Tải bản đầy đủ (.pptx) (47 trang)

Kỹ thuật bào chế viên tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 47 trang )

VIÊN TRÒN


VIÊN TRÒN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa, phân loại và ưu
nhược điểm của viên tròn
2.Kể được các thành phần và các tiêu chuẩn chất
lượng của viên tròn
3.Trình bày được kỹ thuật điều chế viên tròn bằng
phương pháp chia viên và phương pháp bồi viên.


NỘI
DUNG
1. Định nghĩa
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Phân loại
Ưu – Nhược điểm
Thành phần
Tiêu chuẩn chất lượng
Kỹ thuật bào chế
Đóng gói – bảo quản
Một số công thức viên tròn




1. Định nghĩa
- Viên tròn là dạng thuốc rắn, hình cầu, mềm hoặc
cứng, khối lượng có thể thay đổi từ 4mg – 12g,
thường dùng để uống, nhai hoặc ngậm
- Viên tròn đông y gọi là “thuốc hoàn”
- Thuốc viên tròn có khối lượng dưới 0.10g gọi là
thuốc hạt “granullata”, khối lượng lớn hơn 0.50g gọi là
đại hoàn hay thuốc tể hoặc viên hoàn “boli”


2. PHÂN LOẠI
2.1 Dựa theo nguồn gốc
Chia làm 2 loại:

- Viên tròn tây y: chủ yếu bào chế từ các nguyên liệu
hoá dược, thường có khối lượng từ 0,1 – 0,5g. (pilulae)

- Thuốc hoàn: chủ yếu bào chế từ các loại thảo mộc,
khoáng vật, dùng theo quan điểm y học cổ truyền.


2.1 Dựa theo nguồn gốc
* Thuốc hoàn được chia ra làm 2 loại dựa trên thể
chất là: hoàn mềm và hoàn cứng.
+ Hoàn cứng: viên tròn nhỏ, đường kính từ 0,1 – 0,5
mm , viên uống
+ Hoàn mềm (viên tễ): viên tròn to (boli), đường kính
từ 10 mm – 20 mm, viên nhai



2.2 Dựa theo phương pháp bào chế
Có 2 loại:
- Viên chia: được bào chế theo phương pháp chia
viên như viên tròn tây y, hoàn mềm, hoàn sáp.
- Viên bồi: được bào chế theo phương pháp bồi viên
như các loại thủy hoàn, hồ hoàn.


2.3 Dựa vào tá dược dính dùng trong
bào chế viên
Viên nước: tá dược dính là nước, cồn, dấm, dịch
chiết dược liệu…
Viên hồ: tá dược dính là hồ (tinh bột nếp, mì, gôm...)
Viên mật: tá dược dính là mật ong.
Viên cao: tá dược dính là cao thuốc.
Viên sáp: tá dược dính là sáp ong.


3 ƯU NHƯỢC ĐIỂM
3.1 Ưu điểm
- Có thể bao áo ngoài để bảo vệ dược chất, che dấu
mùi vị khó chịu hay khu trú tác dụng của thuốc ở ruột
- Chia liều tương đối chính xác ( so với thuốc bột )
- Bào chế đơn giản
- Vận chuyển, bảo quản dễ dàng


3.2 Nhược điểm

- Viên tròn dễ chảy dính, nấm mốc, biến đổi màu
- Viên tròn bào chế theo phương pháp chia viên ở qui
mô nhỏ nên khó bảo đảm vệ sinh
- Ngày nay viên hoàn mềm (viên tễ) được sản xuất ở
quy mô công nghiệp đảm bảo vệ sinh, bao gói trong
nhựa sáp hoặc nhựa dẻo


3.2 Nhược điểm (tt)
- Viên tròn thường rã chậm: giải phóng hoạt chất kém
hơn dạng thuốc rắn khác vì vậy ngày nay các dược
chất hóa dược ít được điều chế dưới dạng viên tròn


4. THÀNH PHẦN
4.1 Dược chất
Hóa dược: terpin hydrat, codein phosphat…
Chế phẩm bào chế: cao thuốc, mật thuốc…
Dược liệu thảo mộc: bột cam thảo, nhựa, dịch chiết…


4.2 Tá dược
4.2.1 Tá dược dính
Nước:
Dùng trong trường hợp dược chất có thể hoà tan
hay trương nở trong nước tạo ra khả năng dính
nhất định.


