Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐÁP án CHUYÊN đề bài tập thi thpt môn sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.32 KB, 18 trang )

SINH HỌC BEECLASS

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
(BT 01)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

A
B
C
D


Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội Đáp án
là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá
trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng
với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được
F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo líthuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây về F2 đúng?
(I) Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
(II) Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
(III) Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
(IV) Có 10 loại kiểu gen.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn:
C
Xét thế hệ P: cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng có kiểu gen: AB/AB, cây có kiểu hình
lặn về cả 2 tính trạng trên có kiểu gen: ab/ab, thu được F1: AB/ab. F1: AB/ab x AB/ab
Xét các phát biểu đề bài:
- Phát biểu (I): Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. Phát biểu này đúng vì kiểu gen dị hợp 2 cặp
gen có thể có kiểu gen là AB/ab hoặc Ab/aB.
- Phát biểu (II): Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Phát biểu này đúng vì theo hệ
thức Đê- cat-tơ: Kiểu hình A_B_= 50% + aabb. → A_B_ ≥ 50%. Kiểu hình A_bb= aaB_= 25% - aabb.
- Phát biểu (III): Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. Phát biểu này sai vìkiểu hình
aabb có thể chiếm tỉ lệ lớn hơn kiểu hình A_bb hoặc aaB_. Kiểu hình aabb= ab × ab . Xét trường hợp f=
20% → giao tử ab= 40%. → Kiểu hình aabb= 16%. → Kiểu hình A_bb= aaB_= 25% - aabb = 9%.
- Phát biểu (IV): Có 10 loại kiểu gen. Phát biểu này đúng vì áp dụng công thức: số kiểu gen tối đa =
2.2.(2.2+1)/2 = 10 kiểu gen.
Câu 2:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu

được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết
rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong
các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

1


(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu
gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Hướng dẫn:
C
Màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định, (P) thuần chủng đỏ × trắng → F1: 100%Aa (hồng). F1 tự
thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa
trắng. Quy luật phân li, trội không hoàn toàn. → Quy ước gen: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng.
(hoặc AA: hoa trắng; aa: hoa đỏ).
Xét các phát biểu đề bài:
- Phát biểu 1: Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. Phát biểu này
đúng vì kiểu gen khác nhau thìkiểu hình sẽ khác nhau.
- Phát biểu 2: Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây
có kiểu gen dị hợp tử. Phát biểu này đúng vì theo quy ước gen thìkiểu hình đỏ và trắng là kiểu gen đồng

hợp tử. Kiểu hình hồng là kiểu gen dị hợp tử.
- Phát biểu 3: Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân
li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Phát biểu này sai vìnếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây
hoa trắng, thu được đời con toàn cây hoa hồng.
- Phát biểu 4: Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen. Phát biểu này
đúng vì theo giả thiết, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen quy định (A, a). Xét theo quy ước gen
trên thì alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Tính trạng hoa hồng được hình thành do
alen A va alen a tương tác với nhau.
Câu 3:
Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần
chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử
lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thìtần số hoán
vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các
trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 (2) Tỉ lệ 3 : 1
(3) Tỉ lệ 1 : 1
(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1
(5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1
(6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
A. 5.
B.3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn:
D
Xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen → 2 gen đó có thể nằm trên 2 cặp NST khác
nhau hoặc nằm trên cùng 1 cặp NST.
TH1: 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau:
Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 → giả sử F1
có kiểu gen AaBb. F1 x cơ thể đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen: AaBb x aabb => Fa: KG: 1AaBb : 1Aabb :

1aaBb : 1aabb.
Kiểu hình: - Trường hợp 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, Fa có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
- Trường hợp 2: Nếu 2 gen tương tác với nhau theo kiểu 9:7 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thìFa thu
được tỉ lệ 3:1
- Trường hợp 3: Nếu 2 gen tương tác với nhau theo kiểu 9:6:1 hoặc 12 : 3 : 1 thì Fa thu được tỉ
lệ 1:2:1
TH2: Nếu 2 gen cùng nằm trên 1 NST:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

2


+ Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì Fa thu được tỉ lệ 1:1
+ Nếu các gen xảy ra hoán vị với f = 50% thì Fa thu được tỉ lệ 1:1:1:1.
Vậy có 4 trường hợp: 2, 3, 5, 6 đúng.
Câu 4:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P)
tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo líthuyết, trong các trường hợp về tỉ
lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
(1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
(4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
A. 4.
B. 5.
C. 6.

D. 3.
Hướng dẫn:
Cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen: aaBB hoặc aaBb.
A
TH1: 3 cây đều có kiểu gen aaBB → 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
TH2: 1 aaBB : 2aaBb → 1/3 aaBB : 2/3 ( 1/4 aaBB : 1/2 aaBb : 1/4 aabb) → cây thân thấp, hoa vàng sinh
ra = 2/3.1/4 = 1/6; cây thấp, đỏ = 1/3 + 2/3. (1/4 +1/2) = 5/6 → tỉ lệ kiểu hình là 5 thân thấp, hoa đỏ : 1
thân thấp hoa vàng → 2 đúng.
TH3: 2 aaBB : 1 aaBb → 2/3 aaBB : 1/3( 1/4 aaBB : 1/2 aaBb : 1/4 aabb) → cây thân thấp, hoa vàng sinh
ra = 1/3 . 1/4 = 1/12; cây thấp, đỏ = 2/3 + 1/3(1/4 + 1/2) = 11/12 => tỉ lệ kiểu hình là 11 thân thấp, hoa
đỏ : 1 thân thấp hoa vàng → 4 đúng.
TH4: 100% (cả 3 cây)có kiểu gen aaBb → 3 cây thân thấp hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng → 1 đúng.
Vậy có 4 phương án đúng
Câu 5:
Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY. Phép lai 2: (P) Xa Xa × XAY. Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép
lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo líthuyết, trong
3 phép lai (P) có:
(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu
hình lặn.
(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn:

B
Xét trường hợp XX là cái, XY là đực.
- Phép lai 1: P: XAXA x XaY
F1: 1/2 XAXa : 1/2 XAY
F2: Kiểu gen: ¼ XAXA : ¼ XAXa : ¼ XAY : ¼ XaY : Kiểu hình: 2 cái trội : 1 đực trội : 1 đực lặn.
- Xét phép lai 2: P: XaXa x XAY
F1: ½ XAXa : ½ XaY

