Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƢỜNG

TRƢƠNG THỊ THU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI TÔM TRÊN CÁT
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM – NGƢ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI TÔM TRÊN CÁT
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Trương Thị Thu Hương
Mã số: DQB05130050
Chuyên ngành:Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quang Hùng

QUẢNG BÌNH, NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác, nếu có tham khảo các tài liệu khác thì đều đã được trích dẫn nguồn rõ
ràng. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Trương Thị Thu Hương

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn

ThS. Nguyễn Quang Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, gia đình, bạn bè, và các phòng ban liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơ n sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Quảng Bình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡtôi trong thời gian học tập và hoàn thành
khóa luận.
Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn - ThS. Nguyễn Quang Hùng, người đã
tận tình, hết lòng giúp đỡ và chia sẻ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quảng Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Lệ Thủy; các cơ sở nuôi tôm trên cát tại địa phương đã tạo điều kiện giúp
đỡ, hỗ trợ thu thập thông tin để tôi hoàn thành khóa luận này.
Dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình xây dựng, hoàn thành khóa
luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận
được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, ngày

tháng

năm 2017

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trƣơng Thị Thu Hƣơng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ
Đánh giá tác động môi trường
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc

TT
1

Tên viết tắt
ĐTM

2


FAO

3

IISD

4

IUCN

Viện Quốc tế về Phát triển bền vững
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

5

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6

UBND

Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy ..................................................... 12

Hình 4.1. Biểu đồ biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản .......................... 28
Hình 4.2. Biểu đồ biến động diện tích đất nuôi tôm trên cát huyện Lệ Thủy..... 30


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về dân số năm 2016 của các xã nghiên cứu .............. 19
Bảng 2.2. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2016 của các xã nghiên cứu ....... 19
Bảng 4.1. Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 .................... 25
Bảng 4.2. Thực trạng diện tích đất nuôi trồng thủy sản ...................................... 26
Bảng 4.3. Thành phần sử dụng đất nuôi trồng thủy sản...................................... 27
Bảng 4.4. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản từ năm 2005 - 2016 ...... 28
Bảng 4.5. Thực trạng sử dụng đất tại các cơ sở nuôi tôm trên cát ...................... 30
Bảng 4.6. Phân loại cơ sở nuôi tôm theo diện tích.............................................. 31
Bảng 4.7. Tổng lượng nước cho nuôi tôm trên cát ............................................. 32
Bảng 4.8. Lượng nước ngọt sử dụng cho nuôi tôm trên cát ............................... 33
Bảng 4.9. Thực trạng sử dụng nước cho nuôi tôm trên cát ................................. 33
Bảng 4.10. Thực trạng sử dụng nước ngọt cho nuôi tôm trên cát....................... 34


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

1.3. Yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 3
2.2. Tổng quan về nuôi tôm trên cát...................................................................... 3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 3
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 3
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 4
2.2.2. Đặc điểm của hoạt động nuôi tôm trên cát.................................................. 7
2.2.2.1. Đặc điểm nuôi tôm trên cát ...................................................................... 7
2.2.2.2. Đặc điểm nghề nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình ............................ 11
2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình . 12
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 12
2.3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 12
2.3.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 13
2.3.1.3. Tiềm năng Tài nguyên và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên... 16
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 18
2.3.2.1. Dân số ..................................................................................................... 18
2.3.2.2. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 19


2.3.2.3. Kinh tế .................................................................................................... 20
2.3.2.4. Hệ thống thủy lợi.................................................................................... 20
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22
3.1. Địa điểm, thời gian, phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 22
3.3.2. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .............................................. 23
3.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý các số liệu thu thập .................................... 23

3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích ............................................................. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 24
4.1. Chính sách, quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, nước.................................. 24
4.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên ở những vùng nuôi tôm trên cát ................. 26
4.2.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất ............................................................ 26
4.2.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên nước......................................................... 31
4.3. Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên đất, nước trong nuôi tôm trên cát .. 34
4.4. Biện pháp phát triển bền vững vùng nuôi tôm trên cát ................................ 38
4.4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp....................................................................... 38
4.4.1.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................... 38
4.4.1.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 39
4.4.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 41
4.4.1.4. Các kinh nghiệm sẵn có ......................................................................... 42
4.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ....................... 43
4.4.2.1. Giải pháp về quản lý .............................................................................. 43
4.4.2.2. Các giải pháp quy hoạch ........................................................................ 44
4.4.2.3. Giải pháp về kỹ thuật, quy trình nuôi..................................................... 45
4.4.2.4. Giải pháp kiểm soát nguồn ô nhiễm từ vùng nuôi ................................. 46


