Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

ĐẶNG THỊ HỒNG HẢO

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

ĐẶNG THỊ HỒNG HẢO

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

Ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: MBA. NGUYỄN ANH NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Định
Hướng Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức” do
ĐẶNG THỊ HỒNG HẢO sinh viên khóa K34, ngành Quản trị kinh doanh thương mại,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.
 

MBA. Nguyễn Anh Ngọc

Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày
 
 
 


 

tháng

năm 2012.

năm 2012.
Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành được khóa luận như hôm nay, không chỉ là sự nỗ lực của
riêng mình tôi mà còn là sự giúp sức của rất nhiều người. Sau đây tôi xin gửi lời biết
ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua:
Đầu tiên cho con gửi lời cảm ơn tới đấng sinh thành. Cảm ơn Ba - Má đã tần
tảo nuôi con khôn lớn thành người, đã luôn yêu thương, ủng hộ con, giúp con vững
bước trên mọi nẻo đường. Ba Má luôn là niềm tự hào của con.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy - Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm cho tôi, là hành trang để tôi vào đời.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy MBA. Nguyễn Anh Ngọc,
người đã dìu dắt tôi trong suốt chặng đường làm khóa luận. Thầy đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài.

Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên Công Ty CP Phát Triển
Nhà Thủ Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt Ông Lê Chí Sỹ - Giám
đốc bộ phận quản trị dữ liệu cùng toàn thể các anh chị đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành đề tài.
Cám ơn những người bạn của tôi. Những người đã luôn sát cánh bên tôi, luôn
động viên tôi, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt là các bạn
thuộc lớp Quản trị kinh doanh thương mại K33.
Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người.
Sinh viên thực hiện
ĐẶNG THỊ HỒNG HẢO

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ HỒNG HẢO. Tháng 5 năm 2012. “Nghiên Cứu Định Hướng
Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức”
DANG THI HONG HAO. May 2012. “Study On Oriented Strategy Of
ThuDuc Housing Development Corporation”.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn và diễn
biến hết sức phức tạp. Điều này buộc các công ty kinh doanh bất động sản muốn duy
trì hoạt động ổn định phải hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh đúng
đắn.
Đề tài “Nghiên Cứu Định Hướng Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Cổ
Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức” mà tôi thực hiện nhằm vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế và góp phần định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty. Trong quá trình
nghiên cứu, tôi đã sử dụng các số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo, tạp chí và
các số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các chuyên gia của công ty để có thể đánh giá
môi trường bên trong, bên ngoài làm cơ sở để thiết lập các ma trận đánh giá EFE, IFE,
SWOT, QPSM từ đó đề xuất các chiến lược.

Qua kết quả nghiên cứu, tình hình kinh doanh của công ty qua các năm khá tốt
thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận, hoạt động marketing luôn được chú trọng, sản phẩm có
uy tín trên thương trường. Đồng thời, công ty cũng có những điểm yếu cần khắc phục
như nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, chưa xây dựng được quỹ đất khu
trung tâm thành phố.
Từ kết quả phân tích và dựa trên mục tiêu kinh doanh của công ty trong 5 năm
tới, tôi đã đề xuất các chiến lược sau: Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược
thâm nhập thị trường cùng các giải pháp thực thi chiến lược: giải pháp quản trị điều
hành, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về tài chính, giải pháp xây dựng
và quảng bá thương hiệu nhằm giúp hoàn thiện hơn nữa chiến lược của công ty.

 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ..............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về công ty ..........................................................................................4
2.1.1. Tên gọi – Trụ sở .........................................................................................4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .........................................4
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động......................................................................................5
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ...................................................................5
2.2.1. Chức năng ...................................................................................................5
2.2.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................6
2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ....................................................................6
2.3.1. Sơ đồ tổ chức ..............................................................................................6
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ....................................................6
2.2.3. Cơ cấu nhân sự ...........................................................................................9
2.3.4. Tình hình nguồn vốn hoạt động của công ty ..............................................9
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................11
3.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................11
3.1.1. Một số vấn đề về chiến lược, quản trị và định hướng chiến lược ............11
3.1.2. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.....................14
 

v


3.1.3. Các công cụ hoạch định chiến lược ..........................................................19
3.1.4. Khái quát về TTBĐS ................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................23
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................23
3.2.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ....................................................23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................24
4.1. Tình hình TTBĐS ở TPHCM ...........................................................................24
4.1.1. Tổng kết TTBĐS Việt Nam .....................................................................24
4.1.2. Thị trường bất động sản TPHCM .............................................................25
4.2. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty ........................................................26

