Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

LỊCH sử PHÁT TRIỂN của NGÀNH HÀNG KHÔNG và KHÔNG QUÂN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.71 KB, 19 trang )

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG
VÀ KHÔNG QUÂN THẾ GIỚI

Máy bay là phương tiện bay nặng hơn không khí. Có động lực và có
khả năng bay trong khí quyển nhờ các lực nâng khí động học.
Có loại may bay cánh nâng cố định, có loại máy bay cánh nâng quay
hay máy bay trên đệm khí hở, máy bay xuồng
Ở Việt Nam máy bay cánh cố định xuất hiện và phổ biến sớm hơn,
nên trong tiếng Việt thuật ngữ máy bay thường dùng để chỉ loại máy bay
cánh nâng cố định
Từ xưa tới nay con người đã có ước mơ bay lên khoảng không. Bằng
cứ chắc chắn đầu tiên về máy bay xuất phát từ ghi chép cua nhà danh hoạ
kiêm nhà toán học nổi tiếng Leonardo de Vinci. Thời gian từ 1486 .. 1490
ông đã mô tả các phương tiện bay bằng sức người, với bản hơn 35000 từ và
500 bản vẽ kèm theo. Hầu hết, đó là các bộ cánh đập mô phỏng các bộ cánh
bay của chim- điều mà cho tới nay vẩn chưa thực hiện được
Năm 1783, khí cầu bơm bằng khí nóng đầu tiên ra đời. Mặc dù không
phảI là máy bay song nó củng cho phép con người lần đầu tiên bay lên
không trung. Đột phá căn bản trong thiết kế máy bay diều ra đời vào năm
1799 với mẫu của Cayley. Từ đó, lực nâng và lực đẩy được tách biệt hoàn
toàn. Lực đẩy do một cơ cấu động lực riêng. Năm 1804 xuất hiện may bay
cánh cố định . Thực chất đó là một tàu lượn không người lái được phóng
bằng tay được làm bằng gỗ hoặc giấy. Tàu lượn này dài một mét có một
cánh nâng cố định, thân và đuôi ,với các cánh đuôi thẳng đứng và nằm
ngang như những máy bay ngày nay.
1


Song phải đến năm 1891 mới ra đời tàu lượn có người lái đầu tiên
trong lịch sử. Do Goliliwtal người Đức thiết kế và bay thử thành công . Rồi
sau một loạt thử ngiệm với hầm gió, năm 1902 hai anh em nhà Wright người


chế tạo và cho bay thử thành công một tàu lượn. Ngày 17-12-1903 họ đã
thực hiện chuyến bay nặng hơn không khí có động lực và có người điều
khiển. Đặc biệt họ đã sáng tạo ra hệ thống điều khiển với các day cáp cần
lái, bàn đạp thay cho các cánh điều khiển băng thay đổi tư thế trọng tâm
người lái như với tàu lượn trước đây.

Mô hình máy bay của anh em nhà Wright
Những máy bay đàu tiên của anh em nhà Wright thuộc loại máy bay
ánh kép cho phép tạo lực nâng lớn ở vận tốc thấp. Nhưng phảI dùng một hệ
thống cọc chống và dây chằng để cố định hai cánh ,mặt khác do dùng cánh
2


lớn ,nên các loại máy bay này chui lực cản lớn vì vậy loại máy bay này bay
rất chậm. Nhưng so với khí cầu loại máy bay này tỏ ra ưu việt hơn, vì khí
cầu máy quá cồng kềnh, chậm chạp. Nhất là dùng khí cầu trong trinh sát,
liên lạc, ném bom thì rất bất lợi
Sau đó máy bay được cải tiến dần. Ở cuối chiến trang thế giới I máy
bay đã được thiết kế một cách hợp lý hơn và từ đó máy bay đã được sử dụng
trong các trận đánh lớn
I.Vai trò nhiệm vụ ,thành phần của không quân.
1. Vai trò
a. Khái niệm về không quân
Không quân là một thành phần trong biên chế tổ chức quân đội,
là lực lượng giữ vai trò quan trọng, được tổ chức tác chiến trên không, có
hoả lực mạnh, tầm hoạt động xa và là lực lực lượng cơ động nhất của quân
đội .
b. Vai trò của không quân trong một số cuộc chiến tranh gần đây
*Cuộc chiến tranh Ban Căng (Nam tư ) của Mỹ và NATO
không kích Nam Tư 1999