4.4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................. 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 49
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 49
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50
PHỤ LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước có ngành thủy sản rất phát triển và chiếm tỉ trọng
cao trong xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tôm. Ngoài việc đánh bắt thủy hải sản
thì nuôi trồng thủy sản đang được khuyến khích phát triển. Nuôi trồng thủy sản
giúp cung ứng nguồn thủy sản tại chỗ và chủ động, giúp giảm tác động và sử
dụng bền vững nguồn thủy sản tự nhiên. Trong những năm gần đây, hình thức
nuôi trồng thủy sản trên đất cát ven biển phát triển rất mạnh mẽ và được rất
nhiều tỉnh ven biển quan tâm áp dụng, trong đó phát triển hơn cả là hình thức
nuôi tôm trên cát.
Quảng Bình là một trong các tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nghề nuôi tôm trên cát và đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy
sản của tỉnh. Với diện tích đất cát tương đối lớn khoảng 40.000ha [5], nhiều xã
ven biển hoàn toàn là cát, trong đó có khoảng 4.500ha [5] có khả năng nuôi
trồng thủy, hải sản. Các huyện có diện tích đất cát lớn như: Quảng Trạch, Bố
Trạch, thành phố Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Đất cát biển là một loại đất
rất xấu, có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, thường cho năng
suất cây trồng thấp do đó rất khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp. Việc
nuôi trồng thủy sản tại đây sẽ tận dụng nguồn tài nguyên đất cát phong phú và
thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ ven biển trên địa bàn
tỉnh.Trong những năm qua, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình
phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm.
Tuy nhiên, các hoạt động nuôi tôm trên cát ở Quảng Bình chưa được quản
lý và quy hoạch tốt. Nhiều cơ sở nuôi hình thành tự phát, nhỏ lẻ chưa tuân thủ
đầy đủ các quy định về sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước mặt, nước
ngầm, nước biển ven bờ và môi trường. Một số cơ sở nuôi vì những lợi ích trước
mắt mà không tính đến những lợi ích lâu dài, khai thác một cách bừa bãi, không
có kế hoạch gây tác động xấu và có nguy cơ làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên ở
khu vực.
Từ những thực tế trên, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là cần phải tiến hành
tìm hiểu và đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên, từ đó đề ra những biện pháp
để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường ở những vùng nuôi

tôm trên cát. Huyện Lệ Thủy là một trong những huyện có diện tích đất cát lớn
và vùng nuôi tôm trên cát tiềm năng nhưng đang còn tồn tại những vấn đề bất
cập trong việc sử dụng hợp lý các loại tài nguyên phục vụ cho nuôi trồng. Chính
vì vậy đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên và đề xuất
1


các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình” là cần thiết để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên và thúc
đẩy sự phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng sử dụng tài nguyên ở các cơ
sở nuôi tôm trên cát, đánh giá tình hình sử dụng và đưa ra những giải pháp cụ
thể để sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên, phát triển bền vững nghề nuôi
tôm trên cát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, đưa ra được các chính sách quy hoạch, sử dụng tài nguyên đất,
nước trong nuôi tôm trên cát của huyện Lệ Thủy.
- Đánh giá, làm rõ thực trạng khai thác, sử dụng đất, nước tại các cơ sở
nuôi.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên cho
các cơ sở nuôi tôm trên cát, giúp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đưa ra được các số liệu, dữ liệu chính xác về thực trạng sử dụng tài
nguyên ở những vùng nuôi tôm trên cát ở huyện Lệ Thủy.
- Phân tích, đánh giá làm rõ tình hình sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên
nước ở các cơ sở nuôi.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý, hiệu quả, dễ dàng thực hiện và phù hợp

với các cơ sở nuôi tôm trên cát, các địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con
người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các
nguồn nước, dầu, khí...). [23]
- Tài nguyên đất: Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất
có 2 nghĩa:
+ Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người.
+ Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp, là
vật thể thiên nhiên có cấu tạo lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá
gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. [22]
- Tài nguyên nước là lượng nước trong các sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại
dương, khí quyển,…Theo Luật Tài nguyên nước 2012 quy định: “Tài nguyên
nước bao gồm nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [12]
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định: “Phát triển bền vững là
phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.[13]
2.2. Tổng quan về nuôi tôm trên cát
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nuôi trồng thủy sản là ngành nghề hiện đang phát triển rất nhanh tại nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Trong đó, nuôi tôm được xem là loại

hình được mở rộng nhanh nhất về diện tích cũng như đổi mới công nghệ nuôi
trồng từ phát triển con giống đến kỹ thuật thâm canh. Việc xây dựng các ao nuôi
trên cát dọc bờ biển hay ven các đảo đã có từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Vào lúc đó, phong trào nuôi tôm sú phục vụ xuất khẩu phát triển rầm rộ ở các
quốc gia Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Một số nước như Malaysia, một số
vùng ở Indonesia, Thái Lan,… do không có bãi triều tự nhiên, không có các khu
rừng ngập mặn để xây dựng các ao nuôi tôm họ phải lợi dụng các bãi cát ven
biển, xây dựng các ao có kích thước vừa và nhỏ để bơm nước biển lên nuôi
3


