BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
HOÀNG BẢO TRUNG
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI LỮ
HUYỆN NGHI LỘC – TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
HOÀNG BẢO TRUNG
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI LỮ
HUYỆN NGHI LỘC – TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Xác định giá trị khu du
lịch sinh thái Bãi Lữ – Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An” do Hoàng Bảo Trung, sinh
viên khoá 2008 – 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _______________________.
TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn
________________________________
Ngày
tháng
năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
___________________________
___________________________
Ngày
tháng
năm
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 tháng nỗ lực thực hiện, khóa luận tốt nghiệp “Xác Định Giá Trị
Khu Du Lịch Sinh Thái Bãi Lữ – Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An” cuối cùng
cũng đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự
khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến ba mẹ – những người đã sinh
thành dưỡng dục, nuôi nấng, dạy dỗ con trong suốt cuộc đời này; luôn động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và có được ngày hôm nay. Thật may mắn và
hạnh phúc biết bao khi con được sinh ra và trưởng thành trong tình yêu thương, sự hy
sinh vô bờ bến của ba mẹ!
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em
xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến thầy Đặng Minh Phương – người đã hết lòng
quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các Cán Bộ phòng hành
chính nhân sự Khu Du Lịch Sinh Thái Bãi Lữ, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân
Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An đã rất nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập và thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Giờ đây, sắp phải chia tay bạn bè, chia tay thời sinh viên;
những ký ức dù vui, dù buồn... giờ là lúc khẽ xếp lại và đặt nó vào một góc nào đó
trong tim mình. Mong sao cho dòng đời vẫn giữ chúng ta mãi bên nhau!
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa rộng. Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp
ý của quý thầy cô và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2012
NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG BẢO TRUNG. Tháng 6 năm 2012. “Xác Định Giá Trị Khu Du Lịch
Sinh Thái Bãi Lữ – Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An”
HOANG BAO TRUNG. June 2012. “Valuation of the Ecotourism of Bai Lu,
Nghi Loc Town, Nghe An Province”.
Khóa luận hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị của khu du lịch sinh thái
Bãi Lữ trên cơ sở điều tra, tổng hợp và phân tích các số liệu về các đặc điểm kinh tế xã
hội của khách du lịch nội địa khi đến khu du lịch Bãi Lữ và xây dựng hàm cầu du lịch
dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Bãi Lữ. Trên cơ sở đường cầu đã xây
dựng được cuối cùng đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững,
xây dựng dự án phát triển. Trong nội dung đề tài, việc xác định giá trị khu du lịch
được tính dựa trên phương pháp chi phí du hành cá nhân – ITCM (Individual Travel
Cost Method).