4.3. Môi trường hoạt động của Công ty ...................................................................28
4.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài ...............................................................28
4.3.2. Phân tích môi trường bên trong ................................................................47
4.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)............................................55
4.4. Phân tích các ma trận chiến lược ......................................................................55
4.4.2. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) ................................57
4.5. Dự báo thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới ....................................61
4.6 Định hướng phát triển của công ty.....................................................................62
4.6.1 Mục tiêu chiến lược của công ty trong 5 năm tới (2011-2015).................62
4.6.2 Tầm nhìn....................................................................................................62
4.6.3 Sứ mệnh .....................................................................................................62
4.7. Các chiến lược có thể áp dụng cho công ty ......................................................63
4.7.1. Chiến lược phát triển sản phẩm ................................................................63
4.7.2. Chiến lược thâm nhập thị trường .............................................................64
4.8. Các giải pháp hỗ trợ việc thực thi chiến lược ...................................................65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................68
5.1 Kết luận ..............................................................................................................68
5.2.2. Đối với Nhà nước .....................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP

Bộ phận


CB-CNV

Cán bộ công nhân viên

CLKD

Chiến lược kinh doanh

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

EFE

Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài (External Factor Evaluation
Matrix)

ERP

Hệ thống thông tin quản lý (Enterprise Resource Planning)

IFE


Ma trận đánh giá môi trường bên trong (Internal Factor Evaluation
Matrix)

QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (The Quantitative Strategic
Planning Matrix)

SWOT

(Strengths, Weaknessess, Opportunities, Threats)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTK

Tổng cục thống kê

TDH

Thuduc House

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM


Thương mại

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTBĐS

Thị trường bất động sản

TTTH

Tính toán tổng hợp/ Thu thập tổng hợp

 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Phát Triển Nhà Thủ Đức .................................8 
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của ThuDuc House 2010-2011 .........................................9 
Bảng 2.3. Nguồn Vốn của Công Ty Qua Các Năm 2010-2011 ....................................10 
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT .............................................................................20 
Bảng 4.1. Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty 2010-2011 ............................................27 
Bảng 4.2. Tình Hình Kinh Tế TPHCM Qua Các Năm 2009-2011 ...............................29 
Bảng 4.3. Tỷ Lệ Lạm Phát Tại Việt Nam Qua Các Năm 2006-2011 ...........................30 
Bảng 4.4. Biến Động Giá Vàng Qua Các Năm 2007-2011 ...........................................31 

Bảng 4.5. Tỷ Giá USD/VND Các Năm 2007-2011 ......................................................32 
Bảng 4.6. Cơ Cấu Dân Số Thành Thị và Nông Thôn TPHCM 2010-2011 ..................36 
Bảng 4.7. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của ThuDuc House ....................................42 
Bảng 4.8. Đặc Điểm Nhóm Khách Hàng của Công Ty ................................................43 
Bảng 4.9. Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính cho Công Ty ....................45 
Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá Môi Trường Bên Ngoài của ThuDuc House ...............46 
Bảng 4.11. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Của Công Ty Năm 2010-2011 .............47 
Bảng 4.12. Các Dự Án Trọng Điểm của Công Ty Năm 2011 ......................................51 
Bảng 4.13. Phương Thức Thanh Toán Căn Hộ Thuộc Dự Án Phước Bình..................52 
Bảng 4.14. Ma Trận Đánh Giá Môi Trường Bên Trong của ThuDuc House ...............55 
Bảng 4.15. Ma Trận SWOT của ThuDuc House ..........................................................55 
Bảng 4.16. Ma Trận QSPM của TDH – Nhóm Chiến Lược Chuyên Sâu và Kết Hợp .57 
Bảng 4.17. Ma Trận QSPM của TDH – Nhóm Chiến Lược Mở Rộng và Khác ..........59 
Bảng 4.18. Ma Trận QSPM Tổng Hợp của TDH..........................................................60 

