Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.97 KB, 109 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍNH MINH
VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
Hà Nội – 2005

\


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍNH MINH VỀ TÀI CHÍNH

Chủ nhiệm:

PGS., TS. Lê Văn Ái
PGS., TS. Nguyễn Đăng Nam
PGS., TS. Đỗ Đức Minh
PGS., TS. Dƣơng Đăng Chinh
Th.s Phạm Trọng Anh

Thƣ ký:
Thành viên:

Hà Nội – 2005



2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU

Với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, ngày 2 tháng 9
năm 1945 nước Việt Nam tuyên bố độc lập, rũ bỏ xiềng xích thực dân và
chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh trở thành
vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên
cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã chèo lái cho con thuyền cách
mạng Việt Nam suốt một phần tư thế kỷ, vượt qua bao cơn phong ba bão
táp để giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Tư tưởng vĩ đại của thiên tài Hồ Chí Minh vẫn mãi là chủ đề đầy
tiềm ẩn và thôi thúc nguồn cảm hứng của mỗi chúng ta nhằm khai thác và
tìm kiếm những lời giải đáp của Người trong sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Thông qua các bài nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu
giữ được trong suốt cuộc đời hoạt động đầy oanh liệt, phong phú và cao
thượng của Người, người đọc khó có thể tìm thấy một lĩnh vực nào mà
Người không dành sự quan tâm sâu sắc và khởi xướng tư tưởng định
hướng cho công tác thực tiễn. Và như thế, với sự quan tâm đến những chủ
đề khác nhau, mỗi người đọc, mỗi nhà nghiên cứu đều tìm thấy cho mình
trong tư tưởng Hồ Chí Minh những điều chỉ dẫn cần thiết về lĩnh vực mà
họ cần tìm lời giải đáp.

Đối với lĩnh vực tài chính, thông qua các trước tác của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người đọc có thể tìm thấy tư tưởng của Người về những vấn đề
rất cơ bản và chính yếu của tài chính. Trong khi phát biểu những quan
điểm tư tưởng của mình về tài chính, thay cho việc luận bàn cầu kỳ, phức
tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ ra một cách đơn giản, trực diện bản
chất của vấn đề, và mọi vấn đề đều rất rõ ràng, cụ thể. Những vấn đề đó
cho đến nay đã và vẫn đang khẳng định tính đúng đắn của nó như những
phương hướng rất cơ bản về sử dụng tài chính phù hợp với đặc điểm, vị trí
của nó trong đời sống thực tiễn, nhằm phát huy cao nhất vai trò tích cực
của tài chính phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (18902005) và 60 năm thành lập ngành Tài chính Việt nam (1945-2005), Viện
Khoa học Tài chính tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác Tài chính” để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của
toàn thể cán bộ ngành Tài chính đối với công ơn trời biển của Người.
Đồng thời cũng hy vọng qua việc nghiên cứu, học tập các quan điểm tư
tưởng của Người về công tác tài chính, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy ở đó
4


những điều chỉ dẫn cần thiết, bổ ích để vận dụng vào thực hiện tốt nhất
công việc của mình, góp phần xây dựng và phát triển nền tài chính quốc
gia ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.
Viện Khoa học Tài chính

5


CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ VÀ
VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH

1.1 Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tài chính
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt
Nam năm 1991 đã khẳng định: "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam hành động cách
mạng". Đây là một bƣớc phát triển hết sức quan trọng về nhận thức và tƣ
duy lý luận của Đảng trong việc xác định đúng đắn vị trí tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh đối với toàn bộ tiến trình lịch sử của cách mạng Việt nam.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 cũng
chỉ rõ: "Tƣ tƣởng Hồ chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết qủa của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ
thể của nƣớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tƣ tƣởng về giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời, về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
thời đại... Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh soi đƣờng cho cuộc đấu tranh của nhân
dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta"1.
Từ sự tổng kết mang tính khái quát cao về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
đối với cách mạng Việt Nam, có thể giúp cho chúng ta nghiên cứu tƣ
tƣởng của Ngƣời trong từng lĩnh vực cụ thể của cách mạng Việt Nam mà
Ngƣời trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Càng nghiên cứu về Hồ Chí Minh và
những tƣ tƣởng của Ngƣời, chúng ta càng nhận ra nhiều điều mới mẻ, chƣa
biết hoặc còn biết rất ít về tƣ tƣởng của Ngƣời.
Đã có không ít các cuốn sách trong và ngoài nƣớc viết về cuộc đời
và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ những năm 20 của thế kỷ
XX khi Ngƣời xuất hiện trên diễn đàn Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp với
tên gọi Nguyễn Ái Quốc, đến năm 1945 khi Cách mạng tháng 8 thành
công ở Việt nam, Ngƣời xuất hiện với tên gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi
đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi Hồ Chí Minh đƣợc UNESCO công

nhận là "anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới", thế

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83-84.

6

NXB


giới đã biết về Ngƣời với tƣ cách một ngƣời yêu nƣớc, một nhà cách mạng,
một lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt nam, chiến sĩ kiên cƣờng của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, một anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hoá thế giới. Nhƣng thế giới còn ít biết về Ngƣời với tƣ
cách một nhà tƣ tƣởng mà ở bất kỳ lĩnh vực nào Ngƣời cũng đứng ở vị trí
hàng đầu với tầm nhìn chiến lƣợc và tài năng kiệt xuất.
Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, chất mác - xít luôn hoà quyện làm một với
chất hiền triết Á đông. Ngƣời luôn có cách diễn đạt tƣ tƣởng rất độc đáo,
ngắn gọn, súc tích, vừa chính xác lại có sức biểu cảm phong phú, đa dạng
và sức lôi cuốn mạnh mẽ. Bản thân cuộc sống, phong cách cũng nhƣ mỗi
việc làm, lời nói của Ngƣời, dù bình thƣờng nhất cũng luôn chứa đựng
những triết lý sống, làm việc, suy nghĩ, ứng xử giàu chất lý luận và nhân
văn sâu sắc, cần đƣợc nghiên cứu, lý giải đầy đủ.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ngoài lĩnh vực
chính trị, quân sự và ngoại giao, lĩnh vực kinh tế tài chính của đất nƣớc
cũng luôn đƣợc Ngƣời dành sự quan tâm đặc biệt. Tuy Ngƣời không có
những trƣớc tác chuyên bàn luận về các vấn đề kinh tế - tài chính, song dù
bất cứ hội nghị nào, từ hội nghị chính trị, quân sự đến các hội nghị các
đoàn thể, chúng ta cũng bắt gặp những ý kiến chỉ đạo của Ngƣời về công