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
x
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Cấu trúc của đề tài
2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
2.2. Giới thiệu tổng quan về huyện Nghi Lộc
5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
5
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
8
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
10
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch
12
2.3. Khát quát chung về Khu Du Lịch Sinh Thái Bãi Lữ
13
2.3.1. Vị trí
13
2.3.2. Đặc điểm
13
CHƯƠNG III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
16
3.1.1. Một số khái niệm về du lịch
16
3.1.2. Cầu du lịch
18
3.1.3. Cung du lịch
21
v
3.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường
22
3.1.5. Giá trị của một tài nguyên môi trường
24
3.2. Phương pháp nghiên cứu
26
3.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí
26
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài
33
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch KDLST Bãi Lữ
40
4.1.1. Số lượt khách đến KDLST Bãi Lữ từ năm 2009 – 2011
40
4.1.2. Mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của du khách
41
4.1.3. Nhu cầu, hành vi của du khách nội địa
45
4.1.4. Cảm nhận, đánh giá của du khách
49
4.2. Xây dựng đường cầu du lịch KDLST Bãi Lữ theo phương pháp ITCM
54
4.2.1. Kết quả ước lượng các tham số và phương trình hàm cầu du lịch KDLST
Bãi Lữ
55
4.2.2. Kiểm định các giả thiết của mô hình
58
4.2.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình
58
4.2.4. Nhận xét và phân tích mô hình đường cầu du lịch
60
4.3. Xác định giá trị KDLST Bãi Lữ
61
4.3.1. Xác định giá trị thặng dư cho mỗi du khách tới KDL
61
4.3.2. Tính thặng dư cho một lần đi du lịch.
62
4.3.3. Xác định giá trị của điểm du lịch.
62
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
64
5.2. Kiến nghị
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
Ban Quản Lý
CTCPĐT
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
CVM
Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên
ITCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Cá Nhân
KDLST
Khu Du Lịch Sinh Thái
KT – XH
Kinh Tế - Xã Hội
TCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành
TNMT
Tài Nguyên Môi Trường
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
ZTCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Số Lượt Du Khách đến KDLST Bãi Lữ trong năm 2009, 2010, 2011
41
Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Khách Du Lịch đến KDLST Bãi Lữ
42
Bảng 4.3. Hình Thức Tìm Kiếm Thông Tin Du Lịch
46
Bảng 4.4. Đánh Giá Các Yếu Tố Du Lịch
50
Bảng 4.5. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch
56
Bảng 4.6. Dấu Ước Lượng và Kết Quả Kiểm Định P-Value
57
Bảng 4.7. R
2
aux
của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
59
Bảng 4.8. Giá Trị KDLST Biển Bãi Lữ Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 63
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Nghi Lộc
6
Hình 2.2. Đền Thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí
9
Hình 2.3. Một Góc Bãi Lữ
15
Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan
27
Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan
29
Hình 3.3. Các Bước Cơ Bản Thực Hiện trong Phương Pháp ITCM
30
Hình 4.1. Biểu Đồ Tần Suất về Thu Nhập Của Khách Du Lịch trong Nước
44
Hình 4.2. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Xuất Phát Từ Các Vùng
45
Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Đi Du Lịch
47
Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện Di Chuyển
48
Hình 4.5. Thời Gian Lưu Trú Phân Theo Ngày của Du Khách
48
Hình 4.6. Phân Loại Khách Du Lịch Đến Theo Mục Đích Đến Bãi Tắm
49
Hình 4.7. Phân Chia Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch
51
Hình 4.8. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Các Hoạt Động Thay Thế
52
Hình 4.9. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Dự Tính Quay Trở Lại
53
Hình 4.10. Các Địa Phương Hấp Dẫn về Du Lịch
54
Hình 4.11. Đường Cầu Du Lịch Bãi Lữ
60
ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Dạng Log – Log Theo ITCM
Phụ lục 2. Mô Hình Kiểm Định PSSSTĐ (White)
Phụ lục 3: Kiểm Tra Hiện Tượng Tương Quan Chuỗi
Phụ lục 4: Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 5: Hình Ảnh về Khu Du Lịch Sinh Thái Bãi Lữ
Phục lục 6: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Du Lịch Đi Du Lịch
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khái niệm du lịch sinh thái hiện nay đã không còn tồn tại như là một đề tài để
suy ngẫm mà nó đã trở thành một nhu cầu thực tế trên toàn thế giới. Ngoài những lợi
ích về kinh tế, thẩm mỹ, còn phải chú ý đến vấn đề giáo dục môi trường, giữ gìn cảnh
quan thiên nhiên trong sạch. Chính điều này đã khiến du lịch sinh thái dần trở nên
quan trọng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại mà cả trên lĩnh vực môi
trường, văn hoá, xã hội. Ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi
cùng nhau bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, nhờ vậy họ đã biến những
nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên
đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuador sử dụng khoản thu
nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapagos để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn
quốc gia. Tại Úc và Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào
hạng du lịch sinh thái. Ðây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế
của cả hai nước.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam
có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch để phát triển loại hình du
lịch sinh thái. Đây được xem là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu
nhập cho đất nước trong tương lai gần. Có thể kể đến những khu du lịch tại Việt Nam
được du khách nước ngoài đánh giá cao như KDLST hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng),
KDLST Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), khu du lịch sinh thái – lịch sử Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu),v.v… Bên cạnh những địa điểm đã nổi tiếng thì khu du lịch sinh thái biển
Bãi Lữ ở huyện Nghi Lộc cũng đang dần trở thành một địa điểm du lịch mũi nhọn của
tỉnh Nghệ An nói riêng và của nước ta nói chung. Bãi Lữ là nơi biển khơi ăn sâu vào
1
đất liền, nơi hội tụ cả biển, núi và rừng nên có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch
đặc biệt là du lịch sinh thái. Nơi đây là một địa danh lý tưởng cho những chuyến nghỉ
dưỡng, thư giãn của du khách… Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là làm sao để cân
bằng được nhu cầu của con người với khả năng đáp ứng của tự nhiên. Chính vì thế
việc tiến hành tìm hiểu, xác định và đánh giá giá trị thực sự của tài nguyên thiên nhiên
nơi đây để có thể giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, lập kế hoạch, đưa ra
những biện pháp nhằm phát huy cao hơn nữa các giá trị cũng như bảo tồn đúng mức là
một việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác
Định Giá Trị Khu Du Lịch Sinh Thái Bãi Lữ - Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị Khu Du lịch Sinh thái Bãi Lữ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách nội địa đến
Khu Du lịch Sinh thái Bãi Lữ.
