Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DAP AN PHAN TU LUAN GVG 2017 2018 huyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.6 KB, 3 trang )

Phòng GD-ĐT Vũng Liêm:
Gửi bộ câu hỏi gợi ý kiểm tra năng lực GV-2017
GV tự nghiên cứu, tìm đáp án.
Phần thi GVG: Chọn 10 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận dưới đây;
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN:
Câu 1:
Trình bày nội dung của việc thực hiện và định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá
học sinh tiểu học hiện nay?
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo
dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn,
động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình
thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy
học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục;
kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện
những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định
đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét3, tham gia nhận xét4; tự học, tự điều chỉnh
cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh)
tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển
năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động
giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Yêu cầu đánh giá
Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng
trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo


kịp thời, công bằng, khách quan.
Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và
một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận
xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên
là quan trọng nhất.
Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không
tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Nội dung đánh giá:
Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông
cấp tiểu học.
Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
Gợi ý_ câu hỏi.

Page 1


a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết,
yêu thương.
Câu 2:
Theo Luật giáo dục thì mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Trả lời: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấu 3:
Mục đích của việc ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Trả lời:

Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 3 Quy
định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 14/2007/QĐBGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành như sau:
1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm.
2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch
học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại
giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số
06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy
hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt
về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.
- Ngoài ra, nội dung quy định tại điều này còn được hướng dẫn bởi Mục I Công văn
10358/BGDĐT-GDTH năm 2007 như sau:
1. Tạo điều kiện để giáo viên biết cách nhìn nhận công việc mà mỗi cá nhân đã làm
được sau một năm học. Giáo viên cần tự tin và mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm cũng như
những minh chứng về sự phấn đấu của bản thân.
2. Cần xây dựng một môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng lẫn nhau trong
quá trình đánh giá.
3. Ban lãnh đạo nhà trường (gồm Ban giám hiệu, Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, Tổ trưởng, Tổng phụ trách) tổ chức đánh giá với mục tiêu để giúp đỡ mỗi thành viên
trong tập thể sư phạm phấn đấu tốt hơn ở cả ba lĩnh vực của Chuẩn. Cả giáo viên cũng như ban
lãnh đạo cần đưa ra những minh chứng về những việc làm tốt cũng như chưa tốt của giáo viên
ở một yêu cầu hoặc một tiêu chí.
4. Điều quan trọng là sau khi đánh giá xếp loại, giáo viên biết mình cần phải làm gì cho
tốt hơn ở một yêu cầu hoặc một lĩnh vực của Chuẩn. Không tạo nên sự căng thẳng cũng như
không gây áp lực cho cả phía quản lý và giáo viên.
Câu 4:
Nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học?

Gợi ý_ câu hỏi.

Page 2


Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 34 Văn bản hợp nhất
03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành như sau:
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy
học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt
động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về
chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách
của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng
nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,
đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết
định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá
của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ
chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Câu 5:
Các hành vi giáo viên không được làm đã được ghi trong Điều lệ trường Tiểu học
là gì?
Điều 38 điều lệ trường tiểu học quy định các hành vi giáo viên không được làm:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan

điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử
dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Câu 6:
Để thực hiện chủ đề năm học 2017-2018 của ngành GD-ĐT Vĩnh Long, thầy (cô)
cần phải làm gì? Liên hệ thực tế đơn vị mình công tác?
- Chủ đề năm học: “Nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục”
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp và hình
thức tổ chức lớp học phong phú, đa dạng và các kỹ thuật dạy học đã được tập huấn và áp dụng
trong những năm qua.
- Thực tế ::
*Lưu ý: Tham khảo thêm tài liệu khác, hoặc BGH để có câu trả lời hoàn hảo. trên đây chỉ là
đáp án tham khảo.

Gợi ý_ câu hỏi.

Page 3



×