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện” ....................................12
Hình 3.2. Mô Hình Định Hướng Chiến lược.................................................................14
Hình 3.3. Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường Vĩ Mô Đối Với Doanh Nghiệp .................16
Hình 3.4. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh ....................................................................16
Hình 3.5. Mối Tương Quan Giữa Các Cấp Độ Môi Trường .........................................18
Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu và Lợi Nhuận Sau Thuế của Công Ty .......26
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Thuần Năm 2010-2011 ...................................28
Hình 4.3. Biểu Đồ Tăng Trưởng Kinh Tế của TPHCM 2009-2011 .............................29

Hình 4.4. Cơ cấu kinh tế của Tp. HCM năm 2011 ........................................................30
Hình 4.5. Dân Số TPHCM Từ Năm 2008-2011............................................................35
Hình 4.6. Cơ Cấu Dân Số TPHCM 2010-2011 .............................................................36

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục. Các Dòng Sản Phẩm Tiêu Biểu của ThuDuc House

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thương trường, chiến lược được coi như kế hoạch tích hợp những mục
tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hoạt động vào một tổng thể để đạt được mục
tiêu đã đề ra. Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp (DN) phụ thuộc rất lớn
vào các chiến lược mà doanh nghiệp đó thực hiện. Doanh nghiệp phải biết cách phát
huy điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, ưu thế sẵn có, đồng thời tìm cách hạn chế rủi
ro và đưa ra những biện pháp khắc phục. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện
nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho tầm quan trọng của chiến lược càng
được nâng cao.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển Công ty CP Phát Triển Nhà Thủ

Đức (ThuDuc House) hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực
đầu tư và kinh doanh địa ốc tại Việt Nam. Sản phẩm của ThuDuc House được khách
hàng biết đến là những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng tốt.
Tuy nhiên từ năm 2008, Thị trường bất động sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Là doanh nghiệp có nguồn
thu chính từ bất động sản (BĐS), ThuDuc House (TDH) cùng nhiều doanh nghiệp
khác hiện đều rơi vào tình trạng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “sống dỡ,
chết dỡ” khi phải bỏ hàng nghìn tỷ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng rồi không thể
triển khai được dự án do thiếu vốn. Ngay cả đối với những dự án căn hộ đã hoàn tất
vẫn gặp nhiều khó khăn khi không thể bán được. Theo ước tính của các doanh nghiệp
địa ốc, hiện cả nước có khoảng 200.000 căn hộ đang trong các dự án còn quá trình xây
dựng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có khoảng 50.000 căn. Giá bất động
sản Việt Nam được xem là đang ở mức quá cao, vượt quá khả năng chi trả của phần
lớn người dân.
 

1


Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty cũng như những đòi hỏi thiết yếu của
việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay – với vai trò hết sức cần thiết và không thể
thiếu của chiến lược kinh doanh – Cty CP Phát Triển Nhà Thủ Đức cần phải đưa ra các
mục tiêu cũng như chiến lược của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt cho
sản phẩm của mình nhằm thu hút những người dân có nhu cầu về nhà ở thật. Chính vì
những lí do đó đề tài “Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty
Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức” đã được chọn làm khóa luận tốt nghiệp của tôi.
Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu cho nên việc nghiên cứu còn
gặp nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả quí Thầy Cô, Ban
lãnh đạo công ty và toàn thể các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh (CLKD) của Cty
CP Phát Triển Nhà Thủ Đức, từ đó đưa ra một số chiến lược phù hợp với công ty trong
tình hình mới, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến đổi như hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát thị trường bất động sản (TTBĐS), đặc biệt thị trường TPHCM
- Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong hai năm 2010 – 2011
- Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường bên trong công
ty.
- Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong (IFE), ma trận SWOT, ma trận hoạch định chiến lược định lượng
(QSPM), trên cơ sở đó đưa ra các CLKD cho công ty.
- Đưa ra các giải pháp thực hiện các chiến lược đã đề ra.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Phát Triển Nhà Thủ
Đức, địa chỉ: 13 – 15 – 17 Trương Định, P. 6, Q. 3, TPHCM.
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 20/03/2012 đến 14/05/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn được trình bày thành 5 chương theo cấu trúc như sau:
 

2


Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và tóm tắt bố cục khóa luận.
Chương 2: Tổng quan. Cung cấp cái nhìn sơ lược về công ty Cp Phát Triển Nhà
Thủ Đức: quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban,
cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các cơ sở lý luận:

khái niệm về chiến lược, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của DN, các công cụ
hoạch định chiến lược, các khái niệm về BĐS; trình bày phương pháp nghiên cứu đề
tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Sơ lược tình hình BĐS ở TPHCM,
tình hình hoạt động của công ty và những kết quả thu được. Phân tích môi trường ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty, các công cụ hoạch định chiến lược, định hướng
chiến lược cho công ty và các giải pháp thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Kết luận chung và đưa ra một số kiến nghị
với nhà nước, với công ty.