thương phẩm. Cùng với Việt Nam, một số nước trong khu vực Đông Nam Á
như Thái Lan, Indonesia, Philippine nuôi tôm ven biển đang chiếm vị trí quan
trọng trong nuôi trồng thủy sản [3]. Nghiên cứu của Siri Tookwinas và Dhana
Yingcharoen (1989) đã giới thiệu hệ thống cấp thoát nước biển cho nuôi tôm
thâm canh vùng duyên hải “Seawater irrigation system – SIS”, SIS là phương
pháp tiếp cận quản lý nước, mục đích làm sạch nước thải ao nuôi và cung cấp
nước biển chất lượng tốt cho nuôi tôm [8]. Hay nghiên cứu của J.Gordon Bell và
Rune Waabo (2008) phân tích nuôi trồng thủy sản ven biển mang lại những lợi
nhuận không thể phủ nhận thì chính nó đang tạo ra rủi ro và áp lực đến môi
trường ven biển trên thế giới [16]. Đã có một số hội nghị, hội thảo chuyên gia
giúp xác định các vấn đề về phát triển, hướng dẫn về mặt kỹ thuật và các khuyến
cáo về mặt chính sách như: Cuộc hội đàm kỹ thuật của FAO năm 1997 tại
Bangkok về các chính sách nuôi tôm bền vững [3],…
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nước có đường bờ biển dài 3.260km thuận lợi cho việc phát
triển nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi tôm vùng duyên hải đang mang lại
nguồn thu nhập cao hơn so với trồng lúa, hay canh tác các loại hoa màu khác
cho các hộ dân. Ở Việt Nam, năm 1999 lần đầu tiên một hộ gia đình áp dụng mô
hình nuôi tôm trên cát dùng ni - lông làm vật liệu chống thấm khi xây dựng ao

nuôi thử nghiệm thành công tại tỉnh Ninh Thuận với diện tích 0,5ha. Diện tích
nuôi tôm trên cát tăng lên rất nhanh tại một số tỉnh miền Trung trong những năm
sau đó [14]. Diện tích nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 2014 tăng đáng kể (từ 2.381ha lên 3.018ha); sản lượng tăng từ 30.844 tấn lên
đến 37.030 tấn. Năng suất các v ng nuôi tôm trên cát khá cao, trung bình
khoảng 13 - 14 tấn ha, cá biệt có nơi đạt 17 - 20 tấn/ha (Quảng Nam, Quảng
Ngãi). Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn là: Bình Thuận (chiếm 28%
tổng diện tích nuôi tôm trên cát toàn vùng), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%),
Thừa - Thiên Huế (14%). [26]
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hết
sức thuận lợi để phát triển mô hình nuôi tôm trên cát. Toàn tỉnh hiện có hơn 440
ha diện tích nuôi nước lợ, năng suất trung bình hơn 13 tấn ha vụ, sản lượng nuôi
tôm thẻ chân trắng đạt hơn 5.600 tấn, chiếm 50% sản lượng nuôi nước lợ toàn
tỉnh.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Quảng Trị khoảng 650ha,
tập trung ở các xã: Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong); Hải
4


An, Hải Khê (huyện Hải Lăng); Trung Giang, Gio Hải (huyện Gio Linh); Vĩnh
Thái (huyện Vĩnh Linh). Chỉ tính riêng trong năm 2015, sản lượng tôm thẻ chân
trắng toàn tỉnh ước đạt hơn 4.500 tấn. Đa số nông dân trên địa bàn nuôi tôm thẻ
chân trắng 2 vụ năm với năng suất bình quân ước đạt 15tấn ha vụ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nghề nuôi
tôm trên cát đã và đang là hướng đi vững chắc trong chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh này. Nhiều v ng đất bạc màu, hoang hóa đã trở thành
"đất vàng" cho nghề nuôi tôm, đem lại hàng tỷ đồng cho nông dân. Nếu như
năm 2011, toàn tỉnh có 40ha nuôi tôm trên cát, sáu tháng đầu năm 2014 diện tích
nuôi tôm đã được mở rộng lên 69ha. Năng suất liên tục tăng và đạt từ 12 đến 20
tấn ha vụ, doanh thu trung bình 1,9 tỷ đồng ha, lợi nhuận từ 700 triệu đồng đến
một tỷ đồng ha vụ. Hiện, tỉnh Hà Tĩnh đang ưu tiên cho thâm canh công nghệ

cao, tập trung đầu tư phát triển các v ng nuôi tôm hàng hóa nhằm tăng năng suất
trên một đơn vị diện tích, giảm thiểu dịch bệnh. Điển hình như mô hình nuôi
tôm trong ao đất vỗ bờ bằng xi-măng và bột đá của Hợp tác xã Nuôi trồng thủy
sản Hải Minh tại Thạch Trung (TP Hà Tĩnh). Hợp tác xã Hải Minh thực hiện mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 6,7ha, thả nuôi 2,5 triệu con vụ với
mật độ thả 85 con m2, năng suất đạt 13 tấn ha vụ. Qua thực tế nuôi tôm vụ 1 của
năm 2014, sau khi thu hoạch sản lượng đạt 38 tấn. Với giá bán dao động từ 115
đến 145 nghìn đồng kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 800 triệu
đồng ha. [9]
Nuôi tôm trên cát ven biển đã và đang được nhiều tỉnh, địa phương nghiên
cứu ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi tôm trên cát và góp
phần phát triển kinh tế xã hội cho các xã khu vực bãi ngang ven biển như nghiên
cứu, đánh giá thách thức và cơ hội khi mở rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam
của IUCN và IISD thực hiện năm 2003 [10], đến đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và giải pháp khắc phục” của Viện địa
lý năm 2005 [22] và một số đề tài nghiên cứu của các tỉnh thành phố ven biển
khu vực miền Trung như đề tài Luận văn “Đánh giá tiềm năng nuôi tôm thẻ
chân trắng trên v ng đất cát ở tỉnh Quảng Ngãi” của Nguyễn Đại Toàn năm
2005 [17], đề tài Luận văn “Đánh giá tác động của hoạt động nuôi tôm trên cát
đến đời sống người dân tại hai xã Triệu Lăng và Triệu Vân, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị” năm 2011 [15],…