tác kinh tế tài chính. Ngƣời không chỉ phát biểu về những vấn đề kinh tế tài
chính trong các hội nghị, mà còn có nhiều bài viết, bài trả lời các cuộc
phỏng vấn về lĩnh vực này dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Các vấn đề kinh tế tài chính mà Ngƣời đề cập không hàm chứa
những vấn đề lý luận cao siêu, trái lại rất dễ hiểu, cụ thể và thiết thực đối
với cách mạng Việt Nam. Tuy vậy, nếu đi sâu nghiên cứu các vấn đề tài
chính mà Ngƣời đề cập, chúng ta đều bắt gặp tầm tƣ tƣởng lớn của Ngƣời
về công tác tài chính của đất nƣớc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Có thể coi tƣ tƣởng của Ngƣời về công tác tài chính là hệ thống quan điểm
của Ngƣời về nhìn nhận vai trò, vị trí của tài chính trong sự nghiệp cách
mạng, về động viên, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện
các mục tiêu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc, về công tác kiểm tra,
giám sát tài chính, về sản xuất gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu, về đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện đội ngũ cán
bộ quản lý kinh tế - tài chính của đất nƣớc.
Các quan điểm tƣ tƣởng đó là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê nin về kinh tế tài chính vào điều kiện cụ thể của Việt nam,
là sự đúc rút kinh nghiệm từ chỉ đạo thực tiễn công tác tài chính của Ngƣời
trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

7


1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tài chính trước hết bắt nguồn
từ sự nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê
nin
Từ một thanh niên yêu nƣớc, qua gần chục năm bôn ba đi tìm đƣờng
cứu nƣớc, đặt chân lên nhiều châu lục, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa
Mác- Lênin, nghiên cứu và tiếp thu nó. Từ đó hình thành ở Ngƣời chủ
nghiã yêu nƣớc kiểu mới dựa trên nền tảng tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác Lê nin. Ngƣời đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ con đƣờng

giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời mà còn học
hỏi, tiếp thu ở chủ nghĩa Mác- Lê nin những tri thức về phƣơng pháp cách
mạng, về các hình thức và công cụ cần sử dụng để tiến hành đấu tranh cách
mạng, xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội. Trong
hệ thống các hình thức và công cụ đó, Ngƣời chú ý đến tài chính và phát
triển hệ thống tài chính, coi tài chính nhƣ một khâu cốt lõi đảm bảo các
nguồn lực cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giành chính quyền, xây
dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc.
Khi nói về vai trò quan trọng của kinh tế, tài chính trong sự nghiệp
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra quan điểm tƣ tƣởng của Lênin về vị trí, vai trò của tài chính. Ngƣời nói: "Lê nin dạy chúng ta muốn
kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công thì phải tăng gia sản xuất và
tiết kiệm... Kinh tế và tài chính phải do Nhà nƣớc thiết thực quản lý, giám
đốc, thống kê và điều chỉnh; cần qui định cách phân phối lao động cho
đúng đắn, quý trọng sử dụng, tuyệt đối không đƣợc lãng phí sức dân, cái gì
cũng phải tiết kiệm"2.
Rất nhiều lần khi bàn đến biện pháp chống tham ô, lãng phí, quan
liêu, Ngƣời đã dẫn ra câu nói của Lê nin trong tác phẩm "Nhiệm vụ trước
mắt của chính quyền Xô-Viết": "Tiền bạc phải tính toán một cách rành
mạch, thật thà, phải tiết kiệm, chớ lƣời biếng. Chớ ăn cắp của công làm của
tƣ. Phải giữ gìn kỷ luật rất nghiêm ngặt. Đó là khẩu hiệu chính và rất cần
thiết. Một mặt, quần chúng lao động thiết thực làm đúng những khẩu hiệu
ấy. Đó là phƣơng pháp duy nhất để cứu vãn một nƣớc đã bị lũ cƣớp đế
quốc và bè lũ bù nhìn làm cho sống dở chết dở nhƣ nƣớc Nga. Một mặt
khác, chính quyền Xô - viết do phƣơng pháp của mình, căn cứ vào pháp

2

Sự nghiệp vĩ đại của Lê nin - Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, Tập 6, tr. 386.


8


luật của mình mà thiết thực thi hành khẩu hiệu ấy. Đó là điều kiện chủ chốt
và đầy đủ để đƣa chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi hoàn toàn"3.
Phải là ngƣời nghiên cứu, thấm nhuần và hiểu biết sâu sắc các quan
điểm, tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin trên nhiều phƣơng diện mới có
thể viện dẫn đƣợc những lời chỉ giáo sâu sắc, sát thực của Lê nin về công
tác tài chính thích ứng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngƣời hiểu rõ những khó khăn về kinh tế tài chính và cả những phƣơng
pháp mà chính quyền Xô - viết non trẻ đã sử dụng để giải quyết các khó
khăn đó của nƣớc Nga trong buổi đầu giành chính quyền, khôi phục và
phát triển kinh tế đất nƣớc. Từ đó, Ngƣời suy nghĩ vận dụng có chọn lọc
các bài học kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế tài chính cụ thể
của Việt nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ngƣời nhƣ vậy. Ngƣời đến với
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin không phải chỉ vì
thấy ở nó những cái đúng, cái hay mà còn thấy ở nó cái chắc chắn. Ngƣời
chỉ rõ: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê nin"4.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu thấm nhuần tƣ tƣởng của
chủ nghĩa Mác - Lê nin về công tác tài chính là để hành động, để chỉ đạo
công tác tài chính của Việt Nam có kết quả hơn. Cũng nhƣ Lê nin, Hồ Chí
Minh luôn coi công tác tài chính là một công tác cách mạng. Vì thế, muốn
đạt hiệu quả cao phải đặc biệt chú trọng công tác quần chúng, làm cho
quần chúng hiểu rõ bản chất công tác tài chính của chính quyền cách
mạng, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí, quan liêu.
Những khẩu hiệu hành động mà Ngƣời đề ra đối với công tác tài
chính trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng cũng nhƣ trong
công cuộc kháng chiến, kiến quốc chính là sự vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng

của chủ nghĩa Mác - Lê nin để giải quyết những vấn đề tài chính cụ thể của
đất nƣớc. Chính Ngƣời cũng khẳng định rằng: "Chính là do cố gắng vận
dụng những lời dạy của Lê nin, nhƣng vận dụng một cách sáng tạo, phù
hợp với thực tế Việt nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành
đƣợc những thắng lợi to lớn"5.