 

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Tên gọi – Trụ sở
Tên Công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

Tên tiếng Anh:

THU DUC HOUSING DEVELOPMENT CORPORATION

Tên viết tắt:


THUDUC HOUSE

Địa chỉ:

13-15-17 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Điện thoại:

(84.8) 39 333 090

Fax:

(84.8) 39 333 123

Logo:
Website:

www.thuduchouse.vn

Email:



Mã số thuế:

0302346036

Vốn điều lệ:

378.750.000.000 đồng


Giấy chứng nhận đầu tư: Giấy chứng nhận ĐKKD số 4103000457 do Sở KHĐT
TPHCM cấp, đăng ký lần đầu ngày 15 tháng 06 năm 2001 và cấp mới số 0302346036
vào ngày 14/05/2010.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty CP Phát Triển Nhà Thủ Đức được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động năm 1990 với tên gọi Công ty Quản lý và Phát triển nhà Thủ Đức.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm tắt theo các cột mốc
quan trọng như sau:
 

4


- Thành lập năm 1990 với tên gọi Công ty Quản lý và Phát triển nhà Thủ Đức
theo quyết định số 57/QĐ-UB ngày 02/02/1990 của UBND TPHCM.
- Năm 1996: đổi tên thành Công ty Phát triển nhà và Dịch vụ Khu Công nghiệp
Thủ Đức.
- Năm 1997: Công ty bắt đầu bàn giao toàn bộ công tác quản lý nhà ở sở hữu
Nhà nước sang các Công ty công ích của 3 quận mới thành lập là Quận 2, Quận 9 và
Quận Thủ Đức, bắt đầu chuyển hoàn toàn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Ngày 24/11/2000: chính thức chuyển đổi từ DN Nhà nước thành Công ty Cổ
Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.
Qua thời gian hoạt động kinh doanh, công ty đã từng bước đi lên với những khó
khăn thử thách đến hôm nay công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu về
kinh doanh địa ốc, được bình chọn vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN 2010.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động
Đầu tư và kinh doanh bất động sản là hoạt động kinh doanh chủ yếu của
Thuduc House. Hiện TDH đã có hơn 30 dự án bất động sản thành công như các dự án
khu đô thị mới, các dự án căn hộ chung cư từ trung bình đến cao cấp, các dự án trung

tâm thương mại, khu resort & khách sạn cao cấp như: Khu Đô thị - Dịch vụ - Thương
mại Long hội, Chung cư cao cấp Cantavil Premier, Dự án Trung tâm Thương mại
Aquyila Plaza…
Đầu tư tài chính với mục tiêu tạo cân bằng cho chu kỳ kinh doanh, phát triển
quỹ đất, đa dạng hóa danh mục tài sản để hạn chế rủi ro. Các hoạt động đầu tư tài
chính chủ yếu của Thuduc House là : Góp vốn (thành lập) doanh nghiệp lần đầu; Góp
vốn (mua cổ phần) với tư cách cổ đông chiến lược; Dự án Chợ Đầu Mối Nông sản thực
phẩm Thủ Đức…
Đầu tư sản xuất- thương mại- dịch vụ: Nhằm mục đích gia tăng hiệu quả hoạt
động của Công ty cũng như mang lại giá trị gia tăng cho các dự án bất động sản mà
Công ty triển khai. Các hoạt động đầu tư chủ yếu của TDH như: nhà máy sản xuất
nước đá tinh khiết Đông An Bình, CLB Thể Dục Thể Thao Thủ Đức, Trạm Xăng Dầu
Tăng Nhơn Phú (Q.9)..
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng
 

5


Kinh doanh địa ốc, đầu tư phát triển các dự án BĐS, trung tâm thương mại, văn
phòng cho thuê, chợ đầu mối, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu công nghiệp. Xây dựng và
thiết kế các công trình về nhà ở, công trình công cộng và dân dụng khác. Sản xuất
nguyên vật liệu phục vụ xây dựng như: gạch, ngói… Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư.
Kinh doanh các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, cho thuê kho bãi, quảng cáo, bốc
dỡ hàng hóa, đóng gói.
Đầu tư vốn, tài sản vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư kinh
doanh tài chính – chứng khoán.
Mua bán, chế biến hàng nông sản thực phẩm.

