Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

giao an chu de nghe nghiep(GIÁO án mầm NON)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.57 KB, 72 trang )

Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Dương Thị Kiều Oanh

Lớp: Chồi

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

Thứ hai, ngày 25 tháng 12 năm 2017
TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ CỦA BA MẸ
PTTC: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG

TÊN
HOẠT
ĐỘNG

Đón Trẻ,
Chơi, Thể
Dục Sáng

Chơi Ngoài
Trời

NỘI DUNG

GHI CHÚ



* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.
- Trò chuyện với trẻ về nghề của ba mẹ trẻ.
+ Ba/mẹ con làm nghề gì?
+ Dụng cụ nghề của ba, mẹ con là gì?
+ Sản phẩm nghề của ba mẹ con làm ra là những gì?
- Trao đổi vối phụ huyh về tình hình sức khỏe của trẻ.. Nhận
thuốc cho trẻ (nếu có)…
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng
ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú
bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện
đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
+ Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Cho trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát, đi dạo sân trường.
- Trò chuyện về thời tiết hôm nay, nghề của bố mẹ.
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Ba, mẹ con làm nghề gì?
+ Sản phẩm của nghề đó làm ra là gì?

2. Chơi tập thể.
TC: “Thi xem ai nhanh hơn”
- Cô cho trẻ ra sân.
- Cô hướng dẫn cách chơi. Cho trẻ đứng đội hình đối diện
nhau.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 17 bạn. Bạn đầu hàng
chạy về trước đem bóng về bỏ vào rổ rồi đứng cuối hàng, kế
đến bạn tiếp theo. Đội nào chuyển nhiều bóng trong vòng 2

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Hoạt Động
Học

Lớp: Chồi

phút thì đội đó sẽ thắng.
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét – tuyên dương.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Vẽ tự do trên sân trường (Biết sử dụng phấn,
gạch phối hợp với các nét vẽ cơ bản tạo thành các sản phẩm
yêu thích)
* Khu vực 2: Khu vực chơi dân gian: cò chẹp, chơi rồng rắn

lên mây,...( trẻ biết rủ bạn cùng chơi)
* Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường:
Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành
đồ chơi với bạn)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
* Tiết 1: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ CỦA BA MẸ
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết được tên nghề nghiệp của ba mẹ. Biết công việc, sản
phẩm của nghề đó.
- Trẻ có kĩ năng nhận biết khả năng phán đoán phát triển óc
quan sát.
- Trẻ hứng thú tham gia học cùng cô. Giáo dục trẻ biết yêu quí
công việc và sản phẩm của ba mẹ làm ra.
2. Chuẩn bị:
- Tranh 1 số nghề: Làm ruộng, dạy học, bác sĩ, thợ xây, thợ
may…
- Một số hình ảnh lô tô về nghề của ba mẹ.
3. Tổ chức hoạt động:
*Bé vui hát
- Cho cả lớp hát bài: “cháu đi mẫu giáo”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Ba, mẹ bạn trong bài hát đi làm ở đâu?
- Vậy còn ba/ mẹ con làm nghề gì? Kể cho cô và các bạn cùng
nghe nào.
- Cha mẹ con đã phải vất vả để nuôi các con khôn lớn. Các con
phải làm gì để cho cha mẹ được vui lòng?
* Giáo dục: Các con phải biết lễ phép, chăm ngoan, vâng lời
ông bà cha mẹ.

* Trò chuyện với trẻ về nghề của ba mẹ trẻ:
- Cô kể về công việc của gia đình cô cho tẻ nghe
- Cô cho trẻ kể
- Cha mẹ con làm nghề gì?
- Sản phẩm cha mẹ con làm ra là gì?
- Đây là tranh vẽ về nghề thợ may. Bạn nào giỏi nói xem nghề
thợ may cần có những đồ dùng nào?

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

- Dùng để làm gì?
- Ai có thể kể công việc của nghề thợ may?
*Tóm ý: Để may ra 1 bộ quần áo người thợ may phải bỏ ra rất
nhiều công sức: đo ni, cắt vải, vắt sổ, may, ủi… đôi khi còn
phải chỉnh sửa lại cho vừa ý khách hàng. Vậy các con thấy
công việc của người thợ may thế nào?
Rất vất vả đúng không nào. Vì thế, các con phải biết giữ gìn
quần áo cho sạch sẽ, không ngồi lếch, bôi bẩn làm dơ quần áo
nhé!.
- Mời trẻ khác kể. Cha mẹ con làm nghề gì?
+ Cha con làm thợ xây, cha con làm ở đâu?
+ Làm nghề thợ xây rất vất vả, phải làm việc ở ngoài trời nắng
nóng. Vì thế, công trình mới có thể chắc chắn và an toàn cho