3

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 496.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, tr. 268
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 12, tr. 476
4

9


1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tài chính là sự đúc rút kinh
nghiệm từ thực tiễn chỉ đạo công tác tài chính của Người trong
công cuộc kháng chiến, kiến quốc
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tài chính không chỉ là kết qủa nghiên cứu
và thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin trên lĩnh
vực kinh tế, tài chính mà còn là kết quả của qúa trình tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm từ thực tiễn chỉ đạo các vấn đề kinh tế tài chính nẩy sinh trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng nhƣ trong
thời kỳ miền Bắc đƣợc giải phóng, khôi phục và phát triển kinh tế -xã hội.
Xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nƣớc, gắn bó và hiểu biết sâu
sắc với cuộc sống của nhân dân và bằng kinh nghiệm cuộc sống lao động,
ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, ngƣời thanh niên yêu
nƣớc Nguyễn Tất Thành đã sớm nhìn thấy nguồn tài chính để phục vụ cho

cuộc sống và hoạt động cách mạng nơi đất khách, quê ngƣời chính là khối
óc, bàn tay lao động của mình. Sau này khi trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, với bản lĩnh và kinh nghiệm của nhà hoạt động
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tìm thấy câu trả lời đúng đắn để
giải quyết những vấn đề kinh tế tài chính cấp bách, nhiều khi có tính chất
sống còn đối với chính quyền cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử.
Sau cách mạng tháng 8, trong bối cảnh nền kinh tế bị kiệt quệ do
chính sách bóc lột tàn bạo, dã man trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân
Pháp, ngân khố quốc gia trống rỗng, chính quyền cách mạng non trẻ phải
đƣơng đầu cùng một lúc với thù trong, giặc ngoài, với giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh to lớn của
nhân dân trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế tài chính cấp bách,
sống còn đối với chính quyền cách mạng. Ngƣời chủ trƣơng phát động
“Tuần lễ vàng”, lập “Quỹ độc lập”, để “thu góp số vàng trong nhân dân
và nhất là của các nhà giầu có để cúng vào việc cần cấp và quan trọng nhất
của chúng ta lúc này là việc quốc phòng”.6 Ngƣời động viên lòng yêu
nƣớc, kêu gọi mọi ngƣời “sẻ cơm, nhường áo” giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời
thực hiện cuộc vận động thi đua tăng gia sản xuất. Nhờ vậy những khó
khăn về kinh tế tài chính trong buổi ban đầu của chính quyền cách mạng đã
dần đƣợc khắc phục.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, cũng nhƣ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở

6

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 18.

10



miền Bắc, giải phóng miền Nam, nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm đặt ra đối
với sự nghiệp cách mạng là làm sao vừa động viên đƣợc nguồn lực tài
chính to lớn phục vụ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đồng thời lại
không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Bằng kinh nghiệm hoạt động
cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy rất rõ nguồn lực
tài chính phục vụ sự nghiệp cách mạng trƣớc hết bằng việc đẩy mạnh tăng
gia sản xuất gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, bằng
sự giác ngộ cách mạng của quần chúng nhân dân lao động.
Trong quá trình chỉ đạo công tác kinh tế tài chính, Chủ tịch Hồ Chí
Minh không chỉ biết dựa vào dân để giải quyết các vấn đề tài chính, mà
Ngƣời còn đòi hỏi chính quyền cách mạng phải một lòng, một dạ phục vụ
nhân dân, động viên, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm. Ngƣời yêu cầu công tác tài chính phải hƣớng vào phục vụ sản xuất,
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; phải tăng cƣờng
kiểm tra, giám sát sử dụng thời gian, tiền bạc một cách chặt chẽ, hiệu quả;
phải thực hiện quản lý kinh tế tài chính công khai, minh bạch, dân chủ.
Ngƣời coi đó là những kế sách để phát triển tài chính bền vững, lâu dài.
Phải là ngƣời lăn lộn với phong trào cách mạng, gắn bó với nhân dân, sống
với lẽ sống của dân nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh mới thấy đƣợc sức mạnh và
đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Ngƣời
thƣờng nói: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “dễ trăm lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Và cũng chính từ đó đã
hình thành ở Ngƣời những quan điểm tƣ tƣởng cơ bản để giải quyết những
vấn đề cốt lõi của tài chính trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của tài chính
Vấn đề tài chính luôn luôn giành đƣợc sự quan tâm chú ý trong các
tác phẩm của Ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vị trí và vai trò
của tài chính. Ngƣời nhìn nhận tài chính nhƣ là một công cụ quan trọng,
một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp kháng chiến, cũng nhƣ trong xây dựng
và bảo vệ thành quả của cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, tài chính không chỉ có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
đấu tranh giành và giữ chính quyền, thiết lập nhà nƣớc dân chủ nhân dân,
mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế đất
nƣớc.
1.1.1

Tài chính có vai trò quan trọng đảm bảo cơ sở vật chất trong
cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền, thiết lập nhà nước dân
chủ nhân dân

Tài chính là một công cụ quan trọng để huy động, tạo lập các nguồn
lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bất kỳ một nhà nƣớc nào. Kinh
nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong sự nghiệp cách mạng giành chính

11


quyền, thành lập nhà nƣớc mới, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải nắm giữ
tài chính, chi phối tiền tệ, đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trong đấu tranh giành và giữ chính
quyền.
Trong những năm đi tìm đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, Bác
đã nghiên cứu kinh nghiệm giành và giữ chính quyền của nhiều cuộc cách
mạng, đặc biệt là cách mạng vô sản. Bác coi một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của nhà nƣớc cách mạng sau khi giành đƣợc chính
quyền là phải nắm và kiểm soát ngay đƣợc toàn bộ hoạt động của hệ thống
tài chính - ngân hàng, vốn đƣợc coi là hệ thống huyết mạch của nền kinh
tế.
Vì vậy, ngay từ khi xây dựng cƣơng lĩnh chính trị, trong “Lời kêu
gọi” viết năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, một trong những

nhiệm vụ quan trọng sau khi đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ phong kiến,
giành chính quyền là phải nắm giữ tiền tệ, thiết lập hệ thống tài chính cách
mạng. Ngƣời coi: “Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của đế
quốc trao cho Chính phủ công nông binh”7 là nhiệm vụ thứ 4 trong 10
nhiệm vụ cần làm sau khi giành đƣợc chính quyền.
Trong thời kỳ chuẩn bị giành chính quyền, đánh đuổi phát xít Nhật,
lập lên Nhà nƣớc dân chủ nhân dân, Ngƣời cũng đã trù tính những nhiệm
vụ quan trọng cần làm và ghi trong “Chương trình Việt Minh”, trong đó có
2 nhiệm vụ đầu tiên của chính quyền cách mạng là phải nắm giữ lấy hệ
thống tài chính - ngân hàng, thực thi các chính sách về kinh tế tài chính,
bao gồm:
“1. Bỏ thuế thân do đế quốc đặt ra. Lập nên một thứ thuế rất nhẹ và
công bình;
2. Quốc hữu hoá các ngân hàng đã tịch thu của đế quốc phát xít
Nhật.. Lập lên một ngân hàng quốc gia thống nhất…”8
Cách mạng tháng 8 thành công là một minh chứng lịch sử hào hùng,
sinh động về nghệ thuật giành và giữ chính quyền về tay nhân dân dƣới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày
đầu mới giành đƣợc chính quyền, nhân dân ta đã phải đối mặt với giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm, cách mạng ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong
bối cảnh đó, đòi hỏi phải có một đƣờng lối chính trị sáng suốt, tỉnh táo và

7
8

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 3, tr. 10.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 3, tr. 584.

