Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

NHU cầu GIẢI TRÍ của THANH NIÊN hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.88 KB, 39 trang )

NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, lao động luôn là hoạt động cần thiết của con người nhằm
tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu sinh tồn của cá nhân và xã hội. Trong
quá trình lao động, con người luôn cần có sự đầu tư thời gian và công sức để có
thể đạt hiệu quả cao nhất. Sự cố gắng đó đôi khi khiến con người rơi vào trạng
thái căng thẳng, mệt mỏi, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả lao động trong
thời gian tiếp theo của họ. Chính vì thế, giải trí đã trở thành nhu cầu của mọi cá
nhân, nhóm xã hội nhằm lấy lại sự thăng bằng sau thời gian lao động cần thiết
của mỗi người. Giải trí giúp các thành viên xã hội xoá tan đi cảm giác mệt mỏi,
tái sản xuất sức lao động của họ, khiến cho quá trình sản xuất, cống hiến của họ
không bị gián đoạn. Nói như vậy để thấy vai trò của giải trí là rất quan trọng
trong đời sống của mỗi cá nhân xã hội.
Sau hơn mười năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đó cú nhiều biến
chuyển mạnh mẽ. Thu nhập bỡnh quõn đầu người tăng, mức sống của các gia
đỡnh được cải thiện, nhu cầu của cá nhân cũng ngày một cao hơn không chỉ là
nhu cầu vật chất, mà cũn là nhu cầu văn hoá tinh thần. Nó đũi hỏi một sự đáp
ứng tốt nhất, kịp thời nhất và có hiệu quả nhất.
Thanh niên là những người chủ tương lai của xã hội. Xã hội hiện đại đòi
hỏi ở họ khả năng tư duy, mong đợi ở họ sự cố gắng không ngừng để chiếm lĩnh
thành công trong học tập và công việc. Nhu cầu giải trí trong thanh niên là vô
cùng lớn, nhất là thanh niên đô thị nói chung, trong đó có thanh niên Hà Nội.

1


Cú thể nói thanh niên Hà Nội hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận
với những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, với Internet và rất nhiều
loại hỡnh giải trớ mà chỉ mới cỏch đây một vài năm cũn khỏ hiếm hoi. Tớnh đa


dạng của các loại hỡnh giải trớ đó khiến cho cơ hội lựa chọn xu hướng giải trí
của thanh niên được mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại
hỡnh này cũng như sự đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên vẫn cũn nhiều bất
cập. Đó là sự thương mại hoá các loại hỡnh giải trớ ở cỏc thiết chế Nhà nước
như sân vận động, rạp hát… Đó cũng là sự du nhập của những băng đĩa ngoài
luồng có nội dung không lành mạnh. Đó cũn là sự xuất hiện những tệ nạn xó hội
nỳp búng cỏc hoạt động vui chơi giải trí của thanh niên…
Nghiờn cứu về nhu cầu giải trí của thanh niên một mặt cho chúng ta thấy
thanh niên ngày nay ưa chuộng loại hỡnh giải trớ nào, từ đó có thể đưa ra những
định hướng phù hợp đối với họ - thế hệ tương lai của đất nước; mặt khác cho
biết sự biến đổi nhu cầu này trong thời gian qua.
1. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
Khụng gian nghiờn cứu: Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Tháng 7-10 năm 2006
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhu cầu giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên (thông
qua việc khảo sát kết quả điều tra trong các nghiên cứu của các tác giả trước đó).
Tỡm hiểu những nguyờn nhõn dẫn đến thực trạng hoạt động giải trí trong
thời gian nhàn rỗi của thanh niên trong thời gian hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiờn cứu:
1. Lược thuật kết quả điều tra của các tác giả về nhu cầu và hoạt động giải
trí của thanh niên trong thời gian nhàn rỗi.
2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.
2


3. Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp thanh niên lựa chọn
loại hỡnh giải trớ phự hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương phỏp phõn tớch tài liệu: Chỳng tụi tiến hành phân tích các công

trình thực nghiệm, kết quả những đề tài nghiên cứu liên quan, số liệu thống kê…
liên quan đến thực trạng và sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội
phục vụ cho đề tài.
2. Phương phỏp quan sỏt: được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu và đánh giá
thực trạng và sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội trong thời gian
vừa qua.
3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 6 đối
tượng là đoàn viên thanh niên Hà Nội nhằm tìm hiểu ý kiến của họ về cách thức
giải trí của họ, cũng như nhận định của họ về sự biến đổi nhu cầu giải trí của
thanh niên trong thời gian vừa qua.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH
NIấN
1. Nhu cầu:
Theo từ điển tóm tắt Xó hội học (tiếng Nga) “Nhu cầu là đũi hỏi điều gỡ
đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người,
của nhóm xó hội hoặc toàn xó hội núi chung, là nguồn thụi thỳc nội tại của hoạt
động” [ ]

3


Khỏi niệm trờn cho thấy nhu cầu mang tính sinh học, nhằm đáp ứng
những đũi hỏi của sự phỏt triển sinh học của con người, song mặt khác nhu cầu
cũng mang tính xó hội thể hiện ở chỗ dự là của riờng cỏ nhõn nhưng nhu cầu chỉ
có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xó hội. Nhu cầu của con người là giống
nhau nhưng ở mỗi thời đại, mỗi xó hội lại đáp ứng chúng theo các cách khác
nhau. Nhu cầu cũn được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán cộng
đồng và bị quy định bởi văn hoá cộng đồng.

Cú nhiều loại nhu cầu, cỏc loại nhu cầu khác nhau không tồn tại đơn lẻ,
tách rời mà nằm trong mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc tương tác lẫn nhau
trong một chỉnh thể thống nhất. Nhu cầu giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con
người nằm trong hệ thống đó.
2. Thời gian rỗi:
K.Marx đó chia thời gian của con người ra làm hai loại: thời gian lao
động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian dành cho những
hoạt động thuộc lao động sản xuất nhằm đảm bảo sự sống cũn cỏ nhõn. Đây cũn
là thời gian dành cho việc giải quyết cỏc nhu cầu ăn, mặc, ở. Như vậy, thời gian
lao động tức là khoảng thời gian đáp ứng các nhu cầu sinh tồn của con người.
Ngược lại, thời gian tự do là khoảng thời gian cũn lại ngoài thời gian lao động,
dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định.
Như vậy, tuy chưa sử dụng khái niệm thời gian rỗi, Marx cũng đó từng
coi thời gian tự do là khoảng thời gian dành cho sự thoải mỏi, cho giải trớ và mở
ra một khoảng trời cho những hoạt động tự do và sự phát triển. [ ]
Theo Từ điển tóm tắt Xó hội học (tiếng Nga), thời gian rỗi được coi là
khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là “phần thời gian ngoài lao
động của cá nhân (nhóm xó hội) cũn lại sau khi đó trừ đi chi phí thời gian cho
những hoạt động cần thiết không thể thiếu”. Sự xuất hiện và phát triển khái niệm
4


thời gian rỗi cũng được từ điển này quan niệm với tư cách là một bộ phận cấu
thành trong cơ cấu của thời gian tự do.
Tóm lại có thể hiểu thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con
người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ
nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện theo sở
thích của chủ thể nhằm thoả món nhu cầu tinh thần của con người. [ ]
Chúng ta có nhiều cấp độ thời gian rỗi khác nhau như thời gian rỗi cấp
ngày, thời gian rỗi cấp tuần, thời gian rỗi cấp kỡ, dịp, thời gian rỗi cấp năm, thời