5


Quảng Bình là một trong những tỉnh có tiềm năng để phát triển nuôi tôm
trên cát. Giữa năm 2002, tỉnh Quảng Bình thí điểm dùng ni - lông làm chất phủ
chống thấm để nuôi tôm trên triền cát trắng ven biển. Khoảng hai năm sau,
phong trào nuôi tôm trên cát phát triển ra khắp tỉnh, nuôi tôm sú là chính. Năng
suất bình quân mỗi vụ khoảng 1,5 tấn ha đến 1,7 tấn/ha. Tiếp đó, con tôm thẻ

chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ được nhập vào nước ta và đưa về nuôi ở
Quảng Bình từ năm 2006 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các Công ty TNHH
Hưng Biển, Đức Thắng ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và ông Võ Đại
Nghĩa, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy đã nuôi tôm thẻ chân trắng trên các vùng
cát ven biển, bước đầu đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha/vụ và mang lại lợi nhuận
cao. Vụ nuôi tôm năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do bất lợi của thời tiết
nhưng năng suất tôm bình quân của một số doanh nghiệp và hộ nuôi đạt từ 7 đến
9 tấn/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt 12 đến 13 tấn/ha/vụ. Với ba, bốn vụ tôm nuôi
trong năm, các doanh nghiệp và người nuôi đã thu lãi hàng tỷ đồng. Năm 2010,
diện tích nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Bình là 190 ha, tăng 40 ha so với năm
2009 và đến năm 2016 diện tích nuôi giảm chỉ còn 134ha. Trên địa bàn đã hình
thành nhiều vùng nuôi tôm trên cát tập trung với quy mô lớn như Bảo Ninh
(thành phố Đồng Hới), ba xã v ng Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy), Nhân Trạch Đại Trạch (huyện Bố Trạch). Cuối năm 2009, Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh
Quảng Bình đã đồng ý cho Công ty TNHH Đầu tư Đại Thành - Asia Hawai
Ventures (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có trụ sở chính tại tỉnh Phú Yên)
thực hiện dự án sản xuất giống tôm thẻ sạch bệnh và nuôi tôm công nghiệp trên
cát với số vốn hơn 80 tỷ đồng tại xã Hải Ninh (Quảng Ninh) quy mô dự án
khoảng 50ha. Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp nước ngoài đang thuê đất ở
vùng cát huyện Lệ Thủy để đầu tư nuôi tôm. [21]
Đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động nuôi tôm trên cát ở Quảng
Bình như: Mô hình nuôi tôm thực nghiệm trên cát của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2002 [6]; Luận văn Thạc sĩ của Trần Xuân Hiếu năm
2010, Đánh giá hiện trạng nuôi tôm trên cát tại tỉnh Quảng Bình và đề xuất các
giải pháp phát triển [7];Báo cáo điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề
xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm trên cát ven biển
tỉnh Quảng Bình của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Quảng Bình (2012), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu thực trạng nuôi tôm
trên cát ven biển tỉnh Quảng Bình và các giải pháp phát triển vùng nuôi bền
vững”, của Nguyễn Văn Chung năm 2015 [6], Báo cáo “Những thách thức hiện