2.2.2. Nhiệm vụ
Đảm bảo phát triển vốn kinh doanh của công ty kinh doanh các mặt hàng theo
đúng chức năng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích trong quá trình kinh doanh và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Thực hiện đầy đủ chế độ lương bổng, bảo hiểm phúc lợi xã hội, chăm lo cải
thiện đời sống tinh thần và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho nhân
viên.
2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức
Xem Bảng 2.1 “Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Phát Triển Nhà Thủ Đức” trang 8
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a) Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về điều hành và quản lý mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của Công ty.
b) Phó Tổng giám đốc: Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám
đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
c) Bộ phận Kế toán-Ngân quỹ: Báo cáo đầy đủ-chính xác quá trình kinh doanh,
kết quả kinh doanh, phân chia kết quả kinh doanh đối với các cơ sở hợp tác kinh
doanh, công ty thành viên. Quản lý nguồn vốn và triển khai thực hiện quyết toán các
khoản thu – chi theo đúng kế hoạch Ban Tổng giám đốc phê duyệt.
 

6


d) Bộ phận phát triển Dự án: Thực hiện công tác phát triển dự án, quản lý dự án
theo mô hình quy trình quản lý dự án (DA). Quản lý các công trình do Công ty nhận
thầu từ khâu lập hồ sơ xin đấu thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức thi công đến nghiệm thu,
hoàn công, thanh lý hợp đồng. Xúc tiến đầu tư đối với các DA trong nước và quan hệ

ngoại giao với các ban ngành và địa phương có liên quan.
e) Bộ phận Đầu tư Tài chính: Thẩm định tài chính các DA đầu tư trong và ngoài
nước, tư vấn tài chính DA cho khách hàng. Quản lý cổ phiếu, theo dõi thị trường
chứng khoán, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc công tác đầu tư tài chính - chứng
khoán và ngân hàng. Cập nhật và hệ thống hóa các thông tin, văn bản pháp luật có liên
quan đến tài chính chứng khoán, ngân hàng cho Công ty.
f) Bộ phận Hành chính Nhân sự: Tuyển dụng nhân sự, quản lý nhân sự , phát
triển nguồn nhân lực. Phối hợp bộ phận (BP) Kế toán Ngân quỹ quản lý lao động, tiền
lương cán bộ công nhân viên (CB-CNV). Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành
chính và con dấu Công ty. Công tác lễ tân, công tác hành chính phục vụ. Tham mưu
cho Ban Tổng giám đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với
yêu cầu phát triển của Công ty.
g) Bộ phận Quản trị Dữ liệu: Quản lý, theo dõi tổng hợp hoạt động các đơn vị
thành viên, các đơn vị nhận góp vốn và đơn vị hợp tác, liên doanh. Phụ trách mảng
Công nghệ thông tin của Công ty. Quản lý vận hành hệ thống ERP. Tổng hợp tin tức,
bài viết và phụ trách xuất bản tin ThuDuc House.
h) Bộ phận Dịch vụ BĐS: Thực hiện các hoạt động dịch vụ BĐS như: môi giới,
mua bán và cho thuê BĐS; thẩm định, đầu tư, các dịch vụ pháp lý BĐS… Phối hợp BP
Marketing tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường về các hoạt động kinh doanh nhà ở
để đề xuất hướng kinh doanh phù hợp.
i) Bộ phận Bán hàng: Xây dựng và mở rộng mạng lưới bán hàng nhằm tìm
kiếm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty. Phối hợp BP
Marketing và BP Dịch vụ BĐS để tổ chức các hoạt động khuyến mãi, tiếp thị, quảng
bá sản phẩm và thương hiệu.
 