người sử dụng.
+ Cha con xây nên gì?
+ Đây là tranh về nghề thợ xây. Nghề thợ xây có những đồ
dùng gì? Dùng để làm gì?
+ Công việc của nghề thợ xây là làm gì?
*Tóm ý: Nhờ có người thợ xây mà chúng ta có trường để học,
có nhà để ở, có cầu để đi qua sông, có nơi đề vui chơi… Vì
thế, các con cần phải biết giữ gìn sạch sẽ, không bôi bẩn viết
bậy lên tường, để giữ cho công trình của các chú thợ xây luôn
mới mẻ và xinh đẹp nhé!.
- Cô cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”
+ Các con vừa nghe bài hát nói về nghề gì nào?
+ Nhà bạn nào có cha mẹ mình làm nghề làm ruộng không?
+ Các con biết gì về công việc của nghề làm ruộng?
- Cho trẻ xem tranh về nghề làm ruộng
+ Trong tranh có các cô bác nông dân đang làm gì?
+ Sản phẩm của nghề làm ruộng là gì?
+ Muốn có hạt gạo để ăn các cô bác nông dân phải làm gì?
+ Vậy khi ăn cơm con phải làm sao?
*Tóm ý: Các bác nông dân là rất cực khổ để tạo ra những hạt
gạo cho ta ăn mỗi ngày. Vì vậy, các con phải biết ơn các bác
nông dân và khi ăn không được làm rơi vãi cơm nha.
*Mở rộng:
- Ngoài những nghề các bạn vừa kể thì cha mẹ các con còn làm
nghề gì nữa?
- Ngoài ra, trong xã hội còn có rất nhiều ngành nghề khác như:
uốn tóc, bán hàng, bác sĩ, thợ mộc, tài xế…
TC1: Bé làm họa sĩ.
Trẻ tô màu những hình ảnh tranh về nghề nghiệp mà trẻ yêu
thích.

(Bé ngồi đúng tư thế và cách cầm bút màu)
TC2: Thi xem ai kể nhanh
Cách chơi: Cô sẽ nói dụng cụ của một nghề nào đó. Các con sẽ
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

nhanh giơ tay lên trả lời cho cô biết đó là nghề gì. Ngược lại,
cô sẽ nói nghề và các con sẽ kẻ ra những dụng cụ của nghề đó
có gì.
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Củng cố:
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho trẻ hát và vận động bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Góc xây dựng, lắp ghép: Bé làm thợ xây, xây nhà cao
tầng; lắp ghép hàng rào, ngôi nhà
+ Xây dựng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách
phong phú, biết được nghề thợ xây rất vất vả.
+ Lắp ghép: Trẻ lắp ghép và so sánh các ngôi nhà.
Chơi, Hoạt
- Góc học tập – thư viện: Tô màu, xem tranh ảnh
Động Ở Các
Chuẩn bị: Tranh A4 về các ngành nghề trong xã hội, họa báo,
Góc
bút sáp màu, kéo, hồ.

+ Tô màu: Biết cầm bút màu, ngồi đúng tư thế, biết chọn màu
đẻ phối hợp.
+ Xem tranh, ảnh, sách truyện về các ngành nghề: Có kĩ năng
lặt từng trang sách, ngồi đúng tư thế…
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
Vệ sinh –
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải
Ăn Trưa – cơm, thức ăn.
Ngủ Trưa - Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn.
- Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định.
Chơi, Hoạt
* Tiết 2: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
Động Theo 1. Mục tiêu:
Ý Thích
- Trẻ biết và nhớ tên vận động, biết tung bóng lên cao và bắt
bóng thành 2 tay.
- Rèn luyện kĩ năng khéo léo, biết phối hợp giữa tay và mắt.
Trẻ biết tung bóng lên cao bằng 2 tay, khi bóng rơi xuống bắt
bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng, không ôm bóng vào
ngực.
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, không xô đẩy bạn khi
tập, khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Bóng cho mỗi trẻ, gạch, sọt,
- Bài hát
- Trống lắc…
3. Tổ chức hoạt động:
- Trẻ đi thành vòng tròn đi bằng các kiểu chân theo yêu cầu của
cô trên nền nhạc bài “Ba em là công nhân lái xe”: Đi thường –
đi bằng mũi bàn chân – đi thường – đi bằng gót bàn chân – đi

thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm. Về 3 hàng .
Bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước rồi giơ lên cao, sang
ngang.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Ngồi xổm, đứng lên
+ Bật: Bật tại chỗ.
VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Các con ơi, trường chúng ta sắp mở hội thi bé khỏe, bé
ngoan. Cô và các con cùng nhau tập luyện để tham gia thi thật
tốt con nhé. Hôm nay, cô và các con cùng tập luyện vận động
“Tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Cả lớp nhắc lại tên vận động
- Để thực hiện đúng chính xác các con xem cô thực hiện trước
- Cô làm mẫu.
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Cô đứng tự nhiên, hai chân dang rộng bằng vai, 2 tay
cần bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh, dùng lực của cánh tay

tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống, đỡ bóng bằng hai tay
không làm rơi bóng.
- Cô vừa thực hiện xong động tác gì? Gọi 1-2 trẻ
- Mời trẻ khá lên thực hiện lại vận động.
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần.
- Cho từng tổ thực hiện vận động; kết hợp sửa sai.
- Cho nhóm bạn trai/ gái thi đua.
- Mời cá nhân thực hiện vận động
- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
Trò chơi vận động
- Cô thấy các con thực hiện vận động rất tốt. Bây giờ cô sẽ
thưởng cho các bạn chơi trò chơi “đội nào giỏi”
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì các con lần lượt
chuyển gạch từ bạn đầu tiên tới bạn cuối cùng thì con bỏ gạch
vào rổ, cứ chuyền lần lượt tới khi hết thời gian là một bài hát.
Đội nào chuyển đượcc nhiều gạch hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Luật chơi: các con phải chuyền lần lượt từng bạn, nếu viên
gạch nào bị rớt sẽ không được tính.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương
*Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. Cô nhận xét khen ngợi trẻ
và kết thúc.
- Cho trẻ hát và trò chuyện về 1 số bài hát chủ đề nghề nghiệp.
- Cho trẻ chơi “Mèo đuổi chuột”.
- Trẻ chơi tự do

