Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng ngành sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng nói chung của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.8 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đời sống của nhân dân ta đã được coi là "đủ no", thì đòi hỏi
nhiều nhu cầu mới hơn. Đó không chỉ là nhu cầu về mặt tinh thần, vật chất
đơn giản nữa mà nó đòi hỏi ở một trình độ cao hơn, tiên tiến hơn. Ở một thời
kỳ mà nền kinh tế đang tiến hành CNH, HĐH và tiến tới năm 2020 là một
nước công nghiệp phát triển. Việt Nam đã có rất nhiều chính sách đầu tư phát
triển để khuyến khích các ngành công nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh
với thị trường thế giới. Đồng thời nhu cầu của người dân cũng đang đổi mới
tiến dần theo hướng hiện đại của thế giới đặc biệt về nhu cầu các mặt hàng
tiêu dùng điện tử dân dụng như: tivi, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, dàn máy
nghe nhạc...Chính vì những nhu cầu đang cấp thiết này của các bà, các mẹ mà
ngành sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng Việt Nam đã ra đời và phát
triển trên hầu hết các tỉnh thành của đất nước.
Trong qúa trình hình thành và phát triển ngành đã gặp nhiều khó khăn
bất cập về sản xuất, nhập khẩu các linh phụ kiện để lắp ráp sản phẩm. Dưới
đây là một số nội dung báo cáo của tôi về ngành sản xuất và lắp ráp đồ điện
tử gia dụng nói chung của Việt nam.

1


I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ĐỒ ĐIỆN
TỬ GIA DỤNG

1. Một số nét chung về ngành.
Ngành điện tử gia dụng là ngành chuyên sản xuất và lắp ráp linh phụ
kiện điện tử thành các sản phẩm dùng trong gia đình như điều hoà, máy giặt,
tủ lạnh, lò vi sóng... Đây là một ngành tương đối quan trọng và hiện đang rất
phát triển với các công nghệ kỹ thuật cao, nhiều tính năng sử dụng.
Trên thế giới ngành sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng này đang
trên đỉnh điểm phát triển cao. Nó đã bắt đầu đi vào thị trường từ rất lâu rồi


và đã và đang ngày càng hoàn thiện hơn, hiện đại hơn. Hiện nay nhiều công ty
ở Mỹ, Anh, Nhật bản đã nghiên cứu và tìm ra được nhiều sản phẩm có nhiều
tính năng dễ sử dụng hỗ trợ rất nhiều cho công việc nội trợ, quét dọn trong
nhà...
Tại thị trường Việt Nam thì đây là ngành còn khá là non trẻ, nó mới chỉ
gia nhập vào những năm 1990. Có lẽ vì vậy mà ngành còn rất ít kinh nghiệm,
vốn, kỹ thuật... để sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng. Phục vụ cho nhu
cầu trong nước mới chỉ đáp ứng được một số sản phẩm như: Tivi, đầu VCD,
DVD, máy radio casset, tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng
2. Các chỉ tiêu thông số trong ngành
Hiện nay, cả nước có hơn 100 doanh nghiệp chuyên sản xuất, lắp ráp
hàng điện tử, trong đó chủ yếu là sản xuất của loại phương tiện nghe, nhìn,
như: tivi, đầu đĩa, dàn máy nghe nhạc... Do ít vốn, công nghệ lạc hậu và tâm
lý bị động về thị trường nên phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ lắp ráp, sử
dụng linh kiện nhập khẩu, hoàn tất sản phẩm, đóng gói, rồi đưa ra thị trường.
Bên cạnh đó, nền sản xuất hàng điện tử gia dụng còn được tiếp sức đáng kể
thông qua sự có mặt của những liên doanh với các đối tác nước ngoài khả
nặng cân như: Sony Việt Nam, JVC VietNam, Toshiba Vietnam, Panasonic
AVC.

2


Những đơn vị này, ngoài việc nhập khẩu linh kiện để lắp ráp đã từng
bước đầu tư vốn, nghiên cứu công nghệ và thực hiện sản xuất một số linh phụ
kiện đơn giản để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Thực tế trong nhiều năm qua
hàng điện tử do doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu trên đã đáp ứng
đựoc phần nào nhu cầu tiêu thụ nội địa, với chất lượng hàng hoá ở mức khá.
Một số tivi, dàn máy, đầu máy nghe nhạc do các liên doanh với nước ngoài
sản xuất chất lượng không thua kém hàng của các nước ASEAN. Hàng xuất