Chiến dịch kéo dài trong 78 ngày đêm, bắt đầu từ 24-3-1999. ở chiến
dịch này Mỹ và NATO đã sử dụng một số lượng lớn chưa tùng có vè vũ khí
và phương tiện kỹ thuật quân sự , trong đó nổi bật là vai trò của không quân.
Trong chiến tranh Nam tư , Mỹ và NATO đã tận dụng trinh sát vệ
tinh ,và các máy bay U2, RC -135, E- 8A máy bay chỉ huy – kiểm soát báo
động sớm trên không AWACS, máy bay tác chiến điện tử EC-130 ,thiết bị
quan sát chụp ảnh của các phương tiện chiến đấu và phương tiện bay không
người lái, các sensor mang trên tên lửa ,bom, đạn…. Tất cả liên kết thành
một hệ thống ,đảm bảo chiến trường trở nên “trong suốt” cả ngày lẫn đêm

3


Trong cuộc chiến tranh này, quan điểm cốt của Mỹ- NATO là sử dụng
không quân mang vũ khí chính xác cao tiến công các mục tiêu quan trọng và
và sử dụng vũ khí thông thường để tấn công các mục tiêu khác. Khi sử dụng
vũ khí chính xác cao, yêu cầu về số lượng máy bay chiến đấu giảm từ 2 đến
5 lần .
Trong chiến tranh Việt Nam từ 1965…1968 không quân Mỹ bị tổn
thất gần 100 máy bay, nhưng không phá được cầu Hàm Rồng nhưng ngày
15-3-1972, với một tốp máy bay ném bom điều khiển bằng laze đã làm hỏng
cầu,mà không có một máy bay nào bị bắn rơi.
Để không kích Nam Tư, Mỹ- NATO đã sử dụng máy bay tiêm kích
tàng hình F117-A, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2,máy bay ném
bom chiến lược chiến lược đa năng tầm xa đa năng tầm xa dạng cánh thay
đổi B1-b, Máy bay ném bom chiến lược B-52,các loại máy bay tiêm kích đa
năng: F-14, F-15, F-16 F/A – 18 , máy tiêm cường kích MIRAGE F-1, máy
bay tiêm kích đánh chặn đa năng MIRAGE – 2000, máy bay tiêm cường
kích TORNADO … máy bay tiếp dầu đa năng KC -135 máy bay trực thăng
vũ trang AH-64 APACHE, máy bay trực thăng vân tải hạng trung CH-47

CHINOOK.
Ngoài máy bay Mỹ và NATO còn sử dụng một số lượng lớn tên lửa
hành trình. Tomahawk cải tiến các loại bom tinh khôn
Các loại máy bay B-2, F-117A…có tầm hoạt động toàn cầu (nếu được tiếp
dầu trên không). Máy bay F-117A được lắp hệ thống quản lý bay 4 chiều
,bản đồ di động , bộ cảm biến chỉ thị và bắt mục tiêu hồng ngoại, ,hệ thống
vệ tinh toàn cầu GPS
Trong chiến dịch đánh đêm vào Nam Tư, ngay từ đầu 24-3-1999, 2
máy bay B-2 đã ném bom từ độ cao lớn với sự hỗ trợ của hệ thống định vị
GPS . Máy bay B2 cất cánh từ căn cứ không quân trên đất Mỹ, vượt Đại Tây
4