Dương Thị Kiều Oanh


Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Trẻ Chuẩn
Bị Ra Về
Và Trả Trẻ

Nhận Xét

Lớp: Chồi

- Nêu gương: Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan; cá nhân nhận xét;
cho trẻ nhận xét; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, chải đầu,
đeo cặp da, …
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ.
............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

Thứ ba, ngày 26 tháng 12 năm 2017
THƠ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ
TÊN
HOẠT
ĐỘNG

Đón Trẻ,
Chơi, Thể
Dục Sáng

Chơi
Ngoài Trời

NỘI DUNG

GHI CHÚ

* Đón trẻ:

- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.
- Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp.
- Hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Gợi hỏi trẻ về nghề nghiệp của người thân trong gia đình bé,
cho trẻ xem truyện tranh về 1 số nghề phổ biến và trò truyện
cùng trẻ.
+ Cha, mẹ (ông, bà) của con làm nghề gì?
+ Dụng cụ của nghề đó là gì?
+ Trẻ kể 1 số nghề phổ biến.
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng
ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú
bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện
đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
+ Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
1. Quan sát thiên nhiên, sân trường.
- Quan sát về cảnh quan sân trường.
- Quan sát bầu trời.
- Cảm nhận không khí, tiết trời.
- Trò chuyện về nghề nghiệp của cha, mẹ.
+ Nghề nghiệp của ba mẹ con là gì?
+ Vậy con có biết dụng cụ của nghề nghiệp đó là gì không?

2. Chơi tập thể.
TC: “Thi xem ai nhanh hơn”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Vẽ tự do trên sân trường (Biết sử dụng phấn,
gạch phối hợp với các nét vẽ cơ bản tạo thành các sản phẩm
yêu thích)

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

* Khu vực 2: Khu vực chơi dân gian: cò chẹp, chơi rồng rắn
lên mây,...( trẻ biết rủ bạn cùng chơi)
* Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường:
Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành
đồ chơi với bạn)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
Hoạt Động
Dạy đọc thơ: BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ
Học
1. Mục tiêu:
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Bé làm bao

nhiêu nghề”.
- Đọc thơ diễn cảm, cảm nhận được giai điệu của bài thơ
- Hứng thú tham gia hoạt động học tập, chú ý lắng nghe cô
giảng bài.
- Giáo dục trẻ tôn trọng và yêu quí nghề nghiệp, biết giữ gìn và
trân trọng sản phẩm lao động.
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Bài hát
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”
3. Tổ chức hoạt động:
* Bé vui cùng hát:
- Cho trẻ hát: “Ba em là công nhân lái xe” với nhạc.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Ba bạn nhỏ làm nghề gì?
+ Lớn lên con thích làm nghề gì?
- À, có rất nhiều ngành nghề yêu thích để các con lựa chọn
đúng không nào. Hôm nay, cô Oanh sẽ giới thiệu cho các con 1
bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả Yến Thảo.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm (lần 1).
=> Bài thơ nói về các bạn nhỏ được thể hiện mình qua nhiều
vai chơi với nhiều nghề khác nhau thật là vui.
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 + tranh minh họa + Giải thích từ khó
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những ai?
- Trong bài thơ có nhắc đến nghề gì? Kể ra? Có tất cả bao
nhiêu nghề?

- Nghề nào xây nên nhà cửa?
* Giải thích: Thợ nề còn được gọi là thợ xây.
- Nghề thợ mỏ làm những việc gì?
- Chữa bệnh cho nhiều người là công việc của ai?
- Nghề gì mà hằng ngày xúc cơm cho cháu bé?
- Con thích làm nghề nào nhất? Vì sao?
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Chơi, Hoạt
Động Ở
Các Góc

Vệ sinhĂn Trưa
Ngủ Trưa
Chơi, Hoạt
Động Theo
Ý Thích

Trẻ Chuẩn
Bị Ra Về
Và Trả Trẻ

Lớp: Chồi

- GD: Các con phải biết tôn trọng các ngành nghề, biết giữ gìn

yêu quý sản phẩm lao đọng do cô chú công nhân làm ra nha.
* Ai đọc thơ hay:
- Dạy trẻ đọc từng câu cho đến hết bài thơ.
- Nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc thơ diễn cảm.
(Cô bao quát và sửa lỗi phát âm cho trẻ)
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cô giải thích cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, thi đua và
gắn những bức hình rời phù hợp với nội dung bài thơ. Đội nào
gắn đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
- Cô bao quát và nhận xét 2 đội chơi
- Kết thúc hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Kết thúc, nhận xét, tuyên dương.
* Góc phân vai: Gia đình, bán hàng.
Chuẩn bị các ĐDĐC về chủ đề nghề nghiệp cho trẻ phân vai,
các tranh ảnh, truyện,…
- Gia đình: Trẻ biết đóng vai thành nhà bếp tài ba. Trẻ có kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ và thực hiện các động tác vai chơi.
- Bán hàng: Trẻ bán các dụng cụ nghề nghiệp.
(Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện được một số hành động phù
hợp với vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ đề nghề nghiệp)
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn
* Góc thư viện – học tâp: Xem tranh, tô màu
- Xem tranh: Trẻ biết và nói được nội dung bức tranh về chủ
đề nghề nghiệp.
- Tô màu: Trẻ biết tô màu không lem ra ngoài, phối hợp màu
phù hợp…
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định .
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải