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

3


F2: ¼ XAXa : ¼ XaXa : ¼ XAY : ¼ XaY: Kiểu hình: 1 cái trội : 1 cái lặn : 1 đực trội : 1 đực lặn.
- Xét phép lai 3: P: Dd × Dd
F1: 1/4DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
F2: 1/4DD : 2/4 Dd : 1/4 dd : Kiểu hình: (3 trội : 1 lặn).(1 cái : 1 đực).
Xét các kết luận của đề bài:
+ Kết luận 1: 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới. Kết luận này đúng vì phép lai 2 và
3 đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở 2 giới.
+ Kết luận 2: 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể
mang kiểu hình lặn. Kết luận này đúng vì phép lai 1 và 3 đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá
thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
+ Kết luận 3 đúng vì chỉ có phép lai 1 cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
+ Kết luận 4 sai vìchỉ có 1 phép lai cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình là
phép lai số 2.
Vậy có 3 kết luận đúng.
Câu 6:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu
gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình

hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1
gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi
trường. Theo líthuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai
trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Hướng dẫn:
D
Quy ước gen: A_B_ : hoa đỏ; A_bb : hoa vàng; aaB_ và aabb: hoa trắng.
Cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn (A_B_ × A_B_), F1 gồm 3 loại kiểu hình:
- Để có kiểu hình hoa vàng F1 phải có bb→ P: Bb× Bb.
- Để có kiểu hình hoa trắng F1 phải có aa→ P: Aa× Aa. → Cây hoa đỏ (P) phải dị hợp 2 cặp AaBb.
(P) AaBb × AaBb
F1: 4 AaBb; 2 AaBB; 2 AABb; 1 AABB :9 hoa đỏ
2 Aabb; 1 AAbb :3 hoa vàng
2 aaBb; 1 aaBB; 1 aabb: 4 hoa trắng.
Xét các kết luận của đề bài:
+ Kết luận 1 đúng vì cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 có kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ 2/16 = 12,5%
+ Kết luận 2 đúng vì cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử có kiểu gen aaBB + aabb = 1/16 + 1/16 =
2/16 = 12,5%.
+ Kết luận 3 đúng vì F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng là aaBb; aaBB; aabb.
+ Kết luận 4 sai vìtrong các cây hoa trắng ở F1 ( 2 aaBb, 1 aaBB, 1 aabb), cây hoa trắng đồng hợp tử
chiếm tỉ lệ: (1/4 + 1/4 )/ (2/4 + 1/4 +1/4) = ½ = 50%.
Vậy có 3 kết luận đúng.

Câu 7:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một
cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục
thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

4


gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát
sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có
bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Hướngdẫn:
A
Theo đề bài: A hoa đỏ, a hoa vàng; B quả tròn, b bầu dục.
KG F1 là (Aa,Bb). Do A-bb = 0,09. Các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền liên kết gen.
Ta có: A-bb = 0,25 – aabb = 0,09 => aabb = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab (a liên kết hoàn toàn với b)
AB AB
Phép lai F1:
, f = 20%.
x

ab
ab
Nhận xét về phép lai trên (kết quả F2):
(1) Số loại KG: 3 x 3 + 1 = 10 kiểu => sai.
AB AB AB AB Ab
(2) Có 5 loại KG thoả A-B- gồm (
) => đúng.
,
,
,
,
AB ab Ab aB aB
AB
(3) Số cá thể có KG giống F1:
= 2(0,4AB x 0,4ab) = 0.32 => sai
ab
(4) f = 20%.
Có (2) và (4) đúng.
Câu 8:
Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu
(em trai mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những
người khác trong gia đình không bị bệnh này, nhưng bố đẻ ra cô ta đến từ một quần thể khác đang ở
trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu
lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong gia đình. Dựa
vào các thông tin trên, hãy cho biết trong số các dự đoán dưới đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác xuất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29.
(2) Xác xuất con thứ hai của vợ chồng trên là trai và không bị bệnh là 29/64.
(3) Xác xuất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 4/11.
(4) Có thể biết chính xác kiểu gen của 9 người trong gia đình trên.
A. 3

B.1
C.2
D.4
Hướng dẫn:
A
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Người phụ nữ bình thường A-, ông bà ngoại bình thường và có em trai bị bệnh aa => mẹ người phụ nữ
có dạng (1/3AA : 2/3Aa).
Bố bình thường A-, đến từ quần thể có tần số alen a = 10%.
Cấu trúc quần thể này là: 0.81AA : 0.18Aa : 0.01aa
Vậy người bố có dạng (9/11AA : 2/11Aa).
- Bố mẹ người phụ nữ: (1/3AA : 2/3Aa) * (9/11AA : 2/11 Aa).
Sinh ra đời con theo líthuyết: 20/33AA : 12/33Aa:1/33aa
Vậy người phụ nữ có dạng: (5AA : 3Aa)
Người nam giới bình thường A- có mẹ bị bệnh aa => người nam giới có kiểu gen Aa.
Cặp vợ chồng đang xét: (5AA : 3Aa) * Aa
- Xác xuất cặp vợ chồng này sinh con gái, không bị bệnh là:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

5


-

1/2 * (1 – (3/16 * 1/2)) = 29/64.
Xác xuất cặp vợ chồng này sinh con gái có kiểu gen Aa là:
1/2 * ((13/16 * 1/2) + (3/16 * 1/2)) = 1/4.
Vậy xác xuất con gái của cặp vợ chồng này mang alen gây bệnh là:
1/4 : (29/64) = 16/29 => (1) đúng.

Xác xuất sinh đứa thứ hai không bị bệnh của cặp vợ chồng trên là 29/64 => (2) đúng.
Xác xuất để bố đẻ người vợ mang alen gây bệnh là 2/11 => (3) sai.
có thể biết chính xác kiểu gen của:
Bên phía vợ: cậu (aa), ông bà ngoại người vợ: Aa * Aa
Bên phía người chồng: mẹ chồng (aa), chị chồng (aa), chồng (Aa), bố chồng (Aa), ông bà ngoại
người chồng: Aa * Aa.
Vậy biết được kiểu gen của 9 người => (4) đúng.