gian rỗi cấp đời người.
Thời gian rỗi đối với các cấp độ khác nhau cho phép con người thực hiện
những hoạt động giải trí khác nhau. Vỡ thế khi nghiờn cứu về nhu cầu giải trớ
khụng thể khụng nghiên cứu theo các cấp độ thời gian rỗi này.
3. Giải trớ.
Theo từ điển xó hội học “Giải trớ là một dạng hoạt động của con người,
đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và
mỹ học” và “giải trí không phải là nhu cầu của từng cỏ nhõn, mà cũn là nhu cầu
của đời sống cộng đồng” []
Giải trí không đối lập và tách rời với lao động cũng như lao động, giải trí
là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống của con người. Nó là dạng hoạt
động hoàn toàn tự do mà cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở thớch, trong
khuụn khổ hệ thống chuẩn mực xó hội. Nú đồng thời cùng là hoạt động không
vụ lợi, nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt sự thư gión, thanh
thản trong tõm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung cảm thẩm mỹ của cá
nhân như thưởng thức nghệ thuật , chơi các trũ chơi, sinh hoạt tôn giáo… là hoạt
động giải trí và thời gian rỗi dành cho giải trí được gọi là thời gian rỗi.

5


4. Nhu cầu giải trớ.
Giải trí là nhu cầu của con người vỡ nú đáp ứng những đũi hỏi bức thiết
của cỏ nhõn, nếu thiếu nú thỡ sự phỏt triển của cỏ nhõn khụng thể đầy đủ và
toàn diện. Sau thời gian lao động mệt mỏi và căng thẳng, các hoạt động giải trí
trở nên vô cùng cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động của con người. Nhu
cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí.
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ diễn ra trong thời gian nhàn rỗi, mà thời
gian rỗi có những cấp độ khác nhau cho nên hoạt động giải trí cũng được phân
theo những cấp độ tương ứng như giải trí cấp ngày, giải trí cấp tuần, giải trí cấp

năm. Trong xó hội hiện đại, thời gian rỗi có xu hướng gia tăng nên nhu cầu giải
trí cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Đối với Việt Nam, từ tháng 1/1999 nhờ có chế độ làm việc 5 ngày/ tuần,
thời gian rỗi cấp tuần chiếm phần đa số tuyệt đối trong quỹ thời gian rỗi của
công chức nhà nước. Ví dụ với năm 2000, tổng số ngày nghỉ cuối tuần: 106
ngày, các ngày nghỉ khác: 10 ngày, ngoài ra cũn nghỉ phộp 15 ngày (đối với cán
bộ công nhân viên), nghỉ hè 60 ngày (đối với sinh viên và giáo viên cao đẳng,
đại học) hoặc 90 ngày (đối với học sinh, giáo viên phổ thông). Chính những
khác biệt về quy mô thời gian nhàn rỗi như trên đó dẫn tới những thay đổi trong
cơ cấu hoạt động giải trí của những đối tượng này.
5. Thanh niờn Hà Nội:
Khỏi niệm thanh niờn Hà Nội trong chuyên đề này được hiểu là những
người từ 15 - 30 tuổi, đang sinh sống, học tập hoặc làm việc ổn định trong các
ngành dân sự, được phép đăng kí hộ khẩu hoặc được tạm trú dài hạn tại nội
thành Hà Nội. Theo cách hiểu này, thanh niên Hà Nội gồm cả người nơi khác về
Hà Nội sinh sống lâu dài hoặc ngắn hạn (một vài năm, ví dụ như sinh viên). Tuy
nhiên khái niệm thanh niên Hà Nội không bao gồm những thanh niên sống tại
6


Hà Nội một cách tạm thời hoặc theo thời vụ (ví dụ như thanh niên nông thôn về
tỡm việc trong dịp nông nhàn). Những thanh niên đang phục vụ trong các lực
lượng vũ trang cũng không thuộc diện đối tượng nghiên cứu. Về nơi cư trú, tác
giả chỉ xem xét những thanh niên sống trong nội thành Hà Nội, đây được xem là
khu vực có nhiều loại hỡnh hoạt động giải trí hơn.
II. NHU CẦU GIẢI TRÍ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI NHU CẦU GIẢI TRÍ
TRONG THỜI GIAN NHÀN RỖI CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN
NAY
2.1. Nhu cầu và hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên.
Như trên đó núi, giải trớ trong thời gian nhàn rỗi đóng vai trũ quan trọng