Dương trong 30h. Máy bay B2 mang được 16 tấn bom có điều khiển dùng
để công kích các trạm rada phòng không cố định . Độ chính xác của bom là
từ 3… 13m, bom có trọng lượng 907 kg. Bom được điều khiển nhờ hệ thống
định vị toàn cầu GPS trong mọi điều kiện thời tiết ,ngày, đêm…
Máy bay B2 là loại máy bay siêu tàng hình, có diện tích phản xạ hiệu
dụng 0,001m2
Tên lửa Tomahawk có tầm bắn từ 900.. 2500 km ,tên lửa có hệ thống
tự dẫn bằng kỹ thuật ảnh hồng ngoại hoặc ra đa laze .có thể nhận biết, lựa
chọn các mục tiêu điểm, hoặc dùng hệ dẫn quán tính , bay bám theo địa hình
số hoá kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS ,sai số vòng tròn 9m
Ngoài ra trong cuộc chiến tranh Nam Tư, Mỹ NATO còn sử dụng vũ
khí “vô hình” phương tiện tác chiến điện tử . Mỹ NATO lần đầu tiên sử dụng
bom I –bom xung điện từ có thể tạo các xung điện từ cực mạnh(giống như
vụ nổ hạt nhân ) làm tê liệt hoàn toàn các thiết bị điện tử .
Đồng thời Mỹ NATO đã sử dụng một loại bom hoàn toàn mới có thể
khống chế hoàn toàn hệ thống cấp điện của Nam tư loại bom này gọi là
”bom đen” CBU 94 CBU 94 nạp khoảng 200 quả bom con ,bom con có tác

dụng phá giáp ,sát thương và đốt cháy. Bom con BLU-114/B có chiều dàI
20cm đường kính 6cm trong có dù phóng băng khí nén. Khi được phóng ra
dù nạp khí bung ra để rơi ổn định ,tới thời gian dự định nó sẽ phóng ra
nhữnh sợi gratit nhỏ sợi gratit bay theo chiều gió tựa như một đám mây đen,
khi rơi xuống các thiết bị sẽ gây chập mạch vì gratit dẫn điện tốt, làm gián
đoạn cấp điện.
Điểm nổi bật trong chiến tranh Nam Tư là các vũ khí, phương tiện tiến
công (máy bay, tên lữa) đã được tích hợp trong một hệ thống nhất(trinh sát,
chỉ thị mục tiêu, hệ định vị toàn cầu … ) Điều này có thể cho phép B2 xuất
phát từ Mỹ,các máy bay, tên lữa có thể xuất phát từ các căn cứ tìư Italia,
5


Anh… hoặc ở Địa Trung HảI để theo kế hoạch thống nhất tiến công các mục
tiêu theo địa điểm, thời gian dự kiến.
Về cách đánh cua Mỹ và NATO trong cuộc chiến tranh theo kiểu leo
thang đã được tính toán rất kỹ. Lúc đầu Mỹ và NATO chỉ huy động khoảng
400 máy bay các loại nhưng sau hơn một tháng(đầu tháng 5-1999) đã huy
động tới 1000 máy bay các loại (riêng Mỹ có 650 chiếc ), số lượng tên lữa
hành trình cũng tăng thêm, các tàu chiến, tàu bảo đảm cũng được điều động
ngày càng tăng tới vùng biển Ađriatic. Về mục tiêu đánh phá, lúc đầu chỉ tập
trung vào các mục tiêu quân sự(các trận địa phòng không, doanh trại quân
đội,các sở chỉ huy, sân bay quân sự nhà máy quốc phòng …) sau chúng
chuyển sang đánh các mục tiêu dân sự, kinh tế, đầu mối giao thông, cầu
cống , bệnh viện trường học… Bom đạn của Mỹ và NATO đã giết nhiều dân
thường vô tội trong đó có cả cụ già, phụ nữ và trẻ em
Về tổ chức thực hành hiến dịch, một cuộc chiến tranh của quân đội
nhièu nước và các quân chủng, binh chủng khác nhau, đã được tin học hoá,
mạng hoá và nhất thể hoá. Cuộc chiến trang số hoá xuất hiện : ban đầu các
mục tiêu của Nam Tư đã được vệ tinh tình báo chụp ảnh các bức ảnh đó

