Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hợp đồng thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.74 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
*******
Như chúng ta đã biết, muốn tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, các
doanh nghiệp việt nam cần nắm vững các thông lệ buôn bán quốc tế, kĩ thuật,
nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá.Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp đồng
mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch là chủ yếu, quan trọng và phổ biến
nhất. Kết quả kinh doanh hàng hoá phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Chính vì vậy
người thực hiện mua bán này phải nắm thật chắc những điểm chủ chốt trong quá
trình chuẩn bị nội dung kí kết và thực

hiện hợp đồng.

Việt Nam trong tiến trình hội nhập, ngày càng đông những đối tác, những
nhà đầu tư nước ngoài muốn bắt tay hợp tác. Điều đó cũng có nghĩa là việc mua
bán hàng hoá với nước ngoài sẽ ngày một tăng thêm mà hợp đồng mua bán ngoại
thương thì không thể thiếu. Tuy “Hợp đồng mua bán ngoại thương” chỉ là một
phần nhỏ trong nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế nhưng vì tầm quan trọng
của nó là rất đáng kể nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu một
cách tường tận hơn về nó, từ đó sẽ giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về kinh
doanh thương mại quốc tế.

1


PHẦN NỘI DUNG
I. Nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương.
1. Khái niệm.
Hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết là hợp đồng kinh tế, là sự thoả
thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch … giữa các bên kí kết về việc thực hiện
công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa hoc kĩ
thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền


và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình ( theo điều
1, pháp lệnh hợp đồng kinh tế ). Vậy hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả
thuận bằng văn bản được kí kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân
trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài. hợp đồng mua bán ngoại
thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác. chỉ khác vói
hợp đồng mua bán khác là hợp đồng mua bán ngoại thương có ba đặc điểm:
Đặc điểm 1: Chủ thể của hợp đồng – người mua, người bán – có cơ sở kinh
doanh đăng kí tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không
phải là yếu tố để phân biệt, dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau
nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì
hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế. Đây là đặc điểm quan
trọng nhất.
Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai nước
hoặc cả hai bên.
Đặc điểm 3: Hàng hoá - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi
đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Văn bản của hợp đồng phải là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên
phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thoả thuận và kí kết
trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận
2


một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên, điều cơ bản là hợp đồng thể hiện
được ý chí thực sự thoả thuận không đựơc cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có
những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức
độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi
bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thoả
thuận trong hợp đồng, hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ
thực hiện và ít xảy ra tranh chấp. Việc kí kết hợp đồng cần xác định nội dung đầy
đủ, chuẩn bị thận trọng và chu đáo. Hợp đồng có thể kí giữa pháp nhân với pháp

nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Và hợp đồng chỉ có hiệu lực khi:
Pháp nhân đó là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, có tài sản
riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó. Có quyền quyết
định của mình, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Cá nhân phải có năng lực pháp lý, năng lực hành vi, vì vậy mọi cá nhân đều
có khả năng kí kết hợp đồng, ngoại trừ người vị thành niên, kẻ say rượu, người bị
tâm thầm người bị mất quyền công dân.
Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá đựoc phép mua bán theo quy định của
pháp luật của nước bên mua và bên bán và hợp đồng phải là hợp đồng mua bán
hàng hoá.
2. Thể thức kí hợp đồng:
Viêc kí kết một hợp đồng mua bán ngoại thương có thể thực hiện bằng
nhiều cách khác nhau:
Hai bên kí vào một hợp đồng (hợp đồng một văn bản): Hai bên có thể đều
có mặt ở một nơi, trực tiếp kí một lần vào hợp đồng hoặc hai bên không cùng có
mặt, một bên kí vào hợp đồng trước, các bản hợp đồng đó gửi cho bên kia sau
(được ghi vào hợp đồng là “ hợp đồng kí tại…” ). Theo luật Anh, Mỹ, Nhật, Thuỵ
Sỹ: Ngày kí hợp đồng theo dấu bưu điện khi gửi trả cho bên kia kí trước; Luật
3


