Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.28 KB, 267 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ DUYÊN

SINH HOẠT CA TRÙ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ DUYÊN

SINH HOẠT CA TRÙ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG LÊ

Hà Nội - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay”
là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân. Những nguồn tư liệu được sử
dụng trong luận án này đề được chú dẫn nguồn đầy đủ.

Hà Nội, ngày

tháng 02 năm 2018

Tác giả luận án

Phan Thị Duyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình của các thầy
giáo, cô giáo khoa Văn hóa - Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi đã hoàn
thành luận án này.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng
cảm ơn: Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quang Lê đã quan tâm và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để hoàn
thành luận án Tiến sĩ Văn hóa học.
Tôi vô cùng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các nhà khoa học, các
chuyên gia nghiên cứu, cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành
luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi

thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý của các nhà khoa học, các
bạn đồng nghiệp, để tôi hoàn thành tốt luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2018
Tác giả luận án

Phan Thị Duyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 23
1.3. Khái quát về thủ đô Hà Nội .................................................................. 32
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37
Chương 2: SINH HOẠT CA TRÙ Ở HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1986 ............ 39
2.1. Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội trước năm 1945 .......................................... 39
2.2. Sinh hoạt Ca trù giai đoạn 1946 - 1954 ................................................ 61
2.3. Sinh hoạt Ca trù giai đoạn 1954 - 1986 ................................................ 67
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 77
Chương 3: SINH HOẠT CA TRÙ Ở HÀ NỘI TỪ ĐỔI MỚI (1986)
ĐẾN NAY ....................................................................................................... 79
3.1. Tình hình Đổi mới ở Việt Nam ............................................................. 79
3.2. Thực trạng sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội sau năm 1986 đến nay.............. 84
3.3. Những nét tương đồng, khác biệt và cạnh tranh trong sinh hoạt Ca trù

ở Hà Nội hiện nay ...................................................................................... 112
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 120
Chương 4: NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU LÀM BIẾN ĐỔI SINH
HOẠT CA TRÙ Ở HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY .............. 122
4.1. Những tác động đến sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay ................... 122
4.2. Những vấn đề đặt ra với sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay............. 144
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 151
KẾT LUẬN ................................................................................................... 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 158
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 168


iv
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CLB:

Câu lạc bộ

CNH:

Công nghiệp hóa

DSVH:

Di sản văn hóa

H:

Hình (ảnh)


HĐH:

Hiện đại hóa

NSND:

Nghệ sỹ nhân dân

NSƯT:

Nghệ sỹ ưu tú

Nxb:

Nhà xuất bản

PL:

Phụ lục

St:

Sưu tầm

TCN:

Trước Công nguyên

TLPV:


Tư liệu phỏng vấn

TP:

Thành phố

Tr:

Trang

UNDP:

United Nations Development Programme (Chương trình
phát triển của Liên hợp quốc)

UNESCO:

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa)

VH,TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
WTO:

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ca trù là một loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống đặc sắc của
người Việt, có lịch sử hình thành và phát triển từ thế kỷ XIV đến nay. Trải
qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Ca trù có nhiều thay đổi về mô hình sinh
hoạt và không gian diễn xướng thích ứng với không gian văn hoá và đối
tượng người nghe. Ngày 1-10-2009 Ca trù chính thức được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với việc Ca trù
được cần được bảo tồn theo khuyến nghị của quốc tế, Việt Nam đã có nhiều
hình thức tôn vinh, trân trọng đối với bộ môn loại hình nghệ thuật hấp dẫn
này. Hơn nữa, Ca trù với tư cách là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu
đời, hết sức độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam,
bởi nó gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, cùng
với tư tưởng và triết lý sống sâu sắc của người Việt.
Thực tế cho thấy, Ca trù có chức năng văn hóa xã hội như dùng để hát
thờ thần, hát thi, hát chơi, hát mừng thọ, đón tiếp sứ giả nước ngoài… Trải
qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, của những định kiến xã hội,
Ca trù vẫn ẩn vào dòng chảy của đời sống xã hội, vào cuộc sống đời thường
của những nghệ nhân để tồn tại một cách lặng lẽ. Ca trù đã từng thịnh hành ở
khắp các tỉnh thành thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam như: Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và
Quảng Bình. Hiện nay, việc phục hưng Ca trù được thúc đẩy mạnh mẽ hơn
với sự đầu tư mạnh hơn cho việc gìn giữ, phát triển Ca trù, cho ra đời các
CLB Ca trù ở nhiều tỉnh thành vùng châu thổ Bắc Bộ.
Hiện nay, ở Hà Nội có nhiều CLB Ca trù khác nhau và mỗi nơi lại có
một phong cách nổi bật như: CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Thăng Long,