j) Bộ phận Marketing: Quan hệ với các cơ quan thông tấn báo chí nhằm truyền

tải các thông tin kinh doanh, thương hiệu TDH đến công chúng. Quan hệ với các tổ


 

7


chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, các hội đoàn để làm tốt công tác PR (Public
Relation: Quan hệ công chúng).
Bảng 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Phát Triển Nhà Thủ Đức
 
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng Giám đốc

P.Tổng Giám đốc

BP.
Hành chính
Nhân sự

Các công ty thành viên
(Chiếm từ 50% - 100% VLĐ)

P.Tổng Giám đốc

BP.
Bán
hàng


BP.
Phát
triển dự
án

BP.
DV
BĐS

Các Cty liên doanh – liên kết
(Chiếm từ 10% - 49% VLĐ)

Cty TNHH QLKD Chợ
Nông Sản Thủ Đức
Cty TNHH Xây Dựng
Phong Đức
Cty TNHH DV
Tam Bình – Thủ Đức
Cty DV Bảo vệ
Hùng Vương

CTCP BOO
Nước Thủ Đức
Cty CP Đầu tư phát triển
Phong Phú (PPI)
Cty CP Phát triển Nhà
DAEWON – THỦ ĐỨC
Cty CP Địc ốc
Đại Á


Cty TNHH Nước Đá
Đông An Bình
Cty CP Thông Đức
Cty TNHH SX TM
Gia Đức
Cty TNHH TMDV
Song Đức
Cty CPĐT
Huế - Nhà Thủ Đức

BP.
Mar
keting

Cty CP Đầu tư
Phước Long
Cty CP Phong Phú –
Daewon –Thủ Đức
Cty CP Ngôi nhà Huế
Cty CP Xuất nhập khẩu
Thừa Thiên Huế

BP. Kế
toán
Ngân
quỹ

BP.
Đầu tư

tài
chính

BP.
Quản trị
chiến lược

Các đơn vị đầu tư
tài chính
Cty CP Chứng khoán
TP.HCM
Ngân hàng TMCP
Phương Đông
Quỹ đầu tư cân bằng
Prudential
Cty CP Chứng khoán
Sen Vàng
Cty CP KDBĐS
Phát triển nhà TP
Tổng công ty CP
Phong Phú
Cty CP HTKT&BĐS
Thái Bình Dương

Cty TNHH Đầu tư
Phúc Thịnh Đức
Công ty
Bách Phú Thịnh

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự


Thuduc House Property
Ventures LLC

 

8


2.2.3. Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của ThuDuc House 2010-2011

ĐVT: người
2010
Khoản mục
Tổng lao động
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
Phân theo trình độ học vấn
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Khác

Số
lượng
93
 


61
32

2011
Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

100,00
 

99
 

65,59
34,41

So sánh
Tỷ lệ
(%)
100,00
 

65
34

±
6

 

65,66
34,34

5,38
51,61
7,53
35,48

6
54
10
29

6,06
54,54
10,10
29,30

6,45
 

4
2
 

5
48
7

33

Tỷ lệ (%)

4,30
2,15
 

1
6
3
-4

1,08
6,45
3,23
-4,30

Nguồn: Phòng Quản trị hành chính – nhân sự
Công ty chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc
thoải mái, khoa học sao cho mỗi CB-CNV đều phát huy thế mạnh và khả năng của
mình để đóng góp vào sự thành công chung của Công ty. Chính sách đào tạo hợp lý,
khuyến khích và tạo điều kiện để CB-CNV tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, phục
vụ công tác chuyên môn và một môi trường làm việc chuyên nghiệp đã phần nào giúp
ThuDuc House thu hút và gìn giữ nhân tài.
Nhìn chung, số lượng lao động của công ty qua 2 năm 2010-2011 không có
biến đổi lớn cả về tổng lao động lẫn cơ cấu lao động theo giới tính cũng như theo trình
độ. Năm 2011, công ty đã tuyển dụng thêm 6 lao động, tăng 6,45% so với năm 2010.
Trong đó, lao động nữ tăng lên 2,15%, lao động năm tăng 4,30%. Trình độ nhân lực
công ty cũng đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ lao