pháp, Đức, Italia, Áo: Ngày kí hợp đồng lúc cơ quan bên kia kí sau nhận được hợp
đồng ( hoặc thư xác nhận chào hàng cố định ). Những người kí hợp đồng phải có
thẩm quyền. Người kí hợp đồng có thể uỷ quyền bằng văn bản hợp pháp cho
người khác thay mình kí kết hợp đồng.
Người bán xác nhận bằng văn bản đơn đặt hàng (order) của người mua.
Trường hợp này thể hiện bằng hai văn bản: đơn đặt hàng (order) của người mua và
văn bản xác nhận của người bán (confirmation of order). Phải thực hiện theo thời
hạn quy dịnh. Hai loại hợp đồng hai văn bản: Chào hàng cố địng + chấp nhận chào

hàng cố định trong thời hạn hiệu lực (firm offer + acceptance of firm offer) và đặt
hàng cố định của người mua + xác nhận bán hàng của người bán (order +
confirmation of sale). Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để kí hợp
đồng thì hợp đồng được coi như đã kí: Kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được
thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong chào hàng cố định trong thời
hạn trách nhiệm của người chào hàng (acceptance of firm offer) (theo điều 55, luật
thương mại _ Việt Nam); ở Anh, Mỹ, Nhật, Thuỵ Sỹ: Hợp đồng được kí lúc gửi
thư xác nhận (theo dấu bưu điện); ở Pháp, Đức, Ý, Áo: Hợp đồng kí vào lúc người
bán nhận được thư xác nhận chào hàng hoặc xác nhận bán hàng trong đơn đặt
hàng.
Hợp đồng kí kết giữu nhiều bên có thể là các bên cùng kí vào một văn bản
hợp đồng chung nhất. Hoặc có thể là từng cặp tay đôi kí từng văn bản hợp đồng,
có trích dẫn trong từng hợp đồng tay đôi về việc công nhận kí kết các hợp đồng
khác (trích dẫn chéo các hợp đồng khác). Ở một số thị trường quốc tế, hợp đồng
có thể là văn bản hoặc hợp đồng miệng (gentlement’s agreement). Ở sở giao dịch
hàng hoá quốc tế và ở nơi bán đấu giá quốc tế, hợp đồng được kí kết ở hình thức
văn bản, và cả ở hợp đồng miệng hoặc hành vi cụ thể, thường hợp đồng miệng
hoặc hành vi cụ thể. Thường hợp đồng miệng hoặc hành vi cụ thể được xác nhận
bằng văn bản sau khi đã thoả thuận miệng, trước khi thực hiện hợp đồng.
4


3. Các điều khoản của hợp đồng.
Một hợp đồng mua bán ngoại thương gồm 15 điều khoản. Trong phần này,
chúng ta sẽ xét lần lượt từng điều khoản.
Tên hàng (commodity): Điều khoản này phải xác định được tên gọi của
hàng hoá cần mua bán một cách chính xác và ngắn gọn, không thể nhầm lẫn từ thứ
nọ sang thứ kia. Để làm việc này người ta thường dùng các biện pháp sau:
Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Áp
dụng cho các loại chất, giống cây…

Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó. Nếu nơi đó ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. ví dụ: sâm Korea, gạo Việt Nam…
Ghi tên hàng kèm với quy cách của hàng đó. ví dụ: gạo hạt dài (6mm), thép
xây dựng phi 10, chiều dài 10m (min).
Ghi tên hàng với nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng đối với những
sản phẩm của những hãng có uy tín.
Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng. theo cách này người ta ghi
thêm công dụng chủ yếu của sản phẩm , theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo
công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá
cao.
Chất lượng (quality): Đây là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hoá
mua bán, quy định tính năng, quy cách, hình thức, tác dụng, công suất, hiệu suất
… của hàng hoá đó. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm, là cơ sở để xác định
giá cả. Do vậy xác định điều kiện phẩm chất tốt, do đó xác định giá cả tốt, đúng và
mua được hàng hoá đúng yêu cầu của mình. Một số phương pháp xác định phẩm
chất như:
mẫu hàng: là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào số ít
hàng hoá lấy từ lô ra làm đại diện (chọn mẫu). Nhược điểm của phương pháp này
là tính chính xác không cao nên chỉ áp dụng với hàng chưa hoặc khó xác định tiêu
5


chuẩn. Người bán giao mẫu lấy từ lô hàng có phẩm chất trung bình trở lên (không
tính tiền mẫu) cho người mua. Nếu người mua chấp nhận, người bán lập ra ba
mẫu: Người bán, trung gian, người mua đưa mẫu để người bán sản xuất. Thời gian
giữ mẫu từ khi đàm phán, kí hợp đồng đến hết khiếu nại. Mẫu huỷ khi giải quyết
xong tranh chấp.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn có thể do nhà nước, ngành, cơ quan sản xuất ban
hành. Có thể sửa đổi tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết. Tiêu chuẩn ghi rõ không mập
mờ.

