Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

An Toàn Điện - ĐH Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.63 KB, 6 trang )

Chương 5. Vữa xây dựng

5-
1

Chương 5
VỮA XÂY DỰNG
5.1. Đặc điểm
Vữa xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo đựơc chế tạo bằng cách nhào trộn và làm
rắn chắc một hỗn hợp lý của chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ, phụ gia.
Vữa có thành phần vật liệu giống như bê tông, nhưng do mục đích sử dụng chủ yếu
là xây và trát công trình, vữa luôn luôn được dàn mỏng nên trong thành phần không có
những cốt liệ
u lớn. Do đặc điểm trên đây nên so với bê tông, vữa có hai đặc điểm khác cơ
bản:
- Một là khả năng chịu lực của vữa thường kém hơn bê tông nếu chúng dùng cùng
loại và lượng chất kết dính.
- Hai là vữa dùng nhiều chủng loại chất kết dính hơn, với nhiều mục đích khác
nhau, nên việc phân loại vữa cũng đa dạng hơn bê tông.
Khi nghiên cứu về vữa xây d
ựng dùng chất kết dính vô cơ, người ta tập trung
nghiên cứu vữa dùng ximăng pooclăng làm chất kết dính. Thành phần vữa vôi và vữa sét
chọn theo kinh nghiệm và các chỉ tiêu kỹ thuật quan tâm chủ yếu là tính dẻo, khả năng
dính bám khi thi công. Vữa thạch cao chủ yếu dùng trang trí mặt các công trình có mái
che nên tính năng kỹ thuật cũng không yêu cầu chặt chẽ.
5.2 Nguyên liệu chế tạo vữa
Vữa dùng ximăng làm chất kết dính có hai loại chính
- Vữa xim
ăng cát thực chất là bê tông hạt nhỏ hay gọi là bê tông ít đá.
- Vữa hỗn hợp hay còn gọi là vữa bata. Thành phần vữa này gồm ximăng + cát +
nước + vôi (hoặc bột sét). Vai trò chất kết dính vẫn được ximăng đảm nhiệm còn


vôi hay bột đất sét) được dùng chủ yếu để tăng dẻo, giữ nước và chống thấm
tầng.
Vôi dùng cho hỗn hợp vữa vôi có mác 0,2-0,4. Để đảm bảo cường độ và độ d
ẻo nếu
không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng hỗn hợp vữa mác 1-1,7.
Ximăng dùng cho hỗn hợp vữa cần có mác gấp 3-4 lần mác vữa.
Cát dùng cho vữa xây dựng đóng vai trò là một bộ khung, chất lượng của cát có ảnh
hưởng nhiều đến cường độ của vữa. Cát có thể là cát thiên nhiên (cát thạch anh, cát
fenfat, cát nhân tạo).
Cát dùng cho hỗn hợp vữa phải đảm bảo các yêu cầu sau (Bảng 5-1):
Bảng 5-1. Cát dùng cho hỗn hợp vữa
Mức theo mác Các chỉ tiêu
Nhỏ hơn 75 Lớn hơn, bằng 75
1. Môđun độ lớn không nhỏ hơn 0,7 1,5
2. Sét, á sét, các

tạp chất ở dạng cục không không
3. Lượng hạt lớn hơn 5mm không không
4. Khối lượng thể tích xốp (kg/m
3
) không nhỏ
hơn
1150 1250
5. Hàm lượng muối sunfat không lớn hơn 2 2
Chương 5. Vữa xây dựng

5-
2

6. Hàm lượng bùn, bụi, sét bẩn, % khối lượng

cát không lớn hơn
10 3
7. Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, % khối lượng
cát, không lớn hơn
35 20
8. Hàm lượng tạp chất hữu cơ, theo phương
pháp so màu (màu của dung dich trên cát)
không sẫm hơn
mẫu hai mẫu chuẩn
Cấp phối cát phải thoả mãn các quy định sau (Bảng 5-2):
Bảng 5-2. Cấp phối tiêu chuẩn của cát dùng cho hỗn hợp vữa
Kích thước sàng (mm) 5 1,2 0,3 0,15
Lượng sót tích luỹ, (%) 0-10 0-55 30-75 75-100
5.3. Tính chất của hỗn hợp vữa
Một số chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến tính chất của hỗn hợp vữa có thể xét đến lần lượt
như sau.
5.3.1 Độ lưu động của hỗn hợp vữa
Đây là tính chất quan trọng nhất đảm bảo năng suất lao động và chất lượng của khối
xây. Độ lưu động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước nhào trộn, độ lớn và hình
dạng hạt cát, mức độ trộn...
Độ lưu động của hỗn hợp vữa xây từ 4 đến 10cm; của vữa hoàn thiện từ 6 đến
10cm (đối với vữ
a cát thô), từ 7 đến 12cm (đối với cát mịn)
Độ phân tầng của vữa: Vữa có khả năng chống phân tầng tốt là vữa có độ đồng nhất
cao, không bị phân tầng tách lớp trong quá trình vận chuyển hay để lâu chưa dùng tới.
Có 2 phương pháp xác định độ phân tầng: phương pháp lắng và phương pháp chấn
động.
Độ phân tầng đựơc xác