Câu 9:
Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của dãy
Trường Sơn. Quần thể 1 sống ở sườn phía Đông, quần thể 2 sống ở sườn phía Tây. Quần thể 1 có tần số
alen lặn rất mẫn cảm với nhiệt độ (kíhiệu là tsL) là 0.8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau
một đợt lũ lớn, một “hẻm núi” hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía
Tây phong phú hơn, một số lượng lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá
thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong môi trường sống ở sườn phía Tây thay
đổi nên alen tsL trở thành một alen gây chết phôi ở trạng thái đồng hợp tử. Mặc dù, alen này không làm
thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như các cá thể đồng hợp tử trưởng thành di
cư từ quần thể sang. Cho các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sau đợt lũ, tần số alen của quần thể 1 giảm đi.
(2) Tần số alen tsL ở quần thể 2 sau đợt lũ bằng 0.24
(3) Sau 5 thế hệ ngẫu phối, tần số alen này ở quần thể 2 bằng 0.21.
(4) Tần số alen đang xét ở quần thể 2 so với quần thể 1 sau đợt lũ là 0.3
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn:
B
L
Kíhiệu tần số alen ts là a.

- Trước đợt lũ: quần thể 1 có a = 0.8; quần thể 2 có a = 0.
- Sau đợt lũ: quần thể 1 có a = 0.8 (tần số alen không đổi, chỉ có số lượng cá thể giảm đi)
Vậy (1) sai.
Quần thể 2 có tần số a = (0*0.7 + 0.8*0.3)/(0.7+0.3) = 0.24. vậy (2) đúng.
Sau 5 thế hệ và chọn lọc loại bỏ kiểu gen, tần số alen này ở quần thể 2 là:
(6/25) : ( 1 + 5*(6/25)) = 0.11 => (3) sai.
Tần số alen ở quần thể 2 so với quần thể 1: 0.24 : 0.8 = 0.3 => (4) đúng.
Vậy phát biểu (2) và (4) đúng.
Câu 10:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào
một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen A
Gen B
Gen D
Enzim A

Enzim B

Enzim D

Chất không màu 1
chất không màu 2
sắc tố vàng
sắc tố đỏ
Các alen lặn a, b, d đều không tạo được các enzim A, B, D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành
thìhoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đông hợp tử về 3 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

6



tử về 3 cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy
ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?
(1) Ở F2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
(2) Ở F2 kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.
(3) Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là
78.57%.
(4) Nếu cho các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở F3 là 0%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn:
D
P: AABBDD * aabbdd
F1: AaBbDd.
F1 * F1 => F2:
Số kiểu gen quy định hoa đỏ (A-B-D-) là : 2*2*2 = 8 => (1) đúng.
Kiểu hình có kiểu gen quy định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) = 2*2 = 4 (do kiểu hình hoa trắng
có số kiểu gen quy định là: 3*3*3 – 8 - 4 = 15) => (2) đúng.
Tỉ lệ hoa đỏ là: ¾ * ¾ * ¾ = 27/64
Tỉ lệ hoa vàng là: ¾ * ¾ * ¼ = 9/64
Tỉ lệ hoa trắng: 1 – 27/64 – 9/64 = 28/64
Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp:
(aabbdd + Aabbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AabbDD) = aa(BB+bb)(DD+dd) + Aabb(DD+dd)
là ¼ * ½ * ½ + ¼ * ¼ * ½ = 6/64.
Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là 28/64 – 6/64 = 22/64
Suy ra tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là 22/28 = 78.57%
(3) đúng.

Hoa vàng F2: (AA+Aa)(BB+Bb)dd.
Hoa vàng * hoa vàng cho F3 không có hoa đỏ vìkhông tạo được kiểu hình D-. vậy (4) đúng
Suy ra tất cả nhận định đều đúng.
Câu 11:
Tần số các alen của nhóm máu ABO của người trong một quần thể là: p(IA) = 40%, p(IB) = 40%, p(IO) =
20%. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy – vanbec, hãy cho biết trong các phát biểu sau có bao
nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong quần thể này, số người có nhóm máu A và số người có nhóm máu B bằng nhau.
(2) Trong quần thể này, số người có nhóm máu A và số người có nhóm máu AB bằng nhau.
(3) Trong quần thể này, số người mang kháng nguyên B là 32%.
(4) Locut ABO nằm trên NST thường bởi vìtần số của nhóm máu giữa nam giới và nữ giới là bằng
nhau.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Hướng dẫn:
B
A
B
- Trong quần thể ta thấy tần số alen I = I , vậy nên tỉ lệ nhóm máu A và nhóm máu B trong quần
thể là bằng nhau, (1) đúng.
- Số người nhóm máu A chiếm tỉ lệ: 0.4*0.2*2 + (0.4)2 = 0.32, tỉ lệ nhóm máu AB chiếm 0.4*0.4*2
= 0.32, vậy (2) đúng.
- Số người mang kháng nguyên B gồm những người có nhóm máu B và AB: 0.32 + 0.32 = 0.64
(3) sai.
- Các alen quy định nhóm máu là nằm trên NST thường và bình đẳng ở hai giới. việc nó không nằm
trên NST giới tính không liên quan đến tần số nhóm máu của nam và nữ, (4) sai.
Vậy có 2 ý đúng 1 và 2.


SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

7


Câu 12:
Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được
hai dòng cây trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự
đoán đúng?
(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân
li theo tỉ lệ 3 : 1 thìkiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng 1
gen quy định.
(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thìtính trạng màu
hoa do ít nhất 2 gen không alen quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.
(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ
thìkiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.
(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Hướng dẫn:
A
Cây hoa đỏ dòng D, cây hoa trắng thuần chủng dòng 1 và cây hoa trắng thuần chủng dòng 2.
- Dự đoán 1: khi cho dòng 1 giao phấn với dòng D, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1
thìdòng D phải cho 4 loại giao tử, dòng 1 thuần chủng cho 1 loại giao tử. Do đó dòng D sẽ dị hợp
2 cặp gen và có thể có kiểu gen AaBb, vậy dòng D có 2 cặp gen cùng quy định màu hoa, nên đó là
tương tác gen. Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb : hoa trắng. Kiểu gen của dòng D là
AaBb, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 là Aabb, aaBB, aabb. vìtheo quy luật tương tác gen nên

kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của các gen khác nhau quy định
(vídụ: từ dòng D có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc ở gen A ta sẽ
thu được dòng 1 có kiểu gen aaBB, dòng 2 có kiểu gen Aabb. Vậy (1) sai.
- Dự đoán 2: với quy ước gen A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng; kiểu gen của dòng 1 và
dòng 2 là AAbb và aaBB hoặc ngược lại. Khi cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, có phép lai Aabb *
aaBB, đời con thu được kiểu hình 100% hoa đỏ (AaBb).
Vậy từ cây hoa đỏ dòng D thuộc 1 trong các kiểu AABB, AaBB, AABb, AaBb, dùng phương pháp
gây đột biến và chọn lọc ta sẽ thu được dòng 1 là Aabb và dòng 2 là aaBB hoặc ngược lại.
Vậy (2) đúng.
- Dự đoán 3:
Dự đoán này đúng với quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng; kiểu gen của
dòng D là AABB, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 có thể là AAbb và aaBB (hoặc ngược lại), aabb và
AAbb (hoặc ngược lại), aabb và aaBB (hoặc ngược lại).
Khi cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, ta có các phép lai AABB*AAbb,
AABB*aaBB, đời con sẽ cho 100% hoa đỏ (A-B-), vậy cây hoa đỏ dòng D có kiểu gen AABB, kiểu
hình hoa đỏ là do các alen trội A và B cùng quy định.
Dự đoán này cũng đúng với quy ước gen A: hoa đỏ > a = a1 : hoa trắng. Dòng D có kiểu gen AA,
dòng 1 và dòng 2 có kiểu gen aa và a1a1. Khi cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2
ta có các phép lai AA*aa. AA*a1a1, đời con sẽ thu được 100% hoa đỏ (A-), vậy kiểu hình hoa đỏ
là do các gen trội A quy định. Suy ra (3) đúng.
- Dự đoán 4:
Dự đoán này đúng với quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng; kiểu gen của
dòng D là AABB, kiểu gen của dòng 1 và dòng 2 có thể là AAbb và aaBB (hoặc ngược lại), aabb và
AAbb (hoặc ngược lại), aabb và aaBB (hoặc ngược lại).
Khi cho dòng 1 và 2 tự thụ phấn ta có các phép lai AAbb*AAbb, aaBB*aaBB. aabb*aabb đều thu
được kiểu hình 100% hoa trắng.

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

8



Dự đoán này cũng đúng với quy ước gen A: hoa đỏ > a = a1 : hoa trắng. Dòng D có kiểu gen AA,
dòng 1 và dòng 2 có kiểu gen aa và a1a1. Khi cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ thì có các phép lai
aa*aa, a1a1*a1a1, đều cho kiểu hình hoa trắng. Vậy 4 đúng
Các dự đoán (2), (3),(4) đúng.
Câu 13:
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho
ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng,
trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết các tính trạng màu mắt ở ruối giấm do một
gen có hai alen quy định. Theo líthuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
(1) Ở P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
(2) Ở F2 có 5 loại kiểu gen.
(3) Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ
3: 1:3:1.
(4) Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81.25%
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn:
B
P: mắt đỏ * mắt trắng, được F1 toàn mắt đỏ, tính trạng màu mắt do một gen có hai alen quy định. Vậy
mắt đỏ là trội so với trắng.
F2 phân li không đồng đều ở hai giới (mắt trắng đều là con đực) nên gen nằm trên vùng không tương
đồng của NST X: XA: mắt đỏ > Xa: trắng.
P: XAXA * XaY => F1: ½ XAXa : ½ XAY
F1 * F1: XAXa * XAY => F2: ¼ XAXA : ¼ XAXa : ¼ XAY : ¼ XaY.
Phát biểu (1) sai vì ở P, ruồi cái mắt đỏ chỉ có 1 loại kiểu gen là XAXA vìF1 toàn ruồi mắt đỏ.
Phát biểu (2) sai vìchỉ có 4 loại kiểu gen là XAXA, XAXa, XAY, XaY.

Phát biểu (3) ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được các tổ hợp lai sau:
F2: ( ½ XAXA : ½ XAXa) * XAY tạo ra đời F3: 3/8XAXA, 1/8 XAXa, 3/8 XAY, 1/8 XaY
Phân li theo tỉ lệ kiểu gen 3 : 1 : 3 : 1 => (3) đúng.
Phát biểu (4) ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên có các tổ hợp lai sau:
( ½ XAXA : ½ XAXa) * (¼ XAY : ¼ XaY)
=> F3: 3/16 XAXA : 4/16 XAXa : 1/16 XaXa : 6/16XAY : 2/16 XaY
Số ruồi mắt đỏ = 3/16 + 4/16 + 6/16 = 13/16 = 81.25% => (4) đúng.
Câu 14:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng
chiều cao cây do hai gen quy định, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ,
thân cao (P) dị hợp về ba cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 7 cây
thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp, hoa đỏ.
Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Kiểu gen của (P) là
.
(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.
(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo líthuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
0.49%
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo líthuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Hướng dẫn:
D
Phân tích tỉ lệ kiểu hình thu được ở Fa:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

9



Tính trạng chiều cao cây: 25 cao : 75 thấp = 1 : 3.
Quy ước gen: B-D-: thân cao; B-dd, bbD-, bbdd: thân thấp.
Nếu cá gen PLĐL thìsẽ có phép lai phân tích AaBbDd * aabbdd, phép lai này sẽ cho đừi con phân
li theo tỉ lệ (1 đỏ : 1 trắng).(1 cao : 3 thấp) = 1 : 1 : 3 : 1 (khác với giả thiết 7 : 18 : 32 : 43).
Vậy có hiện tượng liên kết gen giữa gen Aa với gen Bb hoặc Dd.
Xét trường hợp gen Aa liên kết với gen Bb:
Cây thân cao, hoa đỏ ở Fa: 0.07
= 0.07 ABD * 1 abd => cây (P) cho giao tử ABD = 0.07 =
0.14AB * ½ D => cây (P) có hiện tượng hoán vị gen với tần số f = 2*0.14 = 0.28 = 28% =>
(P)
, f = 28% => (1) sai.
Ta có phép lai phân tích của (P):
*
, đời con có 8 loại kiểu gen => (2) đúng.
-

Cho (P) tự thụ phấn, ta có phép lai

*

(f = 28%). Theo líthuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp

tử lặn về ba cặp gen chiếm tỉ lệ 0.07 abd * 0.07 abd = 0.49

=> (3) đúng.