12



một nguồn lực tài chính cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện đƣờng lối đó.
Không có nguồn lực tài chính cần thiết thì chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn
cũng khó có thể thực hiện đƣợc. Trƣớc tình thế đó, nghị lực và thiên tài Hồ
Chí Minh đã đƣợc bộc lộ và phát huy đầy đủ ở tƣ tƣởng, đƣờng lối chiến
lƣợc, sách lƣợc cũng nhƣ năng lực tổ chức, chỉ đạo thực tiễn của Ngƣời.
Cùng với Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách
mạng vƣợt qua mọi thử thách, chiến thắng thù trong giặc ngoài, chiến
thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, giữ vững thành quả cách mạng.
Ngƣời đã biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc, kêu gọi mọi ngƣời phát huy
truyền thống yêu nƣớc, nhƣờng cơm sẻ áo giúp nhau khi khó khăn. Ngƣời
chủ động phát động “Tuần lễ vàng”, kêu gọi mọi ngƣời nỗ lực: “Tăng gia
sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”9, nhằm huy
động mọi nguồn nhân, tài, vật lực, mọi tinh thần và lực lƣợng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập, bảo vệ chính quyền cách
mạng.
Rõ ràng, tài chính, tiền tệ, ngân hàng là những công cụ quan trọng
để giành và giữ chính quyền cách mạng. Muốn củng cố chính quyền cách
mạng vững mạnh, phải phát triển hệ thống tài chính ngân hàng. Đó cũng là
thứ vũ khí rất lợi hại của Nhà nƣớc cách mạng trong công cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nƣớc, dân tộc, thiết lập chính quyền
dân chủ nhân dân.
1.1.2

Tài chính có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển
kinh tế đất nước

Khi nói về cơ sở của tài chính và vai trò của tài chính trong hệ thống
sản xuất xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tài chính có mối quan hệ
mật thiết với hoạt động kinh tế và có tác động, ảnh hƣởng to lớn đến hoạt

động kinh tế - xã hội.
Trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ƣơng
Đảng khoá II, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công tác kinh tế tài chính cùng
công tác sản xuất và tiết kiệm quan hệ khăng khít với nhau, ảnh hƣởng lẫn
nhau, cho nên cần phải ăn khớp với nhau”10. Ở đây, giữa tài chính và kinh
tế có mối quan hệ biện chứng, ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau và phải ăn khớp
nhau thì mới tạo thành thể thống nhất cho quá trình phát triển kinh tế.
Trong mối quan hệ đó, Hồ Chí Minh đã coi sản xuất là khâu quyết định

9

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr.115.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 457.

10

13


phân phối, quyết định tài chính; sản xuất phát triển là cơ sở cho tài chính
phát triển lành mạnh. Ngƣời nói: “Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm thực hiện
đầy đủ thì sẽ giúp tài chính, mậu dịch, ngân hàng phát triển”11. Nhƣng đến
lƣợt nó, tài chính đƣợc củng cố, tăng cƣờng và phát triển đúng hƣớng sẽ
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Ngƣời khẳng định: “Tài chính,
mậu dịch, ngân hàng, làm việc thuận lợi thì mới thúc đẩy mạnh kế hoạch
sản xuất và tiết kiệm”12.
Nhƣ vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm phải đi đôi với nhau. Tăng gia sản xuất chính là phƣơng
hƣớng cơ bản để mở rộng và nuôi dƣỡng nguồn tài chính. Do đó, công tác
tài chính phải lấy sản xuất làm gốc, phải dựa trên cơ sở sản xuất để có

chính sách động viên hợp lý, đồng thời chính sách tài chính phải có tác
dụng thúc đẩy sản xuất phát triển để tạo ra nguồn tài chính lâu dài, vững
chắc. Công tác kinh tế tài chính cùng công tác sản xuất và tiết kiệm vì thế
có quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau, cho nên cần phải ăn khớp
với nhau. Ngƣời chỉ dẫn rằng, hiện nay có hai khẩu hiệu: tăng gia sản xuất
và thực hành tiết kiệm. Hai điều đó phải đi đôi, thiếu mặt nào là không
đƣợc... Công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân, công nhân phải
hiểu để giải thích cho nhân dân là: phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết
kiệm. Tiền và hàng hoá phải đi đôi với nhau. Đó cũng chính là những vấn
đề cốt lõi trong tƣ tƣởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tài chính .
Trên quan điểm đó, Ngƣời coi kinh tế là cơ sở để phát triển tài chính
và đến lƣợt nó tài chính lại là tiền đề, điều kiện để phát triển kinh tế.
Không có tài chính, nền kinh tế không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Nền
kinh tế cần nguồn vốn tài chính cũng giống nhƣ cơ thể con ngƣời cần phải
có máu để nuôi sống. Ngƣời nói: “Tiền là mạch máu cho mọi công việc”13.
Điều này có thể hiểu rằng, nhờ có tài chính và tiền tệ mà hoạt động kinh tế,
thƣơng mại diễn ra trôi trảy, dễ dàng. Ngƣợc lại, nếu không có tài chính,
tiền tệ hoặc với nền tài chính, tiền tệ lạc hậu, kém phát triển thì hoạt động
kinh tế, thƣơng mại cũng sẽ khó khăn, bế tắc, không thể phát triển đƣợc.
Tóm lại, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tài chính không chỉ là
kết quả sự nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin
vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, mà còn là sự đúc rút kinh nghiệm từ thực
tiễn chỉ đạo công tác tài chính của Ngƣời trong công cuộc kháng chiến,

11

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 457.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 457.
13
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 54.

12

14


kiến quốc. Dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tài chính không chỉ là
một một vũ khí sắc bén trong đấu tranh giành và giữ chính quyền, mà còn
là công cụ quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc. Công
tác tài chính vì thế thực sự là một công tác cách mạng.