cùng với thông tin toạ độ mục tiêu đã được tiến hành số hoá rồi lưu và bộ
nhớ máy tính và nạp vào các bộ điều khiển tự dẫn của bom đạn. Sau khi
được phóng khỏi máy bay tàu ngầm … Bom đạn được vệ tinh và hệ định vị
toàn cầu dẫn tới các mục tiêu cần bắn phá. Chiến tranh thông tin đã trở thành
một trong những loại hình tác chiến hữu hiệu nhất được Mỹ và NATO sữ
dụng. Chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính, kiểm soát và tình báo đã trở
thành quan trọng của tác chiến hợp thành.

6


Máy bay B2 được sư dụng trong chiến tranh Nam Tư 1999

Máy bay F 14 được sữ dụng trong chiến tranh Nam Tư

7


Máy bay F15

Máy bay F16
Trên đây giới thiệu một số loại máy bay mà Mỹ và Nato đã sử dụng
trong chiến tranh Nam Tư
• Cuộc chiến tranh I Rắc năm 2003
Trong cuộc chiến tranh Irắc lần này Mỹ đã sử dụng vũ khí công nghệ
cao với số lượng chưa từng có trước đây. Các máy bay ném bom của Mỹ

8



được xuất phát từ các hạm đội ở ngoài biển và bay vào lãnh thổ Irắc để tấn
công các mục tiêu trong chiến dịch này Mỹ cũng đã sử dụng các loại máy
bay như đă sử dụng ở chiến tranh Nam Tư năm 1999
Các loại bom thông minh dưới sư điều khiển của hệ thống vệ tinh và
hệ thống định vị toàn cầu GPS nên lực lượng phòng không của Irắc đã bị tê
liệt nhanh chóng
Ngoài ra Mỹ còn sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình để đánh
vào các mục tiêu của Irắc một cách rất chính xác
Ví dụ : Sau khi tình báo nơi mà tổng thống Saddam Husenin họp ngay
trong vòng vài phút ngôi nhà đó đã bị san bằng nhưng khi đó tổng thống đã
chuyển địa điểm

Một số loại bom mà Mỹ đã sữ dụng trong chiến tranh Irắc
KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH
BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. sự hình thành và phát triển

9


Lực lượng không quân của ta mới chỉ được bắt đầu xây dựng từ tháng
10-1954 khi ta tiếp quản các sân bay của Pháp ở miền Bắc.
Ngày 3-3-1955, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bộ trưởng quốc phòng
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ký quyết định thành lập “Ban nghiên
cứu sân bay” do đồng chí Trần quý HảI làm trưởng ban, đến cuối năm 1958
đổi thành cục không quân.
Ngày 1-5-1959 đội bay vận tảI đầu tiên được thành lập và sau này trở
thành trung đoàn 919 trung đoàn không quân đầu tiên của quân đội ta .
Cùng với việc thành lập trung đoàn 919 một cơ sở sữa chữa máy bay
và một lớp đào tạo thợ máy bay cũng ra đời,

Ngày 30-05 – 1959 thay mặt bộ trưởng quốc phòng , trung tướng thứ
trưởng Hoàng văn Thái đã ký quyết định thành lập trung đoàn không quân
tiêm kích , mang phiên hiệu trung đoàn không quân 921.
Ngày 3-2-1964 tại sân bay Mông Tự (Trung Quốc) .” Lễ ra mắt chính
thức công khai của trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của không
quân nhân dân Việt Nam đã được tiến hành đánh đấu sự hình thành và phát
triển của không quân chiến đấu Việt Nam
Ngày 10-3-1977 quân chủng không quân được thành lập là một trong
4 quân chủng của quân đội Nhân Dân Việt Nam Ngày nay quân chủng
không quân và quân chủng phòng không hợp nhất thành :Quân chủng phòng
không không quân. Từ một đội bay vận tải (1954) đến một trung đoàn không
quân tiêm kích( 1964 ) ngày nay không quân ta đã trở thành một lực lượng
hoàn chỉnh trong quân chủng Phòng không không quân bao gồm
• Các sư đoàn không quân tiêm kích, tiêm kích bom
• Các trung đoàn máy bay vận tảI, trực thăng, trực thăng vũ trang