2
CLB Ca trù Thái Hà, CLB Ca trù Chanh Thôn, Đồng Trữ, Thượng Mỗ… Các
người nghệ nhân trong các CLB Ca trù ở Hà Nội luôn đau đáu những trăn trở

làm thế nào để nghệ thuật Ca trù và các hình thức sinh hoạt của nó có thể
được phục hồi và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay.
Cho đến nay, Ca trù vẫn là một thể loại văn chương âm nhạc chưa thu
hút được đông đảo công chúng. Trong lịch sử, Ca trù là một sinh hoạt âm nhạc
trước hết gắn với nghi lễ của các ông hoàng bà chúa hay các miếu đền, sau nữa
là thú ăn chơi ở dinh quan, ca quán. Do đó, Ca trù là một thế giới hầu như khép
kín của các bậc vương giả, của người có tiền, người có chức sắc hay những bậc
quân tử hào hoa.
Theo tài liệu trong Bách khoa toàn thư mở cho biết: năm 2010, cả nước
có khoảng 63 Câu lạc bộ (CLB) Ca trù với khoảng 769 người (bao gồm 513
đào nương, 256 kép đàn và người đánh trống chầu) thuộc 14 tỉnh, thành phố
từ Bắc và Nam. Các CLB này hoạt động tương đối liên tục và có kế hoạch
luyện tập, truyền nghề cho các thế hệ sau [114].
Ở Hà Nội có một số CLB Ca trù được thành lập và hoạt động khá tốt
như: CLB Ca trù Thái Hà, CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Thăng Long, CLB
Ca trù Lỗ Khê (Đông Anh), CLB Ca trù Chanh Thôn (Phú Xuyên), CLB Ca
trù Thượng Mỗ (Đan Phượng), CLB Ca trù Đồng Trữ (Chương Mỹ)... Hiện
nay, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn lưu trữ được 07 điệu múa
Ca trù, 42 bài bản Ca trù, 26 văn bản Hán Nôm về Ca trù và khoảng 25 cuốn
sách viết về Ca trù.
Để tiếp tục nghiên cứu những biểu hiện mới của sinh hoạt Ca trù trong
đời sống văn hóa xã hội đương đại, làm rõ thêm một số vấn đề khoa học xoay
quanh việc phục hồi sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay, NCS đã chọn đề tài:
“Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành
Văn hóa học, tại Học viện Khoa học xã hội.


3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận án là nhận diện thực trạng sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội
hiện nay, qua một số CLB Ca trù ở nội thành và ngoại thành, xem xét sự hình
thành và phát triển của sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội trong lịch sử và biến đổi của
nó trong xã hội đương đại. Từ đó đặt ra những vấn đề liên quan đến việc bảo
tồn, phát huy các giá trị của sinh hoạt Ca trù trong đời sống cộng đồng cư dân
ở Hà Nội
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tư liệu lịch sử, hệ thống hóa các công trình sưu tầm,
nghiên cứu về Ca trù Việt Nam và Ca trù ở Hà Nội… để có cái nhìn tổng
quan về tình hình nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề sinh hoạt Ca trù ở Hà
Nội hiện nay.
- Giới thiệu những nét khái quát về Hà Nội với tư cách là không gian bảo
tồn và phát huy sinh hoạt Ca trù.
- Nghiên cứu sinh hoạt Ca trù qua các thời kỳ trước năm 1945, 1945 1954, 1954 - 1986, 1986 đến nay, từ đó làm rõ quá trình ra đời, thực trạng tồn tại
của sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội.
- Chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt và cạnh tranh trong sinh hoạt
Ca trù ở nội và ngoại thành Hà Nội hiện nay.
- Nghiên cứu chính sách bảo tồn DSVH phi vật thể của dân tộc, trên cơ
sở đó nhận diện được những tác động đa chiều đến sinh hoạt Ca trù.
- Nghiên cứu sự biến đổi của sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội trong xã hội
đương đại.
- Đưa ra những vấn đề bàn luận có liên quan đến sinh hoạt Ca trù ở Hà
Nội hiện nay.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu thực trạng sinh hoạt