- Xây dựng hàm cầu du lịch đối với Khu Du lịch Sinh thái Bãi Lữ.
- Xác định ra giá trị Khu du lịch Bãi Lữ và thặng dư của khách du lịch nội địa.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch nơi đây phát triển mạnh
mẽ trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 1/3/2012 đến 1/6/2012.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống
kê và những thông tin phỏng vấn một cách ngẫu nhiên các du khách trong nước đến
với Khu Du lịch Sinh thái biển Bãi Lữ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 5 chương. Chương 1 – Mở đầu: giới thiệu, trình bày lý do chọn
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt cấu trúc của luận
văn. Chương 2 – Tổng quan, mô tả tổng quan về về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí
hậu, địa hình, dân số,…và các vấn đề nghiên cứu có liên quan của địa bàn nghiên cứu
đồng thời trình bày một số nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng phương pháp TCM
2
trong tính toán giá trị khu du lịch. Chương 3 – Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên
cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa, và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận, tiến hành phân tích, đánh giá những yếu
tố kinh tế xã hội của khách du lịch. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch
theo phương pháp ITCM nhằm xác định giá trị của khu du lịch và thặng dư của du
khách. Chương 5: Dựa vào kết quả ở chương 4, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến
nghị, giải pháp nhằm gia tăng giá trị của khu du lịch cũng như nêu lên những mặt hạn
chế của khoá luận.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay trong nước và trên thế giới có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp
TCM để xác định giá trị các khu du lịch hoặc các nguồn tài nguyên mà không thể phản
ánh bằng giá cả thị trường. Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham khảo những tài liệu
nghiên cứu gần đây là luận văn tốt nghiệp của tác giả Võ Thị Minh Thuý (2008) và Vũ
Thị Sen (2010). Bên cạnh đó, các bài giảng của thầy cô trong quá trình học tập tai
trường đại học Nông Lâm TP. HCM cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho đề tài.
Theo luận văn của Võ Thị Minh Thuý (2008), với mục tiêu chính của đề tài là
xác định giá trị tiềm năng du lịch Bảo tàng Quang Trung – tỉnh Bình Định đối với
khách trong nước bằng phương pháp chi phí du hành (TCM-Travel Cost Method). Đây
sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm định hướng phát triển du lịch
bền vững trong tương lai. Thông qua việc điều tra 100 du khách trong nước đi du lịch
đến Bảo tàng Quang Trung về các đặc điểm KT – XH như thu nhập, tuổi, giới tính,
nghề nghiệp… bằng phần mềm Excel và Eviews, đề tài đã tiến hành xây dựng hàm
cầu du lịch Bảo tàng Quang Trung theo phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM)
dựa theo hàm cầu dạng log – log. Từ đó xác định giá trị tiềm năng của Bảo tàng Quang
Trung bằng cách dựa vào hàm cầu đã được xây dựng, tiến hành xác định giá trị thặng
dư cho mỗi du khách nội địa tới khu du lịch này (phần diện tích dưới đường cầu và
trên đường giá). Nhân nó với số lượng du khách đến trong năm sẽ ước lượng được
tổng giá trị của điểm du lịch hàng năm. Bên cạnh đó, đề tài cũng dựa vào mức độ gia
tăng dân số mỗi năm để tìm ra số lượt khách dự báo đến Bảo tàng trong tương lai
nhằm tìm ra giá trị tiềm năng du lịch mà Bảo tàng cần phải khai thác thêm. Kết quả đề
tài đã xác định được giá trị du lịch của Bảo tàng Quang Trung năm 2007 là
4
84,742.894.700 tỷ đồng và giá trị tiềm năng cần khai thác thêm là 1,140.015.077 tỷ
đồng.