cơm, thức ăn.
- Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi
ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn.
- Ôn lại bài thơ “Em làm bao nhiêu nghề”
- Cho trẻ hát bài hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Cho trẻ ngắm sân trường buổi chiều.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vong”
- Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận
xét, cắm cờ.
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
- Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của
cháu trong ngày
- Trả trẻ.

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

..........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhận Xét


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

Thứ tư, ngày 27 tháng 12 năm 2017
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

Dạy vận động: BA EM LÀ CÔNG NHÂN LÁI XE
Nghe hát: Em tập lái ô tô
Trò chơi âm nhạc: Thi xem ai nhanh
TÊN HOẠT
ĐỘNG

Đón Trẻ,
Chơi, Thể
Dục Sáng

Chơi Ngoài
Trời


NỘI DUNG

GHI CHÚ

* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.
- Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp.
- Hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Ba con làm nghề gì?
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng
ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú
bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện
đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
+ Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
1. Quan sát thời tiết sân trường.
- Quan sát thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cảnh quan sân trường hôm nay như thế nào?
- Vừa đi vừa hát “Ba em là công nhân lái xe” và trò chuyện về
bài hát.

+ Lớp mình vừa hát bài hát gì?
+ Ba bạn nhỏ trong bài hát làm nghề gì?
+ Con có thích sau này làm nghề lái xe không?
2. Chơi tập thể.
-TCDG: “Kéo co”
* Cách chơi: Mỗi đội đứng 1 bên, đối diện với nhau qua vạch
ranh giới, chọn 1 bạn khỏe nhất đứng đầu hàng, các bạn đứng
sau cùng nắm tay vào dây để kéo, chân đứng ở tư thế chân
trước chân sau hơi choãi nhưng chắc chắn. Hai đội đứng thành
hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì cả hai đội dùng sức
kéo. Đội nào kéo được đội đối phương qua khỏi vạch ranh giới
là đội đó thắng. Toàn đội phải kết hợp sức lực lại để có được
sức mạnh nhé.

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Hoạt Động
Học

Lớp: Chồi

*Giáo dục trẻ: Chơi không được đùa giởn không xô đẩy bạn,
không tranh giành đồ chơi,chơi xích du nhẹ nhàng không đưa
nhanh
- Nếu không nghe lời cô bị té ngã nguy hiểm nghe các con

- Chơi xong đi vs và rữa tay sạch sẽ
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Vẽ tự do trên sân trường (Biết sử dụng phấn,
gạch phối hợp với các nét vẽ cơ bản tạo thành các sản phẩm
yêu thích)
* Khu vực 2: Khu vực chơi dân gian: cò chẹp, chơi rồng rắn
lên mây,...( trẻ biết rủ bạn cùng chơi)
* Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường:
Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành
đồ chơi với bạn)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
Vận động: BA EM LÀ CÔNG NHÂN LÁI XE
1. Mục tiêu:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Vận động nhịp nhàng, hát đúng giai điệu bài hát “BA em là
công nhân lái xe”
- Hứng thú được tham gia học, biết thể hiện cảm xúc theo giai
điệu bài hát.
- Giáo dục trẻ lòng yêu thương và biết vâng lời ông bà, cha m
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát : “Ba em là công nhân lái xe”, “ Em tập lái ô tô”
3. Tổ chức hoạt động:
* Bé vui chơi:
- Bé chơi trò chơi cao – thấp
“Mẹ cao – trẻ đứng lên.
Con thấp – trẻ ngồi xuống.
Ba cao hơn mẹ - trẻ nhón chân cao hơn”
- Trong gia đình con có những ai?

- Ba con làm nghề gì?
- Kể những nghề mà con biết?
* Dạy vận động
- Cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “Ba em là công nhân
lái xe”
+ Cô vừa cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát cho con biết điều gì?
* Tóm nội dung : Bài hát nói về nghề lái xe, dù trời nắng hay
trời mưa xe vẫn ngược xuôi chở các chú công nhân đến nơi làm
việc.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Để bài hát thêm hay hơn, sinh động hơn. Cô sẽ dạy các con

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

cùng vận động minh họa theo lời bài hát nhé.
- Các con cùng hát 1 lần và xem cô múa mẫu nhé.
- Cô múa lần 1: không giải thích
- Cô múa lần 2: phân tích động tác
+ Câu 1: “Ba em ....................đường phố”
Hai tay nắm hờ đưa ra phía trước, đưa sang phải đưa sang trái
làm động tác lái xe.
+ Câu 2: “Dù trời mưa ..................trên đường”