khẩu trong nước đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội địa, nhất là khu vực
nông thôn.
Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ thì hiện cả nước có gần 300
doanh nghiệp điện tử với tổng số vốn đầu tư chưa tới 2 tỉ USD, trong đó các
doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới
90% tổng số vốn đầu tư, 70% thị phần điện tử dân dụng và 90% kim ngạch
xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Các doanh nghiệp được
đầu tư vào sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng chiếm 67% sản xuất linh phụ
kiện chiếm 21,5% và sản phẩm điện tử chuyên dụng, tin học chỉ chiếm 11,5%.
Các doanh nghiệp trong nước chiếm 2/3 tổng số doanh nghiệp và hơn 60%
lao động hoạt động trong ngành này nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 10%.
Theo nguồn tin từ ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp Hội doanh
nghiệp điện tử Việt Nam, cơ cấu sản phẩm điện tử hiện nay đã bộc lộ sự mất
cân đối: "Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt nam là thiết
bị điện tử dân dụng (nghe nhìn) chiếm hơn 80%. Trong khi ở các nước các
ngành công nghiệp điện tử phát triển tỉ lệ này chỉ là từ 12 - 15%, ông Hùng
nói và bổ sung: "Công nghệ lạc hậu, nghiên cứu phát triển sản phẩm yếu kém
chủ yếu là lắp ráp nên giá trị gia tăng nhỏ chỉ vào khoảng 10 - 15% không đáp
ứng được nhu cầu của lắp ráp. Phần lớn các loại vật tư, nguyên liệu, linh phụ
kiện các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nên khá phụ thuộc vào các hãng
cung cấp nước ngoài.
3. Đặc điểm của ngành.
3


Ngành điện tử gia dụng ở Việt nam còn khá là non kém. Nó bước vào
thị trường với rất nhiều khó khăn, do vậy mà thị trường chiếm lĩnh được
không lớn. Phần lớn là ở trong nước, nếu như cách đây khoảng 10 năm về
trước khi mà nền sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng mới gia nhập vào thị
trường thì các nhà doanh nghiệp và đầu tư mới chỉ chú trọng quan tâm đến

đối tượng khách hàng là ở thành thị, còn chưa quan tâm đến những vùng nông
thôn. Sở dĩ như vậy vì lúc này ở các khu vực nông thôn đời sống của người
dân còn thấp kém cả về vật chất lẫn tinh thần, họ chưa có đủ tiền để mua một
chiếc tivi hay điều hoà, tủ lạnh. Vì thế mà trong những năm 90 các doanh
nghiệp mới chỉ quan tâm đến khai phá thị trường thành thị với nước ngoài.
Nhưng mấy năm trở về đây thì đã thay đổi hẳn, ngành ngày càng phát triển
rộng hơn trên mạng lưới sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng trên cả 3
miền Bắc, Trung, Nam và đặc biệt đi sâu khai thác thị trường nông thôn - một
thị trường tiềm năng.
Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư đánh giá đây là thị trường tiềm
năng, có cơ hội phát triển cao là do hiện nay nhà nước đã có các chính sách
thuế ưu đãi cho ngành nên giá thành sản phẩm gia dụng đã giảm nhiều, cộng
thêm việc thu nhập của người dân đã tăng đáng kể so với những năm về
trước, đời sống đã sung túc hơn, trình độ dân trí cũng cao hơn... Nhiều người
dân đã có khả năng chi trả cho những sản phẩm điện tử tuy không nhiều
nhưng hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn, có tủ lạnh, điều hoà... Mặc dù vậy
thì giá sản phẩm điện tử của Việt Nam còn quá cao so với mức sống của nhiều
người dân ở nông thôn miền núi.
Công nghiệp lắp ráp điện tử ở Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào
phụ tùng, linh kiện của nước ngoài trong khi đó thời điểm hội nhập khu vực
và lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA đang đến gần.
Việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử đòi hỏi công nghệ
cao, rất ít nhà đầu tư quan tâm chuyển giao công nghệ hoặc có chuyển giao
thì cũng chỉ là các công nghệ thứ cấp. Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước
4


thực trạng thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao cũng như ý thức chấp hành
kỷ luật công nghiệp còn rất thấp của người lao động. Điều bất lợi lớn nhất là
cho đến nay chúng ta chưa đầy đủ một đội ngũ cán bộ có đủ sức nghiên cứu

sáng tạo công nghệ cũng như chế tạo các thíêt bị công nghệ mới. Điều này
gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chuyển
sang sản xuất linh kiện.
Tỷ lệ nội địa hoá đối với sản phẩm điện tử là 35% (cả bao bì) ngành
phụ thuộc hoàn toàn và nước ngoài. Nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện
nên chúng ta có quyền lựa chọn những nơi cung cấp giá linh phụ kiện nên
chúng ta có quyền lựa chọn những nơi cung cấp giá rẻ nhưng ta lại không chủ
động được trong sản xuất cũng như đổi mới công nghệ. Chính vì vậy mà sản
phẩm điện tử Việt Nam luôn đi LG, TCL, Samsung... Samsung bình quân mỗi
năm giảm giá 10% 1tivi 21inch năm 1999 là 3,6 triệu nay còn 2,6 t riệu đồng.
Trong khi đó cùng sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp Việt Nam năm
1999 bán 2,8 triệu này còn 2,5 triệu. Điều này cho thấy giảm giá của các
doanh nghiệp điện tử Việt nam rất yếu và chênh lệch không còn là bao mà các
thương hiệu: Samsung, LG, TCL thì lại nổi tiếng hơn Hanel, Vitek - VTB của
Việt Nam. Đó là do ta phải nhập khẩu hầu hết các linh phụ kiện điện tử từ nhà
cung cấp Trung Quốc, lượng nhập khẩu không nhiều nên giá phải cao trong
khi đó các nhà cung cấp đều đã đầu tư vào Việt Nam và họ không muốn bán
linh kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam với giá rẻ để cạnh tranh mạnh với
công ty con của họ. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp Việt Nam đã có các trung
tâm bảo hành trên toàn quốc rất tốt như: điện tử Tân Bình, Biên Hoà nhưng
khuyến mại với quảng cáo thì rất yếu ớt.
Hiện nay ngành còn đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng nên còn
gặp rất nhiều khó khăn mà cần sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, các nhà
nghiên cứu, đầu tư của Việt Nam.
II. MÔI TRƯỜNG CHUNG ĐỐI VỚI NGÀNH.