10


• Hệ thống sân bay nằm trên các địa bàn quan trọng trên phạm vi cả
nước,đảm bảo cho tất cả các máy bay hiện đại cất cánh hạ cánh
• Hệ thống kho tàng nhà máy, kho tàng hiện đại, có thể sửa chữa
được các loại máy bay ,và sản xuất các phụ tùng thay thế
• Hệ thống các nhà trường đào tạo phi công, cán bộ tham mưu,cán
bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học
2. Truyền thống của không quân nhân dân Việt Nam
Từ 1959… 1964, tuy còn non trẻ, không quân ta đã hoàn thành nhiều
nhiệm vụ quan trọng :
Bay chuyên cơ, vận chuyển trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong
những năm 1960… 1962 đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ bay tiếp tế, thả

dù,phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Đông Dương .
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc của không quân đế quốc Mỹ, không quân nhân dân Việt Nam non
trẻ phải đương đầu với đối tượng tác chiến dày dạn king nghiệm, có số lực
lượng đông, được huấn luyện bài bản có trang bị kỹ thuật hiện đại.
Khi bước vào cuộc chiến đấu với không quân nhà nghề Mỹ, không
quân ta chỉ có một số lượng ít ỏi máy bay MIG-17 của trung đoàn không
quân tiêm kích 921. Nhiệm vụ của không quân lúc này là sẵn sàng chiến đấu
“mở màn mặt trận trên không thắng lợi “ đánh thắng trận đầu. Chủ trương
của ta là lấy đánh nhỏ để diệt địch và rèn luyện bộ đội.
Ngày 3-4-1965 không quân Mỹ đánh vào khu vực cầu Hàm Rồng.
Chớp thời cơ, nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch, tận dụng yếu tố bất ngờ,
biên đội 4MIG-17 đã xuất kích trận đấu,bắn rơI 2F-8U của không quân hải
quân Mỹ, “ Mở đầu mặt trận trên không thắng lợi”. Ngày 3-4 trở thành ngày
truyền thống của bộ đội không quân.

11


Ngày 4-4 mặc dù địch nhiều hơn ta gấp bội,nhưng với ý chí quyết
thắng và tinh thần ngoan cường,4 máy bay MIG-17 của ta đã bắn rơi 2 máy
bay F-105 của không quân Mỹ. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển
của không quân ta.
Trước đó 15-2-1965 các phi công của ta là Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến
Phước đã dùng một máy bay T-28 ta thu được của địch bắn rơi 1 máy bay C123 của Mỹ- Ngụy trên vùng trời biên giới Việt Lào khi chúng bay vào thả
biệt kích trên lãnh thổ chúng ta.
Những trận đánh đầu thắng có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị mở đầu
truyền thống chiến thắng vẽ vang của không quân nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 4 -1965 đến tháng 6-1966, không quân ta đã xuất kích chiến
đấu 24 trận, bắn rơi 26 máy bay các loại của Mỹ .

Năm 1967… 1968, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách
toàn diện, quy mô lớn, liên tục và ác liệt hơn. Cuộc chiến đấu của không
quân ta ngày càng khẩn trương, quyết liệt, không quân ta vừa phải tập trung
lực lượng cùng với các lực lượng phòng không khác. Đánh bại các bước leo
thang của địch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và chấp hành các nhiệm vụ khác,
vừa phải nổ lực nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ đội để đáp ứng yêu cầu
phát triển về tổ chức trang bị mới, để dành thắng lợi lớn hơn.
Do ta đã mở rộng phạm vi hoạt động, đánh địch từ xa trên nhiều
hướng, nhưng vẫn giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, càng ngày càng phát huy
được tính năng và sở trường của từng loại máy bay. MIG – 21 đánh xa
( ngoài phạm vi của hoả lực phòng không ) với các phương pháp dẫn đường
thích hợp dùng tốp nhỏ,chiếc lẻ tiến công vào đội hình lớn của địch. Từ đó
phát triển thành chiến thuật “ đánh nhanh thọc sâu” . MIG-17 được chỉ đạo
đánh gần, độ cao thấp, kết hợp cơ động mặt bằng với động cơ thẳng đứng.
Cơ động mặt bằng nhanh phải thay đổi tầm lượn, tạo được yếu tố bất ngờ,
12