động. Cụ thể, năm 2011, số lao động đại học là 54 người, tăng 6,45% so với năm
2010. Lao động khác trong năm 2011 là 29 người, giảm 4,30% so với năm 2010 (33
người).
2.3.4. Tình hình nguồn vốn hoạt động của công ty
Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ DN nào thì nguồn vốn cũng đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Nó giúp DN tạo dựng uy tín niềm tin nơi khách hàng, ngân hàng,
 

9


và các tổ chức tín dụng khác.
Bảng 2.3. Nguồn Vốn của Công Ty Qua Các Năm 2010-2011

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

2010

So sánh

2011
±

%

1. Nợ Ngắn hạn

469.311


455.681

-13.630

-2,90

2. Nợ Dài hạn

316.881

407.174

90.293

-28,49

1.352.013

1.289.731

-62.282

-4,61

3. Vốn Chủ sở hữu

Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy: Thuduc House cũng là một trong những doanh
nghiệp bất động sản có cơ cấu tài chính an toàn nhất trong năm 2011 so với các công
ty cùng ngành với tỷ lệ Vốn chủ sở hữu chiếm gần 60%, nợ vay chỉ chiếm 40% tổng

vốn. (Đa số nguồn vốn của các công ty bất động sản chủ yếu là vốn vay, nhiều doanh
nghiệp có tỷ lệ nợ vay khoảng 70% trên tổng vốn). Trong tình hình lạm phát và lãi vay
tăng cao trong năm qua thì cơ cấu nợ vay thấp giúp công ty giảm thiểu áp lực chi phí
lãi vay lớn.
Bên cạnh đó trong 407.174 triệu đồng nợ vay dài hạn năm 2011 thì trên 58%
trong số đó là đi vay từ phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất chỉ 7%/năm càng
giúp doanh nghiệp giảm thiểu áp lực lãi vay. Mặt khác, tỷ lệ nợ vay qua các năm đang
có xu hướng tăng dần là do công ty đang đẩy mạnh đầu tư nhằm tập trung phát triển
lợi nhuận trong giai đoạn 2010 – 2020.

 

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số vấn đề về chiến lược, quản trị và định hướng chiến lược
a) Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh
Chiến lược
“Chiến lược là xu hướng hay kế hoạch nhằm kết hợp những mục tiêu, chính
sách chính và những chương trình hành động của tổ chức thành một thể thống nhất”.
(Quinn, 1980)
“Chiến lược là một sự kết hợp hài hoà các hoạt động và việc phân bổ nguồn
lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Chiến lược của một tổ chức là các nỗ lực
nhằm tận dụng tối đa các khả năng và nguồn lực của tổ chức để phản ứng thích hợp
nhất với các cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài”.
(Bateman và Zeithaml, 1990)

“Chiến lược bao gồm mục tiêu, chính sách và các kế hoạch”.
(Dess và Miller, 1993)
Tuy khác nhau nhưng những khái niệm trên đều có cùng một nội dung cơ bản
là: Chiến lược là một chương trình hành động hướng tới việc đạt được những mục tiêu
cụ thể.
Chiến lược kinh doanh
CLKD của DN là tập hợp những chủ trương, phương châm về KD có tính lâu
dài và quyết định tới sự thành đạt ở mọi DN. Vì vậy, CLKD thực chất là một chương
trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của DN,
được thể hiện ở hai mặt: những mục tiêu cụ thể hoặc chỉ ra hướng đi cho quá trình
hoạt động của DN đạt hiệu quả.
 

11


b) Quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập,
thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động để doanh
nghiệp đạt được những chỉ tiêu đề ra.
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại và tương lai,
hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại và tương lai.
Quản trị chiến lược là một quá trình gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lược,
thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
Hình 3.1. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện”
Thông tin phản hồi
 

Thực hiện việc
kiểm soát bên

ngoài để xác
định cơ hội và
đe dọa chủ yếu.
Xác định
nhiệm
vụ, mục
tiêu và
chiến
lược hiện
tại

Thiết lập
mục tiêu
dài hạn

Thiết
lập mục
tiêu
hàng
năm
Phân bố
tài
nguyên,
nguồn
lực

Xét lại
mục tiêu,
nhiệm vụ


Đánh giá các
yếu tố bên
trong, xác định
điểm mạnh,
điểm yếu

Lựa chọn
các chiến
lược theo
đuổi

Đo
lường,
đánh
giá sự
thực
hiện

Đề ra
công
tác
chính
sách

Thông tin phản hồi

 