Ca trù ở Hà Nội hiện nay thông qua các CLB, nghệ nhân, truyền dạy, hoạt
động biểu diễn, khán giả…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
- Không gian ở nội thành Hà Nội gồm: Giáo phường Ca trù Thái Hà
(dòng Ca trù Thái Hà), CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Thăng Long...
- Không gian ở ngoại thành Hà Nội gồm: CLB Ca trù Lỗ Khê (Đông
Anh), CLB Thượng Mỗ (Đan Phượng), CLB Chanh Thôn (Phú Xuyên), CLB
Đồng Trữ (Chương Mỹ)...
* Phạm vi thời gian
- Luận án tập trung nghiên cứu sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội qua các giai
đoạn: Trước năm 1986; và từ năm 1986 đến nay, trên cơ sở đó nhận diện
được thực trạng của sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Lịch sử, Dân tộc học giúp cho tác giả
tiếp cận các tư liệu từ nhiều phương diện khác nhau, để nghiên cứu sâu hơn
vấn đề lịch sử, văn hóa truyền thống và hiện đại của cộng đồng cư dân, mà ở
đây họ chính là những người thực hành sinh hoạt Ca trù và công chúng
thưởng thức… Việc tiếp cận nghiên cứu liên ngành giúp cho luận án có cái
toàn diện về vị trí, vai trò và hoạt động thực tế của các CLB Ca trù trong đời
sống của người dân Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp khảo sát điền dã tại các CLB Ca trù ở nội và ngoại thành
Hà Nội để tập hợp, sưu tầm tư liệu về sinh hoạt Ca trù; vận dụng kỹ năng quan


5
sát, tham dự, chụp ảnh, phỏng vấn đại diện cộng đồng ở các điểm khảo sát.
Luận án lựa chọn 07 CLB Ca trù ở 07 khu vực khác nhau thuộc Hà Nội và
tiến hành khảo sát tư liệu tại địa phương, phỏng vấn hồi cố qua lời kể và hiện

tại từ những người hiện đang thực hành sinh hoạt Ca trù, đó là các nghệ nhân,
ca nương, kép đàn và đại diện chính quyền địa phương sở tại.
- Phương pháp so sánh được luận án sử dụng trong việc so sánh sinh
hoạt Ca trù ở nội thành và ngoại thành Hà Nội, từ đó nhận diện được những
nét tương đồng và khác biệt của loại hình sinh hoạt này.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tổng thể thực trạng Ca trù trong đời sống văn hóa ở
Hà Nội hiện nay, được thực hiện thông qua việc tiếp cận các nghệ nhân, tiếp
cận trực tiếp các CLB Ca trù tại các quận, huyện ở thành phố Hà Nội. Đồng
thời, tiến hành thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp tại các CLB Ca trù thông
qua các thành viên tham gia.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về các khía cạnh của sinh
hoạt Ca trù trong đời sống văn hóa - xã hội ở Hà Nội hiện nay, đồng thời nhận
diện sự biến đổi và đặt ra những vấn đề đối với sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội
nhằm góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở thành
phố Hà Nội ở hiện tại và tương lai.
- Luận án chỉ rõ những nỗ lực, cố gắng của chính quyền, nghệ nhân và
người dân trong việc bảo tồn nghệ thuật Ca trù thông qua sinh hoạt Ca trù
(môi trường diễn xướng, truyền dạy), giới thiệu Ca trù cùng sự ghi nhận của
thế giới và dư luận trong nước đối với sự tồn tại của Ca trù trong lòng văn hóa
dân tộc.
- Luận án là nguồn tư liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy, học tập, quảng bá, phổ biến nghệ thuật Ca trù cũng như sinh hoạt
của loại hình DSVH tiêu biểu này.


6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về phương diện lý luận: Nghiên cứu sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện

nay để làm rõ thực trạng sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội trong truyền thống và
đương đại, sự hồi sinh của Ca trù và những vị trí của Ca trù trong đời sống xã
hội đương đại.
- Về phương diện thực tiễn: Luận án cung cấp những luận điểm khoa học
về sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội hiện nay, có ý nghĩa tham khảo tốt cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý văn hóa và những người quan tâm đến loại hình
sinh hoạt này trong đời sống xã hội đương đại.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận án gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn
nghiên cứu
Chương 2: Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội trước năm 1986
Chương 3: Sinh hoạt Ca trù ở Hà Nội từ Đổi mới (1986) đến nay
Chương 4: Những tác động chủ yếu làm biến đổi sinh hoạt Ca trù ở Hà
Nội và vấn đề đặt ra hiện nay.