1. Yếu tố kinh tế:
5



Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển nên còn rất nhiều
khó khăn trong lĩnh vực phát triển sản xuất và chiếm lĩnh thị trường. Là một
nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nước ta đã có nhiều chính
sách, chiến lược phát triển khá thành công, tiêu biểu là kế hoạch hiện đại hóa,
CNH. Tính đến tháng 1/2006 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt
37,287tỷ đồng tăng 15,9% so với cùng kỳ. Cùng với sự phát triển của các hoạt
động buôn bán XNK. Theo thống kê của thời báo kinh tế Việt Nam số 2 ngày
3/1/2006: Kim ngạch xuất khẩu đạt 32,163 tỷ USD, tăng 21,4% so với năm
2004; Kim ngạch nhập khẩu đạt 36,781 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2004
và với sự nỗ lực cố gắng Chính phủ đã kiềm chế được lạm phát ở mức tăng
8,4% so với 9,5% của năm 2004. Cùng với tình hình kinh tế ngày càng ổn
định và việc tăng 31% lương cho các cán bộ công chức nhà nước, thu nhập
của người lao động trong xã hội cũng tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng. Và ở trong thế kỷ công nghiệp hiện đại thì việc mua sắm các thiết
bị điện tử gia dụng là điều rất cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam.
Đặc biệt từ đầu những tháng năm 2006, ngành công nghiệp nước ta đã
bắt đầu khởi động mạnh và có các chính sách phù hợp với tình hình trong và
ngoài nước để đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế nước nhà.
2. Yếu tố chính trị và pháp luật.
a. Chính trị
Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều các cơ quan tổ chức, cơ quan nhà
nước đã được thành lập để nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thị trường trong
nước và thế giới nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho các doanh
nghiệp Việt Nam như: Bộ công nghiệp, Bộ tài chính, Hội tự động hoá Việt
Nam, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, kế hoạch và đầu tư, thương
mại, bưu chính viễn thông.
Điều kiện chính trị nước ta rất thuận lợi cho tình hình phát triển ngành
sản xuất và lắp ráp đồ điện tử gia dụng, nó góp phần thúc đẩy ngày càng phát
triển đạt tỷ suất lợi nhuận cao và có các định hướng, mục tiêu về lâu về dài.
6



b. Chính sách thuế áp dụng trong ngành:
Theo chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài chính, Thứ trưởng Tài chính
Trương Chí Trung đã ký quyết định điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với
một số mặt hàng linh kiện phụ tùng điện tử từ 30% xuống còn 0%.
Một số mặt hàng đáng chú ý như đèn và ống điện tử dùng nhiệt điện tử,
ống đèn hình vô tuyến tia âm cực kể cả ống đèn hình của màn hình video
dùng tia âm cực đã giảm xuống từ 20% còn 0 - 15%.
Thuế nhập khẩu màn hình phẳng còn 5% thay cho mức 20%.
Các màn hình khác chỉ còn 15%, màn hình đen trắng hay đơn sắc chỉ
còn 10%.
Một số phụ tùng khác chỉ còn: 0 - 5%.
Hiện nay thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với máy điều hoà không khí
từ 15- 30%, tủ lạnh: 15 - 30%, máy giặt: 50%. Bộ tài chính có hướng giảm
theo nguyên tắc chung, tức là ngang tỷ lệ nội địa hoá hiện nay đánh thuế theo
từng chi tiết: chi tiết nào sản xuất được đánh thuế cao, chi tiết nào chưa sản
xuất được đánh thuế thấp.
Sở dĩ chính phủ phải đưa ra Luật thuế nhập khẩu mới này là do nước ta
đang tiến tới gia nhập WTO nên phải có một số sửa đổi về luật thuế nhằm bảo
vệ nền kinh tế trong nước và đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp điện tử
trong nước phát triển. Nếu như trước đây thì thuế suất nhập khẩu hàng điện tử
nguyên chiếc rất cao từ 40 - 50%, đối với những sản phẩm điện tử dân dụng
trong nước đã có khả năng sản xuất. Thì giờ đây theo đề nghị giảm thuế của
các doanh nghiệp đưa ra từ 6 tháng trước: theo lộ trình thực hiện Hiệp định
CEPT/AFTA năm 2005, thuế suất của các sản phẩm điện tử sẽ giảm xuống
5% đến năm 2006 là 0%. Nếu không có sự điều chỉnh về thuế suất, các doanh
nghiệp tuyên bố sẽ phải ngừng sản xuất. Và nhằm đảm bảo dựa trên nguyên
tắc khuyến khích sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử mà Việt Nam có khả
năng sản xuất có lợi thế cạnh tranh và hạn chế ảnh hưởng bất lợi đến việc đàm