15


CHƢƠNG 2 - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

2.1 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chính sách động viên tài chính
Chính sách động viên tài chính là một chính sách lớn của mọi quốc
gia. Quan điểm tƣ tƣởng của chính sách động viên tài chính là sự thể hiện
quan điểm chính trị của Nhà nƣớc và quốc gia đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời đứng đầu nƣớc Việt nam dân chủ
cộng hoà - nhà nƣớc công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á - một nhà
nƣớc mà ngay từ khi ra đời đã lấy tôn chỉ, mục đích vì lợi ích của nhân dân
lao động làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Do đó, nghiên cứu
quan điểm, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chính sách động viên tài chính của
Nhà nƣớc cách mạng cho thấy sự khác biệt hoàn toàn về bản chất so với
chính sách động viên tài chính của nhà nƣớc thực dân, phong kiến.
Những quan điểm, tƣ tƣởng về động viên tài chính của Chủ tịch Hồ
Chí Minh có thể khái quát trên một số điểm chủ yếu nhƣ sau:
2.1.1 Coi lợi ích của nhân dân, lợi ích của đất nước là sợi chỉ đỏ xuyên

suốt trong chính sách động viên tài chính của nhà nước cách
mạng
Quan điểm này của Ngƣời bắt nguồn từ sự nhìn nhận sự khác biệt
về chất giữa nhà nƣớc thực dân, phong kiến và nhà nƣớc dân chủ nhân dân
và vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, từ nhỏ Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột
cùng cực của đồng bào bởi các loại sƣu cao, thuế nặng của thực dân Pháp
áp đặt ngay trên mảnh đất quê hƣơng mình. Mặc dù luôn rêu rao luận điểm
“tự do, bình đẳng, bác ái” nhƣng thực dân Pháp lại vi phạm nghiêm trọng
quyền con ngƣời khi áp đặt đủ các loại sƣu thuế đi ngƣợc lại với quyền
đƣợc sống, quyền đƣợc tự do đi lại và hội họp của ngƣời dân các nƣớc
thuộc địa nhƣ đặt ra các thứ thuế thân, thuế chợ, thuế đò... Hơn 80 năm
sống dƣới sự cai trị của thực dân Pháp, nhân dân ta đã sống cuộc sống lầm
than, khốn khổ vì sƣu cao, thuế nặng. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
bày tỏ thái độ cực lực lên án bản chất bóc lột, vô nhân đạo của chính sách
động viên tài chính dƣới thời thực dân, phong kiến.
Ngƣời tố cáo thực dân Pháp đã đánh thuế rất nặng đối với ngƣời
dân thuộc địa, mặt khác mức thuế suất lại luôn luôn thay đổi, làm cho
ngƣời dân phải “đóng góp hết sức vô lý và có tính chất cƣỡng bức”. Ngƣời
viết: “Đột nhiên ngƣời ta tăng thuế thân từ một hào lên hai đồng rƣỡi.
16


Những ngƣời chƣa đến tuổi nộp sƣu, nghĩa là dƣới 18 tuổi, trƣớc kia không
phải đóng góp gì, thì nay phải nộp một thứ thuế nặng gấp mấy lần thuế
thân của suất đinh trƣớc kia”, hay “Năm 1919, ngƣời ta đã bỏ việc phân
hạng đóng thuế thân ở Bắc kỳ, chỉ bằng một nghị định của thống sứ. Mọi
ngƣời dân từ 18 đến 60 tuổi đều phải nhất luật đóng 5 đồng thuế thân”14.
Ngƣời phản đối hành vi đánh thuế của ngƣời Pháp không phải vì

mục đích phát triển kinh tế và cải thiện đời sống ngƣời lao động, mà là
hành động bóc lột, phi sản xuất. Ngƣời viết: “Trƣớc ta nộp thuế là nộp cho
Tây, chúng lấy mồ hôi nƣớc mắt của nhân dân ta mà làm giầu cho chúng
nó, để xây dựng bộ máy áp bức bóc lột đồng bào ta”15; hoặc: “Đền bù vào
chỗ hao hụt do đồng bạc bị sụt giá, một viên toàn quyền đã có sáng kiến
tăng gấp bội số ngƣời phải chịu thuế lên để bắt các xã phải đóng góp
thêm...”16 Ngƣời kịch liệt lên án tính chất vô nhân đạo của thực dân Pháp,
chỉ nhằm mục đích thu thật nhiều sƣu thuế để làm giàu cho bản thân, cho
chính quốc dù cho ngƣời dân sở tại có đang lâm vào cảnh đói khổ hay chịu
thiên tai. Ngƣời viết: “Năm ngoái miền Trung kỳ bị điêu đứng vì nạn đói.
Không cứu giúp thì chớ, Chính phủ còn tăng thuế lên 30%”17. Điều này
không chỉ vạch trần bản chất nô dịch, bóc lột thuộc địa của chính quyền
thực dân Pháp mà còn thể hiện tinh thần nhân đạo, bác ái sáng ngời của Hồ
Chủ tịch.
Chính vì hiểu rõ bản chất bóc lột của thuế dƣới thời thực dân Pháp
nên ngay sau khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập từ tay thực dân Pháp và phát
xít Nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những nhiệm vụ cấp bách của
nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hoà cần làm, trong đó có vấn đề bãi bỏ
những loại thuế bất công, vô lý của thực dân Pháp. Ngƣời viết: “Thuế thân,
thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba
thứ thuế ấy”18.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ bản chất bóc lột của thuế dƣới ách
thống trị thực dân, nhƣng Ngƣời cũng hiểu rất rõ bản chất và tầm quan
trọng của nguồn thu từ thuế dƣới thời chính quyền cách mạng. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, sự khác biệt về bản chất của thuế đƣợc quyết định bởi
chính bản chất của Nhà nƣớc cầm quyền. Nhà nƣớc cách mạng thu thuế là

14

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, tr. 408.

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 403.
16
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, tr. 408.
17
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, tr. 408
18
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 9.
15

17


để thực hiện công cuộc kháng chiến, kiến quốc, phát triển kinh tế đất nƣớc,
đem lại lợi ích cho đồng bào. Vì vậy, thuế không còn mang bản chất bóc
lột, mà là sự đóng góp và thể hiện trách nhiệm công dân của mỗi ngƣời đối
với đất nƣớc. Ngƣời chỉ rõ: “Muốn xây dựng nƣớc nhà, Chính phủ phải có
tiền, tiền đó do đồng bào góp lại. Trƣớc hết là đồng bào nông dân đông
nhất rồi đến công thƣơng. Nếu không có tiền thì Chính phủ không xây
dựng đƣợc. Vì vậy, đồng bào phải giúp Chính phủ, nghĩa là đồng bào phải
nộp thuế”19. Ngƣời khẳng định, thuế là một nhiệm vụ của mọi ngƣời góp
phần xây dựng nƣớc nhà, bà con ai chẳng muốn có trƣờng học, có nhà
thƣơng; muốn thế thì phải có tiền, phải có sự đóng góp của nhân dân. Tuy
nhiên, nhƣng không vì cần tiền mà “cứ đi đè đầu bóp cổ hay dùng những
thủ đoạn không chính đáng để vơ vét lấy tiền".
Nhƣ vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời hiểu rất rõ chính sách
động viên tài chính là cần thiết để huy động các nguồn lực cho công cuộc
kháng chiến, kiến quốc. Song Hồ Chủ tịch cũng cho rằng chính sách động
viên tài chính của Nhà nƣớc phải phù hợp với lợi ích của ngƣời dân và của
đất nƣớc, phải vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lần trực tiếp nói chuyện