7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ca trù cũng như sinh hoạt Ca trù đã ra đời và tồn tại trong suốt tiến
trình lịch sử dân tộc (từ thế kỷ XIV đến nay). Trong quá trình tồn tại đó, nghệ
thuật Ca trù nói chung và sinh hoạt Ca trù nói riêng đã có nhiều bước tiến đột
phá, song cũng có giai đoạn Ca trù thoái trào do đặc điểm tình hình lịch sử xã
hội. Đứng trước một hiện tượng văn hóa có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa
đối với dân tộc như trên, đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu và phân tích Ca trù ở phương diện nghệ thuật cũng như nhiều phương

diện khác. Tuy nhiên, trong luận án khi tiếp cận với khối lượng tư liệu này,
chúng tôi tạm khu biệt thành bốn nội dung chính, đó là: 1) Những tư liệu
nghiên cứu về lịch sử Ca trù; 2) Những tư liệu nghiên cứu về nghệ thuật và
sinh hoạt Ca trù nói chung; 3) Những tư liệu nghiên cứu về sinh hoạt Ca trù ở
Hà Nội; 4) Những tư liệu nghiên cứu về nghệ nhân, ca nương và việc bảo tồn
sinh hoạt Ca trù.
1.1.1. Những tư liệu nghiên cứu về lịch sử Ca trù
Cuốn sách “Ca trù thú xưa tao nhã” [63] của tác giả Ngô Linh Ngọc Ngô Văn Phú (biên soạn) có lời giới thiệu của các nhà biên soạn viết về những
nguồn tư liệu phản ánh lịch sử Ca trù, đồng thời Ca trù và sinh hoạt Ca trù
được xem là một nếp sinh hoạt văn hóa nghệ thuật độc đáo. Cuốn sách “Cuộc
thử nghiệm về hát ả đào” [41] của tác giả Gisa Jâhnichen gồm 03 nội dung
chính: Lịch sử; phương pháp nghiên cứu; cuộc thử nghiệm. Cuốn sách “Trần
Văn Khê và âm nhạc dân tộc” [53]. Nội dung cuốn sách là một tập hợp các bài
hồi ký, bút ký, truyện ngắn, một phần lớn đã được đăng trên báo chí trong nước
và nước ngoài, trong đó có bài viết “Vài ghi nhận về âm nhạc truyền thống Việt


8
Nam trong hai năm 1995 - 1996” từ trang 47 - 57, tác giả đã có các nhận định
về sinh hoạt âm nhạc dân tộc Ca trù (hát ả đào) ở miền Bắc phát triển mạnh mẽ.
Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu lịch sử Ca trù” của tác giả Nguyễn Xuân Diện
[20] đã đề cập đến các vấn đề về cội nguồn và khởi điểm ra đời của Ca trù, ở
phần sau của cuốn sách đã trình bày diễn trình của Ca trù và đưa ra những gợi ý
bàn về sự phục hưng loại hình âm nhạc này.
Cuốn sách “Đặc khảo Ca trù Việt Nam” [72] là một tập hợp các công
trình của các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực khác nhau như Hán Nôm, lịch
sử, âm nhạc, văn học, quản lý… Những tài liệu Hán Nôm viết về Ca trù cho
chúng ta biết về dấu mốc Ca trù được ghi vào sử sách là từ thế kỷ XV, quá
trình phát triển của Ca trù theo dòng lịch sử, cách tổ chức sinh hoạt Ca trù xưa
và quyền lợi của các giáo phường… (trong đó có bài viết của Nguyễn Xuân