Theo nhãn hiệu (trademark): Nhãn hiệu là những kí hiệu, hình vẽ, chữ…
để phân biệt sản phẩn của hãng này với sản phẩn của hãng khác.
Dựa vào tài liệu kĩ thuật: Phải biến các tài liệu kĩ thuật thành một phụ kiện
của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng;Dựa vào hàm lượng chất nào đó trong sản
phẩm: Chất có ích và chất không có ích;Dựa vào dung trọng hàng hoá (natural
weight): chỉ tiêu này phản ánh độ chắc của hàng hoá;Dựa vào hàng xem trước:
Hợp đồng được kí khi người mua hàng xem và đồng ý;Dựa vào hiện trạng của
hàng hoá: Giá bán không cao;Dựa vào sự mô tả: Áp dụng cho mọi sản phẩm có
thể mô tả đựơc;Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng( Áp dụng cho nông sản).
Số lượng (quantity): Nhằm nói lên mặt “lượng” của hàng hoá được giao
dịch. Phương pháp quy định số lượng và xác định trọng lượng:
Đơn vị tính số lượng: Có thể quy định dứt khoát (dùng trong buôn bán hàng
công nghiệp, hàng bách hoá, hàng đếm được…) hoặc quy định phỏng chừng (áp
dụng với hàng khối lượng lớn như phân bón, quặng, ngũ cốc…)
Quy định trọng lượng: Có ba loại trọng lượng: trọng lượng cả bì (gress
weight) bao gồm trọng lượng hàng hoávà các loại bao bì; trọng lượng tịnh (net
weight) chỉ có trọng lượng bản thân hàng hoá. Trọng lượng thương mại
(commercial weight) là trọng lượng của hàng.

6


Giao hàng (shipment / dilivery) Nội dung cơ bản của điều khoản này là sự
xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao
hàng.
Thời gian giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ.
Có ba loại thời gian giao hàng: Có định kì ,không định kì, giao ngay.Địa điểm giao
hàng: Cần quy định rõ cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) thông qua, một cảng (ga)
hay nhiều cảng (ga). Đối với hàng bách hoá thường quy định nhiều địa điểm gửi
hàng hoặc nhiều địa điểm hàng đến.

Phương thức giao hàng: giao nhận sơ bộ (ở ngay địa điểm sản xuất) giao
nhận cuối cùng (người bán hoàn thành nghĩa vụ); Giao nhận về số lượng (xác định
số lượng thực tế); giao nhận về chát lượng (kiểm tra tính năng công, dụng…)
Thông báo giao hàng: Tuỳ theo cơ sở giao hàng quy định thông thường,
trứơc khi giao người bán sẽ thông báo hàng sẵn sàng, sau khi giao, người bán
thông báo tình hình, kết quả hàng đã giao.
Giá cả (price).
Tiêu chuẩn tiền tệ của giá cả: đồng tiền ghi giá là của nước người bán,
người mua hoặc một nước thứ ba.
Xác định mức giá: Là giá quốc tế.
Phương pháp định giá: Giá cố định (khẳng định lúc kí kết và không đổi );
Giá quy định sau (xác định sau khi kí hợp đồng); Giá có thể xét lại (vào lúc giao
hàng giá thị trường có thể biến động); Giá di động (vận dụng cho hàng có thời hạn
chế tạo lâu dài).
Giảm giá (discount): Có khoảng hai mươi loại giảm giá.
Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng: Mức giá luôn ghi bên cạnh một điều
kiện cơ sở giao hàng nhất định.
Thanh toán (settlement payment).