phán gia nhập WTO.
7


3. Yếu tố công nghệ.
Về mặt này thì hiện các doanh nghiệp nước ta đang gặp phải rất nhiều
khó khăn. Vì là một nước vốn có truyền thống làm nông nghiêp nên hầu hết
các máy móc trang thíêt bị dùng trong sản xuất và cơ sở đều rất lạc hậu, yếu
kém và luôn đi sau thời đại phát triển công nghệ kỹ thuật của thế giới.
Riêng về ngành thì các doanh nghiệp cũng đang phải đau đầu vì những
trang thiết bị, dây chuyền có thể sử dụng được ở Việt Nam thì đã quá lỗi thời.
Nhưng nếu ngành phải nhập khẩu cả dây chuyền hiện đại thì rất tốn kém,
không có kinh phí bởi kinh phí quá lớn. Nên hầu như các doanh nghiệp trong
ngành chỉ toàn là nhập khẩu từng linh phụ kiện về tự lắp ráp để giảm bớt chi
phí đi. Chính điều này cũng làm cho hoạt động của ngành có lúc chững lại và
không phát triển, các cơ sở sản xuất thì không phát huy hết công suất vốn có
của nó.
4. Văn hoá - xã hội.
Việt Nam vốn có truyền thống "tự cung tự cấp" và đa số là nông dân
chân lấm tay bùn nên trình độ hiểu biết các khoa học kỹ thuật điện tử hiện đại
còn rất thấp. Ví như trên thời báo kinh tế gần đây đã đưa tin: Một cuộc khảo
sát nhỏ với những người đang sử dụng ít nhất một sản phẩm điện máy đa
năng cho thấy có đến 2/3 đã biến chúng thành sản phẩm"đơn năng" cho tiện
sử dụng. Đây cũng là một thực trạng đáng quan tâm cho các doanh nghiệp
sản xuất và lắp ráp đồ điện gia dụng Việt Nam. Nên chăng các doanh nghiệp
phải ghi rõ thông tin và cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Hiện nay tỷ lệ người tiêu dùng hàng ngoại chiếm phần lớn có lẽ vì quan
niệm "hàng ngoại xịn hơn hàng nội" mà giá lại rẻ, tiện sử dụng hơn nhiều so
với sản phẩm của Việt Nam. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến có thời kỳ
hàng Việt Nam đã chững lại, không phát triển vì lý do không bán được hàng

mà kinh phí sản xuất lại quá lớn.
5. Toàn cầu hoá và hội nhập.

8


Năm 2006, là năm hứa hẹn gia nhập WTO của Việt Nam nếu như việc
đàm phán và ký kết thành công thì thị trường hàng điện tử gia dụng Việt Nam
sẽ cần cố gắng nhiều về sản xuất lắp ráp thì mới có thể cạnh tranh được với
các nước khác. Gia nhập WTO cũng mở ra một thị trường rộng lớn cho các
nhà đầu tư kinh doanh, sản xuất điện tử gia dụng. Riêng việc giá thành nhập
khẩu các linh phụ kiện điện tử cũng sẽ có tiến triển với giá thành rẻ hơn. Từ
đó ta có thể sản xuất những thiết bị đơn giản với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo
chất lượng, mẫu mã sản phẩm để có được mức giá hợp lý cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Chính điều
đó cũng gây áp lực tâm lý lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để
phát huy hết công suất của dây chuyền, để sản xuất được nhanh mà vẫn đảm
bảo chất lượng cho sản phẩm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải
có các dịch vụ sau bán hàng như: bảo hành, bảo trì sản phẩm, hay các chương
trình khuyến mãi, tặng phần thưởng cho những khách hàng khi mua sản phẩm
của công ty.
Theo thông tin mới cập nhật được, thì Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
Việt Nam thông báo với toàn thể các doanh nghiệp điện tử, viễn thông... rằng
diễn đàn điện tử ASEAN đã mời Việt Nam tham gia để bàn về các vấn đề
xung quanh việc xuất khẩu hàng điện tử, trao đổi hàng điện tử trong nội bộ
các nước thuộc khu vực ASEAN.
III. MÔI TRƯỜNG NGÀNH.

1. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Hầu hết các doanh nghiệp mới ra nhập ngành đều gặp phải rất nhiều

khó khăn về giấy phép đăng ký sản xuất, với đầu tư ban đầu, thị
trường...Doanh nghiệp Việt Nam thì có ít dây chuyền sản xuất, không có đội
ngũ CBCNV tay nghề chuyên môn cao hầu hết là phải đi thuê đào tạo. Còn
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như đã phát triển, họ có
đội ngũ tay nghề có chuyên môn cao, sản xuất và thương hiệu nổi tiếng. Với
tình hình Việt Nam sắp gia nhập WTO thì sẽ có rất nhiều rào cản phía trước.
9


Đầu tiên đó là các đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc, Hồng Kông, EU...gia
nhập WTO là cơ hội lớn cho hàng điện tử gia dụng và linh kiện máy tính của
Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới... thứ hai đó là các chính sách về giá
cả, nếu Việt Nam không giảm bớt các chi phí để hạ giá thành sản phẩm thì
khó mà cạnh tranh được.
Hiện nay ngành cũng gặp nhiều khó khăn bởi các rào cản như: giá nhập
khẩu hàng điện tử, vốn đầu tư, dây chuyền sản xuất. Về giá nhập khẩu thì theo
quyết định của Bộ Tài chính đã ban hành sẽ cắt giảm một số linh phụ kiện
xuống mức thấp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi đã
bãi bỏ chính sách nội địa hoá. Về vốn đầu tư mặc dù đã được Bộ kế hoạch và
đầu tư quan tâm phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.
Hầu hết vẫn là vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó các trang thiết bị công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn,
chúng đều đã lỗi thời, lạc hậu...
2. Khách hàng
Theo tình hình hiện nay thì khách hàng là người có sức ép mạnh hơn
các doanh nghiệp trong ngành. Nguyên nhân là do với trình độ dân trí và mức
lương thu nhập hiện nay thì khách hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng,
tính năng sử dụng của sản phẩm. Hầu hết trên thị trường mới chỉ có một số
tầng lớp ở thành thị hiểu biết về sản phẩm. Và người tiêu dùng sản phẩm của
ngành chủ yếu cũng là ở các thành thị lớn, còn thị trường nông thôn thì mới

chỉ có số ít sử dụng các sản phẩm hiện đại như: tivi màn hình phẳng tinh thể
lỏng, điều hoà, máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, đầu kỹ thuật số...
Họ mới chỉ biết đến tivi, dàn máy nghe nhạc, đài cassette...
Chính những điều này làm cho doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn của
phía khách hàng.
Còn việc xuất khẩu một số các nước khác thì cũng chẳng đáng là bao so
với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp

10


nước ngoài đặt tại Việt Nam đều sản xuất và xuất khẩu sang các nước khác
đạt tỷ lệ cao.
3. Người cung cấp.
Những nhà xuất khẩu các linh phụ kiện điện tử có sức ép mạnh hơn đối
với doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản
xuất chính để họ hòan thiện sản phẩm cuối cùng trước khi bán ra thị trường.
Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam yếu vì hai yếu tố: Việt Nam chưa có một
chính sách, hay quy hoạch vào để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, và
chúng ta như bị "bao vây" bởi tất cả các linh kiện, phụ tùng trước kia đều do
Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... cung cấp và bây giờ là Trung Quốc. Họ cung
cấp linh kiện, chi tiết nay cực rẻ, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không
có động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ. PGS. TS Nguyễn Văn Nam nói:
"Đây là thách thức lớn nhất cho việc công nghiệp hóa ở Việt Nam".
TS. Trần Quang Hùng cho biết các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã
thu được kết quả không mấy phấn khởi. Công ty Fujitsu Việt nam - một doanh
nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng nửa tỷ USD - phải
nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu từ nước ngoài. Công ty
Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng cát tông,
xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam, còn công ty Canon mặc dù đã đầu tư

gần 300 triệu USD xây dựng các nhà máy in rất lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng
chỉ tìm được một nhà cung cấp linh kiện Việt Nam, hơn 30 nhà cung cấp phụ
tùng khác cho Canon là các doanh nghiệp 100% vốn FDI, Canon đã khảo sát
hơn 20 doanh nghiệp sản xuất ốc vít trong nước, nhưng không tìm được loại
ốc vít đạt yêu cầu. Cách đây vài năm, 1 doanh nghiệp FDI khác cũng đã lặn
lội đến 64 doanh nghiệp Việt Nam chỉ để tìm nhà cung cấp ốc vít đạt tiêu
chuẩn cũng không có và khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài là quá lớn.
4. Cường độ cạnh tranh trong ngành và thực trạng phát triển của
ngành
11


a. Cường độ cạnh tranh trong ngành.
Từ các thông tin ở thời báo kinh tế, báo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
cho thấy. Các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành đang phải chịu sự cạnh
tranh rất lớn đối với các sản phẩm nổi tiếng như Samsung, LG, TCL... Các
thương hiệu này đã quá nổi tiếng rồi lại cơ cấu dịch vụ sau bán hàng rất tốt
như bảo hành, bảo trì sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại nhà. Các chương trình
khuyến mãi với giá rẻ, nhiều quà tặng như Samsung: đổi điện thoại di động cũ
lấy mới, mua nhiều quà tặng... Ngoài ra các công ty này còn có rất nhiều thị
trường, nó chiếm thị phần khá lớn, các sản phẩm thì được sản xuất với dây
chuyền kỹ thuật hiện đại với giá thành phải chăng, hợp lý. Còn các doanh
nghiệp Việt Nam thì phải đứng đầu chờ đón các nguồn vốn, chính sách của
nhà nước mới sản xuất được. Ngay như công ty cổ phần Viettronic Tân Bình
cũng khẳng định "không dám ký đơn hàng để nhập khẩu linh kiện phụ tùng để
sản xuất cho bán hàng vào dịp tết âm lịch sắp tới vì chưa biết chính sách thuế
đối với linh kiện có thay đổi như thế nào trong khi thuế suất sản phẩm nguyên
chiếc chắc chắn là 5%". Còn các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến
chính sách thuế sắp tới như thế nào trước khi họ có quyết định đầu tư vào Việt