Nghiên cứu tiếp theo được thực hiện bởi Vũ Thị Sen (2010) nhằm xác định giá
trị du lịch KDLST Bản Đôn cũng có những phần nghiên cứu tương tự đề tài trên. Cụ
thể đề tài thông qua việc điều tra 90 khách du lịch khi đến Bản Đôn tiến hành xây
dựng hàm cầu du lịch theo phương pháp ITCM. Dựa trên hàm cầu du lịch cá nhân đã
được xây dựng và số lượt khách đến với Bản Đôn trong năm 2009 là 41.522 lượt. Đề
tài tiến hành xác định đựơc thặng dư của mỗi du khách cho mỗi lần du lịch là
1.785.226 đồng. Nhân giá trị này với số lượt khách đến với nơi đây năm 2009 tính
được tổng giá trị du lịch sinh thái là 74,13 tỷ đồng. Tổng giá trị của DLST Bản Đôn
tương ứng với suất chiết khấu 8% là 926,625 tỷ đồng, 10% là 741,13 tỷ đồng và 12%
là 617,15 tỷ đồng.
Như đã trình bày ở trên việc sử dụng sử dụng phương pháp TCM để xác định
giá trị các khu du lịch hoặc các nguồn tài nguyên mà không thể phản ánh bằng giá cả
thị trường hiện nay rất phổ biến. Mặt khác phương pháp cũng đơn giản, không tốn
nhiều chi phí và dễ thực hiện, kết quả cũng có tính chính xác cao. Vì thế trong đề tài
này tôi cũng sử dụng phương pháp TCM để tính toán giá trị du lịch của KDLST Bãi
Lữ.
2.2. Giới thiệu tổng quan về huyện Nghi Lộc
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Nghi Lộc là 1 huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm sát phía bắc
thành phố Vinh trên toạ độ từ 18041’ đến 18045’ vĩ độ Bắc và 105028’ đến 105045’
kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành.
+ Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, huyện Hưng Nguyên và Thành phố Vinh.
+ Phía Đông giáp thị xã Cửa Lò và biển Đông.
Địa hình của Huyện đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể
chia thành 2 vùng lớn:
- Vùng bán sơn địa:
5
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh,
độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại khu vực này có những vùng đồng bằng
phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng
cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm
52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi
Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng.
- Vùng đồng bằng:
Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối
bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 – 5,0 m, với
diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc
điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng nhỏ:
+ Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao
từ 0,6 – 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của
huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của
Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.
+ Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5 – 5,0 m, là vùng đất màu
của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá,
Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân,
Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang.
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Nghi Lộc
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc, 2012
6
b. Diện tích và dân số
- Diện tích:
Huyện Nghi Lộc hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 34.770,43 ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 14.309,52 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 9.329,7 ha.
+ Đất ở: 1.234,91 ha.
+ Đất chưa sử dụng: 3.646,69 ha.
- Dân số: tính đến hết năm 2010 huyện Nghi Lộc có 46.730 hộ với 186.439
nhân khẩu.
c. Khí hậu và thời tiết
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, có những đặc trưng cơ bản: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn,
chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió
Lào khô hanh.
- Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao,
mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 – 24,50C, tháng nóng
nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 – 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến
6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn
Vinh cung cấp).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng
2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu
vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa
thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông
Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, thường xuất hiện vào mùa
Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió Đông Nam từ biển Đông thổi vào, gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5
đến tháng 10.
7
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở vịnh
Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang, thường gọi là gió Lào.
là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc
thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nước: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào dùng để phục vụ
sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, kênh nhà Lê với 11 hồ
chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước cung cấp
cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và xây dựng công nghiệp, phát triển kinh tế chủ
yếu là nguồn nước ngầm với 3 tầng nước: tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa
nước lỗ hổng Plestocen và tầng chứa nước khe nứt Karst.
Tuy có nguồn nước dồi dào nhưng trên địa bàn một số nơi vẫn còn thiếu nước
cục bộ cho sinh hoạt và tưới tiêu, chủ yếu là những nơi có địa hình tương đối cao và
một số nơi do nguồn nước bị nhiễm mặn.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có rất nhiều tài nguyên khoáng
sản, đặc biệt có một số loại có giá trị lớn về kinh tế dùng để sản xuất vật liệu xây dựng
như mỏ sét ở Nghi Văn, đá vôi ở Lèn Dơi và cao lanh ở Nghi Lâm…
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 9.046,46 ha chiếm
25,99% diện tích tự nhiên (trong đó đất rừng sản xuất là 3.680,85 ha; đất rừng phòng
hộ 5.365,61 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại cây như
thông, keo, phi lao, bạch đàn, và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng,
chắn gió.