4.2.1 Tá dược dính (tt)

Mật ong:
- Là tá dược dính tốt, có độ dính cao, khi trộn với bột
dược chất dễ tạo khối mềm, dẻo và mặt viên không bị
cứng, nứt.
- Ngoài ra mật ong có khả năng kháng khuẩn, có
đường khử bảo vệ dược chất tốt.
- Vừa là chất điều vị
và kết hợp được với
tác dụng của dược chất.
- Thường dùng cho hoàn mềm có
tác dụng bổ khí, nhuận phế, giải độc…


4.2.1 Tá dược dính ( tt )
- Dùng mật ong tốt, đặc có d = 1,40 – 1,45 do đó
trước khi dùng phải xử lý (loại bớt nước và tạp chất),
đông dược gọi là “luyện”.
Tùy độ luyện ta có các lọai mật:
* Mật non:
- Luyện mật ong ở 105oC – 110oC, còn chứa10 – 15%
nước.
- Dùng cho viên tròn chứa dược chất là bột động vật,
thảo mộc chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường và chất
nhầy.


4.2.1 Tá dược dính ( tt)
* Mật già:
- Luyện mật ở 119 – 120oC, mật còn chứa dưới 4%
nước, khi nhỏ 1 giọt vào nước, mật ong vón lại sẽ

được mật già.
- Mật già rất dính, dùng làm viên tròn có bột dược
chất dính kém như :
+khoáng chất,
+ dược liệu nhiều xơ.
- Tốt nhất là luyện mật ở áp suất giảm sẽ cho mật tốt
hơn, mật trong, màu nâu nhạt, giữ được thành phần
mật.


4.2.1 Tá dược dính

Khi sử dụng mật ong còn căn cứ vào thời tiết
khí hậu
thời tiết hanh khô thì dùng mật non,
thời tiết ẩm thì dùng mật già.


4.2.1 Tá dược dính ( tt)
Siro đơn:
Độ dính vừa phải, dễ phối hợp với dược chất, không
ảnh hưởng nhiều đến khả năng tan rã và giải phóng
dược chất của viên, có khả năng điều vị.
Cao dược liệu:
Là thành phần có tác dụng dược lý, do đó thường kết
hợp vai trò dược chất và tá dược trong các công thức
thuốc hoàn bào chế theo phương pháp bồi viên.


4.2.1 Tá dược dính ( tt)

Hồ tinh bột:
Dùng làm tá dược dính trong viên tròn tây y bào chế
theo phương pháp chia viên.
Dịch thể gelatin:
Thường dùng loại dịch thể 5 – 10% trong nước,
thích hợp cho các loại dược chất khô, rời, khó kết
dính những viên cần tan rã giải phóng dược chất
chậm.


4.2.1 Tá dược dính ( tt)
Dịch gôm Arabic 5 – 10%: hay được phối hợp để
làm tăng độ dính của một số tá dược khác như
glycerin, hồ tinh bột…
CMC, PVP, Na CMC … : các loại tá dược này dễ giải
phóng dược chất, nhưng trong một số trường hợp có
những tương kỵ nhất định với dược chất.


4.2.2 Tá dược độn
Dùng trong trường hợp dược chất trong viên không
đủ khối lượng qui định của viên, nhất là viên chứa
dược chất độc, tác dụng mạnh, dùng ở liều thấp.
*Thường dùng:
- Tinh bột.
- Bột mịn vô cơ.

- Bột đường.
- Bột dược liệu …



4.2.3 Tá dược rã
Có thể dùng các loại tá dược rã hoà tan như bột
đường, lactose… hoặc tá dược rã trương nở như
tinh bột, dẫn chất cellulose…


4.2.4 Các tá dược khác
- Tá dược hút : Dùng cho viên có dược chất lỏng,
mềm hoặc dễ chảy lỏng thường dùng bột mịn dược
liệu trong viên, kaolin, calci phosphat, calci carbonat,
magnesi hydrocarbonat, magnesi carbonat,…
- Tá dược đệm
- Tá dược màu …


5. Tiêu chuẩn chất lượng
* Hình thức:
Tròn đều, đồng nhất về hình dáng và màu sắc.
* Độ ẩm:
+ Hoàn nước, hoàn hồ (hoàn cứng): chứa  9%
nước.
+ Hoàn mật ong: không quá 15%.
* Độ rã: chỉ áp dụng cho hoàn cứng
+ Không quá 1 giờ cho các loại hoàn.
+ Hoàn hồ không quá 2 giờ.


5. Tiêu chuẩn chất lượng (tt) :
* Độ đồng đều khối lượng: đạt trong giới hạn cho

phép.
* Đạt yêu cầu về giới hạn độ nhiễm khuẩn.
* Có đúng thành phần qui định.
* Có nồng độ dược chất nằm trong giới hạn.


×