đánh nhanh rút nhanh, không ham quần lâu với địch. Trong mọi trường hợp
phải giữ tốt đội hình cảnh giới,đánh có công kích, có yểm hộ, rút khỏi chiến
đấu đúng lúc, đúng thơi cơ, chú trọng cơ động độ cao thấp, lợi dụng hoả lực
cao xạ yểm trợ để về căn cứ an toàn.
Khi đánh hiệp đồng hai loại máy bay đã hỗ trợ chi viện cho nhau cả
về chiến thuật và hoả lực. Ví dụ như trận đánh hiệp đồng giữa MIG-21 và
MIG-17 ngày 23-8-1967 tại Tuyên Quang, Thanh Sơn(Vĩnh Phú )
Ta dùng một biên đội bay MIG -21: 2 chiếc và biên đội máy máy bay
MIG 17: 4 chiếc. Đã hiệp đồng chiến đấu 4 máy bay Mỹ(2 F - 4 , 2F - 105 )
Trận đánh máy bay cường kích của trung đoàn không quân tiêm kích
921. Ngày 18-11-1967 Tại Thanh Sơn- Hạ Hoà(Vĩnh Phú )
Ta dùng biên đội 2 máy bay MIG- 21, trang bị tên lửa K- 13(mỗi máy

2 quả )bắn rơi tại chổ 2 F-105 của địch
Trận đánh máy bay gây nhiễu điện tử EB-66 của trung đoàn tiêm kích
921 tại Lang Chánh- Hồi Xuân(Thanh Hoá) Ta đã dùng biên đội 2 máy bay
MIG- 21 trang bị tên lửa K- 13 (mỗi máy 2 quả ) đã bắn rơi 1 máy bay gây
nhiễu EB - 66 của Mỹ, tạo điều kiện cho bộ đội tên lửa và pháo cao xạ đánh
một trận thắng lớn, bắn rơi 8 máy bay vừa cường kích và tiêm kích của
địch,bẽ gãy một đợt tấn công lớn quy mô của chúng vào Hà Nội
Từ cuối năm 1969, không quân ta đã mở cơ động một lực lượng MIG
-17 và MIG -21 vào Thọ Xuân Thanh Hoá để hoạt động trên chiến trường
Nam khu 4 và bảo vệ trực tiếp bảo vệ các cửa khẩu trên tuyến hành lang
chiến lược,trong đó có nhiệm vụ quan trọng và mới mẽ là chuẩn bị đánh
máy bay chiến lược B -52. Tổ chức theo dỏi, nghiên cứu sự hoạt động của B
-52. Từ những năm 1970 và 1971, MIG – 21 đã đánh thắng một số trận,bắn
rơi các loại máy bay của địch như : Trinh sát không người lá, F- 4 trực thăng
CH-53 và bắn bị thương máy bay chiến lược B -52 làm địch hoảng sợ phải
13