- Tài nguyên biển: Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển. Tài nguyên biển ở đây
đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao như
mực, tôm, sò. Dọc theo bờ biển là các bãi bồi, cồn cát đã được cải tạo trồng phi lao và
các làng mạc dân cư sinh sống từ lâu đời. Có hàng trăm ha ao, hồ, đầm, nhiều dải rừng
ngập mặn như dải rừng ngập mặn Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết.
Ngoài ra, có các cửa sông: sông Cấm đổ ra cửa biển Nghi Quang, Nghi Thiết, sông
Lam đổ ra cửa Hội qua Nghi Xuân và Phúc Thọ. Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh
đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề. Với nhiều bãi biển
8
đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ
Nghi Yên – Nghi Tiến, du lịch Mũi Rồng Nghi Thiết, bãi Tiền Phong, khu du lịch Hải
Thịnh.... Diện tích vùng ven biển có thể khai thác tiềm năng du lịch tới 1534 ha. Vùng
biển Nghi Lộc cũng là nơi xuất xứ của nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như
làng nghề đóng tàu Trung Kiên (Nghi Thiết), nghề mây tre đan Nghi Thái…
- Tài nguyên du lịch: Huyện Nghi Lộc có nhiều tài nguyên du lịch nổi trội, hội
tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm du lịch của vùng: nằm sát thị xã
biển Cửa Lò, một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của cả nước; có nhiều bãi tắm
đẹp tại Nghi Yên, Nghi Thiết, đặc biệt có khu du lịch Bãi Lữ là khu vực có bãi biển
đẹp của miền Trung có thể phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia. Huyện có nhiều
di tích lịch sử và các danh thắng như: đền thờ Nguyễn Xí, hồ Khe Gỗ (Nghi Lâm),
Mũi rồng, biển Hải Thịnh (Nghi Thiết). Đây là một trong những điểm thuận lợi chính
cho việc phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ
dưỡng.
Hình 2.2. Đền Thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc, 2012
9
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua kinh tế huyện Nghi Lộc đã tạo được những bước chuyển
mang tính đột phá, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm gần đây
đạt 12,01%, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.944 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 13,7 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với đầu nhiệm kì.
Lĩnh vực nông – lâm – ngư vẫn là ngành kinh tế đi đầu góp phần quan trọng
trong việc ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị thu nhập trên đơn vị
diện tích tăng nhanh, đến năm 2010 bình quân giá trị thu nhập trên đơn vị diện tich
toàn huyện đạt 43 triệu/ha, trong đó có 3.710 ha cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm
trở lên, chiếm 35,6 % diện tích canh tác. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm
ước đạt 80.000 tấn.
Công nghiệp – xây dựng và tiểu thủ công nghiệp được coi là mũi nhọn đột phá
trong thời kì 2010 – 2015 góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Giá trị sản xuất của ngành
công nghiệp xây dựng giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 21,29 %/ năm.
Ngành thương mại và dịch vụ tăng tương đối nhanh. Đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ trên các lĩnh vực, phấn đấu đến năm 2015 tổng giá trị sản xuất dịch vụ đạt
1.015 tỷ, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 15,5 – 16 %, tỷ trọng dịch vụ
đạt 37,5 – 38 % trong cơ cấu kinh tế.
b. Tình hình xã hội
Giáo dục
Mạng lưới trường, lớp và các cơ sở giáo dục – đào tạo phát triển khá hoàn
chỉnh. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và nâng cao về trình độ đào tạo.
Công tác xã hội hoá giáo dục được chú trọng nhất là hoạt động khuyến học. Đến nay,
toàn huyện đã có 100% số xã có trường học cao tầng, 100% số xã có trung tâm học tập
cộng đồng, 43/95 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trung bình hàng năm có
800 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương
trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt cao. Trong 5 năm
đã dạy nghề cho 1.948 học sinh trung học phổ thông.
10
Y tế
Toàn Huyện có 25/30 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, hầu hết các xã có bác sỹ,
436/446 xóm có cán bộ y tế (chiếm 97%). Bệnh viện đa khoa huyện được nâng cấp
thành bệnh viện hạng 2, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân..
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố.