+ Câu 3: “Tinh sương .........................nhà máy”
Hai tay duỗi gập trước vai, từng chân đưa ra trước
+ Câu 4: “Đưa bác thợ ....................... phố phường”
Hai bàn tay đưa lên cao chạm vào nhau tạo thành vòng tròn,
người quay sang trái, sang phải.
+ Câu 5: “Em mong sao............con đường”
Từng tay đưa từ dưới lên cao đưa sang 2 bên.
+ Câu 6: “Mà sao vai áo ba đẫm mồ hôi”
Hai tay đặt lên vai đung đưa
+ Câu 7: “Em mong sao............theo nhau làm”
Hai tay đan chéo nhau đưa lên cao, đưa sang phải, đưa sang
trái.
+ Động tác 8: “Mát lòng.............lái xe”
Hai tay đan chéo trước ngực đưa ra trước.
- Cô cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô từng động tác đến
hết bài ( Cho trẻ vận động từ 1 – 2 lần )
- Cô bật nhạc cho cả lớp vận động cùng cô 1 – 2 lần
- Gọi từng tổ lên vận động
- Gọi từng nhóm lên vận động ( 2 – 3 nhóm )
- 1 – 2 trẻ lên vận động.
* Nghe hát
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “Em tập lái ô tô”
- Con có cảm nhận gì với giai điệu bài hát này!
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát qua nét mặt, cử chỉ .
- Cô vừa hát bài gì?
- Giai điệu bài hát như thế nào?
- Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, nói về: Có 1 bạn nhỏ đang mơ
ước sau này trở thành người lái xe để đón cô đi chơi đó. Đó là
bài hát “Em tập lái ô tô” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2.

- Cô giáo dục trẻ biết yêu quí nghề lái xe.
Bé cùng chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Cô giới thiệu trò chơi: “Thi xem ai nhanh”.
- Cách chơi: Cô đặt 5 chiếc vòng xuống nền nhà, cô mời 6 bạn
lên chơi. Nhiệm vụ của các con là khi nghe cô hát nhỏ thì đi
xung quanh vòng, khi cô hát to và gõ trống thì mỗi bạn sẽ nhảy
vào vòng. Nếu ai không nhảy được vào vòng sẽ phải nhảy lò
cò.
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Sau mỗi lần cô nhận xét.
- Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi trẻ .
- Góc xây dựng, lắp ghép:
+ Xây: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong
phú để xây dựng các khu trường học, bệnh viện.
Chơi, Hoạt
+ Lắp ghép: Trẻ lắp ghép và so sánh các nhà cao – thấp.
Động Ở Các
- Góc âm nhạc: Múa, hát
Góc
+ Hát: hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp (trẻ giới thiệu tên
bài hát, hát nhịp nhàng các bài hát )
+ Múa: Múa nhịp nhàng, đẹp mắt, động tác phù hợp…

- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
Vệ sinh- Ăn - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải
Trưa
cơm, thức ăn.
Ngủ Trưa
- Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi
ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn.
- Cho trẻ múa hát vận động lại bài hát “Ba em là công nhân lái
xe”
Chơi, Hoạt
- Dạo chơi sân trường.
Động Theo Ý
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp, yêu cầu trẻ nói
Thích
chuyện to rõ.
- Cho trẻ chơi “Chi chi, chành chành”
- Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận
xét, cắm cờ.
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
Trẻ Chuẩn Bị
- Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
Ra Về Và Trả
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của
Trẻ
cháu trong ngày
- Trả trẻ.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Nhận Xét

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….........
Thứ năm, ngày 02 tháng 11 năm 2017

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TRÒN
TÊN HOẠT
ĐỘNG

Đón Trẻ,
Chơi, Thể
Dục Sáng

Chơi Ngoài
Trời


NỘI DUNG
GHI CHÚ
* Đón trẻ:
- Nhắc nhở trẻ chào cô chào mẹ khi đến lớp.
- Cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trò chuyện cùng trẻ về nghề nghiệp người thân của bé.
+ Ba/mẹ con làm nghề gì?
+ Ba/mẹ con làm ở gần hay xa nhà?
+ Dụng cụ nghề của ba, mẹ con là gì?
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng
ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú
bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện
đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
+ Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
1. Dạo quanh sân trường.
- Quan sát về đồ chơi sân trường.
- Quan sát về thời tiết.
- Cảm nhận thời tiết mùa đông. (giáo dục trẻ cách giữ ấm cơ
thể)
- Nhặt rác lá rụng ở sân trường.

2. Chơi tập thể.
TCDG: “Kéo co”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Vẽ tự do trên sân trường (Biết sử dụng phấn,
gạch phối hợp với các nét vẽ cơ bản tạo thành các sản phẩm
yêu thích).
* Khu vực 2: Khu vực chơi dân gian: cò chẹp, chơi rồng rắn
lên mây,...( trẻ biết rủ bạn cùng chơi).
* Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường:
Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành
đồ chơi với bạn).
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
Hoạt Động
Học

NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT
HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TRÒN