Nam để sản xuất linh kiện cho sản phẩm điện tử.
Thực tế thì chất lượng, giá, dịch vụ và sản phẩm mới của các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém xa các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi ta
không có cái dây chuyền lắp ráp có công nghệ kỹ thuật cao, vốn đầu tư hỗ trợ
từ chính phủ quá ít và còn hạn chế nên chưa thể phát triển được.
b. Thực trạng phát triển và ứng dụng công nghệ trong ngành.
Mặc dù ngành điện tử gia dụng nước ta đã được nhà nước ưu tiên về
các thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn 0- 5% nhưng tình trạng hoạt động
của ngành vẫn còn những biến động.
Theo nguồn tin từ bộ công nghiệp, năng lực sản xuất và trình độ công
nghệ sản xuất của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam như sau:
- Điện tử gia dụng thì có các sản phẩm chính mà doanh nghiệp Việt
Nam có khả năng sản xuất dưới dạng lắp ráp là máy thu hình và máy thu
thanh. Cả nước có khoảng 40 dây chuyền lắp ráp với tổng công suất 1,5 triệu
12


radio và 3 triệu tivi trong 1 năm, trong đó có khoảng 60 - 70% là tivi màu.
Riêng các công ty có vốn nước ngoài chiếm gần 70% công suất sản xuất tivi
(2.042cái/năm). Lắp ráp sản phẩm từ linh kiện rời hoàn toàn nhập ngoại
chiếm 90%. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng dây chuyền
lắp ráp dàn âm thanh hi fi và dây chuyền lắp ráp các đầu CD, VCD, DVD.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất hàng điện tử 1998 - 2002
Thiết bị điện, điện tử, radio, tivi, thiết bị truyền thông
99/98
Cả nước
140,2
Khu vực kinh tế trong nước
112,8
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước 191,4


00/99
111,5
88,2
137,1

1/00
117,4
119,2
111,7

2/01
111,2
110,9
111,4

ngoài
Nguồn: Niên giám thống kê - 2001, số liệu thống kê sơ bộ năm 2002 Tổng cục thuế

- Năm 2004: Tổng giá trị các mặt hàng điện tử tiêu dùng đạt 1,42 tỷ
USD, tăng 27% so với năm 2003 (theo công ty nghiên cứu thị trường Việt
Nam GFK); hàng điện lạnh, điện gia dụng chiếm tỷ trọng 28,1% hàng điện tử
26,3%. Riêng nhóm sản phẩm công nghệ thông tin và điện thoại di động
chiếm tỷ trọng cao nhất: 45,6%.
- Năm 2005: Kim ngạch cả năm đạt khoảng 12,4 tỷ USD, tăng 21,6%
so với năm 2004. Hàng điện tử, linh kiện máu chiếm 34%. Ngành đã được
báo trước là vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006 ngành sẽ có nhiều biến
động trên thị trường về cuộc cạnh tranh mạnh mẽ khi các dòng thuế nhập
khẩu hàng điện tử giảm xuống còn 0 - 5%. Hơn 1 tháng sau 1/1/2006, tình
hình thị trường các mặt hàng điện tử gia dụng trong cho thấy chưa bị tác động

đáng kể từ các mặt hàng nhập khẩu. Cụ thể là giá cả các mặt hàng tivi, đầu
đĩa, tủ lạnh... sau khi giảm mạnh thời điểm 1/1 đã tăng trở lại, một phần vì
nhu cầu mua sắm tết. Những nguyên nhân chính là vì hầu hết các hãng sản
xuất hàng điện tử lớn trong khu vực có nhà máy ở Việt Nam như Samsung,
Sony, Toshiba, Sanyo, Daewoo, Canon...nên sản phẩm của các hãng khác
chưa thể chiếm lĩnh thị trường vì chưa có thương hiệu và chưa chưa có mạng
lưới bán hàng. Về tình hình sản xuất hầu hết các doanh nghiệp đều đã chuẩn