6


trong phát triển nuôi tôm trên cát tại một số tỉnh ven biển miền Trung” của Thạc
sĩ Nguyễn Quang Hùng (2015),...
2.2.2. Đặc điểm của hoạt động nuôi tôm trên cát
2.2.2.1. Đặc điểm nuôi tôm trên cát
Nuôi tôm trên cát là mô hình nuôi tôm cũng giống như những mô hình
nuôi tôm khác, chỉ khác nhau ở chỗ được tiến hành nuôi trên nền đất cát (hạt cát
lớn, không có sự kết dính) nên có sử dụng các biện pháp chống thấm (bạt nhựa,
bạt ni - lông để giữ nước.
Ao nuôi tôm thường được thiết kế hình vuông hoặc hình chữ nhật, có diện
tích từ 2.000 m2 - 5.000 m2, được giữ nước bằng vật liệu chống thấm. Tùy quy
mô và chất lượng mà ao nuôi tôm sử dụng với suất đầu tư không giống nhau (có
nơi 300 - 500 triệu đồng 1ha, song có nơi chỉ đạt 28 triệu đồng/1ha), chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng cũng khác nhau (t y thuộc nhận thức và túi tiền của nhà
sản xuất), nên năng suất và giá thành tôm nuôi không giống nhau. Có cơ sở năng
suất đạt 5 - 6 tấn/ha/vụ, lãi hàng trăm triệu đồng, song cũng có cơ sở mức lãi chỉ
đạt vài 3 chục triệu, thậm chí những cơ sở mới sản xuất lần đầu không có lãi.
Nhìn chung nuôi tôm trên vùng cát, đa số là sản xuất nhỏ, diện tích nuôi còn
manh mún, thiếu quy hoạch, người dân còn gặp không ít khó khăn trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cấp nước, trang thiết bị cho sản xuất
ở nhiều cơ sở còn quá thô sơ, c ng với sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của
người nuôi tôm, là nguyên nhân cơ bản hạn chế năng suất và sản lượng nuôi
tôm. [11]
 Vai trò của nuôi tôm trên cát:
- Trong ngành nuôi trồng thủy sản, mặc dù nghề nuôi tôm không chiếm tỉ
trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cá, nhưng lại là ngành mũi nhọn trong
xuất khẩu thủy sản, mạng lại giá trị xuất khẩu cao, chiếm 36,68% giá trị xuất
khẩu.

- Nghề nuôi tôm trên cát giúp tận dụng được các diện tích mặt nước tự
nhiên, đặc biệt các v ng đất cát hoang, v ng đầm phá ven biển, vùng rừng ngập
mặn và tạo ra giá trị cao.
- Phát triển nuôi tôm sẽ giúp giảm số lượng phải đánh bắt, chủ động trong
sản lượng tôm, ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến, giảm
tác động và duy trì số lượng tôm tự nhiên.

7


- Cùng với cá thì tôm cũng là loài mang lại dinh dưỡng cao, giàu protein
mà giá cả phải chăng nên có nhu cầu cao trên thị trường. [15]
 Yêu cầu đối với nuôi tôm trên cát:
- Hệ thống ao nuôi xây dựng trên đất cát yếu, khả năng thấm nước cao,
nên các ao nuôi tôm trên cát đều phải lót bạt chống thấm toàn bộ ao, cần tạo độ
nghiêng cho đáy ao về phía rốn thoát nước trung tâm.
- Nguồn nước: Không được khoan giếng nước ngọt tại v ng nuôi để lấy
nước, lấy nước sâu dưới đáy biển vừa đảm bảo về độ mặn thích hợp và chất
lượng nước tốt. Bố trí các trạm bơm, máy bơm để bơm nước vào ao.
- Hệ thống cấp và thoát nước được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo gây cản
trở giao thông, có một ống nước chính lớn và các đường ống nhánh để cho nước
vào ao nuôi, nước thải từ các ao được tập trung vào các hố ga và thu gom về ao
xử lý.
- Lắp đặt đầy đủ trang bị về hệ thống quạt nước và oxi đáy để cung cấp
oxi cho tôm.
- Tính ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn, nên chú ý cho lượng thức
ăn của tôm. Tôm thẻ là loại ăn tạp nên cần cho tôm ăn nhiều lần trong ngày,
tránh dư thừa thức ăn trong ao nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường nước ao
nuôi. [15]
 Nuôi tôm trên cát có những lợi thế cơ bản là:

- Ao được giữ nước bằng vật liệu chống thấm nên việc xử lý đáy ao sau
thu hoạch và trước khi thả giống dễ dàng, triệt để, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm
môi trường nước do phân hủy các chất thải; xi phông đáy trong quá trình chăm
sóc tránh được sự lắng đọng các chất hữu cơ trong ao nuôi, bảo đảm môi trường
nước luôn trong sạch.
- Thu hoạch tôm nuôi trên cát đơn giản và triệt để hơn ao đất (vì bờ ao
không có hang hóc).
- Sử dụng được v ng đất hoang hóa vốn không những không đem lại hiệu
quả kinh tế mà còn là trở ngại cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Nếu sử
dụng tốt v ng đất này, sẽ đem lại thu nhập cao, giải quyết công ăn việc làm cho
người dân trong vùng hiện đang rất khó khăn, vất vả.

8


- Nuôi tôm trên cát sử dụng nguồn nước ngọt từ các giếng khoan tại chỗ là
nguồn nước sạch và nguồn nước biển được trao đổi thường xuyên với đại dương
nên ít mầm bệnh, ít bị ô nhiễm.
- Trong quá trình nuôi có thể dễ dàng áp dụng quy trình nuôi thâm canh.
Chủ động về mùa vụ (có thể nuôi được 2 vụ năm), đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Có màng chống thấm nên nước không ngấm sâu vào lòng đất nên dạng
nuôi đã góp phần làm giảm xói mòn ven biển và tăng thêm sự chắc chắn cho đới
ven bờ.
- Nuôi tôm trên cát đã làm thay đổi bộ mặt của một số vùng cát hoang
mạc, các ao tôm làm tăng độ ẩm không khí, từ trồng cây muống biển giữ bờ ao,
tiến tới trồng cây lâm nghiệp, phát triển mô hình rừng - tôm cùng với phát triển
khu vực dân sinh kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng.
 Bên cạnh những lợi ích mà nuôi tôm trên cát đem lại thì vẫn còn tồn
tại những khó khăn, thách thức:
- Nuôi tôm trên cát là loại hình nuôi mới, cần thiết phải có sự nhìn nhận

