Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

CHIEN LUOC SAN XUAT QUOC TE CUA TAP DOAN PANASONIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ MARKETING

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA PANASONIC

GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
LỚP: FT03


Đỗ Trương Đức Lượng

Panasonic

Nguyễn Thị Thùy Trang
Cao Thị Hồng
Nguyễn Thị Kim Hân
Nguyễn Bạch Phú Qưới
Trần Đình Phước


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
PANASONIC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I
II
III



CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT
QUỐC TẾ CỦA PANASONIC
HIỆN NAY


I
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ PANASONIC


Tên công ty

Panasonic Corporation

Địa điểm trụ sở chính

1006, Oaza Kadoma, Kadoma-shi, Osaka 
571-8501, Japan

Điện thoại

(+81) 06-6908-1121

Chủ tịch

Kazuhiro Tsuga

Năm thành lập


Tháng Ba, 1918 

Doanh thu thuần*

7.343,7 tỷ yên

Số nhân viên*

257,533

Số công ty hợp nhất*

496 (bao gồm công ty mẹ)


II

CHIẾN LƯỢC SẢN
XUẤT QUỐC TẾ CỦA
PANASONIC HIỆN NAY


NỘI
DUNG

1. Quyết định
định vị sản
xuất

2. Quyết định

nguồn lực


1. QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT
a. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến quyết định định
vị sản xuất của Panasonic

NỘI DUNG

b. Quyết định định vị sản xuất của Panasonic


a. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định vị sản xuất của
Panasonic
Yếu tố quốc gia

YẾU TỐ

Yếu tố công nghệ

Yếu tố sản phẩm


Yếu tố quốc gia
Kinh tế, chính trị và văn hóa

Rào cản thương mại, những qui định về FDI

Tỷ giá mong đợi trong tương lai



Đặc điểm kinh tế, chính trị và văn hóa
Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của quốc gia đó
khi phân tích về tiềm năng thị trường và định vị sản xuất. Những tiêu chí để đánh giá bao
gồm : GNI, PPP, GDP, GNP. Thông thường sản xuất quốc tế sẽ được định vị ở các quốc gia
đang phát triển.
• Chính sách kinh tế của những quốc gia đang phát triển đều có nét tường đồng là đều đưa
ra những chính sách nổi bật để thu hút đầu tư sản xuất trong nước như ưu đãi về thuế, ưu
đãi về vốn…Như Trung Quốc thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ
thuật, mở cửa các thành phố ven biển để tạo điều kiện tập trung thu hút các công ty nước
ngoài đầu tư sản xuất ở TQ. Việt Nam cũng thành lập các khu công nghiệp, khu công nghệ
cao để thu hút đầu tư sản xuất như khu công nghệ cao quận 9, Kcn Vsip1, Vsip2 những
công ty nào nước ngoài nào đầu tư sản xuất ở đây đều được miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 5 năm. Như Ấn Độ các quy định về đầu tư nước ngoài được nới lỏng
dẫn đến sự hấp dẫn đối với các tập đoàn nước ngoài.
• Chi phí nhân công ở nhóm nước đang phát triển dồi dào và rẻ.


Đặc điểm kinh tế, chính trị và văn hóa
Về văn hóa : Ngôn ngữ, tôn giáo, thói quen, cách làm việc ở các nước khác nhau thì khác
nhau.
• Ngôn ngữ : TQ nói tiếng hán, Vn nói tiếng việt, Thái Lan nói tiếng Thái, Cambodia nói
tiếng khơ me….
• Tôn giáo : TQ, Myanmar đa số theo đạo phật, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ theo đạo hồi,
Philippines, Italy, Pháp, Colombia, Argentina theo đạo thiên chúa…
• Thói quen sinh hoạt làm việc cũng khác nhau giữa các nước trên thế giới. Người Nhật
đúng giờ, người Việt Nam ít đúng giờ, các nước bắc Mỹ đúng giờ hơn các nước nam
Mỹ…



Đặc điểm kinh tế, chính trị và văn hóa
Chính trị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định sản xuất.
• Cần đặt nhà máy sản xuất ở những nước có chế độ chính trị ổn định.
• Những nước bị cấm vận như Triều Tiên cũng không phải là một lựa chọn hay. Khi sản xuất
ở nước này mà muốn xuất khẩu vào các nước khác rất khó khăn.
• Đặt nhà máy ở những nước có quan hệ tốt với chính quốc, sẽ dễ dàng hơn trong việc sản
xuất và phát triển của nhà máy sản xuất. Ví dụ : Nhật Bản – Việt Nam, Nhật Bản - Ấn Độ,
Nhật Bản – Asean….
• Gần đây mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang có vấn đề. Năm 2012, phong
trào tẩy chay Nhật Bản của người Trung Quốc được cho là có liên quan đến vụ tranh chấp
chủ quyền quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông. Hai nhà
máy sản xuất linh kiện của Panasonic phải tạm dừng hoạt động, trong khi một nhà máy
khác phải đóng cửa hoàn toàn. Tháng 8/2017 Nhật Bản phản đối Trung Quốc lắp đặt giàn
khoan tại biển Hoa Đông.


