hệ tương bổ tốt đẹp đem lạ các kết quả mong
muốn.
Các hệ kinh tế - sinh thái là những hệ kép tự nhiên – xã hội và mâu thuẫn thống nhất cơ bản ở đây diễn ra
giữa tự nhiên và con người. Do đó mà hệ kinh tế - sinh thái cũng khác với các hệ kinh tế đơn thuần mà
mâu thuẫn không thống nhất cơ bản chỉ diễn ra giữa cung và cầu, giữa thu và chi.
Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế - sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa
vào sự tổ chức của xã hội, vào luật pháp, vào quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch, không những
trong phạm vi 1 địa phương nhỏ mà còn trong lãnh thổ 1 quốc gia thậm chí toàn cầu.
Kết quả của sự phát triển KT-XH không chỉ căn cứ vào các điều tra răng trưởng GDP và GNP mà còn
phải dựa vào các chỉ tiêu về việc sử dụng hợp và bảo vệ TNTN đúng khoa học.



×