và đánh giá đúng mức về giác độ quản lý môi trường v ng đất, làm cơ sở cho
việc định hướng phát triển sản xuất bền vững.
+ Khai thác nước ngầm cho nuôi tôm là vấn đề cần được xem xét kĩ
lưỡng. Độ muối thích hợp cho sự phát triển qua từng giai đoạn của tôm nuôi:
tháng thứ nhất 25‰ - 30‰, tháng thứ hai 18‰ - 25‰, tháng thứ ba 15‰ 18‰, tháng thứ tư 20‰ - 30‰. Mực nước ao khi thả giống là 0,8 m – 1 m tăng
dần và bảo đảm mực nước 1,4 m - 1,5 m trở lên. Các chỉ tiêu trên là căn cứ để
người nuôi điều chỉnh độ muối thích hợp và tính toán lượng nước ngọt cần thiết
phải cấp cho ao nuôi. [11]
Lượng nước cần cho 1ha ao nuôi tôm thương phẩm (lấy mực nước trung
bình sâu 1,4 m):
- Lượng nước cấp cho ao nuôi 10.000 m2 x 1,4 m = 14.000 m3
- Nước bơm bổ sung (2 tuần/1 lần cấp 20% lượng nước - 16 tuần nuôi)
(14.000 m3 x 20%) x 8 lần = 22.400 m3
- Dự phòng thay nước khi có sự cố 50% lượng nước cấp
(14.000 + 22.400) x 50% = 18.200 m3
- Tổng khối lượng nước cho 1ha nuôi trong 1 vụ là:
9


14.000 m3 + 22.400 m3 + 18.200 m3 = 54.600 m3
Trong đó: 30% - 50% nước ngọt
Nếu nuôi tôm một vụ thì lượng nước ngọt cần từ 16.380 m3 - 27.300 m3
Lượng nước ngọt cho nuôi tôm 2 vụ năm cần từ 32.460 m3 - 54.600 m3.
[11]
Nước ngầm là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được xem xét khi quyết
định mở rộng diện tích nuôi tôm trên cát. Nếu đưa vào nuôi tôm tập trung với
quy mô lớn chừng 100 ha và mỗi năm nuôi 2 vụ thì ước tính sơ bộ nhu cầu nước
ngọt vào khoảng 5 triệu mét khối năm. Nếu khai thác nước ngầm phục vụ nuôi
tôm trên cát quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn
nước, dẫn đến tình trạng thâm nhập mặn lấn sâu vào khu vực nội đồng, ảnh

hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tại khu vực và lân cận.
[9]
- Hiện nay nuôi tôm trên cát còn mang tính tự phát, đa số người nuôi tôm
thiếu kinh nghiệm về quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản nên hiện tại
việc xả thải nước ao nuôi tôm còn tùy tiện. Có cơ sở xả thải trực tiếp ra khu vực
ven biển, cạnh nguồn nước cấp, là nguyên nhân lây nhiễm bệnh theo nguồn
nước. Nhiều cơ sở xả nước thải ao nuôi ngay trên bờ ao, là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh trong bối cảnh thiếu quy hoạch, địa
phương chưa có các quy định cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng rủi ro: rừng phòng hộ
sẽ bị thu hẹp, là khu vực thường xuyên có bão cát, góp phần làm tăng nhanh tốc
độ cát lấn sâu vào đất liền.
- Một số cơ sở do thiếu kinh nghiệm, đặt vị trí ao nuôi tôm tại khu vực
nhiều gió cát, không có rừng che chắn nên dẫn đến tình trạng ao nuôi và hệ
thống nước cấp bị vùi lấp nhanh. Thời gian sử dụng quá ngắn so với kinh phí
đầu tư. [11]
Để nuôi trồng thủy sản vùng cát phát triển bền vững, có tính chiến lược
lâu dài, đòi hỏi phải có bước đi cụ thể, trong đó quy hoạch vùng nuôi tôm chiếm
vị trí hàng đầu. Trên cơ sở quy hoạch, địa phương phải lập các dự án đầu tư phát
triển (nuôi trồng thủy sản trên cát), từng bước xây dựng thí điểm các mô hình
quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng để khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất cát,...
10