 


Hình thành chiến lược

Thực hiện chiến lược

 
Đánh giá chiến lược

Nguồn: Lương Thể Mi, 2006. Giáo Trình Quản Trị Chiến Lược, Khoa Kinh tế, Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

 

12


Những mức độ quản trị chiến lược
Trong mỗi doanh nghiệp đều có ba cấp độ chiến lược là: Chiến lược công ty,
chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng.
- Chiến lược công ty: là cấp chiến lược đề cập tới tổng thể toàn bộ công ty.
Chiến lược công ty chủ yếu đề cập tới danh mục sản phẩm và phương hướng đa dạng
hoá danh mục đó nhằm sử dụng tốt nhất thế mạnh của công ty. Nói cách khác câu hỏi
chính của chiến lược công ty là: “Tổ chức nên cạnh tranh trong những lĩnh vực gì?”
‐  Chiến lược kinh doanh: còn được gọi là chiến lược sản phẩm hay chiến lược

cạnh tranh, vì doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thực chất là ở từng sản phẩm.
Chiến lược kinh doanh đối với mỗi loại sản phẩm phải trả lời những câu hỏi như: Mục
tiêu cần đạt được là gì? lợi thế cạnh tranh cần có để đạt được mục tiêu đó là gì? các đối
thủ cạnh tranh chính là ai? …. Mấu chốt của chiến lược kinh doanh là xác định và phát
triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược chức năng: các chiến lược chức năng như Marketing, tài chính,

quản lý nhân lực … cần được kết hợp để tạo thế cạnh tranh cho chiến lược kinh doanh.
Điểm mấu chốt của chiến lược chức năng là xác định rõ giá trị gia tăng mà từng chức
năng có thể mang lại cho khách hàng cũng như cho chiến lược ở cấp độ cao hơn.
Vai trò của quản trị chiến lược
Ngày nay trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng với mức độ
hội nhập cao, công nghiệp phát triển nhanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải quan
tâm đến việc thiết lập chiến lược. Sở dĩ việc quản trị chiến lược được các doanh
nghiệp quan tâm vì những lý do:
- Là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN, giúp
DN thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.
‐  Giúp DN chủ động đối phó kịp thời với các thay đổi trong môi trường kinh

doanh và trong nội bộ DN.
‐  Giúp khai thác điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro và khắc phục điểm

yếu của DN và xác định vị thế cạnh tranh phù hợp để đi đến thành công trong kinh
doanh.
c/ Định hướng chiến lược

 

13


Ý nghĩa của định hướng chiến lược: Định hướng CL là một chương trình hoạt
động tổng quát, xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của một DN, lựa chọn các đường
lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và
giành được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, phải định hướng
CL để thay đổi hoặc cải thiện cho CLKD vừa qua, theo hướng có lợi cho DN mình.

Chức năng của định hướng chiến lược: Là xác định trước hướng đi của DN
trong tương lai. Xác định đúng hướng và cách thức đi sẽ đến được đúng đích với hao
phí nhỏ nhất về thời gian và các nguồn lực. Xác định đúng hướng đi nhưng sai về cách
đi có thể vẫn đến đích nhưng hao phí về thời gian và nguồn lực lớn. Xác định không
đúng hướng đi sẽ dẫn người ta đi chênh lệch hướng, lãng phí thời gian, công sức và
các nguồn lực khác mà không đạt được cái mà mình cần đạt.
Nội dung của định hướng chiến lược: Bao gồm “5P” mà DN phải đạt được
hay muốn đạt được trong quá trình SXKD.
Plan: Hoạch định
Ploy: Mưu lược
Pattern: Mô thức
Position: Vị thế
Perspective: Triển vọng
Hình 3.2. Mô Hình Định Hướng Chiến lược
 
 

CL có chủ định

CL được xem xét

CL được thực hiện

 
 
 
 

CL không được
thực hiện


CL ngoài dự kiến
 

 

Nguồn: Nguyễn Anh Ngọc, 2010. Giáo Trình Quản Trị Chiến Lược, Đại học Nông
Lâm TPHCM.
3.1.2. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
a)  Môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài được chia thành hai loại: môi
trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được gọi là môi trường tổng quát
 

14


×