7


Đồng tiền thanh toán (currency of payment): Là tiền của nước xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc nước thứ ba. Nó có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền ghi
giá.
Thời hạn thanh toán (time of payment): Trả ngay (trả ngay trong thời gian
hợp lý); Trả trước (người mua cung cấp tín dụng); trả sau (người bán cung cấp tín
dụng).
Hình thức thanh toán(methods of payment): Có nhiều hình thức: L/C, Clean,
colletion, D/A, D/P, CAD, tiền mặt, cheque…

Bộ chứng từ thanh toán (payment documents): Gồm phương tiên thanh toán
(hộ chiếu) và các chứng từ gửi hàng (shipping documents).
Bao bì và mã kí hiệu (packing and marking).
Bao bì: Phù hợp với phương tiện vận tải, bên bán cung cấp bao bì cùng việc
giao hàng, giá bao bì tính theo lượng dư thực tế hoặc tính theo % so với giá trị
hàng.
Kí mã hiệu: Là kí hiệu hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển bảo
quản hàng hoá. Kí mã hiệu phải được viết bằng sơn, dễ đọc, dễ thấy, lớn hơn hoặc
bằng 2cm, không ảnh hưởng tới phẩm chất hàng hoá, dùng màu đen, tím với hàng
hoá thường, màu đỏ với hàng nguy hiểm, màu cam với hàng độc hại…
bảo hành (warranty).
Thời gian bảo hành: Cần phải quy định hết sức rõ ràng.
Nội dung bảo hành: Người bán hàng cam kết trong thời gian bảo hành, hàng
hoá sẽ đảm bảo về chất lượng, đặc điểm kĩ thuật như theo hợp đồng. Nếu trong
thời gian bảo hành, nếu người mua phát hiện ra khuyết tật của người bán thì người
bán phải sửa chữa.
Phạt và bồi thường thiệt hại (penalty): Ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp
đồng và xác định số tiền phạt nhằm bồi thường thiệt hai gây ra.
Các trường hợp phạt:
8


Phạt giao hàng chậm.
Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng.
Phạt do chậm thanh toán.
Bảo hiểm (insurance): Trong điều khoản này cần xác định ai là người bảo
hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua và loại trứng thư bảo hiểm cần lấy.
Bất khả kháng (force majeure): Khi hợp đồng không thể thực hiện được,
không ai bị coi là chịu trách nhiệm.
Không thể lường trước.

Không thể vượt qua.
Xảy ra từ bên ngoài.
Khiếu nại: Là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng,
chất lượng giao hàng và một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã
quy định trong hợp đồng khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các dữ
liệu sau: Tên hàng, số lượng, xuất xứ hàng hoá . Đơn khiếu nại được gửi kèm theo
các chứng từ cần thiết như: Biên bản giám định, biên bản giám định tổn thất mất
mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết , giấy chứng nhận chất lượng …
Trọng tài (arbitration)
Ai đứng ra phân xử;Luật áp dụng vào luật xét xử;Địa điểm tiến hành trọng
tài ;Cam kết chấp hành tài quyết ;Phân định chi phí trọng tài.
Điều khoản về pháp lí: Áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng; thoả
thuận sau khi kí hợp đồng thì các văn bản thư từ giao dịch trước đó đều hết hiệu
lực; Các phụ lục là phần không tách rời hợp đồng, thường gồm các tài liệu kĩ thuật
bắt buộc trích dẫn vào nội dung chích của hợp đồng.
Điều khoản hiệu lực của hợp đồng:Hợp đồng có hiệu lực từ lúc nào;Hợp
đồng có giá trị lớn thì có hiệu lực sau khi được cơ quan có hiệu lực phê chuẩn;Hợp
đồng có hiệu lực khi mở L/ C, hoặc trả tiền ứng trước.
II. Cách thức soạn thảo hợp đồng:
9


Một hợp đồng kinh tế có bố cục chung gồm bốn phần :
Phần mở đầu:
Quốc hiệu
Tên hợp đồng, số và kí hiệu hợp đồng
Thời gian, địa điểm kí kết hợp đồng
Những căn cứ xác định hợp đồng
Những thông tin về chủ thể hợp đồng:
Tên

Địa chỉ
Các số máy fax, telex,phone, email …
Người đại diện kí kết
_ Phần nội dung của văn bản hợp đồng kinh tế: Thường gồm 3 cụm điều
khoản:
Những điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có
trong hợp đồng, các điều khoản này đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của hợp
đồng.
Những điều khoản thường lệ: Nội dung ủa chúng đã được quy định trong các
văn bản pháp luật. Điều khoản này có thể có hoặc không ở trong hợp đồng.
Những điều khoản tuỳ nghi: Do các bên tự thoả thuận khi pháp luật cho
phép.