Rào cản thương mại, những qui định về FDI
Để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình, chính phủ một số nước tạo ra một số rào cản thương
mại, gây khó khăn cho việc xâm nhập thị trường của các tập đoàn nước ngoài, ngoài những
rào cản như thuế, cấm xuất nhập khẩu, giấy phép, hạn ngạch thì hiện nay có một số rào cản
mới như : tiêu chuẩn đối với hàng hoá, nguồn gốc xuất xứ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
tự vệ thương mại..
Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm 35% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm
trong nửa đầu năm 2011 – nguyên liệu thiết yếu để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như
chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình, chế tạo các nam châm vĩnh cửu,
dùng làm vật liệu siêu dẫn. Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang
trong các ứng dụng quang điện sẽ tăng giá đột biến. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành
điện tử của Panasonic. Để cắt giảm chi phí các nguyên vật liệu này thì phải đặt nhà máy sản
xuất ở Trung Quốc.
Những qui định về đầu tư FDI cũng ảnh hưởng đến quyết định định vị sản xuất. Một số nước

có những chính sách qui định gây khó khăn cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Như thủ tục
rườm rà, giấy phép kinh doanh…Một số quốc gia khác thực hiện chính sách cấm mua lại,
thành lập công ty con mà chỉ được đầu tư sản xuất theo hình thức liên doanh.


Tỷ giá mong đợi trong tương lai
• Giá trị tương đối thấp của đồng Nhân Dân Tệ đã góp phần tăng cường vị thế của Trung
Quốc như một địa điểm có chi phí sản xuất thấp. Trung Quốc được mệnh danh là “Công
xưởng của thế giới” một phần là do lý do này. Tương tự đối với các nước ASEAN, giá trị
đồng tiền của các nước này tương đối thấp, nên dễ dàng thu hút các tập đoàn đa quốc gia
đầu tư sản xuất vào đây
• Đầu năm 2015 đồng Yên suy yếu và chi phí sản xuất tại nước ngoài ngày càng cao là
nguyên nhân khiến lợi thế giá rẻ của hoạt động sản xuất tại thị trường nước ngoài sụt
giảm. Panasonic chuyển hoạt động sản xuất các mặt hàng điện tử gia dụng về nước. Các
mặt hàng này vốn được sản xuất ở nước ngoài sau đó được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị
trường Nhật Bản. Đầu tiên là toàn bộ mảng sản xuất máy giặt từ Trung Quốc về nhà máy
tại tỉnh Shizuoka. Sau đó, Panasonic cũng chuyển toàn bộ mảng sản xuất lò vi sóng và
điều hòa nhiệt độ từ Trung Quốc về hai nhà máy của hãng ở thành phố Kobe và Shiga.


Yếu tố kỹ thuật
• Định phí để xây dựng 1 nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cũng không quá cao. Điều này
dẫn đến việc định vị sản xuất phân tán có lợi thế kinh tế hơn. Công ty không quá phụ
thuộc vào một nhà máy sản xuất. Nếu nhà máy sản xuất này gặp vấn đề thì có thể sử dụng
nhà máy sản xuất khác để sản xuất.
• Một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã yêu cầu chuyển giao kỹ thuật hay nắm giữ một
số cổ phần nhất định trong các nhà máy này. Để đối phó với các chính sách này, Panasonic
liên doanh, xây dựng các nhà máy, mua lại nhà máy và biến nó thành công ty 100% sở hữu
của công ty.



Những yếu tố sản phẩm
• Đặc điểm các sản phẩm điện tử, điện lạnh là hàng hóa có trọng lượng
cao và cồng kềnh. Như vậy nếu vận chuyển xa thì có thể gây ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm và tốn chi phí rất cao. Vì vậy, khi những yếu tố
khác không đổi những công ty điện tử thường quyết định điểm sản xuất
gần với thị trường tiêu thụ để giảm thiểu chi phí và đảm bảo chất lượng
sản phẩm.


b.Quyết định định vị sản xuất của Panasonic
Vì những yếu tố đã nêu trên. Các nhà quản trị của Panasonic đã quyết định sản xuất
phân tán, nhằm mục đính giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh cho công ty