với nhân dân để giải thích cho họ hiểu lý do vì sao phải thu thuế, và thu
thuế nhƣ thế nào, vào mục đích gì. Nói chuyện ở Trƣờng Cán bộ Công
đoàn ngày 19 tháng 1 năm 1957, Bác nói: “Muốn xây dựng và phát triển
kinh tế thì Chính phủ phải thu thuế của nhân dân, lấy của nhân dân phục vụ
nhân dân. Chính phủ ta làm đầy tớ để phục vụ nhân dân. Thu thuế không
phải để bỏ vào túi Hồ Chủ tịch và các vị Bộ trƣởng mà để làm lợi cho nhân
dân. Vì vậy, đồng bào nông dân, đồng bào công thƣơng phải hăng hái đóng
góp”20. Ngƣời còn nói: “Chúng ta có xây dựng về công nghiệp nhƣ nhà
máy điện, nhà máy phốt- phát, về nông nghiệp, thì xây dựng các công trình
thuỷ lợi...để phát triển kinh tế nhà nƣớc, nhƣ thế thì các cụ, các bà, anh em
có tán thành không? Muốn xây dựng một nhà máy, một cái cống, có cần
tiền không? Tiền lấy ở đâu ra? Không phải lấy ở túi của tôi, của cụ, của các
cháu, mà là do đồng bào góp lại để làm lợi ích cho đồng bào”21.
Trong khi xác định thuế nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách Nhà nƣớc để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, song Ngƣời cũng lƣu
ý rằng cần phải kết hợp hài hoà mối quan hệ lợi ích của Nhà nƣớc và nông
dân, giữa thành thị và nông thôn, phải giải thích cho nhân dân hiểu nộp

19

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 403.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 426.
21
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 402-403.
20

18


thuế cũng là cách để xây dựng đất nƣớc, không nên dùng biện pháp cƣỡng

chế, mệnh lệnh để bắt dân nộp thuế. Ngƣời nói: "Về kinh tế, chúng ta phải
đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành chính sách công
và tƣ đều đƣợc chú ý‎, thợ và chủ đều có lợi, thành hƣơng (thành thị và
nông thôn) giúp đỡ nhau, trong ngoài lƣu thông đều để khôi phục và phát
triển sản xuất, làm cho kinh tế phồn thịnh, làm cho đời sống của nhân dân
dồi dào hơn"22.
Chính vì vậy, coi trọng lợi ích của nhân dân, của đất nƣớc đã trở
thành quan điểm tƣ tƣởng quan trọng hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách động viên tài chính.
2.1.2 Chính sách động viên tài chính cần phải hướng vào đẩy mạnh
sản xuất, thực hành tiết kiệm và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài
Trong rất nhiều bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về công tác tài chính, Ngƣời luôn nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng
giữa tài chính với kinh tế. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công tác kinh tế
tài chính cùng công tác sản xuất, tiết kiệm quan hệ khăng khít với nhau,
ảnh hƣởng lẫn nhau, cho nên cần phải ăn khớp với nhau”23. Trong mối
quan hệ đó, với tầm nhìn chiến lƣợc và sự hiểu biết sâu sắc về những vấn
đề cốt lõi của tài chính, Ngƣời cho rằng phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản
xuất là nền tảng, cơ sở vững chắc của tài chính. Ngƣời nói: “Kế hoạch sản
xuất và tiết kiệm thực hiện đầy đủ thì sẽ giúp tài chính, mậu dịch, ngân
hàng phát triển”24. Phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất là phƣơng hƣớng
cơ bản để mở rộng và nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, nguồn tài chính
trong xã hội là đối tƣợng của chính sách động viên tài chính, không có
nguồn lực tài chính thì không thể thực hiện động viên tài chính cho ngân
sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, nguồn tài chính lại là kết quả của hoạt động
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Vì vậy, chính sách động viên tài
chính muốn đạt hiệu quả phải hƣớng vào thúc đẩy tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm, làm cho nguồn lực tài chính trong xã hội ngày càng dồi
dào, phát triển.

Trong điều kiện một nƣớc nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển,
nông nghiệp còn là ngành kinh tế chủ yếu nhƣ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí

22

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 7, tr. 340.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 457.
24
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 457.
23

19


Minh cho rằng nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc là thuế nông
nghiệp. Vì thế phải coi “công tác tài chính là then chốt, mà trọng điểm của
nó là thuế nông nghiệp”25. Để tăng nguồn thu, đặc biệt là tăng thu về thuế
nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải phát triển sản xuất nông
nghiệp, đẩy mạnh tăng gia sản xuất để tạo nguồn thu chắc chắn, ổn định và
lâu dài. Theo Ngƣời, “việc đặt ra thuế nông nghiệp đƣợc tiến hành song
song với phong trào tăng gia sản xuất”26; "Nông dân đủ ăn, đủ mặc, tăng
gia sản xuất đƣợc nhiều thì nông nghiệp sẽ phát triển... Nông dân hăng hái
đóng thuế nông nghiệp thì tài chính của Nhà nƣớc đƣợc dồi dào"27.
Mặt khác, trong khi xác định thuế nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách Nhà nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lƣu ý rằng chính
sách động viên cần phải đảm bảo đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản
xuất, chú ý đến lợi ích chung cũng nhƣ lợi ích riêng của ngƣời ngƣời sản
xuất, đảm bảo hài hoà giữa thành thị và nông thôn, từ đó mà phát triển sản
xuất, kinh tế phát triển và đời sống của nhân dân đƣợc dồi dào. Rõ ràng là,
theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách động viên tài chính

muốn đạt hiệu quả cao phải hƣớng vào thúc đẩy tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm, trên cơ sở đó mà nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài. Chỉ trên cơ
sở làm cho kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định thì mới có điều
kiện tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
2.1.3 Chính sách động viên tài chính phải đảm bảo công bằng, hợp lý
Quan điểm công bằng hợp lý trong chính sách động viên tài chính
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện rõ rệt ngay trong việc xây dựng
chính sách thuế mới của nhà nƣớc dân chủ nhân dân. Ngay sau khi cách
mạng tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trƣơng giảm nhẹ
sự đóng góp của nhân dân, cởi bỏ cho họ khỏi những trói buộc của sƣu
cao, thuế nặng cùng với các hình thức nô dịch khác của chế độ thực dân
phong kiến, đặt ra một chế độ đóng góp hợp lý, công bằng hơn cho mọi
ngƣời. Ngƣời viết: “Xóa bỏ mọi thứ thuế nặng nề do ngƣời Pháp, ngƣời
Nhật đặt ra, thi hành việc thu thuế công bằng và thấp”28.
Quan niệm sự công bằng về thuế theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở
chỗ, mức thuế phải đƣợc cân nhắc kỹ xuất phát từ tình hình đời sống thực
tế của ngƣời dân. Theo Ngƣời, thuế khoá là một công cụ huy động sự đóng