1. Mục tiêu:
- Trẻ biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác. Biết được
đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh, không
có góc và lăn được. Hình tam giác có góc và không lăn được.
- Trẻ có kỹ năng nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác.
- Rèn cho trẻ yêu thích và ý thức tham gia hoạt động tập thể
trong môn học toán.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 hình tròn,1 hình tam giác, dây chun
- Bảng con,
- Rổ đựng đồ dùng
- Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn, dạng hình tam giác
3. Tổ chức hoạt động:
* Bé ổn định:
- Các con ơi, hôm nay lớp chúng mình sẽ mở cuộc thi “Bé
thông minh” để chọn ra người tài đó. Cuộc thi của chúng ta sẽ
có 2 phần thi. Phần thi đầu tiên “Bé thông minh”, phần thi thứ
2 “Bé nhanh trí”. Các con đã sẵn sàng chưa, chúng ta sẽ bắt
đầu phần thi đầu tiên nhé.
* Bé ôn bài cũ: (Bé thông minh)
- Cô có 4 ô số đằng sau mỗi ô số là các bức tranh khác nhau.
Trẻ chọn ô số bất kỳ, cho trẻ lật hình, gọi tên bức tranh và các
hình trong tranh.
* Dạy bé nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác: (Bé
nhanh trí)
- Trong rổ của các con có gì nào?( hình tròn, hình tam giác,
que tính).
- Các con hãy chọn hình lăn được cho cô xem nào?
- Hình gì vậy các con?
- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?

- Hình tròn có lăn được không? Các con cùng lăn với cô nào.
- Tại sao hình tròn lại lăn được? (Hình tròn lăn được là vì hình
tròn được cấu tạo bởi một đường cong khép kín, không có
cạnh và không có góc).
- Các con ơi chúng mình cùng lắng nghe cô Oanh câu đố nhé.
Ba que tính nhỏ.
Xếp thành một hình .
Ba cạnh xinh xinh
Ba góc xinh xinh
Là hình gì nhỉ ?
- Hình tam gác có lăn được không các con? Chúng mình cùng
lăn với cô nào.

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Chơi, Hoạt
Động Ở Các
Góc

Lớp: Chồi

- Tại sao hình tam giác lại không lăn được?
- Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh?
(Cho trẻ đếm số cạnh, góc của hình tam giác)
* Phân biệt hình tròn, hình tam giác:

- Cô gắn hình tròn và hình tam giác lên bảng:
Bạn nào có thể cho cô biết hình tròn và hình tam giác khác
nhau ở điểm nào? (cô gọi 2-3 trẻ)
* Cô khái quát :
+ Hình tam giác có cạnh, có góc và không lăn được.
+ Hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn được.
Cô cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình tam
giác xung quanh lớp .
* Luyện tập
- Các con xem trong rổ của mình còn gì nữa nào?
- Dây đó để làm gì các con có biết không?
- Dây này có thể tạo ra rất nhiều hình đấy. Để xem ai sẽ tạo
thành hình nhanh và đúng nhé.
* Trò chơi “Tạo hình theo yêu cầu”
- Cách chơi: Khi cô nói hãy tạo cho cô hình gì thì chúng mình
dùng dây này tạo cho cô hình đó nhé. Bạn nào tạo được hình
nhanh và đúng bạn đó sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay.
- Cô cho trẻ chơi:
+ Lần 1: cô nói tạo thành hình tròn.
+ Lần 2: cô nói tạo thành hình tam giác.
+ Lần 3: cô nói tạo thành hình lăn được.
+ Lần 4: cô nói tạo hình có 3 cạnh không lăn được.
(Trong khi chơi cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành
các hình và nhận xét kết quả).
* Trò chơi “Kết bạn”
- Cách chơi: Cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 hình (hình tam giác,
hình tròn) sau đó chúng mình cùng cô đi thành vòng tròn, vừa
đi vừa hát “Ba em là công nhân lái xe”. Khi nghe cô nói “Kết
bạn, kết bạn”, các bạn sẽ nhanh chân tìm bạn có hình giống
mình thì kết bạn lại. Bạn nào có hình tròn tìm nhau, hình tam

giác thì tìm nhau.
- Luật chơi: Bạn nào tìm sai nhóm sẽ phải hát một bài hát.
- Cho trẻ chơi 1 – 2 lần, sau đó cho trẻ đổi hình cho nhau.
- Cô quan sát, sửa sai, nhận xét.
Góc học tập, thư viện: Xem tranh, tô màu
- Thư viện: Xem tranh về chủ đề nghề nghiệp. Trẻ có kỹ năng
lật từng trang sách, cách lật xuôi theo thứ tự, không làm nhàu
sách. Xem tranh ảnh và nhận xét nhân vật mà trẻ biết.
- Học tập:
+ Trẻ nhận biết được hình tròn, tam giác.
+ Trẻ biết ngồi đúng tư thế, phối hợp màu phù hợp tô màu
tranh về chủ đề nghề nghiệp.

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

Góc phân vai: Bác sĩ, bán hàng
- Phân vai bác sĩ: Trẻ biết đóng vai thành bác sĩ, bệnh nhân.
Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của vai chơi.
- Bán hàng: Bán 1 số đồ dùng, dụng cụ nghề nghiệp.
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
Vệ sinh- Ăn - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vãi
Trưa
cơm, thức ăn.