Văn hoá – Thể thao
Hệ thống thiết chế văn hoá – thông tin – thể thao từng bước được các ngành,
các cấp chăm lo xây dựng, tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện tham gia ngày càng
nhiều hơn. Đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân Đoàn kết Xây dựng
Đời sống Văn hoá”.
Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, quê hương được quan tâm bảo tồn
và phát huy. Củng cố, duy trì tốt việc tổ chức Lễ hội Đền Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp,
khôi phục Lễ Hội Nhà thờ Phạm Nguyễn Du ở xã Nghi Xuân…
Quốc phòng – An ninh
Quốc phòng – An ninh được tăng cường, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Thực hiện xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây
dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án
“3 yên, 3 giảm".
Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, cướp giật, trộm cắp tài sản và
an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Các yếu tố tiềm ẩn về gây mất ổn định
trong quốc phòng – an ninh còn lớn.
c. Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A
(dài 16km); Quốc lộ 46 (dài 8km); Đường sắt Bắc – Nam (dài 16km); sân bay Vinh;
tỉnh lộ 534 (dài 28km); tỉnh lộ 535 (dài 12km). Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con
sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm (dài 15km) và Sông Lam (dài 6km). Cùng với
hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá
tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Thuận lợi cho việc lưu
11
thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong tỉnh. Là
huyện có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thuỷ lợi
Toàn huyện có 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu
m3, 45 trạm bơm điện, trên 450 km kênh mương các loại và có 33,2 km đê sông và đê
biển (đê sông 31,3km, đê biển 1,9km). Nâng cấp xây dựng được 22 trạm bơm, 146
trạm biến áp, 467 km đường dây 0,4 kv và nâng cấp xây dựng 2 chợ nông thôn sạch
đẹp.
Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng yêu cầu sản xuất tối thiểu
của sản xuất nông nghiệp. Song các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được duy tu, nạo vét,
nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng vùng màu đầu tư dàn trải nhiều năm, do đó các
xã vùng màu gặp khó khăn trong thoát nước mùa mưa lũ.
Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện của Nghi Lộc nằm trong quy hoạch với hệ thống điện của
Thành phố Vinh và của cả vùng.
Tuyến đường dây cao thế 500KV đi qua huyện; tuyến 220KV Nghi Sơn –
Hưng Đông; tuyến trung áp 35KV và 10KV.
Trạm điện 220KV với công suất 2 x 250MVA Hưng Đông cấp điện cho huyện
qua trạm 220/110/10 KV, quy mô trạm 2 x 125MVA. Trong đó, trạm 110/35/10KV,
quy mô 2 x 25 MVA điện áp 35KV cấp cho phía Tây và trạm 35/10, quy mô 2 x
1800KVA điện áp 10KV cấp cho Quán hành và phía Đông.
Hệ thống cấp điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh
hoạt. Do nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng, trạm
biến áp còn thiếu, mạng lưới điện hạ thế nâng cấp chưa đồng bộ nên dẫn đến mất an
toàn, gây tổn thất và làm cho giá điện tăng.
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch
Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh
thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn
như bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nước và
cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao
thông, môi trường thiên nhiên trong lành. Hiện tại khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành
12
đưa vào khai thác và bước đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá như Đền thờ
Quốc Công Nguyễn Xí (Nghi Hợp), nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân) và các di
tích văn hoá quốc gia khác...
Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa như Nghi Quang, Nghi Hưng,
Nghi Lâm, Nghi Mỹ có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh
thái.
2.3. Khát quát chung về Khu Du lịch Sinh thái Bãi Lữ
2.3.1. Vị trí
Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ thuộc 2 xã Nghi Yên và Nghi Tiến – huyện Nghi
Lộc – tỉnh Nghệ An, nằm trong địa phận khu kinh tế Đông Nam, được xây dựng từ
năm 2005 đến ngày 14/5/2008 chính thức đi vào hoạt động:
+ Cách quốc lộ 1A 4km.
+ Cách sân bay Vinh 15 km.
+ Cách Ga vinh 20 km.
+ Cách thủ đô Hà Nội 270 km.
Du khách từ các trung tâm, các thành phố lớn trong cả nước có thể đến Bãi Lữ
bằng 4 con đường là : Đường bộ, đường sắt , đường thuỷ và đường hàng không.