Cho (P) tự thụ phấn, ta có phép lai
*

= ( * ) . (Dd * Dd). Số kiểu gen = 10.3 = 30, số kiểu
hình 2*2 = 4 => (4) sai.
Trường hợp Aa liên kết với Dd xét tương tự.
Có kết luận (2) và (3) đúng.
Câu 15:
Giả sử ở một giống ngô, alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hạt trắng. Một trung
tâm giống đã tạo ra giống ngô hạt vàng. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống này, người ta lấy ngẫu
nhiên 2000 hạt đem gieo thành cây, sau đó cho 2000 cây này giao phấn với cây hạt trắng, thu được đời
con có 3% hạt trắng. Theo líthuyết, có bao nhiêu dự đoán đúng trong các dự đoán dưới đây?
(1) Nếu cho 2000 cây trên giao phấn với nhau thì đời con có số cây hạt trắng chiếm tỉ lệ 0.09%.
(2) Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có 120 hạt có kiểu gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc thìở đời con số cây hạt vàng chiếm tỉ lệ 98.5%.
(4) Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo, số hạt vàng có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ
97%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn:
C
Quy ước gen: A: hạt vàng > a: hạt trắng.
Giống hạt vàng có kiểu gen AA hoặc Aa, cho các cây này giao phấn với cây hạt trắng (aa), cho 3% hạt
trắng ở đời con. Nên có:
3% đời con hạt trắng do phép lai Aa * aa, đời con cho ½ hoa vàng, ½ hoa trắng, vậy phép lai này tạo ra
3% hạt trắng và 3% hạt vàng, suy ra Aa chiếm 6%. Trong 2000 hạt đem gieo thì cây không thuần chùng
Aa chiếm tỉ lệ 6% và bằng 6% * 2000 = 120 hạt. (2) đúng.
Trong 2000 hạt đem gieo thì các cây thuần chủng có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ: 100% - 6% = 94%, (4) sai.
Công thức quần thể ngẫu phối ở (P): 0.94AA + 0.06Aa => pA = 0.97, qa = 0.03 => số cây hạt trắng chiếm tỉ
lệ: aa = q2 = (0.03)2 = 0.09, (1) đúng.
Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc thì đời con sẽ là:

(P): 0.94AA : 0.06Aa => F1 = 0.94 + 0.06 *
= 0.955; Aa = 0.06*1/2 = 0.03; aa = 0.06*
= 0.015.
Ở đời con, số cây hạt vàng chiếm tỉ lệ: A- = AA+Aa = 0.955 + 0.03 = 0.985, (3) đúng.
Câu 16:
Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh N; alen B quy định
không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

10


đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M
kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ
chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và một con gái
(7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10)
không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị
bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong gia đình trên. Dựa vào các
thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
(2) Xác định được kiểu gen của tối đa 5 người trong các gia đình trên.
(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.
(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen XAbXaB..
(6) Xác xuất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12.5%.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2

Hướng dẫn:
A
Theo giải thiết, ta vẽ được sơ đồ phả hệ sau:
Nam, nữ bì
nh
thường

(2)

(1)

(3)

(4)

(6)

(5)

(7)

Nam bệnh M

(8)

Nam bệnh N

(10)

(9)

Xác định được kiểu gen những người trong phả hệ như sau:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

11


Xét các kết luận:
- Kết luận (1):đúng, nếu người (7) nhận alen b từ người (3) thìalen này có thể truyền cho người
(10).
- Kết luận (2): sai, xác định được kiểu gen của 6 người: (2), (4), (5), (6), (8), (9).
- Kết luận (3): đúng, vì người (9) bị bệnh N tức người (9) mang alen a, alen này chỉ có thể nhận từ
người (5) vì người (6) chỉ cho nst Y. Người (5) có mang alen a, alen này chỉ có thể nhận từ người
(1) vì người (2) chỉ cho alen A.
- Kết luận (4): đúng, vì nếu cặp vợ chồng (5) và (6) có kiểu gen XAbXaB (f=20%) và XAbY, đứa con trai
này có thể không bị bệnh M và N nếu nhận alen XAB từ mẹ.
- Kết luận (5): sai, vì người này nhận XAB từ mẹ.
- Kết luận (6): sai, xác xuất sinh con thứ hai là con gái và không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng
(5) và (6) là: XAbXaB + XABXaB = 0.4*0.5 + 0.1*0.5 = 0.25 = 25%.
Vậy có ba kết luận đúng: (1), (3), (4).
Câu 17:
Qua trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy
nhất trên cặp nhiếm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loai giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một
tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14
nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho
biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Cây B có bộ nhiếm sắc thể 2n = 14.
(2) Tế bào M có thể đang ở kìsau của quá trình giảm phân II.
(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội

(2n + 1).
(4) Cây A có thể là thể ba.
A. 2.
B. 1
C. 3.
D. 4
Hướng dẫn:
A
Xét cây B, giảm phân bình thường, xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2
tạo ra tối da 128 loại giao tử: 2n+1 = 128 => n = 6 => 2n = 12. Vậy (1) sai.
Xét cây A: đúng, vìnếu ở kìsau của giảm phân I thìcác nhiễm sắc thể đang phân li về 2 cực của tế bào
nhưng là nhiễm sắc thể kép, còn nếu ở kìsau của nguyên phân thìphải có số lượng nhiễm sắc thể lớn
hơn 14. Vậy (2) đúng.
Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có 7 nhiễm sắc thể, đây là bộ nhiễm sắc
thể (n + 1). Vậy (3) sai.
Cây A có thể là thể ba, có bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 =13. Kết thúc giảm phân I, tế bào trên cây A sẽ tạo ra
2 loại tế bào con, 1 loại chứa 6 nhiễm sắc thể kép, loại còn lại chứa 7 nhiếm sắc thể kép. Loại tế bào
chứa 7 nhiễm sắc thể kép khi thực hiện kì sau của giảm phân II sẽ tạo ra 14 nhiễm sắc thể đơn chia
thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm phân li về 1 cực của tế bào. Vậy (4) đúng.
Câu 18:
Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim
khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