Ngủ Trưa
- Biết lấy đúng nệm,giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi
ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn.
- Cho trẻ ôn lại bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Cho trẻ xem tranh ảnh về 1 số nghề nghiệp phổ biến.
Chơi, Hoạt
- Lồng ghép chuyên đề ATGT: Giáo dục trẻ tham gia giao
Động Theo Ý thông 1 cách an toàn: ngồi xe không được đùa giỡn, nhớ đội
Thích
mũ bảo hiểm, đi trên phần đường dành cho người đi bộ và đi
bên phải...
- Cho trẻ chơi “Thả đỉa ba ba”
- Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận
xét, cắm cờ.
Trẻ Chuẩn Bị - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
Ra Về Và Trả - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
Trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của
cháu trong ngày
- Trả trẻ.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Nhận Xét
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Thứ sáu, ngày 03 tháng 11 năm 2017
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

VẼ DỤNG CỤ NGHỀ XÂY DỰNG
TRUYỆN: BA ANH EM
TÊN HOẠT
ĐỘNG

Đón Trẻ,
Chơi, Thể
Dục Sáng

Chơi Ngoài
Trời

NỘI DUNG
GHI CHÚ
* Đón trẻ:
- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.

- Trò chuyện về nghề trẻ yêu thích.
+ Lớn lên con thích làm nghề gì? Tại sao con thích?
+ Dụng cụ nghề nghiệp của nghề con yêu thích là gì?
* Thể dục sáng:
Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành
vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng
ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú
bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện
đúng động tác theo yêu cầu của cô.
+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi
nơ.
+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.
+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.
+ Bật: Bật tách và khép chân.
Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.
1. Quan sát sự nảy mầm và phát triển của đậu xanh.
- Quan sát về sự nảy mầm của đậu xanh( trò chuyện về sự nảy
mầm từ hạt, cây có hai lá, ra hoa, ra quả).
2. Chơi tập thể.
TCDG: “Mèo đuổi chuột”
* Cách chơi: Cho trẻ thành vòng tròn. Mỗi lần chọn hai trẻ,
một trẻ làm “mèo”, một trẻ làm “chuột” và đứng đâu lưng lại
khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì chạy bắt bạn “chuột” và phải
chạy đi bắt đúng đường chạy của “chuột”. Nếu bạn “mèo”
chụp được bạn “chuột” thì bạn “mèo sẽ thắng cuộc. Sau đó
chọn hai trẻ khác. Mỗi lần chơi chỉ cho trẻ chơi 1 phút, nếu
không bắt được coi như thua cuộc.(Rèn sức khỏe, nhanh nhẹn,
rèn khả năng định hướng và phát triển thị lực nhảy bén của

trẻ).
3. Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
* Khu vực 1: Vẽ tự do trên sân trường (Biết sử dụng phấn,
gạch phối hợp với các nét vẽ cơ bản tạo thành các sản phẩm
yêu thích)
* Khu vực 2: Khu vực chơi dân gian: cò chẹp, chơi rồng rắn

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Hoạt Động
Học

Lớp: Chồi

lên mây,...( trẻ biết rủ bạn cùng chơi)
* Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường:
Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành
đồ chơi với bạn)
- Giáo viên quan sát trẻ khi chơi.
- Nhận xét các hoạt động của trẻ.
Tiết 1: VẼ DỤNG CỤ NGHỀ XÂY DỰNG
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết dừng kĩ năng đã học để vẽ được dụng cụ nghề xây
dựng như gạch, bàn xoay, xô, bay…

- Rèn cho trẽ vẽ nét thẳng, cong để dụng cụ nghề xây dựng đẹp
mắt và sáng tạo, tô màu đều không lem ra ngoài.
- Trẻ hứng thú và có ý thức học tập tốt cùng cô. Giáo dục trẻ
yêu thích sản phẩm mình tạo ra, biết yêu thương những cô chú
thợ xây.
2. Chuẩn bị:
- Vở tập tạo hình và màu tô cho từng trẻ.
- Tranh gợi ý của cô.
- Bút chì, màu sáp.
3. Tổ chức hoạt động:
* Bé vui đọc thơ:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Em làm thợ xây”
- Trong bài thơ bé làm gì?
- Bạn xây nhà cho ai vậy con?
- Ai đã xây nên những ngôi trường để các con học, ngôi nhà để
các con ở?
- À, nhờ có chú công nhân đã xây nên những ngôi nhà đẹp,
trường học, bệnh viện… Các con có yêu chú thợ xây không?
- Các chú công nhân đã xây dựng nên nhà cửa, trường lớp cho
các con vui chơi, học hành. Các con phải biết quí trọng các chú
và không nên vẽ bậy lê tường sẽ làm mất vẻ đẹp nha các con.
* Quan sát tranh mẫu:
- Các con có biết nghề thợ xây có những dụng cụ gì không?
Cho trẻ xem tranh “cái bay”:
- Đây là cái gì?
- Cái bay dùng để làm gì?
- Cái bay có đặc điểm gì?
- Cái bay cô tô màu gì?
Cho trẻ xem tranh cái xô, gạch và đàm thoại tương tự.
- Các con có thích vẽ dụng cụ nghề xây dựng không? Hôm

nay, cô sẽ tổ chức hội thi “Bé khéo tay” với đề tài là vẽ đồ
dùng nghề xây dựng.
- Con vẽ dụng cụ nào? Con vẽ như thế nào?
- Khi vẽ con cầm viết bằng tay nào?
- Để dáng người đẹp con phải ngồi vẽ như thế nào?
- Các con đã sẵn sàng chưa? Vậy cô tuyên bố hội thi bắt đầu?