định theo công thức:

PT = 0,07(S
1
3
-S
3
3
), (cm
3
) (5- 1)
Trong đó:
S
1
- độ lưu động của hỗn hợp vữa ống 1, cm;
S
3
- độ lưu động của hỗn hợp vữa ống 3, cm;
5.3.2 Tính giữ nước
Vữa phải có độ giữ nước tốt để đảm bảo đủ nước cho chất kết dính thuỷ hoá, rắn
chắc, ít bị mất nước do nền hút, do bay hơi, do tách nước trong quá trình vận chuyển.
Khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa đựơc biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa độ lưu
động của hỗn hợp vữa sau khi chịu hút
ở áp lực chân không và độ lưu động của hỗn hợp
vữa ban đầu.
Độ giữ nước của hỗn hợp vữa G
n
được tính theo công thức sau:
G
n
= (S
2

/S
1
)100% (5- 2)
Trong đó:
S
1
- độ lưu động của hỗn hợp vữa ban đầu, cm;
Chương 5. Vữa xây dựng

5-
3

S
2
- độ lưu động của hỗn hợp vữa sau khi hút chân không, cm;
Độ giữ nước, % đối với vữa ximăng là 63, vữa vôi và vữa hỗn hợp là 75
5.3.3 Tính chống thấm
Tính chống thấm của vữa được xác định bằng cách cho mẫu vữa dày 2cm chịu áp
lực của nước, lúc đầu 0,5 at, sau 1 giờ tăng lên 1at, sau 2 giờ – 1,5 at, sau 3 giờ – 2 at, rồi
để 24 giờ mà nước không thấm qua mẫu thì coi như vữa có tính chống thấm.
5.4. Vữa xây
* Cấp phối của vữa vôi: đựơc chọn dựa vào chất lượng vôi và biểu diễn tỷ lệ thể
tích của vôi và cát:
- Vôi cấp 3: V:C = 1:2
- Vôi cấp 2: V:C = 1:3
- Vôi cấ
p 1: V:C = 1:4
* Cấp phối của vữa hỗn hợp ximăng - vôi, ximăng -sét: đựơc chọn dựa vào chất
lượng vôi và biểu diễn tỷ lệ thể tích của vôi và cát như sau: 1: V: C
- Cấp phối của vữa hỗn hợp có thể xác định bằng cách tra bảng hoặc tính toán theo

công thức thực nghiệm
Bảng 5-3. Cấp phối vữa hỗn hợp ximăng – vôi
Tỉ lệ phối hợp theo thể tích của mác v
ữa Mác xi măng
(Chất kết dính)
10 7,5 5 2,5 1
60 1: 0.4:4.5 1:0.7:6 1:0.7:8
1:1:9
50 1:0.3:4 1:0.5:5 1: 0.7:8
1:1:8
40 1:0.2:3 1:0.3:4 1:0.7:6 1:0.7:8
1:1:10
30 1:0.2:3 1:0.4:5 1:0.7:8
1:1:10
25 1:0.2:3 1:0.7:6
20 1:0.1:2,5 1:0.5:5
15 1:0.3:3.5 1:0.7:8
1:1:9
10 1:0.1:2,5 1:0.5:5
Ghi chú:
1) Số liệu ở mẫu số dùng cho công trình thuỷ công
2) Khi xác định tỷ lệ phối hợp, khối lượng thể tích của ximăng được quy định như
sau:
- Với ximăng mác 30-60 thì ρ
vx
= 1,1kg/l
- Với ximăng mác 15-25 thì ρ
vx
= 0,9kg/l
- Với ximăng mác 10 thì ρ

vx
= 0,7kg/l
Chương 5. Vữa xây dựng

5-
4

3) Cát sử dụng ở trạng thái xốp có độ ẩm 1-3%. Khi dùng cát khô hơn, lượng dùng
cát phải giảm tới 10%. Khi độ ẩm lớn hơn 3%, lượng cát phải tăng lên 10%.
4) Số liệu trong bảng ứng với vôi cấp II có ρ
vv
= 1400kg/m3. Khi dùng vôi cấp I
lượng vôi giảm 10% vôi cấp III tăng 10%.
* Cấp phối của vữa ximăng: Cấp phối vữa ximăng thường được chọn theo bảng có
sẵn. Tỷ lệ X/C = 1/2; 1/3; 1/4; tuỳ theo yêu cầu về cường độ, về khối lượng thể tích. Với
kết cấu ximăng lưới thép tỷ lệ X/N có thể chọn từ 1/3 đến 1/4, lượng ximăng thường
650kg/m
3
vữa. Như vậy để chế tạo vữa ximăng cát, lượng ximăng lớn hơn khoảng 2 lần
so với lượng ximăng cho bê tông.
5.5. Vữa trát
* Vữa trát thường đựơc trát thành 3 lớp mỏng: lớp dự bị (trát đầu tiên), dày 3-8mm,
lớ đệm (trát thứ 2), dày 5-12mm, lớp trang trí (ngoài cùng) dày 2mm và có pha bột màu.
Vữa trát có một số yêu cầu khác với vữa xây: nhão hơn và có khả năng giữ nứơc tốt
hơn (độ phân tầng t
ốt nhất là 1-2cm) để đảm bảo độ dẻo yêu cầu của vữa trát, vật liệu chế
tạo vữa phải thoã mãn các yêu cầu sau:
+ Vôi phải tôi trước 1-2 tháng, lọc kỹ hơn.
+ Cát phải mịn hơn: đối với lớp dự bị và lớp đệm – không lớn hơn 2,5mm, đối với
lớp trang trí không lớn hơn 1,2mm.