12


Alen A
Enzim A


Alen B
Enzim B

Chất A
Chất B
P (sản phẩm)
Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội
hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không
chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản
phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với một người phụ nữ
bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo líthuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có
tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?
(1)
Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
(2)
Chỉ bị bệnh H.
(3)
Chỉ bị bệnh G.
(4)
Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hướng dẫn:
B
Theo giả thiết, ta có thể quy ước gen như sau:
A-B-: không bị cả 2 bệnh trên; A-bb: người bị bệnh G; aaB-: người bị bệnh H; aabb: người bị bệnh H.
Một người đàn ông bệnh H kết hôn với phụ nữa bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo líthuyết,

cặp vợ chồng này có thể là một trong các phép lai sau:
P: aaBB * AAbb => 100% A-B-: không bị cả hai bệnh.
P: aaBb * Aabb => ½ AaBb; ½ Aabb (50% không bị đồng thời cả hai bệnh, 505 bị bệnh G)
P: aabb * Aabb => 100% Aabb (chỉ bị bệnh G).
P: aaBB * Aabb => ½ AaBb; ½ aaBb (50% không bị đồng thời cả hai bệnh G và H; 50% bị bệnh H).
P: aaBb * Aabb => ¼ AaBb; ¼ Aabb; ¼ aaBb; ¼ aabb (25% không bị đồng thời cả hai bệnh; 25% chỉ bị
bệnh G; 50% chỉ bị bệnh H).
P: aabb * Aabb => ½ Aabb; ½ aabb (50% chỉ bị bệnh G; 50% chỉ bị bệnh H).
Vậy các cob của cặp vợ chồng này có thể có tối đa 3 khả năng sau: (2) chỉ bị bệnh H; (3) chỉ bị bệnh G;
(4) không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.
Câu 19:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0.3AABb : 0.2AaBb :
0.5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo líthuyết, trong các
dự đoán sau về cấu trúc di truyền của quần thể này ở F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13.75%.
(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54.5%.
(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32.3%.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Hướng dẫn:
B
P: 0.3AABb : 0.2AaBb : 0.5Aabb.
Tự thụ: 0.3(AABb * AABb) : 0.2(AaBb * AaBb) : 0.5 (Aabb * Aabb)
F1: 0.3( ¼ AABB : 2/4 AABb : ¼ Aabb) : 0.2( 1/16AABB : 1/16Aabb : 1/16aaBB : 1/16aabb : 2/16AaBB :
2/16AABb : 2/16Aabb : 2/16aaBb : 4/16AaBb) : 0.5(1/4 Aabb : 2/4Aabb : ¼ aabb).
Ở thế hệ F1 có tối đa 9 kiểu gen. (1) sai.
Ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng (aabb) chiếm 0.2*1/16 + 0.5*1/4 =


SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

13


0.1375 = 13.75%, (2) đúng.
Ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng (Aabb, Aabb, aaBB, aaBb) chiếm tỉ lệ:
0.3*1/4 + 0.2*(1/16 + 1/16 + 2/16 + 2/16) + 0.5*(1/4 + 2/4) = 0.525 = 52.2%. (3) sai.
Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội (Aabb, aaBB, AaBb) chiếm tỉ lệ:
0.3*1/4 + 0.2*(1/16 + 1/16 + 4/16) + 0.5*1/4 = 27.5%. (4) sai.
Câu 20:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%.
Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo líthuyết, trong các dự đoán
sau đây về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38.75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ đều không đổi.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn:
D
Theo giả thiết, cấu trúc di truyền ở thế hệ (P): xAA + 0.8Aa + yaa (x + y = 0.2).
Cấu trúc di truyền ở F5: (

)


(

)

(

)

= (x + 0.3875)AA : 0.025Aa : (y + 0.3875)aa.
F5: tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38.75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P): (1) đúng.
Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ luôn nhỏ hơn ở (P): (3) đúng.
Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa => (2) đúng.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ n là:
(

)

(

)

(

)

Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử = |(

)


(

)| = |

|

(const). Vậy (4) đúng.
Câu 21:
Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen C b quy
định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong
đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội
hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại
kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông
xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân
li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn:
Quy ước gen: Cb lông đen > Cy lông vàng > Cg lông xám > Cw lông trắng.
Kiểu hình lông đen có 4 kiểu gen: Cb Cb, Cb Cy, CbCg, CbCw.

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP


A

14


Kiểu hình lông vàng có 3 kiểu gen: Cy Cy, Cy Cg, Cy Cw.
Kiểu hình lông xám có 2 kiểu gen: Cg Cg, Cg Cw.
Kiểu hình lông trắng có 1 kiểu gen: Cw Cw.
Xét các kết luận:
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 kiểu gen, nhưng chỉ có tối đa
2 loại kiểu hình vì đem lai hai cá thể có cùng kiểu hình nên sẽ có 1 hoặc 2 alen giống nhau:
Trường hợp 1: 2 cá thể đem lai có 2 loại alen giống nhau thì đời con chỉ có 1 loại kiểu gen
và 1 loại kiểu hình.
Trường hợp 2: 2 cá thể đem lai có 1 loại alen giống nhau thì đời con sẽ có tối đa 4 loại
kiểu gen, trong 4 kiểu gen này thìcó 3 kiểu gen chứa alen quy định kiểu hình bố mẹ nên sẽ có
cùng 1 kiểu hình và 1 kiểu gen không chứa alen quy định kiểu hình của bố mẹ nên sẽ có kiểu
hình khác, nên chỉ có tối đa 2 loại kiểu hình.
Kết luận (1) sai.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau có thể tạo ra đời con có nhiều hoặc ít số loại kiểu
gen và số loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
Vídụ: Phép lai CbCg * CyCw (khác kiểu hình) sẽ có nhiều loại kiểu gen và kiểu hình hơn phép lai
CbCg * CbCg (cùng kiểu hình). Nhưng phép lai CbCb * CyCy (khác kiểu hình) lại có ít loại kiểu gen và
kiểu hình hơn phép lai CbCg * CbCg (cùng kiểu hình). Kết luận (2) sai.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể
lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Ví dụ: lông đen với lông vàng CbCg * CyCg; CbCg * CyCw; CbCw * CyCg; CbCw * CyCw; lông vàng với
lông xám CyCw * CgCw. Kết luận (3) đúng.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận ngịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen
phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Vídụ: CbCy * CbCg hoặc CbCy * CbCw. Kết luận (4) đúng.