ngừng hoạt động một thời gian, tạo điều kiện cho vận chuyển tiếp tế hàng
hoá Miền Nam .
Ngày 19 -4 -1972, đế quốc Mỹ đã đánh phá trở lại trên toàn bộ miền
Bắc Việt Nam. Ngay từ đầu của cuộc chiến tranh phá hoạilần thứ hai, địch
đã tổ chức đối phó toàn diện với không quân ta bằng cách thay đổi: tăng tỷ
lệ tiêm kích yểm trợ từ 1/1 đến 3/1, giảm số lượng cường kích, sữ dụng đội
hình linh hoạt, gây nhiễu trên toàn diện rộng, hoạt động ở nhiều độ cao khác
nhau, xâm nhập từ nhiều huớng, bay thấp, đánh lén,đánh chặn trên đường về
hạ cánh của máy bay ta. Đánh phá liên tục và thường xuyên khống chế, chế
ấp các sân bay quân sự.
Không quân ta vẫn quyết tâm đánh địch. Ví dụ trận đánh máy bay tiêm
kích của trung không quân 925 ngày 10 - 5 - 1972 tại đỉnh sân bay Yên Bái.

Ta đã dùng 2 biên đội MIG -19(mỗi biên đội 4 máy bay), kết quả ta
bắn rơi 2 f -4 của Mỹ.
Thời gian này ta thường hiệp đồng chiến đấu giữa 2 đến 3 loại máy
bay, hiệp đồng cùng loại máy bay, và hiệp đồng giữa không quân tiêm kích
và pháo cao xạ, tên lữa.
Một trận đánh hiệp đồng đạt hiệu suất chiến đấu cao như: Trận đánh
ngày 18 -5 – 1972 hiệp đồng 3 biên đội : MIG-17, MIG- 19 và MIG -21 bắn
rơi 3 máy bay F -4 .
Ngày 24-6-1972 hiệp đồng 2 đội bay MIG 21 bắn rơi 3 F – 4.
Trận hiệp đồng đánh máy bay tìm cứu phi công nhảy dù của 2 trung
đoàn không quân tiêm kích 921 và 927 ngày 27 – 06 – 1972 tại Hoà Bình,
Mộc Châu
Ta đã dùng 2 biên đội MIG-21(mỗi biên đội bay hai máy), kết quả cả
4 phi công ta đã bắn rơi tại chổ 4 máy bay F – 4 của địch,và về hạ cánh an
toàn.
14


Như vậy thắng lợi năm 1972 là thời kỳ không quân chiến đấu có hiệu suất
cao nhất: Đơn vị nào cũng đánh thắng,lớp phi công nào cũng lập công, các
đơn vị mới ra công đều đánh thắng giòn giã như trung đoàn 925, trung đoàn
927. Hoạt động tác chiến điển hình nhất của không quân chống chiến tranh
phá haọi của không quân Mỹ là hiệp đồng với các lực lượng phòng không
đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội Hải
Phòng và một số thành phố chiến lược khác từ 18…30 – 12 – 1972.
Trong cuộc đo sức quyết liệt này, phải kể đến trân đánh chiến lược B
52 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 đêm 27 tháng 12 -1972 tại Tây
Nam Hà Nội.
Ta dùng một máy bay MIG 21 với 2 tên lữa K-13 do phi công Phạm
Tuân lái. Kết quả trong vòng 24 phút thực hiện chuyến bay chiến đấu, băng

2 quả tên lữa, phi công Phạm Tuân đã bắn rơi 1 máy bay ném bom chiến
lược B52
Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, không quân ta đã tích
cực hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vận chuyển chi viện chiến trường, các phi
công phi đội “chiến thắng” nhanh chóng sử dụng máy bay A-37 thu được
của Nguỵ và đã ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất 28 - 4 – 1975, cùng với
các lực lượng vũ trang nhân dân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử giải
phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Sau đó không quân liên tục chiến đấu giải phóng các hải đảo, bảo vệ
biên giới Tây Nam, chi viện cho chiến trường Campuchia, truy quét tàn quân
của địch