Diện, Trần Thị Kim Anh). Ngoài ra, Đặc khảo Ca trù Việt Nam còn cung cấp
cho người đọc biết được nhiều hình ảnh về những di tích: đình, đền, nhà thờ,
nơi sinh hoạt Ca trù, hay những bức tranh trạm khắc, những sắc phong thần
phả liên quan đến Ca trù, những chân dung đào kép nổi tiếng của giáo phường
ngày xưa. Cuốn sách “Lịch sử và nghệ thuật Ca trù” [26] của Nguyễn Xuân
Diện cho thấy rõ không gian biểu diễn Ca trù trong dịp hát thờ, hát chơi và hát
chúc hỗ (hát chúc thọ nhà vua hay tiếp sứ ngoại quốc), cách tổ chức giáo
phường, lề lối và hoàn cảnh sinh hoạt của các nghệ nhân. Cuốn Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc tế “Hát Ca trù người Việt” ngày 20/06/2008 [6] đã giới
thiệu 24 bản tham luận tập trung phân tích và đánh giá một cách khoa học
những vấn đề văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và những đề xuất về kế hoạch hành
động quốc gia trong việc bảo tồn di sản Ca trù ngày nay trong đời sống cộng
đồng. Từ những phân tích thực trạng của Ca trù Hà Nội, bài viết đã đề xuất
một số ý kiến cho việc bảo tồn và phát triển Ca trù trong tương lai.
Tác giả Nguyễn Tiên Lang với bài viết “Les chansons annamites”
(Những bài hát của người An Nam) [57, tr.1-15] giới thiệu và đi sâu phân tích


9
các bài hát của người Việt đang tồn tại ở đầu thế kỷ XX và phần phụ chú với
34 câu tục ngữ, ca dao, bài thơ vô đề cùng với các bài thơ được chuyển thể
thành các bài hát của các tác giả nối tiếng như: Tản Đà, Nguyễn Công Trứ…
Tác giả Nguyễn Thụy Loan với bài viết “Nói thêm về thời điểm ra đời của Ca
trù” [59, tr.44-49], bàn về tên gọi “ả đào”, “hát ả đào”, “Ca trù”. Cũng từ
phân tích đó mà tác giả bài báo khoa học đã có nhận định rằng chưa có căn cứ
đáng tin cậy để khẳng định rằng thời Lý đã có hát ả đào/Ca trù thậm chí còn
là một sự ngộ nhận. Bài viết dẫn tư liệu liên quan tới các truyền thuyết, sự
tích các vị tổ của Ca trù hoặc vị thần mà giáo phường thờ phụng. Tác giả
Nguyễn Đức Mậu với bài viết “Ca trù - Những vấn đề đã và cần phải đặt ra”
[66, tr.68-78] đề cập đến các nội dung: Sức hấp dẫn của Ca trù đối với công

chúng và giới nghiên cứu; tìm hiểu lịch sử Ca trù, các làn điệu, thứ tự hát trong
một đêm, về nội hàm khái niệm Ca trù, lý giải các từ ngữ như hát lót, hát hà
nam, hát nói. Tác giả bài viết đã chỉ ra hướng nghiên cứu về các CLB, giáo
phường Ca trù để có những so sánh cụ thể về đặc trưng, đặc điểm, quá trình
hình thành và những câu chuyện truyền thuyết xoay quanh. Tác giả Hà Trang
với bài viết “Ca trù kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”
[97, tr.34-37] đã đề cập tới những thăng trầm của Ca trù vào những năm cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đến cuối thế kỷ XX, Ca trù mới dần được khôi
phục. Hiện nay có hàng chục CLB được hình thành tại các tỉnh, thành phố. Ca
trù còn nhận được sự quan tâm của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam.
Tác giả Lê Thị Bạch Vân với bài viết “Góp phần về bảo tồn và phát huy nghệ
thuật Ca trù” [105, tr.30-33] đã đề cập đến những tiêu chí và tố chất để trở
thành ca nương, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm thăng trầm của Ca trù, nhất
là giai đoạn thoái trào từ những năm 1980 trở về trước. Tác giả bài viết đã giới
thiệu các điệu hát múa như: Bỏ bộ, Bài bông, tứ linh… Từ năm 2002 trở lại
đây, nghệ thuật Ca trù đã có nhiều khởi sắc với các hoạt động như: mở lớp đào