(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 1 loại kiểu gen. Vídụ: CbCb
* CyCy; CbCb * CgCg; CyCy * CgCg; CgCg * CwCw. Kết luận (5) sai.
Vậy có 2 kết luận đúng là (3) và (4).
Câu 22:
Một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do 1 gen gồm 2 alen quy định, tính trạng lông màu
nâu do gen lặn a quy định, lông màu trắng do gen trội A quy định, quần thể đang ở trạng thái cân bằng
di truyền. Trong đó, kiểu hình lông nâu được tìm thấy ở con đực 40% và con cái là 16%. Trong các kết
luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Tần số alen A và a lần lượt là 0.4 và 0.6
(2) Tỉ lệ con cái lông trắng có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể là 0.48.
(3) Tỉ lệ con đực có kiểu hình lông nâu trong quần thể là 0.3
(4) Quần thể động vật trên có 5 kiểu gen và 4 kiểu hình khác nhau về màu lông.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2
Hướng dẫn:
B
- Kiểu hình lông nâu có tỉ lệ khác nhau giữa con đực và con cái. Vậy gen quy định tính trạng này
nằm trên NST giới tính ở vùng không tương đồng.
- Ta có: Xa = XaY = 0.4 => XA = 0.6 => (1) sai.
- Cấu trúc di truyền của quần thể: 0.18XAXA : 0.24XAXa : 0.08XaXa : 0.2XaY : 0.3XAY.
- Tỉ lệ con cái lông trắng dị hợp tử có trong quần thể là 0.24; tỉ lệ con đực lông nâu có trong quần
thể là 0.2 => (2), (3) sai.
- Quần thể trên có 5 kiểu gen và 4 kiểu hình khác nhau về màu lông gồm cái trắng, cái nâu, đực
trắng, đực nâu => (4) đúng.
Câu 23:

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP


15


Khi lai cây ngô dị hợp tử cả 3 cặp gen với cây đồng hợp tử lặn về cả 3 cặp gen ở F1 thu được:
A-B-D-: 113 cây; aabbD-: 64 cây; aabbdd: 105 cây
A-B-dd: 70 cây; A-bbD-: 17 cây; aaB-dd: 21 cây.
Cho các kết luận dưới đây về kết quả của phép lai trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Các cặp gen di truyền theo quy luật liên kết hoàn toàn.
(2) Kiểu hình thu được do giao tử liên kết chiếm tỉ lệ 59.5%.
(3) Trật tự sắp xếp của các gen trên là A – B – D.
(4) Khoảng cách giữa A và D bằng 34.4cM
A. 1
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Hướng dẫn:
A
- P dị hợp 3 cặp gen lai phân tích, cho 6 phân lớp kiểu hình không bằng nhau => di truyền liên kết
không hoàn toàn. Vậy (1) sai.
- Thế hệ F2 thu được tổng số cây: 113 + 64 + 105 + 70 + 17 + 21 = 390 = 100%.
- Kiểu hình thu được do giao tử liên kết (A-B-D- và aabbdd) chiếm tỉ lệ: (113 + 105)/390 = 0.559.
Vậy (2) sai.
- Các kiểu hình còn lại xảy ra do trao đổi chéo có khoảng cách giữa hai đầu mút là:
100% - 55.9% = 44.1%
- Nếu trật tự sắp xếp là A-B-D- thìcho các giao tử từ kiểu gen
là:
ABD, abd là giao tử liên kết.
Abd, aBD là giao tử do chéo A/B không xảy ra.
Abd, abD là giao tử do chéo B/D.
AbD, aBd là giao tử do chéo 2 điểm (không phù hợp). Vậy (3) sai.

Vậy trật tự sắp xếp các gen phải là B – A – D hoặc D – A – B.
- Khoảng cách giữa B – A là: (17 + 21)/390 * 100% = 9.7%.
- Khoảng cách giữa A và D là: (70 + 64)/390 . 100% = 34.4%; vậy (4) đúng.
(Khoảng cách giữa B và D là: 9.7% + 34.4% = 44.1%
B---------A-----------------D
9.7%
34.4%
Câu 24:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B
là trội không hoàn toàn so với alen b (trong đó BB: hoa đỏ; Bb: hoa hồng; bb: hoa trắng), alen D là trội
không hoàn toàn so với alen d (trong đó DD: quả tròn; Dd: quả bầu dục; dd: quả dài). Mỗi gen nằm trên
một cặp NST và phân li độc lập nhau. Biết rằng không phát sinh đột biến. Dựa vào các dữ kiện trên, hãy
cho biết trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1)
Số kiểu gen tối đa được tạo ra từ các cặp gen của loài thực vật trên là 27 kiểu gen.
(2)
Để thế hệ sau xuất hiện 2 kiểu hình với tỉ lệ (1 : 1) thìcó 112 phép lai phù hợp.
(3)
Để thế hệ sau đồng tính về cả ba tính trạng, kiểu gen của P sẽ là một trong số 52 phép lai.
(4)
Số kiểu hình tối đa được tạo ra từ các cặp gen của loài thực vật này là 18 kiểu hình.
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn:
D
- Có 3 cặp gen, mỗi cặp gen có hai alen phân li độc lâp, số kiểu gen tối đa được tạo ra là
, (1) đúng.
- Xét cặp A, a trội lặn hoàn toàn nên cho tối đa 2 loại kiểu hình khác nhau.

Cặp Bb trội không hoàn toàn nên cho tối đa 3 loại kiểu hình khác nhau.
Cặp Dd trội không hoàn toàn nên cho tối đa 3 loại kiểu hình khác nhau.
Số kiểu hình tối đa: 2*3*3 = 18, (4) đúng.