2.2.2.2. Đặc điểm nghề nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình
Theo Trần Đình Du (năm 2016) cho biết, việc quy hoạch và phát triển
vùng nuôi tôm trong tỉnh còn mang tính tự phát hoặc không thực hiện theo quy
hoạch và phương án đánh giá tác động môi trường được phê duyệt [1]. Cụ thể:
vùng nuôi tôm ở xã Quảng Xuân, Quảng Thọ (Quảng Trạch) phát triển tự phát,

không có quy hoạch, ao hồ đầu tư xây dựng thiếu khoa học đã và đang gây ô
nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn rất lớn. Các v ng nuôi như Đức Trạch,
Đại Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch), Ngư Thủy Trung (Lệ Thủy) tuy đã được
UBND huyện và Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tỉnh xem xét,
phê duyệt nhưng hầu hết các chủ đầu tư không thực hiện đúng như quy hoạch và
báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt. Hầu hết các vùng nuôi đều
không có ao hồ chứa lắng lọc, ao xử lý nước thải; hệ thống cấp thoát nước chồng
chéo nhau. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh rất lớn trong
quá trình sản xuất. Do không có ao chứa lắng, xử lý, nên phần lớn các hộ nuôi
đều thải trực tiếp nước thải ra biển mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào.
Theo các chuyên gia về nuôi thủy sản thì để nuôi được một tấn tôm thẻ chân
trắng cần phải cung cấp hơn một tấn thức ăn và nếu đổ xuống ao ba tấn thức ăn
sẽ còn lại hai tấn chất thải rắn không được tiêu thụ. Nếu một ha ao nuôi một năm
(nuôi ba vụ) thải ra biển đến 22 tấn chất thải rắn [23]. Với quy mô nhỏ hoặc
trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể, nhưng nếu diện
tích nuôi lớn và việc thải trong thời gian dài có thể gây ô nhiễm môi trường
nước ven biển, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải
sản tự nhiên. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi xả trực tiếp nước
thải và bùn ao nuôi ngay ra cạnh bờ hồ nuôi, gây ô nhiễm và mặn hóa nguồn
nước ngầm. Dịch bệnh có thể lây lan sang các hồ nuôi khác bất cứ lúc nào.
Ngoài ra nếu không có các biện pháp ngăn chặn tình trạng sang nhượng
đất nuôi tôm trái phép sẽ gây nên nhiều hệ lụy sau này. Hình thức chủ yếu là cho
thuê đất cát hoặc núp dưới hình thức liên doanh, liên kết để nuôi tôm. Tức là
một doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đứng ra thuê đất cát rồi sang nhượng (hoặc
xé lẻ) diện tích ấy cho một hay nhiều người ngoại tỉnh thuê nuôi tôm thẻ chân
trắng.
Nuôi tôm trên cát là hướng phát triển kinh tế có hiệu quả và góp phần khai
thác tiềm năng, thế mạnh vùng cát của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, bên cạnh
hiệu quả thì đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường và sang nhượng đất trái
phép do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và ngành chức

năng. Vì thế, trong quá trình thực hiện cấp phép đầu tư nuôi tôm trên cát phải
11


hết sức thận trọng. Bên cạnh việc quản lý nuôi tôm trên cát theo quy hoạch, tỉnh
Quảng Bình cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác giao đất, cho thuê đất
cát cho nuôi tôm; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về
bảo vệ môi trường. [23]
2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16o55’ đến 17o22’ vĩ
độ Bắc, và từ 106o25’ đến 106o59’ độ kinh Đông, có ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh.
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào.
Đối với địa bàn nghiên cứu, vị trí các xã trên bản đồ hành chính huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình có các phía tiếp giáp như sau:
12


- Xã Ngư Thủy Nam (huyện Lệ Thủy): phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị; phía Bắc Nam giáp xã Ngư Thủy Trung (huyện Lệ Thủy); phía
Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp xã Sen Thủy (huyện Lệ Thủy).
- Xã Ngư Thủy Trung (huyện Lệ Thủy): phía Nam giáp xã Ngư Thủy

Nam; phía Bắc giáp xã Ngư Thủy Bắc(huyện Lệ Thủy); phía Đông giáp biển
Đông; phía Tây giáp xã Hưng Thủy và Sen Thủy (huyện Lệ Thủy).
- Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy): phía Nam giáp xã Ngư Thủy Trung
(huyện Lệ Thủy); phía Bắc giáp xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh); phía Đông
giáp biển Đông; phía Tây giáp các xã Thanh Thủy, Cam Thủy và Hưng Thủy
(huyện Lệ Thủy).
2.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông củadãy Trường Sơn, có địa hình phía
Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 4 dạng địa hình chính, gồm:
v ng núi cao, v ng đồi trung du, v ng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.
Vùng cát ven biển chủ yếu gồm các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10m 30m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn
huyện. Thành phần của đất chủ yếu là cát hạt mịn, lượng SiO2 chiếm 97% 99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dòng chảy. Vùng cát ven biển có
nước ngầm khá phong phú, ngoài ra có một số bàu, đầm nước ngọt như Bàu
Sen, Bàu Dum…. là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân
dân trong vùng. Vùng cát ven biển có tiềm năng về phát triển nghề biển, chăn
nuôi gia súc và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức công
nghiệp và du lịch biển. [21]
Địa hình xã Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc là các xã vùng ven biển. Phần
lớn địa hình là đồi núi thấp đất cát, hầu như mất khả năng canh tác. Xã Ngư
Thủy Trung có địa hình dạng đồng bằng vùng cát ven biển, địa hình tương đối
bằng phẳng gồm có cồn cát chạy dọc ven biển và bị chia cắt bởi các dòng suối
nhỏ tạo nên các triền cát lượn sóng. Hướng dốc chính Tây Nam Đông Bắc.
b. Khí hậu, thủy văn
 Đặc điểm khí hậu
Huyện Lệ Thủy nằm trong v ng khí hậu nhiệt đới gió m a với đặc trưng
của khí hậu v ng Bắc Trung Bộ: có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm
13