10
tạo, thành lập các CLB sinh hoạt Ca trù, giáo phường và vấn đề truyền dạy
nghề nghiệp.
Tác giả Bùi Trọng Hiền trong bài viết “Ca trù nhìn từ sử liệu” [45,
tr.24-28 và 39] tập trung vào hai nội dung lớn: Tên gọi và ý nghĩa và tổ chức
phường hội. Tác giả cũng đã khảo cứu ba cuốn tư liệu như: Khâm định Việt
sử; Việt Nam Ca trù biên khảo, Vũ trung tùy bút để nói về các giáo phường và
đào, kép ở đó. Bên cạnh việc trình bày một cách khái quát về giáo phường thì
ả đào cũng là đối tượng được tác giả phân tích khá sâu sắc. Ở cuối bài viết,
tác giả đã đặt ra câu hỏi ngỏ về Ca trù, đào kép trong xã hội hiện đại. Tác giả
Mai Thị Kiều Trang với bài viết “Quá trình hình thành thơ hát nói” [98, tr.6366 và 71] đã xác định rõ, thơ hát nói là một thể thơ dân tộc được sản sinh từ
làn điệu Ca trù, muốn hiểu được nó cũng cần phải tìm hiểu đôi nét về làn điệu

Ca trù. Khi nghiên cứu về làn điệu Ca trù, tác giả đã chỉ ra một số điểm cơ
bản như: thời điểm hình thành với việc trích dẫn các nguồn tài liệu đã biên
soạn; khái niệm và các tên gọi của Ca trù.
Tác giả Tuấn Giang với bài viết “Tổng luận về Ca trù” [40, tr.18-21] bàn
luận về lịch sử đầy thăng trầm của Ca trù cũng như một số loại hình nghệ thuật
dân gian khác. Quan điểm rõ ràng của tác giả bài viết là Ca trù sẽ trường tồn
cùng bao hình thái nghệ thuật dân tộc, Ca trù đang sống dậy, không thể mất đi;
cần tìm lại giá trị đích thực của Ca trù. Bài viết dẫn ra những số liệu của viện
nghiên cứu Âm nhạc để minh chứng cho luận điểm của mình về 14 tỉnh thành
phố hát Ca trù; 63 CLB; 769 người chơi hát Ca trù, còn lại 12 nghệ nhân nuôi
dưỡng vốn ca nhạc cổ, công bố lưu giữ 42 bản Ca trù nằm trong 10 làn điệu, có
07 điệu múa, 25 cuốn sách viết về Ca trù…
Tác giả Mai Thu Trang với bài viết “Ca trù xứ Thanh” [96, tr.66 - 69],
bài viết tập trung viết về lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ca trù ở xứ
Thanh. Từ phân tích đặc điểm Ca trù Thanh Hóa được bắt nguồn từ gia đình


11
sang dòng họ rồi mới tới làng. Tác giả bài viết phân chia hát Ca trù ở xứ
Thanh thành ba loại chính: hát cửa đình; hát quan viên; hát nhà trò, cô đầu…
Tác giả Anh Chi với bài viết “Ca trù trên đất Thăng Long” [17, tr.8687] đã nêu nguồn gốc và lịch sử phát triển của Ca trù trên đất Thăng Long.
Dưới thời vua Lê Dụ Tông (1680 - 1731) - là người sành Ca trù nổi tiếng ở
Thăng Long, ông đã đặt ra điệu ngâm vọng rất trữ tình của Ca trù. Chúa Trịnh
Sâm sáng tác thơ lục bát 4 câu mà các cô đầu ngâm, gọi là thổng; thời đó
người ta gọi là thổng cửa quyền, hát cung đình thủa ấy cũng được gọi là hát
cửa quyền. Bên cạnh đó bài báo còn đề cập tới một số địa điểm công diễn Ca
trù trên đất Thăng Long như: tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương xưa mà nay
là địa bàn phố Huế, Mai Hắc Đế, Trần Xuân Soạn; khu vực Đống Đa, đình
Đông Các, phố Nam Đồng, phường Hòe Nhai, phố Hàng Giấy…
Tác giả Anh Tú với bài viết “Nghe Ca trù ngày xuân” [100, tr.23] giải