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

16


Tỉ lệ kiểu hình (1:1) được phân tích như sau:
(1:1) = (1:1)(1)(1) = (1)(1:1)(1) = (1)(1)(1:1).
+ Trường hợp 1: (1:1)(1)(1), tính trạng chiều cao cây phân li theo tỉ lệ (1:1)
Tỉ lệ phân li cặp Aa (1:1)
Màu hoa đồng tính
Hình dạng quả đồng tính
P: Aa * aa
BB * BB
DD*DD
bb* bb
dd*dd
BB*bb
DD*dd
Kết hợp cả ba tính trạng ta có số phép lai phù hợp: 4 + 4 + 8 = 16
+ Trường hợp 2: (1)(1:1)(1), tính trạng màu hoa phân tính theo tỉ lệ (1:1).
Kích thước cây đồng tính
Màu hoa phân li theo tỉ lệ (1:1) Hình dạng quả đồng tính
P: AA*AA
BB * Bb
DD*DD
aa*aa

Bb* bb
dd*dd
AA*aa
DD*dd
AA*Aa
Kết hợp cả ba tính trạng ta có số phép lai phù hợp: 12 +12 + 24 = 48
+ Trường hợp 3: (1)(1)(1:1), tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ (1:1)
Kích thước cây đồng tính
Màu hoa đồng tính
Hình dạng quả phân li (1:1)
P: AA*AA
BB * BB
DD*Dd
aa*aa
bb* bb
Dd*dd
AA*aa
BB*bb
AA*Aa
Kết hợp ca rba tính trạng, ta có số phép lai phù hợp: 12 +12 + 24 = 48
Vậy tổng số phép lai phù hợp với kết quả bài toán: 16 + 48 + 48 = 112. (2) đúng.
- để thế hệ sau đồng tính về cả ba tính trạng tức là kiểu hình ở đời sau phân li theo tỉ lệ (1)(1)(1).
Kích thước cây đồng tính
Màu hoa đồng tính
Hình dạng quả đồng tính
P: AA*AA
BB * BB
DD*DD
aa*aa
bb* bb

DD*dd
AA*aa
BB*bb
dd*dd
AA*Aa
Kết hợp cả ba tính trạng kiểu gen của P là một trong số phép lai:
(4*4) + (6+6+12+12) = 52, (3) đúng.
Vậy cả 4 kết luận đều đúng.
Câu 25:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên
NST X (không có alen tương ứng trên Y) quy định. Một người đàn ông bình thường (có ông ngoại và chú
ruột bị bạch tạng) kết hôn với một người phụ nữ bình thường (có bà ngoại bị cả hai bệnh và có cô ruột
bị bạch tạng). Biết rằng không còn ai trong gia đình có biểu hiện bệnh và không xảy ra đột biến mới ở
những người trong gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết
luận đúng?
(1)
Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh ra người con mắc cả hai bệnh nêu trên là 11.25%.
(2)
Tất cả các con gái của cặp vợ chồng này sinh ra đều không bị mù màu.
(3)
Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh ra người con bị một trong hai bệnh là 19.25%.
(4)
Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ hai là con trai không mắc hai bệnh trên là
34.125%.
(5)
Ô ng bà nội của người đàn ông mang gen quy định bệnh bạch tạng.
A. 5
B. 2.
C. 3.
D. 4

-

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

17


Hướng dẫn:
Từ đề bài ta vẽ được phả hệ như sau:
2

1

5

3

9

D

15

7

4

11

10

0

6

12

8

14

13

16

Bạch tạng
Bị cả hai bệnh

Quy ước gen: A: bình thường; a: bạch tạng; B: bình thường; b: bạch tạng (trên X).
Xét riêng từng bệnh ta có:
- Bệnh bạch tạng:
+ Bên chồng (15) có ông ngoại và chú ruột bị bạch tạng; chú ruột bị bạch tạng (aa) => kiểu gen
của ông bà nội người chồng đều là Aa, tức là (1) và (2) có kiểu gen Aa.
sơ đồ lai của (1) và (2): Aa*Aa => 1AA:2Aa:1aa => kiểu gen của (10) là (1AA:2Aa) hay (1/3AA :
2/3Aa) hay (2/3A : 1/3a).
Ô ng ngoại của người chồng cũng bị bạch tạng (aa) => kiểu gen của (11) là Aa hay (1/2A : 1/2a).
sơ đồ lai (10)*(11): (2/3A : 1/3a).(1/2A : 1/2a) => 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa => kiểu gen của người
chồng (15) là (2AA : 3Aa) hay (2/5AA : 3/5Aa) <=> (7/10A : 3/10a)
+ bên vợ (16) có bà ngoại bị ca hai bệnh và cô ruột bị bạch tạng. bà ngoại (8) bị bạch tạng (aa) =>
kiểu gen của (14) là Aa hay (1/2A : 1/2a).
Cô ruột (12) bị bạch tang (aa) => kiểu gen ông bà nội người vợ đều là Aa tức là (5) và (6): Aa

sơ đồ lai của (5) và (6): Aa*Aa => 1AA : 2Aa : 1aa => kiểu gen của (13) là (1AA:2Aa) hay (2/3A :
1/3a).
sơ đồ lai (13) và (14): (2/3A : 1/3a).(1/2A : 1/2a) => 2/6AA : 3/6Aa :1/6aa => kiểu gen của (16) là
(2AA:3Aa) hay (7/10A : 3/10a).
So đồ lai của 15 và 16: (7/10A : 3/10a)(7/10A :3/10a) = (91/100A- : 9/100aa).
- Bệnh mù màu:
+ chồng (15) bình thường: XBY hay (1/2XB : 1/2Y).
+ Bên vợ có bà ngoại (8) bị mù màu nên có kiểu gen XbXb => kiểu gen của (14) là XBXb
(13) bình thường nên có kiểu gen XBY.
sơ đồ lai (13) và (14) XBY * XBXb => kiểu gen của (16) là 1/2XBXB : 1/2 XBXb hay (3/4XB : 1/4Xb).
sơ đồ lai (15) và (16): (1/2XB : 1/2Y). (3/4XB : 1/4Xb) => 3/8XBXB : 1/8XBXb: 3/8 XBY : 1/8XbY
xét các kết luận:
(1) Sai, vìsinh con trai mắc cả hai bệnh (aaXbY) = (9/100)(1/8) = 9/800 = 1.125%.
(2) Đúng, vì bệnh mù màu nằm trên NST X và do gen lặn mà bố (15) binhf thường, nên tất cả con gái
sinh ra đều bình thường về bệnh này.
(3) Đúng, xác xuất sinh con bị 1 trong hai bệnh (A-bb + aaB-) là (91/100 * 1/8)+(9/100*7/8) =
19.25%
(4) Đúng. Xác xuất sịnh con thứ hai không mắc cả hai bệnh là con trai là (A-XBY) = (91/100)(3/8) =
273/800 = 34.125%
(5) Đúng, vì chú ruột bị bạch tạng (aa) => kiểu gen của ông bà nội người chồng đều là Aa.

SINH HỌC BEECLASS – CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

18



×