13


bị kỹ nên vẫn giữ được nhịp độ sản xuất. Theo hiệp hội doanh nghiệp điện tử
Việt Nam. Năm 2006, ngành điện tử đạt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 2
tỷ USD, cao hơn so với 1,5 tỷ USD của năm 2005.
Dường như đã thành phong tục tập quán, mọi người dân thường chỉ đổ
xô nhau đi mua hàng hoá sắm tết vào cuối năm. Bởi lúc đó người tiêu dùng
mới có đủ khả năng thanh toán cho những khoản chi tiêu khá lớn trong gia
đình. Có lẽ vì vậy mà trong tuần Trong tuần ngay sau Tết Nguyên đán 2006,
giá hàng điện tử điện máy bày bán ở các siêu thị TP. HCM tiếp tục giảm
mạnh. Giá hàng điện tử máy nhập khẩu nguyên chiếc giảm 8 - 12%, đặc biệt
hàng điện máy gia dụng phổ thông nhập khẩu từ các nước ASEAN như máy
xay sinh tố, bàn là, nồi cơm điện...giảm 20 - 25% so với trước ngày 1/1/2006
(ngày cắt giảm thuế nhập khẩu cho lộ trình CEPT/AFTA). Riêng hàng điện tử
điện máy cao cấp nhập khẩu giá giảm ít hơn chỉ từ 3 - 5%. Nhân viên bán
hàng ở nhiều siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh cho bíêt, giá giảm mạnh nhưng sức
mua sau Tết cũng giảm mạnh, chỉ bằng một nửa so với tháng giáp tết, mặc dù
tất cả các siêu thị tiếp tục tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Ngành điện tử Việt Nam ưu tiên nhưng không có chiến lược là ngành
có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng công nghiệp điện tử Việt Nam
chưa có được một quy hoạch phát triển tổng thể. Các doanh nghiệp lĩnh vực

này phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi chính sách không
nhất quán.
Các doanh nghiệp quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động
cầm chừng. Còn khối doanh nghiệp tư nhân có tăng trưởng mạnh nhưng do tỷ
trọng quá bé nên không thành động lực. Hiện tại, vai trò đầu tầu của ngành
thuộc về các doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu như Fujutsu, Canon,
Orion, Hanel. Đây là những đơn vị có được đầu tư bài bản từ vốn nước ngoài,
trang thiết bị tương đối hiện đại, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngân hàng
cũng như xuất khẩu. Chỉ riêng nhà máy Fujutsu Việt Nam đã xuất khẩu 50%
tổng kim ngạch của toàn ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
14


Ngành điện tử Việt nam đã phát triển không định hướng, không qui
hoạch trong một thời gian khá dài. Hoạt động chính của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam chỉ là lắp ráp sản phẩm tiêu dùng từ các linh kiện, phụ tùng
nhập khẩu từ nước ngoài chứ chưa sản xuất được, mặc dù đây là phần thu lợi
nhuận thấp nhất trong các công đoạn sản xuất. Theo như kết quả khảo sát của
Hiệp hội doanh nghiệp Việt nam tiến hành hồi tháng 2/2006 tại 108 doanh
nghiệp trên toàn quốc cho thấy cơ cấu sản phẩm mất cân đối nhưng trong sản
phẩm điện tử tiêu dùng lên tới 80%, các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm
20%.
Tuy nhiên việc lắp ráp cũng không phải là thế mạnh hoàn toàn của cá
doanh nghiệp Việt Nam bởi với nguồn đầu tư vốn hạn chế dẫn đến dây
chuyền sản xuất lạc hậu so với khu vực và thế giới, trong khoảng 10 - 20 năm
rất ít doanh nghiệp trong nước có được dây chuyền lắp ráp mặt phẳng (SMT).
Những năm 90 được đánh dấu là thời vàng son của các doanh nghiệp
lắp ráp ti vi trong nước. Các thương hiệu nổi tiếng như: Sony, LG,
Panasonic... tham gia thị trường. Nhưng ngay sau thời vàng son đó thì các nhà
sản xuất trong nước phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh như công ty

Vietronic Đống Đa sau 4 năm lắp ráp tivi đã phải chuyển sang sản xuất thiết
bị chuyên dụng ngành y tế. Mitsustar, Nakagawa ngoài sản xuất sản phẩm
chính của mình còn phải kinh doanh thêm đủ thứ sản phẩm, dịch vụ khác để
tồn tại và đứng vững được trên thị trường.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phải vận chuyển linh kiện từ
những cơ sở tại các nước lân cận vào lắp ráp tại Việt nam để giảm bớt phần
nào chi phí và hạn chế những tổn thất rủi ro có thể xảy ra. Còn nếu các doanh
nghiệp tự mình bỏ vốn ra đầu tư dây chuyền sản xuất linh kiện và lắp ráp thì
kinh phí quá lớn.
Từ đó ta có thể thấy được thực trạng hoạt động của ngành điện tử gia
dụng của nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, công nghệ, thị
trường hoạt động . Từ những khó khăn gặp phải mà các doanh nghiệp trong
15


nước phải tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài có thể phát triển vì nguồn vốn đầu
tư trong nước rất hạn chế.
5. Công đoàn, Chính phủ và các nhóm tạo sức ép:
Ông Bùi Quang Độ, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
cho biết "điện tử Việt nam đang xếp thứ 6 trong Top ten xuất khẩu".
Năm 2004 được đánh giá là năm thành công nhất trong 10 năm trở lại
đây của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam do: đối với thị trường điện tử
dân dụng trong nước sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước cũng như
các doanh nghiệp liên doanh chiếm được ưu thế về thị phần, về chủng loại sản
phẩm trong đó các mặt hàng như: điều hoà, tủ lạnh, máy giặt sản xuất tại Việt
Nam chiếm được thị phần đáng kể. Hệ thống phân phối dịch vụ sau bán hàng
cũng như xúc tiến Thương mại của các doanh nghiệp được tổ chức tốt hơn.
Đó là do những chính sách của Chính phủ có những tác động tích cực tới
những thành công:
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo cạnh tranh lành mạnh thị