25

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 415
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 403.
27
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 7, tr.16.
28
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr.118
26

20



góp của ngƣời dân theo luật pháp quy định, nhƣng khi ngƣời dân gặp khó
khăn bởi thiên tai, hạn hán thì chính sách thuế phải kịp thời điều chỉnh cho
phù hợp nhằm giảm gánh nặng thuế cho dân, tạo điều kiện để họ khắc
phục khó khăn, ổn định sản xuất và cải thiện đời sống.
Đối với thuế nông nghiệp, Ngƣời đòi hỏi phải xác định diện tích và
sản lƣợng cho thật đúng để đồng bào đóng góp công bằng, hợp lý; giúp sức
xây dựng nƣớc nhà; đồng thời xác định mức thuế phải căn cứ vào khả năng
thu nhập của từng hộ gia đình. Ngƣời nói: “Những gia đình nào thu hoạch
hàng năm không đầy 60 ki-lô thóc thì đƣợc miễn thuế. Những gia đình nào
thu đƣợc nhiều hơn số ấy thì phải nộp thuế luỹ tiến. Nói chung số thuế
Chính phủ thu không quá 20% sản lƣợng hàng năm...”29. Chính sách này
đã khuyến khích các hộ nông dân tăng gia sản xuất, khắc phục tình trạng
đói nghèo trƣớc đây.
Trong hoàn cảnh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, để khuyến
khích tập trung mọi nguồn lực tài chính cho công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trƣơng
“thu những thuế về chi dụng xa xỉ”30 để tránh việc chi tiêu hoang phí. Đây
có thể hiểu là tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt mà hiện nay chúng ta
đang áp dụng. Với loại thuế này, một mặt giúp tăng thêm nguồn động viên
tài chính, mặt khác cũng hạn chế đƣợc tình trạng tiêu xài hoang phí, đồng
thời thực hiện phân phối lại một phần thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ
trong xã hội một cách công bằng, hợp lý hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để đảm bảo công bằng, hợp lý về
thuế còn phải xác định đúng đắn nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tƣợng
trong xã hội. Nghĩa vụ nộp thuế không chỉ ở những ngƣời nông dân, mà
cần phải mở rộng ra nhiều đối tƣợng khác để đảm bảo sự công bằng, đồng
thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Ngƣời nói: “Muốn xây dựng
nƣớc nhà, Chính phủ phải có tiền, tiền đó do đồng bào góp lại. Trƣớc hết là
đồng bào nông dân đông nhất rồi đến công thƣơng”. Ngƣời cũng yêu cầu

Chính phủ phải thực hiện thống nhất quản lý kinh tế tài chính, đặt một thứ
thuế duy nhất cho nông dân là thuế nông nghiệp. Bên cạnh đó cần "thu
thuế công nghiệp, thƣơng nghiệp để các nhà công thƣơng chi một phần
đóng góp với nông gia"31.

29

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6 , tr. 403
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 479
31
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 281.
30

21


Để đảm bảo công bằng, hợp lý trong chính sách động viên theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh còn phải đấu tranh chống hành vi trốn lậu thuế. Vì vậy,
Bác thẳng thắn phê bình một số ngƣời chƣa chịu đóng thuế sòng phẳng,
còn trốn lậu thuế. Nói chuyện với hội nghị cán bộ toàn Tỉnh Nghệ an, Bác
nói: "Về thuế nông nghiệp, thuế công thƣơng nghiệp... Có ngƣời thiếu
thuế, chây thuế, lại có ngƣời vay tiền ngân hàng nhƣng bây giờ chƣa chịu
nộp trả... Muốn tiến lên CNXH thì phải xây dựng công nghiệp, nhà máy.
Lấy gì mà xây dựng? Phải có tiền. Tiền lấy ở đâu? Có thu đƣợc thuế mới
xây dựng đƣợc...Vì vậy, khuyên các cô các chú cán bộ đảng viên phải sòng
phẳng, nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu".32 Những tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trên đây trong xây dựng chính sách động viên tài chính công bằng,
hợp lý đến nay vẫn còn mang đầy tính chất thời sự.
2.1.4 Đa dạng hoá và sử dụng đồng bộ các hình thức, công cụ động
viên tài chính

Để tăng cƣờng việc huy động các nguồn lực tài chính có kết quả,
ngoài hình thức thuế Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến các hình
thức động viên tài chính khác nhằm huy động các nguồn lực tài chính phục
vụ kháng chiến, kiến quốc.
Ngay từ buổi đầu mới giành chính quyền, trong khi ngân khố quốc
gia trống rỗng, nguồn thu tài chính chƣa có gì, để phục vụ cho yêu cầu
kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động và tổ chức các
phong trào quyên góp nhƣ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ Độc lập”... để huy động
sự ủng hộ tự nguyện của nhân dân đối với chính quyền cách mạng non trẻ.
Ngƣời chỉ rõ: "Muốn củng cố nền tự do độc lập, chúng ta cũng rất cần sức
quyên góp của nhân dân, nhất là các nhà giàu có… Nhƣ thế “Tuần lễ
vàng” không những có ý nghĩa giúp vào nền tài chính quốc phòng, nó còn
có một ý nghĩa chính trị quan trọng"33.
Để chống giặc đói, Ngƣời chủ trƣơng đẩy mạnh tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm, đồng thời vận động mọi ngƣời thực hiện phong trào
“sẻ cơm, nhường áo” và bản thân Ngƣời cũng gƣơng mẫu thực hiện trƣớc.
Ngƣời nói: “Tôi đề nghị với Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia
sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lƣơng thực khác, phải
ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mƣời ngày một

32
33

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 412.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 18.