Quyết định định vị sản xuất của Panasonic

BẢN ĐỒ
ĐỊNH VỊ


2. QUYẾT ĐỊNH NGUỒN LỰC
a. Yếu tố ảnh hưởng

NỘI
DUNG
b. Quyết định nguồn lực


a. Yếu tố ảnh hưởng

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tự sản xuất

YẾU TỐ

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ngoài

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định liên minh chiến lược
với nhà cung cấp


Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tự sản xuất
• Chi phí tự sản xuất thấp hơn so với mua ngoài. Tự sản xuất những gì mà công ty nhận thấy
rằng mình làm tốt hơn những công ty khác.
• Đầu tư máy móc thiết bị để tạo lợi thế cạnh tranh. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng
nâng cao tính cạnh tranh của công ty. Đặc biệt về ngành điện tử, điện lạnh chỉ cần ra mắt
sản phẩm trước đối thủ cạnh tranh vài giờ cũng tạo một lợi thế cực lớn.
• Bảo vệ quyền sở hữu kỹ thuật. Trong ngành điện tử công ty có thể tạo lợi thế cạnh tranh
hay không là do công nghệ độc quyền của công ty mà không đối thủ nào có. Nếu thuê
ngoài thì phải chuyển giao công nghệ này cho nhà cung cấp thì có nguy cơ sẽ bị đối thủ
cạnh tranh biết được. Vì vậy mặc dù chi phí sản xuất có cao hơn mua ngoài nhưng các
công ty vẫn quyết định tự mình sản xuất.
• Hoàn thiện lịch làm việc chi tiết và liên tục. Tự mình sản xuất rồi lắp ráp thuận lợi hơn
trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, cố định được thời gian giao hàng,
thời gian ra mắt sản phẩm mới…Trong khi thuê ngoài thì thời gian còn phụ thuộc nhiều
vào các nhà cung cấp. Đôi khi chỉ cần một nhà cung cấp trễ thời gian giao nguyên vật liệu
cũng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Đặc biệt trong nghành điện tử cần lắp ráp
nhiều linh kiện chi tiết lại với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.


Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ngoài

• Chi phí mua ngoài thấp hơn tự sản xuất. Có những linh kiện điện tử nó không quan trọng
đối với sản phẩm và phổ biến thì thuê ngoài là một lựa chọn tối ưu. Nếu xây dựng một nhà
máy để sản xuất những linh kiện này thì sẽ gây ra việc cơ cấu tổ chức quá lớn, khó điều
hành và khó kiểm soát
• Sự bù đắp : khi thuê ngoài để sản xuất từ các nhà cung cấp độc lập tại một quốc gia giúp
công ty giành thêm đơn đặt hàng từ chính quốc gia này. Ví dụ như : nhà lãnh đạo Trung
Quốc Đặng Tiểu Bình đến Nhật Bản, trong đó ông đã gặp gỡ với người sáng lập của
Panasonic, Konosuke Matsushita để thỏa thuận hợp tác trong đó Panasonic mua những
nguyên liệu của các công ty TQ ngược lại Chính phủ TQ tạo điều kiện thuận lợi để
Panasonic sản xuất và buôn bán sản phẩm của mình ở quốc gia tỷ dân này
• Sự linh động mang tính chiến lược. Thuận lợi lớn nhất của việc mua các bộ phận của sản
phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm từ các nhà cung cấp độc lập đó là có thể duy trì sự linh hoạt
của mình khi chuyển đổi đơn đặt hàng giữa các nhà cung cấp tùy theo tình huống, nếu nhà
cung cấp này bán giá cao thì mình có thể chuyển sang mua của nhà cung cấp kia.


Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định liên minh chiến lược
với nhà cung cấp
• Liên minh chiến lược nhầm tạo sự tin cậy giữa công ty đa quốc gia và nhà cung cấp thông
qua những thỏa thuận mua bán chặt chẽ trong thời gian dài.
• Liên minh chiến lược giải quyết được những nhược điểm của thuê ngoài là nhà cung cấp
sẽ đầu tư vào kỹ thuật chuyên môn cao, nâng cao trách nhiệm của nhà cung cấp hơn.
• Liên minh chiến lược cũng giải quyết được vấn đề hội nhập hàng dọc của doanh nghiệp
mà không phải đối mặt với vấn đề quản lý.
• Những bí quyết công nghệ độc quyền khó bị đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt hơn.


b. Quyết định nguồn lực của Panasonic
Vì những yếu tố đã nêu trên. Panasonic đã quyết định vừa sản xuất vừa mua ngoài
vừa liên minh chiến lượt với nhà cung cấp.

Có những nguyên liệu Panasonic tự sản xuất, có những nguyên liệu Panasonic mua
ngoài, một số nguyên liệu sản xuất bằng cách liên minh chiến lượt với nhà cung
cấp.


×