2.3.2. Đặc điểm và quá trình hình thành phát triển
“Bãi Lữ là nơi biển khơi ăn sâu vào đất Việt, là những cánh rừng thông bạt
ngàn vươn mình ra biển cả, với cảnh quan thiên nhiên được tạo hoá ban tặng thật hùng
vĩ và đầy cảm hứng thi ca. Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Bãi Lữ (chủ đầu tư) đã
chọn nơi đây đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sinh thái biển, với mong muốn tạo nên
1 khu du lịch, nghỉ dưỡng văn minh, hiện đại vào loại nhất khu vực, tạo nên những sản
phẩm, dịch vụ du lịch sang trọng để phục vụ du khách trong và ngoài nước.” (PTGĐ.
Trần Chương, 2009).
Bãi Lữ là tên gọi xuất phát từ núi Lữ (Lữ Sơn). Hòn núi đứng sừng sững nơi bãi
biển. Đứng trên ngọn núi này, ta có thể ngắm trọn vẹn cảnh quan một vùng rộng lớn.
Phía biển khơi (Đông - Nam) thấy rõ Song Ngư, Đảo Mắt , Lan Châu và gần hơn nữa
vào đất liền là Hùng Lĩnh, Lan Châu, Núi Rồng, Núi Lò, Núi Cờ, Núi Kiếm, Chuồng
Gà, Núi Mão, Tượng Sơn (Núi Voi), Quyết Sơn. Phía Bắc, dọc theo biển là núi Đầu
Rồng (Long Thủ), Hòn Thè, Hòn Câu, Dạ Sơn, Cấm Sơn. Phía Tây là Đại Vạc, Thần
13
Vũ, Lèn Hai Vai, Đại Hải, Đại Bàn, Đại Tứ, Đại Huệ, Thiên Nhẫn, Lam Thành Sơn…
Sông Cấm nước xanh nằm trong vòng cung biển Đông Nam Lạch Vạn - Cửa Hiền Cửa Xá của tỉnh Nghệ An.
Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ được xây dựng và thiết kế theo mô hình du lịch
của các nước phát triển trên bãi biển rất đẹp của miền Trung, nơi hội tụ cả biển, núi và
rừng với diện tích quản lý 157 ha. Theo quyết định đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
tỉnh Nghệ An phê duyệt vào ngày 17/03/2005 thì dự án đầu tư xây gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (2005 - 2008) hoàn thành khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển (Bãi Lữ
Resort).
- Giai đoạn 2: (2009 - 2015) theo quy hoạch xây dựng các công trình như khách
sạn 5 sao lưng chừng núi, vạn lý trường thành thu nhỏ, sân tập gôn, nhạc nước, quần
thể văn hóa thể thao và các dịch vụ vui chơi giải trí khác.
Nhưng vì nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động. Riêng với nền
kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn nên khó huy động vốn và kêu
gọi đầu tư. Vì vậy, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được xúc tiến xây dựng, cho đến
nay công ty đang kinh doanh ở các hạng mục khu nghỉ dưỡng và nhà hàng đã được
xây dựng ở giai đoạn 1. Hiện tại, dự án khu du lịch Bãi Lữ gồm có các hạng mục công
trình chủ yếu như:
- Hệ thống lưu trú: Có 135 phòng nghỉ sang trọng được chia thành 2 khu vực:
Khu biệt thự ven biển 79 phòng, khu biệt thự ven đồi 56 phòng.
- Ẩm thực: 3 hệ thống nhà hàng lớn là: Nhà hàng Châu Sa (hòn ngọc sa bên bờ
biển Đông), nhà hàng Hoa Biển (bông hoa bên bờ biển), nhà hàng Hương rừng (hương
sắc núi rừng). Ngoài các món chủ đạo là đặc sản biển thì mỗi nhà hàng đều có những
sản phẩm đặc trưng và mang một phong cách phục vụ riêng.
- Hệ thống khuôn viên: Với màu xanh làm gam màu chủ đạo nên tất cả được bài
trí trong màu xanh: màu xanh của núi rừng, màu xanh của biển cả, màu xanh của sân
vườn, màu xanh của những ngôi biệt thự được kết hợp hài hòa nằm gọn trong hệ thống
khuôn viên cây xanh thảm cỏ, với những chiếc xe ngựa, chum sành, gáo dừa, thuyền
gỗ,… tạo không gian gần gũi, bình yên, đậm nét chốn quê dân giã. Một nét đặc biệt
gợi sự tò mò cho du khách là trong hệ thống khuôn viên sân vườn có rất nhiều tiểu
cảnh đá, mỗi tiểu cảnh đều mang một điển tích văn hóa riêng.
14