thích thuật ngữ Ca trù theo nghĩa chiết tự, đồng thời cho biết ở Hà Nội đầu
những năm 30 của thế kỷ XX, Ca trù đã trở thành một hình thức giải trí phổ
biến của tầng lớp trí thức, trung lưu: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng… là những nhà văn tiêu biểu yêu chuộng loại hình nghệ thuật này.
Tác giả Dương Đình Minh Sơn giới thiệu một số tư liệu về Ca trù, lịch sử
Ca trù Thăng Long và một số nhận xét của ông về Ca trù trong bài viết “Ca
trù cung đình Thăng Long, nhạc truyền thống Hà Nội” [79].
Cuốn sách “Ca trù cung đình Thăng Long” [79] của Dương Đình Minh
Sơn viết. Nội dung cuốn sách giúp độc giả có một cái nhìn khái quát và thấu đáo
về kho tàng âm nhạc Ca trù được diễn ra trong không gian Ca trù cung đình
Thăng Long qua các triều đại Lý - Trần - Lê. Từ đây, cuốn sách đưa ra một giả
thuyết về nguồn gốc sự hình thành và phát triển Ca trù. Cuốn “1000 năm âm
nhạc Thăng Long - Hà Nội” do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch chủ biên giới
thiệu nhạc vũ cung đình thời Lý, Trần, Lê và chỉ ra những diễn biến trong tiến


12
trình lịch sử thể hiện rõ nét trong phân chia thời kỳ lịch sử. Tiếp theo phần khảo
cứu về Ca trù là tư liệu âm nhạc Ca trù trong đó bao gồm: tư liệu về tổ Ca trù,
các chỉ đẫn về đàn hát trống, phách trong nghệ thuật Ca trù từ tư liệu Hán Nôm
và những thể cách âm nhạc Ca trù, thống kê được 38 thể cách.
Tư liệu chữ viết (bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Tiến
sĩ Lê Đức Mao (1462- 1529) trong sách Lê tộc gia phả (A.1855) soạn trước
năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI), chính là tư liệu
sớm nhất về hai chữ Ca trù. Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai
chữ Ca trù lần đầu tiên có mặt trong văn học viết. Bài thơ cho chúng ta
thông tin quan trọng: ngôi đình Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ
Liêm, Hà Nội có trước năm 1500 và hát cửa đình đã có trước năm 1500.
Bài thơ cho ta mường tượng ra không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng
của lễ hội đầu xuân cầu phúc của làng Đông Ngạc hồi cuối thế kỷ XV.

Những ngôi đình có niên đại thế kỷ XVII như đình Đại Phùng (xã Đại
Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), đình Hoàng Xá (xã Liên Bạt, huyện Ứng
Hòa, Hà Nội), đình Xốm (xã Hùng Lô, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ)
hiện còn giữ các bức chạm những người đang sử dụng đàn đáy. Đặc biệt ở
đình Đại Phùng đặc tả hộp đàn ở mặt sau hộp đàn đáy, còn bức chạm ở đình
Xốm miêu tả các nhạc công đang hòa nhạc. Hai ngôi đền có niên đại thế kỷ
XVIII là đền Tam Lang (xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) và đền Lê
Khôi (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cũng cho các cứ liệu rất cụ thể về đàn
đáy, phách và sinh hoạt diễn xướng Ca trù ở thế kỷ XVIII.
1.1.2. Những tư liệu nghiên cứu về nghệ thuật, sinh hoạt Ca trù ở
nước ta
Cuốn “Ca trù thể cách” [57] của tác giả Xuân Lan đề cập đến phép đi
hát và phép đánh trống. Cuốn “Hát ả đào” [33] của tác giả Phạm Văn Duyệt
với nội dung phân giải căn nguyên tại sao lại viết về lề lối, cách hát ả đào.


13
Tác giả Võ Danh Thi với cuốn “Sách dạy đánh chầu, dạy theo phương pháp
mới, rất giản - dị dễ - dàng, ai xem cũng hiểu ngay, ai tập cũng chóng biết”
[87]. Nội dung cuốn sách được tác giả chia thành 19 thể loại của hát Ca trù
từ lối hát nói cho đến cách dồn đại thạch, thét nhạc, ngâm vọng. Phần cuối
cuốn sách, tác giả giới thiệu tác phẩm Văn ca trích cẩm chuẩn bị ấn hành.
Cuốn “Đào nương ca” do Việt Văn thư xã chủ biên [107], xuất bản năm
1932 là cuốn sách tập hợp 111 bài hát nói trong Ca trù được chia thành 4
mục chính, trong mỗi mục, các bài xếp theo trật tự. Cuốn sách “Ca trù thú
xưa tao nhã” do tác giả Nguyễn Quang Tân viết [81] bao gồm 138 trang
tập hợp và giới thiệu 78 bài Ca trù với các chủ đề đa dạng phong phú: về
trăng thanh gió mát, lễ hội chùa, phong cảnh chùa, đền, miếu, danh lam
thắng cảnh đất nước, hát mừng thọ và ca ngợi tình bạn thủy chung trong
sáng, tình cha con mẫu tử, vịnh Kiều. Cuốn sách “Tìm hiểu Ca trù Hải