trường cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiến bộ hơn các doanh
nghiệp trong nước được tạo điều kiện hơn khi mức chi phí cho quảng bá sản
phẩm, dịch vụ đã được điều chỉnh lại phù hợp, từ mức trần 5% doanh thu lên
10%.
- Công tác xúc tiến thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại của
Bộ Thương mại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp điện tử tìm hiểu thị
trường tốt hơn mở rộng thêm được một số thị trường như Cuba, Campuchia,
Nhật Bản...
- Ngành thuế và Hải quan cũng tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng
hơn so với những năm trước cho các doanh nghiệp.
Thách thức lớn nhất bắt đầu từ cuối năm 2005 đầu năm 2006 khi AFTA
và CEPT có hiệu lực. Nếu chúng ta không giữ được giá cả, chất lượng, kênh
phân phối thì mức thuế suất thấp xuống 0- 5% cho các sản phẩm nước ngoài

16


vào thị trường Việt Nam dễ dàng tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho doanh
nghiệp trong nước.
Để vượt qua trở ngại thách thức doanh nghiệp Điện tử Việt nam phải
tăng cường hệ thống chất lượng, giá cả là một phần nhưng cạnh tranh về mẫu
mã chất lượng là quan trọng. Hoàn thiện dịch vụ sau bán hàng...Cần cố gắng
nghiên cứu mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam chúng ta mới
quan tâm mới khách hàng ở thành thị chưa có ở nông thôn.
IV. CƠ HỘI, ĐE DOẠ VỚI NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ĐỒ ĐIỆN TỬ
GIA DỤNG VÀ NHỮNG KHUYẾN CÁO VỚI NGÀNH.

1. Cơ hội và đe dọa
Hiện nay do xu hướng gia nhập WTO ngành này của Việt nam đang
phải đối mặt với nhiều cơ hội và đe doạ từ nhiều phía.

Về phía khách hàng thị trường vùng nông thôn và miền núi đang là thị
trường tiềm năng trong nước do đời sống nhân dân đã được nâng cao hơn
nhiều so với những năm về trước. Về thị trường nước ngoài thì những khách
hàng ở thị trường Hồng Kông, EU... cũng là những khách hàng có nhiều tiềm
năng đối với ngành.
Về phía các nhà cung cấp thì việc gia nhập WTO vừa đem lại nhiều lợi
ích hơn về kinh tế, thị trường đặc biệt là giá nhập các linh phụ kiện sẽ giảm
được nhiều chi phí đáng kể và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn hơn cho
ngành. Mặt khác cũng gây nhiều khó khăn trong việc khẳng định thương hiệu
để cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào thị
trường Việt Nam và thế giới.
Việc giảm thuế cũng đã góp phần làm cho các doanh nghiệp có khả
năng phát triển, cạnh tranh hơn là sản xuất được nhiều sản phẩm, có dây
chuyền hiện đại hơn.
2. Những đánh giá chung và dự báo hoạt động của ngành.
Từ những kết quả trên ta có thể thấy cả môi trường chung và môi
trường ngành điện tử gia dụng đều đang rất thuận lợi cho ngành phát triển.
17


Ngành hầu như mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất các linh phụ kiện đơn giản và
phải nhập khẩu những linh phụ kiện cơ bản để lắp ráp sản phẩm. Và sản phẩm
chính mới chỉ dừng lại ở: tivi, dàn máy nghe nhạc, điều hoà... chứ chưa có các
tính năng kỹ thuật hiện đại như các nước khác.
Theo tạp chí Kinh tế và dự báo thì thiết bị và đồ dùng gia đình tháng
6/2005 là 5,7%; tháng 12/2005 là 3,2%; tháng 5/2006 là 0,7%. Mục tiêu phát
triển năm 2006 - 2010: xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản đạt
13,7%; nhiên liệu - khoáng sản đạt 9,6%; Công nghiệp - công nghệ cao đạt
54%.
3. Khuyến cáo cho ngành

Ngành luôn phải đổi mới trong khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, chất
lượng sản phẩm. Phải kiểm soát được lượng hàng trên thị trường về sản phẩm
với các thương hiệu của Việt Nam nếu không sẽ bị nhiều mặt hàng nhập lậu
của Trung Quốc, nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt nam gây tổn thất
cho ngành.
Phải đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Nên có các hoạt động dịch vụ sau bán hàng tốt như: bảo hành, bảo trì
sản phẩm, sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm của
mình bằng cách như rao bán trên Internet, khuyến mãi, tặng quà cho khách
hàng mua nhiều sản phẩm...
Ngành phải đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý để có thể thu hút
được khách hàng nếu không sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thời báo Kinh tế Việt nam
2. Website: www. Vietnamnet.vn
www.google.com
3. Nguồn từ diễn đàn công nghiệp điện tử Việt Nam
4. Số liệu thống kê sơ bộ năm 2000 - Tổng cục Thống kê

19


20


21



22


23



×