trong việc tỏi sản xuất sức lao động của con người. Mỗi cá nhân, nhóm xó hội
lại cú nhu cầu giải trớ ở mức độ khác nhau, do quỹ thời gian rỗi, sở thích của cá
nhân, nhóm… đó quy định. Theo các nhà văn hoá học, thời gian nhàn rỗi được
chia làm nhiều cấp độ, trong đó, 3 cấp độ thường được nhắc đến nhất là thời
gian nhàn rỗi cấp ngày, cấp tuần và cấp năm. Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét
nhu cầu và hoạt động giải trí của thanh niên Hà Nội theo 3 cấp độ thời gian nhàn
rỗi này.
a. Hoạt động giải trớ trong thời gian nhàn rỗi cấp ngày của thanh niờn Hà
Nội.
“Giải trí đối với trẻ em là sự lớn lên, là sự vươn tới cuộc sống. Cũn đối
với người lớn, đó là sáng tạo, là sự đổi mới cuộc sống” [ ]. Như vậy giải trí
không đơn thuần chỉ là giải toả căng thẳng, lấy lại sự cõn bằng cho trớ nóo, mà
giải trớ thực sự là sự đổi mới cuộc sống diễn ra đều đặn hàng ngày của con
người, đặc biệt đối với đối tượng thanh niên, lứa tuổi đang có những biến đổi
lớn về tâm - sinh lý, về nhõn cỏch thỡ giải trớ đối với họ càng cần thiết hơn bao
giờ hết.
7


Tính đến thời điểm năm 2005, các loại hỡnh giải trớ giành cho thanh niờn
ngày càng trở nờn phong phỳ, đa dạng hơn, đặc biệt là thanh niên ở thủ đô Hà
Nội. Bên cạnh các loại hỡnh giải trớ cũ cũn xuất hiện khỏ nhiều những loại hỡnh
mới (như chat trên mạng Internet, chơi games, đánh tennis, chơi bowling, hát
karaoke, hoặc “nấu cháo điện thoại”…). Nếu như vào thời kỳ trước đổi mới năm
1986, các loại hỡnh vui chơi giải trí chỉ có được thông qua các trang báo (số
lượng đầu báo cũng rất hạn chế), qua cỏc dịp lễ hội, qua việc gặp mặt bạn bố…
thỡ đến khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, báo chí, truyền hỡnh, phỏt
thanh… đó trở nờn ngày càng phổ biến hơn, các kênh truyền hỡnh khụng ngừng
cú những cải tiến lớn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng. Năm 2000,
Internet trở thành phổ biến khi bùng nổ các điểm dịch vụ trên toàn quốc. Đến

nay, tại Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác những tấm biển báo của dịch
vụ Internet xuất hiện ở mỗi góc phố, thậm chí trong những ngừ hẻm. Điều đó đó
gúp phần làm phong phỳ hơn các hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi của
thanh niên bởi bản thân thanh niên là tầng lớp hết sức nhanh nhạy, dễ thích ứng
với những điều mới lạ.
Giải trớ cấp ngày diễn ra trong thời gian rỗi cấp ngày, nghĩa là khoảng
thời gian cũn lại sau khi đó trừ đi các hao phí thời gian cho việc lao động (hoặc
học tập), việc gia đỡnh, việc riờng (vệ sinh thõn thể, chăm sóc sắc đẹp…), ngủ,
ăn uống, nghỉ ngơi. Dưới đây là bảng các hoạt động trong thời gian nhàn rỗi cấp
ngày của thanh niờn Hà Nội theo nghiờn cứu của tỏc giả Phan Thanh Tỏ.
a. Bảng 1: Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi cấp ngày1.
Hình thức hoạt
động giải trí
Đọc sách báo

Tỷ lệ và mức độ tham gia
Năm 1996
Năm 2000
Tỷ lệ
Thứ tự
Tỷ lệ
Thứ tự
57
1
24.40
4

1

Phan Thanh Tá. Thời gian nhàn rỗi của thanh niên Hà Nội. Luận án Thạc sỹ văn hoá học. Đại học Văn hoá.