22


lần, tất cả đồng bào ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm đƣợc sẽ góp lại và

phát cho ngƣời nghèo”34.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi chuẩn bị chuyển sang giai
đoạn Tổng phản công, nhu cầu huy động mọi nguồn nhân, tài, vật lực cho
công cuộc kháng chiến trở nên cấp bách. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chủ trƣơng: “Tổng động viên để có thể thu đƣợc hoặc giữ lấy tất cả các
nguồn lợi. Dùng mọi phƣơng pháp để trù liệu chiến phí. Thi hành mọi
phƣơng sách làm cho nhân dân đƣợc yên ổn, no đủ trong lúc có chiến
tranh”35. Để thực hiện tổng động viên, ngoài các hình thức động viên từ
thuế và các khoản đóng góp khác của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chủ trƣơng phát hành công trái Chính phủ và phát động phong trào nhân
dân thi đua mua công trái. Ngƣời giải thích: “Mua công trái là một việc đã
có ích cho nƣớc (giúp kháng chiến) lại lợi cho nhà (Chính phủ sẽ trả vốn
và lãi)”36. Ngƣời nhấn mạnh: “Phong trào mua công trái lại là một dịp để
chứng tỏ lòng nồng nàn yêu nƣớc của đồng bào ta”. Tuy nhiên, Ngƣời
cũng căn dặn cán bộ ở các địa phƣơng: “Phải cố gắng thi đua mua công
trái. Nhƣng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất của nhân dân”37.
Ngƣời thấy rõ vai trò của hình thức động viên tài chính bằng việc phát
hành công trái, song cũng nắm vững nguyên tắc phải đảm bảo cho ngƣời
dân còn đủ vốn để tăng gia, phát triển sản xuất.
2.1.5 Phát huy cao độ các nguồn nội lực, thực hiện tự lực cánh sinh,
dựa vào sức mình là chính, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số không nhiều những lãnh tụ
cách mạng đã bôn ba nhiều nƣớc trên thế giới trong quá trình đi tìm con
đƣờng cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, những vấn đề về hội nhập,
mở cửa, quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi đã hình thành rất
sớm trong tƣ tƣởng của Ngƣời. Trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Oan-tơ Bờrít, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:"Một khi đã độc lập, Việt nam sẽ đứng với
tất cả các nƣớc bầu bạn". Ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, trả lời
nhà báo Mỹ Stan-dơ-lây Ha-ri-sơn, Ngƣời cũng khẳng định: "Việt nam sẽ
giao dịch với tất cả các nƣớc nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt


34

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 8.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, tr. 297.
36
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 186.
37
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 6, tr. 186.
35

23


nam một cách thật thà"38. Đặc biệt, trong "Lời kêu gọi Liên hợp quốc" vào
tháng 12 năm 1946, Ngƣời đã đề cập đầy đủ, rõ ràng tƣ tƣởng sẵn sàng mở
cửa, hợp tác với các nƣớc. Ngƣời viết: "Đối với các nƣớc dân chủ, nƣớc
Việt nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh
vực:
a. Nƣớc Việt nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tƣ của các
nhà tƣ bản, nhà kỹ thuật nƣớc ngoài trong tất cả các ngành kĩ nghệ của
mình.
b. Nƣớc Việt nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đƣờng xá
giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c. Nƣớc Việt nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế
quốc tế dƣới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d. Nƣớc Việt nam sẵn sàng ký kết với các lực lƣợng hải quân, lục
quân trong khuôn khổ Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và
những hiệp ƣớc liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và
không quân"39.

Phải đặt những tƣ tƣởng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội
nhập, mở cửa vào thời điểm năm 1946 mới thấy hết tầm nhìn xa trông rộng
của Bác. Những quan điểm tƣ tƣởng trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội
nhập, mở cửa đã vƣợt trƣớc thời đại, vẫn hoàn toàn đúng ngay cả ở thời
điểm hiện tại. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở rộng quan hệ hợp tác kinh
tế quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nƣớc đối với cách
mạng Việt nam, thêm bạn bớt thù, đồng thu hút mọi nguồn lực để thực
hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.
Mặc dù chủ trƣơng mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ của các nƣớc anh em, song trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng quan điểm "tự lực cánh
sinh, dựa vào sức mình là chính". Ngƣời cho rằng, không thể nhập khẩu
cách mạng, phải "lấy sức ta để giải phóng cho ta". Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nƣớc không phải chỉ nhằm
nhận sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực trong
nƣớc, mà chính là thông qua đó để có điều kiện phát huy đầy đủ các tiềm
năng của Việt nam.

38
39

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 1, tr. 576 - 578.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 5, tr.470.

24


Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính luôn là một tƣ tƣởng
chủ đạo, nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngƣời vẫn thƣờng giáo dục
nhân dân mình nhƣ vậy. Ngay trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khi

cách mạng Trung quốc chƣa thành công, Việt nam vẫn nằm trong vòng
vây của chủ nghĩa tƣ bản, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định độc lập của Việt
nam luôn phải nhờ cậy nơi lực lƣợng của Việt nam. Nhiều lần Ngƣời nhắc
nhở: "Sự giúp đỡ của ban bè là quý báu, là vô tƣ khảng khái, chúng ta phải
biết ơn sự giúp đỡ của các nƣớc anh em, nhƣng chớ vì bạn giúp ta nhiều
mà ỷ lại"40. Ngƣời cho rằng, chúng ta tự lực cánh sinh là chính, còn các
nƣớc bạn giúp ta là quan trọng, là tạo điều kiện để chúng ta có thêm điều
kiện để tự lực cánh sinh tốt hơn. Điều kiện căn bản để tự lực cánh sinh là
phải cố gắng sản xuất. Đó là quan điểm rất biện chứng, thu hút ngoại lực
để phát huy nội lực, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
Bƣớc vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc, Ngƣời
cũng nói: “Cũng nhƣ trong thời kháng chiến, phƣơng châm của ta hiện nay
là: Tự lực cánh sinh là chính, việc các nƣớc bạn ta giúp là phụ. Các nƣớc
bạn giúp ta cũng nhƣ thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi
bổ lực lƣợng của ta, phát triển khả năng của ta"41; "Chúng ta phải học tinh
thần tự lập, tự cƣờng, tinh thần hăng hái thi đua sản xuất và tiết kiệm của
nhân dân các nƣớc bạn”. Ngƣời chỉ rõ: “Ta nhờ có Liên Xô, Trung Quốc
và các nƣớc anh em giúp nên ta không phải thắt lƣng buộc bụng đến mức
nhƣ Liên Xô sau Cách mạng tháng 10. Nhƣng các nƣớc anh em giúp chỉ là
một phần. Còn tự lực cánh sinh là chính. Cho nên ta phải nêu cao tinh thần
cần kiệm xây dựng nƣớc nhà”42.
2.1.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn thực hiện
chính sách động viên tài chính
Mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ muốn thực hiện
đƣợc phải xuất phát từ cuộc sống và nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của
toàn xã hội. Chính sách động viên tài chính, suy cho cùng cũng là sự điều
tiết một phần thu nhập của ngƣời dân và do chính ngƣời dân thực hiện. Vì
vậy, để công tác động viên tài chính trôi chảy, thuận lợi, đạt hiệu quả cao
thì bản thân ngƣời dân phải hiểu rõ nội dung chính sách động viên để tự
giác thực hiện. Đó cũng chính là tƣ tƣởng "dựa vào dân, lấy dân làm gốc",


40

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 30.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 8, tr. 30.
42
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 10, tr. 167.
41

25


×