Cấp phối vữa vôi: lớp dự bị (lớp lót) V:C = 1:3, lớp trang trí 1:2 (vôi cấp 2)
Cấp phối vữa hỗn hợp X:V:C để trát tường ngòai hay nơi ẩm ướt 1:0,5:6 để trát
tường phía trong nhà 1:2:9.
Cấp phối vữa ximăng X:C để trát tường ngoài nhà hoặc nơi ẩm ướt 1:6 đến 1:3,5.
Để khắc phục nhược điểm của vữa trát bằng tay người ta dùng vữa phun. Thiết bị phun
giống như phun bê tông.
5.6. Thiết kế hỗn hợp vữa xây
Thiết kế hỗn hợp vữ
a có thể sử dụng bảng tra trong giáo trình hoặc sách bài tập. Có
thể tính trực tiếp theo các cách sau:
* Trường hợp vữa bata (tam hợp) không có đất sét nhuyễn
Vữa bata xây gồm 2 loại chính mà quy luật tính chất khác nhau do tác dụng của nền
đối với vữa : đó là vữa xây nền đặc và vữa xây nền xốp.
Nền đặc là loại nền của vữa có khả năng hút nước kém, thường H
V
của nền này <
5%. Cường độ của nó xuất hiện và phát triển như bê tông .
)4.0 -
N
X
(R25.0=R
x
28
V
(kG/cm
2
) (5- 3)
Trái với nền đặc, nền xốp là loại nền của vữa có khả năng hút nước mạnh, ví dụ
gạch đất sét nung. Vì vậy ngay khi tiếp xúc với vữa, nền đã hút đi hầu hết lượng nước tự
do trong vữa. Điều đó làm cho lượng nước nhào trộn khi thoả mãn yêu cầu độ dẻo, không

còn ảnh hưởng đến cường độ của vữa xây nữa, như th
ể hiện trong công thức Pôpôv:
R
v
= K.R
x
(X - 0.05) + 4 (5- 4)
Chương 5. Vữa xây dựng

5-
5

Cấp phối vữa bata (tam hợp) thường được biểu thị bằng tỉ lệ thể tích vật liệu thành
phần so với thể tích ximăng

X : V : C = 1 : x : y (5- 5)
Với lượng vôi nhuyễn :
V = 0.15C - 0.3 (5- 6)
Lượng cát :
x
=C
ox
γ
(5- 7)
Cả C và V đều là số đơn vị thể tích cát và vôi nhuyễn dùng trên 1 đơn vị thể tích
ximăng. Trong công thức trên ta nhận thấy thể tích của cát được tính theo công thức thực
nghiệm. Khi tính toán thành phần cấp phối của vữa ta cần xét đến hệ số thể tích cát/ thể
tích 1m
3
vữa, hệ số này được tra bảng 5.4.

Bảng 5.4. Hệ số thể tích cát/thể tích 1m
3
vữa

Loại cát Ximăng cứng Ximăng mềm
Thô 1 2,2
Trung bình 0,8 1,8
Mịn 0,5 1,4
Riêng loại vữa dùng cát đen (loại cát khai thác trên đồng bằng sông Hồng) thì dùng
công thức:
4+0.05)-
C
1
(KR=R
xV
(5- 8)
Với C là số đơn vị thể tích cát dùng với 1 đơn vị thể tích ximăng


K - hệ số phụ thuộc mác vữa:
K = 0.5 khi
#
V
R
= 100
K = 0.55 khi
#
V
R
= 50 - 75

K = 0.5 khi
#
V
R
< 50
Thành phần của các loại vữa ximăng, vữa vôi và một số loại vữa hỗn hợp thường
được chọn theo kinh nghiệm (bảng tra sẵn). Các số liệu về thành phần vữa sau khi chọn
hoặc hoặc tính toán đều được kiểm tra lại bằng th
ực nghiệm.
* Trường hợp vữa bata có thành phần sét nhuyễn. Việc tính toán

được tiến hành
theo cách sau:
1) Tính lượng dùng ximăng cho 1m
3
cát (hoặc 1 m
3
vữa)
kg
KR
R
X
x
v
,1000=
(5- 9)
2) Tính lượng vôi nhuyễn (sét nhuyễn)
V(S) = 170(1-0,002X), l (5- 10)

×