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Chơi, Hoạt
Động Ở Các
Góc

Vệ sinh- Ăn
Trưa
Ngủ Trưa
Chơi, Hoạt
Động Theo Ý
Thích

Lớp: Chồi

* Trẻ thực hiện:
- Cô bao quát lớp, gợi mở cách vẽ cho trẻ.
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, quan sát trẻ vẽ, hướng

dẫn và gợi ý những trẻ còn lúng túng.
- Khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo.
- Trong khi vẽ, cô bật nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cô nhắc nhở trẻ hoàn thành bài vẽ và mang tranh lên treo.
- Treo hết sản phẩm của trẻ lên bảng cho trẻ nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
Cô nhận xét một bài đẹp vẽ cân đối, có sáng tạo. Cô khen và
động viên cả lớp.
*Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Chú bộ đội”.
Góc tạo hình: Vẽ, tô màu
- Vẽ: Vẽ hình tròn, hình tam giác, các dụng cụ nghề nghiệp trẻ
yêu thích. Trẻ có kĩ năng cầm bút và vẽ sáng tạo.
- Tô màu: Tranh rỗng các nghề (Biết chọn màu phù hợp để tô
màu bức tranh đẹp)
Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ
- Hát và múa các bài hát về chủ đề nghề nghiệp: Trẻ hát đúng
nhịp, gõ nhạc cụ nhịp nhàng, thể hiện bài hát mạnh dạn tự tin.
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vãi
cơm, thức ăn.
- Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi
ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn.
* Tiết 2: TRUYỆN BA ANH EM
1. Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện “Ba anh em” là phải
biết thương yêu nhau thì cuộc đời sẽ luôn vui vẻ.
- Biết trả lời câu hỏi tròn câu, lắng nghe cô kể chuyện.
- Trẻ tham gia tích cực và hứng thú trong mọi hoạt động. Giáo
dục trẻ: Phải biết siêng năng, biết chịu khó làm việc.

2. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp.
- Tranh ghép hình 3 nhân vật trong truyện.
3. Tổ chức thực hiện:
* Bé vui cùng hát:
Cô và trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò chuyện về bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Cô mời các con lên nói về nghề nghiệp của ba/mẹ? (2-3 trẻ)
Giáo Dục: Trẻ biết yêu quý và tôn trọng các nghề.
Có 1 câu chuyện nói về ba anh em học nghề rất tài giỏi và rất
hiếu thảo với cha. Điều gì xảy ra với ba anh em thì hôm nay cô

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Ba anh em” nhá!
* Kể chuyện cho bé nghe:
- Cô kể diễn cảm lần 1.
Các con ơi! Câu chuyện kể về tình cảm của 3 người anh em
trong 1 gia đình. Họ rất tài giỏi và rất mực yêu thương nhau.
- Cô vừa kể câu chuyện có tên là gì?
- Trong câu chuyện có những ai?

- Bây giờ cô sẽ kể lại cho các con nghe lần nữa nhé.
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết xem tranh và trích dẫn giải thích từ
khó
- Đọc từ khó và giải thích từ khó: Khéo léo, như bay.
- Đàm thoại câu hỏi:
+ Gia đình trong câu chuyện này có mấy anh em?
+ Muốn cho các con được học nghề, người cha đã nói gì với
các con? (Cho trẻ giả giọng nhân vật – rèn ngữ điệu giọng cho
trẻ).
+ Người con cả học điều gì? Kết quả thế nào?
+ Người con thứ hai học nghề gì? Kết quả thế nào?
+ Còn em út học nghề gì? Kết quả ra sao?
+ Khi đã đến ngày hẹn, 3 anh em đã gặp nhau và trổ tài cho bà
con làng xóm xem như thế nào?
+ Người cha đã cho ngôi nhà cho ai? Vì sao?
+ Ba anh em sống như thế nào với nhau?
- Trò chuyện với trẻ: Lớn lên con thích làm nghề gì?
- Giáo dục: Ở nhà các con phải biết giúp đỡ ba mẹ những công
việc vừa sức của mình, anh em phải biết yêu thương nhau, đùm
bọc nhau nhé!
* Trò chơi : Gắn tranh theo nội dung câu chuyện:
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Khi nghe hiệu lệnh bạn
đứng đầu hàng chạy lên lấy tranh gắn lên bảng, sau đó chạy về
chạm nhẹ vào tay bạn sao cho gắn đủ theo trình tự nội dung
câu chuyện.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 tranh và đội nào gắn đúng
đử theo trình tự nội dung câu chuyện đội đó sẽ thắng
- Cô cho trẻ thực hiện.
Nhận xét – tuyên dương trẻ.
Cho trẻ hát “Lớn lên cháu lái máy cày” và kết thúc tiết học.

- Cho trẻ ôn và vận động bài hát “Ba em là công nhân lái xe”
- Xem tranh, video về 1 số nghề phổ biến.
- Cho trẻ chơi “Mèo đuổi chuột” .
Trẻ Chuẩn Bị - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận
Ra Về Và Trả xét, cắm cờ.
Trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ
- Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của
cháu trong ngày
Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Lớp: Chồi

- Trả trẻ.

Nhận Xét

............................................................................................................................
………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………

…….……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………

Dương Thị Kiều Oanh

Năm học: 2017 - 2018


Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

Dương Thị Kiều Oanh

Lớp: Chồi

Năm học: 2017 - 2018


×