dồi dào... Tuy nhiên, Lệ Thủy cũng nằm trong v ng có khí hậu tương đối khắc
nghiệt.
- Nhiệt độ: trung bình một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng. Một năm được
chia làm 2 m a rõ rệt: m a khô và m a mưa. M a mưa bắt đầu vào giữa tháng 9
và kết thúc vào tháng 2 năm sau. M a khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt
độ cao. Trong m a khô thường có gió m a Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái
- Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt. Nhiệt độ
trung bình năm của huyện 24,2oC. M a lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2 năm
sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 17,3oC (tháng 12). Mùa nóng
từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ cao (trung bình 28oC - 30oC), tháng nóng nhất là
tháng 5, 6, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 37oC. Biên độ nhiệt trung bình giữa các
tháng trong năm chênh lệch 7oC - 9oC. Tổng tích ôn trong năm trong khoảng
8600oC - 9000oC. Biên độ ngày và đêm trung bình 5oC - 8oC. [21]
- Chế độ mưa: Huyện Lệ Thủy có lượng mưa bình quân hàng năm tương
đối cao khoảng từ 1.900mm - 2.100mm, phân bố không đều theo vùng và theo
m a. M a mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu
vào các tháng 9, 10 (chiếm 70% - 75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 1 đến
tháng 5 lượng mưa chỉ chiếm 25% - 30% lượng mưa cả năm. M a mưa, lượng
mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian
mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn.... Tổng số ngày mưa trung
bình trong năm khoảng 125 ngày. [21]
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Lệ Thủy vào
khoảng 84,9%. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8
với độ ẩm trung bình từ 70% - 80% và đạt cực đại vào tháng 7 (xuống 65% 70%). Trong những tháng m a mưa, độ ẩm trung bình thường cao, trên 85% có
khi lên đến 90%. [21]
- Nắng:Huyện Lệ Thủy có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày.
Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, đạt trên 150 giờ và tháng
1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 - 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung
bình khoảng 1400 giờ năm. [21]
- Gió: Huyện Lệ Thủy chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:Gió mùa

Tây Nam thổi vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8), mang theo luồng khí nóng
do đó vào những tháng này thường xảy ra khô hạn, trung bình mỗi năm có
khoảng 45 ngày.Gió m a Đông Bắc thổi mạnh vào m a đông (từ tháng 9 đến
tháng 2 năm sau) mang theo hơi nước và không khí lạnh. [21]
14


 Đặc điểm thủy văn
Khác với nhiều con sông khác ở miền Trung, sông Kiến Giang bắt nguồn
từ dãy Trường Sơn chảy về biển, nhưng khi đến v ng đồng bằng bị dãy cát ven
biển chặn lại nên chảy về phía Bắc, gặp sông Đại Giang tại xã Hiền Ninh huyện
Quảng Ninh thành sông Nhật Lệ và đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ, thành phố Đồng
Hới. Nhờ sông Kiến Giang uốn lượn quanh co nên nhận thêm các phụ lưu chính
như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Rào Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức nên tạo ra
v ng đồng bằng 2 huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy rộng lớn, màu mỡ cùng nhiều
đầm phá nước lợ với sự đa dạng sinh học cao. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm
là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ
Thuỷ theo mùa rõ rệt. M a mưa thường gây lũ lụt. M a khô ít mưa, v ng đất
thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông nghiệp.
 Tình hình thiên tai
- Bão và lũ lụt:Huyện Lệ Thủy nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng
của bão. Nhiều năm về m a mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc. Mùa
bão thường từ tháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-10). Bão có
cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ lụt, lũ quét, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.
- Hạn hán: M a khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng lượng nước bốc hơi
lớn đạt 200mm tháng, độ ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng. Đây là
những yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Hiện tượng cát bay, cát chảy: được tạo bởi hai yếu tố địa hình gò đồi cao
của khu vực cát và gió mạnh vào m a khô cũng gây ra các tác động tiêu cực đến
quá trình sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, khi thực hiện việc nuôi tôm
trên cát phải phát triển hoặc tận dụng các vành đai rừng để hạn chế hiện tượng
này.
Nhìn chung huyện Lệ Thủy có khí hậu tương đối khắc nghiệt, trong
những năm gần đây có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, bão tố, mưa
lớn kéo dài, gió mùa Tây Nam khô nóng, lũ, lụt, hạn hán,... đã gây thiệt hại
không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. [21]

15


×