15


Máy bay B52

Máy bay MIG17 và MIG 19

KẾT LUẬN
Từ xưa tới nay người Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn tinh
thần đó đựơc minh chứng qua các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm đó là
các cuộc chiến chống xâm lăng của các nước phong kiến hùng mạnh phương
Bắc cho đến cuôc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự
lãnh đạo tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam quân
và dân ta đã dành được những chiến thắng trước quân thù có vũ khí và
16


phuơng tiện chiến tranh hiện đại hơn chúng ta rất nhiều. Với tinh thần đó

quân và dân ta đã dành được nhứng thắng lơi vẽ vang như : chiến thắng Điện
Biên Phủ chấn động địa cầu(1954), và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không “ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ và giành chiến
thắng trong công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước…
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân
ta đã chụi nhiêu hy sinh mất mát để dành độc lập cho đất nước. Em nhận
thức rằng : Cha ông ta đã đánh đổi sự độc lập cho đất nước bằng xương máu
của mình thì thế hệ con cháu phải bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh, phồn vinh, hoà bình
Sau khi các nước XHCN ở đông âu sụp đổ cán cân XHCN và TBCN
đã mất cân bằng các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng
chống phá chế độ và Đảng và nhân dân ta đang ra sức xây dựng dưới các
chiêu bài như nhân quyền,tôn giáo… Trong tình hình hiện nay các thế lực
thù địch đã thay đổi phương pháp từ chiến tranh bằng súng đạn bằng diễn
biến hoà bình. Chúnh dụ dỗ các thành phần phản động trong nước đứng lên
chống phá đất nước và làm thay đổi cách suy nghĩ về chế độ của giới trẻ. Là
một công dân Việt Nam khi còn ngồi trên ghế nàh trường chúng em phải nổ
lực học tập và thực hiện tốt các nội dung quy định của nhà trường ngoài ra
phải tham gia vào các hoạt động lành mạnh của đoàn, nhà trường … và tránh
xa các thói quen tật xấu cảnh giác trước sự âm mưu của bọn xấu. Bên cạnh
đó chúng em cần phải tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh, luôn sãn sàng chiến đấu khi có các thế lực xấu âm mưu phá hoại đất
nước
Ngoài ra cần phải thực hiện đại đoàn kết toàn dân,đoàn kết giưa các
dân tộc trong nước để phòng chống các thế lực xấu muốn lợi dụng chiêu bài
này để phá hoại đất nước và xây dựng đất nước vũng mạnh về kinh tế quốc
17


phòng văn hoá để đưa đất nước ta ngày một giàu mạnh phồn vinh như Bác

Hồ hăng mong muốn
Qua đợt tham quan trung đoàn ra đa 26 em nhận thấy rằng đây là một
trung đoàn thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ bầu trời của thủ đô
Hà Nội ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ dẫn đường cho các máy bay dân
dụng khi bay qua vung trời do đơn vị quản lý .
Trong chiến tranh các đơn vị rađa có một vị trí cực kỳ quan trọng đó
là bảo vệ bầu trời khi có các mục tiêu xuất hiện trong vùng trời mà đơn vị đó
quản lý thì phải báo ngay cho các đơn vị phòng không khác để chuẩn vị sẵn
sàng chiến đấu.
Lực lượng rađa là lực lượng luôn giữ cho bầu trời “ trong suốt” khi có
các mục tiêu xuất hiện thì phối kết hợp với các đơn vị khác để bảo vệ tổ
quốc thân yêu.
Qua đợt tham quan đầy tình nghĩa quân dân xúc động này em nhận
thấy rằng đơn vị rađa 26 mặc dù đời sống vẫn có những khó khăn, vất vả
nhưng các anh vẫn luôn giữ đúng tác phong quân đội :sinh hoạt điều độ, khi
có báo động thì nhanh chóng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Qua cuộc giao
lưu đầy ý nghĩa này em tự nhủ rằng phải cố gắng học tập và đưa các tác
phong sinh hoạt trong bộ đội vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày .Cuộc
giao lưu đã kết thúc băng cuộc giao lưu ca nhạc : Những ca khúc cách mạng
được hát lên em cảm thấy càng tự hào về truyền thống vẽ vang của ông cha
ta .Vì vậy chúng em cần kế thừ và phát huy nhưng truyền thống đó để xây
dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn

18


19




×