Phòng” [48], gồm 04 nội dung chính: Lịch sử hình thành nghệ thuật Ca trù
ở Hải Phòng; hình thức tổ chức giáo phường; nghệ thuật Ca trù; nhận xét
về nghệ thuật Ca trù và đưa ra những đề xuất để bảo tồn và phát huy giá trị
của Ca trù. Cuốn sách “Khảo sát hát ca công ở Thanh Hóa” do tác giả Lê
Huy Trâm viết với các nội dung như sau: Thanh hóa với loại hình ca công;
Khảo sát các điểm hát ca công ở Thanh Hóa, ở chương này tác giả đã dành
07 bài viết để nói về các điểm, nhà hàng và đặc điểm hát ca công ở vùng
đất xứ Thanh; Ngoài ra suốn sách còn có phần phụ lục là các bài hát cửa
đình và bài hát lẻ.
Năm 1942, tác giả Nguyễn Xuân Khoát viết bài “Âm nhạc trong lối
hát ả đào” đăng trên tạp chí Thanh Nghị, số 14 và số 17. Tác giả Lê Văn
Hảo với bài viết “Vài nét sinh hoạt của hát ả đào trong truyền thống văn
hoá Việt Nam” đăng trên tạp chí Đại học số 5, tháng 10/1962. Hai bài viết
trên đã mô tả khái quát về âm nhạc trong sinh hoạt Ca trù truyền thống với


14
những lối hát xưa được gìn giữ và trao truyền. Tác giả Nguyễn Vinh Phúc
với bài viết “Xênh phách và lễ tổ ngày tết” [74, tr.26-27] đã đề cập đến ngôi
đình Nhà Trò với tiếng xênh phách khi tế tự, khi hát thi, múa thi, ngoài ra
bài viết cũng cho biết về thời gian hội hè và các điệu múa, hát trước cửa các
di tích. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến vị tổ nghề ả đào ở các vùng đất
khác nhau như: Thăng Long, Bắc Ninh, Thanh Hóa… tiêu biểu là vị tổ nghề
Ca trù ở làng Lỗ Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tác giả Dương Giang với
bài viết “Gìn vàng, giữ ngọc cho Ca trù” [38, tr.40 - 41] đã thể hiện sự trăn
trở của mình trong việc chứng kiến sự mai một của một loại hình nghệ thuật
vừa mang tính dân gian vừa mang tính bác học, thể hiện tư tưởng, nhân sinh,
triết lý của người Việt, đó là Ca trù.
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Đức Mậu còn có 02 bài viết đề cập đến
thơ và hát nói trong Ca trù là: “Thơ trong Ca trù - Thể loại, hình thức cấu

trúc, nội dung” [62, tr.113-122]; Bài “Hát nói một hình thức đặc thù và một
nội dung đặc định” đăng trong tạp chí Văn hóa nghệ thuật [63, tr.29-33]. Tác
giả Nguyễn Xuân Diện với các bài viết “Chuyện riêng của đào nương” [22,
tr.36-37]; “Ai hay hát mà ai hay nghe hát” [23, tr.25-26]; “Tìm hiểu về Ca trù
và sinh hoạt Ca trù ở Thanh Hóa” [24, tr.41 - 43 và 45]; “Vẻ đẹp của Ca trù”
[25, tr.21-23]. Các bài viết này tập trung vào việc miêu tả và phân tích rõ các
vấn đề về người đi hát cũng như đi nghe Ca trù, dẫn ra trường hợp sinh hoạt
Ca trù ở Thanh Hóa.
Tác giả Nguyễn Thụy Loan với bài viết “Một số điều quanh Ca trù”
[56, tr.11-23] trình bày về một số nhạc khí sử dụng trong diễn xướng Ca trù
như: chũm chọe, sênh và phách. Bài viết đã đề cập và phân tích các nội dung
như: Thời điểm xuất hiện phách thanh và phách bàn xoay quanh khung niên
đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII; nguyên nhân của việc sử dụng phách
thanh vào Ca trù; Lý giải tại sao lại có trường hợp sênh và phách được sử


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×