_ Phần kí kết hợp đồng.
Trên đây là cấu trúc của một hợp đồng kinh tế. Một hợp đồng ngoại thương
thông thường gồm hai phần chính: Những điều trình bày chung và các điều khoản
của hợp đồng
- Phần trình bày chung bao gồm:
10


Số liệu của hợp đồng ( contract No …) Đây không phải là nội dung pháp lý
bắt buộc của hợp đồng. Nhưng nó tạo điều điện thuận lợi trong quá trình kiểm tra,
giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên
Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở đâù hợp
đồng cũng có thể để ở cuối hợp đồng .Nếu như trong hợp đồng có những thoả
thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu hực pháp lí kể từ ngày kí kết
Tên và địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các
chủ thể của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: Tên ( theo giấy
phép thành lập ) địa chỉ, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia kí kết hợp

đồng.
Các định nghĩa dùng trong hợp đồng ( General defnition): Trong hợp đồng
có thể sử dụng các thuật ngữ, mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác
nhau sẽ hiểu theo nghĩa khác nhau. Để tránh những sự hiểu lầm, những thuật ngữ
hay những vấn đề quan trọng cần phải được định nghĩa.
Cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định chính phủ đã
kí kết hoặc các nghị định thư kí kết giữa các bộ ở các quốc gia, hoặc nêu ra sự tự
nguyện của hai bên kí kết hợp đồng.
_ Phần các điều khoản của hợp đồng :
Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành:
Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp
đồng mua bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không có giá trị pháp lí. Theo
luật thương mại Việt Nam, những nội dung cơ bản đó là: Tên hàng, số lượng, quy
cách, chất lượng giá cả, phương thức thanh toán và địa điểm giao nhận hàng.
Các điều khoản khác: là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp đồng
nhưng nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lí.
Theo tính chất của các điều khoản chia ra:

11


Các điều khoản về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì mã
hiệu;Các điều khoản về tài chính: Gía cả và cơ sở tính giá, về thanh toán ;Các điều
khoản về vận tải: Điều kiện giao thông, thuê tàu;Các điều khoản pháp lý: luật áp
dụng vào hợp đồng, khiếu nại, bất khả kháng, phạt và bồi thường thiệt hạ, trọng
tài, thời gian, hiệu lực của hợp đồng …;Các điều khoản khác.Dưới đây là bố cục
của một hợp đồng ngoại thương:

12



CONTRACT

No…
Date…

Between: Name…
Address…
tel: …

fax: …

email: …

Represented by Mr.
Hereinafter called as the SELLER.
And:

name: …
Address: …
Tel: …

fax: …

email: …

Represented by Mr…
Hereinafter called as the BUYER.
The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the
commodity under the terms and comditions provided in this contract as follows:

Art. 1: commodity:
Art. 2: quality:
Art. 3: quantity:
Art. 4: price:
Art. 5: shipment:
Art. 6: payment:
Art. 7: packing and marking:
Art. 8: warranty:
Art. 9: penalty:
Art. 10: insurance:
Art. 11: force majeure:
Art. 12: claim:
Art. 13: arbitration:
13


Art. 14: other terms and conditions:
For the BUYER

for the SELLER.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, về bản chất, hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên
mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng,
chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá,
bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Nội dung chính của hợp đồng
mua bán ngoại thương là những điều khoản và điều kiện mua bán mà các bên đã

thoả thuận. Để thương thảo hợp đồng tốt cần nắm vững các điều kiện thương mại,
chỉ một sự mơ hồ thiếu chính xác nào đó trong việc vân dụng điều kiện thương
mại là có thể có hại đối với các bên kí hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp,
kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Trong giới hạn của bài tiểu
luận, em không thể đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến đề tài, đặc biệt là không
thể trình bày chi tiết hơn về các điều khoản. Với lượng kiến thức mới mẻ vừa được
tiếp thu, em chỉ mong đưa ra được cái nhìn, sự hình dung rõ nét hơn để phân biệt
giữa hợp đồng ngoại thương với các hợp đồng kinh tế khác. Bài viết còn khá sơ sài
về nội dung cũng như các ví dụ cụ thể. Em rất mong được thầy cô thông cảm đồng
thời sửa chữa và chỉ bảo tận tình hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

15



×