Hà Nội 2000

8


Xem Ti vi
Tiếp bạn
Nghe nhạc
Chơi thể thao

50
48
-

2
3
-

33.93
14.09
29.37
26.79

1
5
2
3

Bảng trên cho thấy nếu như năm 1996 thứ tự ưu tiên của các loại hình
giải trí là đọc sách báo, sau đó là xem T.V, rồi đến tiếp bạn bè, thì đến năm

2000, trật tự ưu tiên đã có nhiều biến đổi khác biệt: vị trí số 1 thuộc về hình
thức nghe nhìn qua T.V, nghe nhạc chiếm vị trí thứ 2, sau đó là chơi thể thao,
đọc sách báo, và cuối cùng là tiếp bạn. Do số mẫu chọn nghiên cứu trong hai
năm là không đồng nhất nên việc xem xét chỉ thông qua sự sắp xếp thứ tự loại
hình giải trí được ưa thích.
Như vậy, T.V đã trở thành phương tiện giải trí khá thông dụng, thu hút tỷ
lệ 33.93% số người được hỏi. Năm 2000, loại hình giải trí xem T.V thực tế đã
“tiếm” ngôi đầu bảng của việc đọc sách báo vốn giữ vị trí số 1 vào năm 1996.
Về nguyên nhân lý giải hiện tượng này, nhiều ý kiến phỏng vấn sâu cho rằng có
thể nói do thanh niên Hà Nội ngày nay hầu như có rất ít thời gian vui chơi giải
trí, tiếp cận thông tin, song họ lại có mong muốn được liên tục cập nhật thông
tin, và T.V chính là phương tiện hữu ích đáp ứng nhu cầu đó của họ. Thêm vào
đó, nội dung chương trình T.V ngày càng trở nên phong phú đa dạng hơn với
nhiều kênh truyền hình đặc sắc và mang tính “chuyên môn hoá” cao độ, như
VTV1 chứa những thông tin tổng hợp, VTV2 có nội dung khoa học và giáo
dục, VTV3 chuyên về văn hoá thể thao giải trí… Rất nhiều trò chơi đã được
đưa lên truyền hình, thu hút đông đảo bạn xem truyền hình như trò chơi:
“Đường lên đỉnh Olympia”, “ở nhà chủ nhật”... Thời lượng phát sóng tăng lên
đáng kể khiến cho mọi đối tượng trên cả nước đều có cơ hội được tiếp cận với
truyền hình. Theo một ý kiến phỏng vấn sâu: “Tôi rất ngại đọc báo, vì nếu đọc
thì mất thời gian, trong khi không phải ngày nào cũng có thể mua được báo để
cập nhật thông tin, chính vì thế tôi chọn xem T.V, vì có thể vừa xem vừa ăn cơm
9


cùng cả nhà, hơn nữa ngày nào biết thông tin của ngày ấy”. Rõ ràng, T.V tỏ ra
có ưu thế hơn hẳn so với sách báo trong việc cập nhật thông tin hàng ngày cho
thnah niên. Hơn thế, một ý kiến khác cho biết: “Năm 1996 số gia đình có T.V,
dù là gia đình đó ở Hà Nội, cũng ít hơn thời điểm năm 2000, vì thế người ta đọc
báo nhiều hơn xem T.V vào năm 1996 là tất nhiên”

Nếu như trong nghiên cứu năm 1996, số liệu về những người ưa thích
nghe nhạc còn chưa xuất hiện thì đến năm 2000 nó đã vượt lên xếp vị trí số 2.
Giải thích hiện tượng trên có thể thấy nó có mối quan hệ mật thiết với sự có mặt
ngày càng phổ biến của thị trường đầu máy CD, VCD, DVD… và thị trường
băng đĩa ca nhạc. Qua quan sát có thể thấy nếu như vào năm 1996, số lượng các
gia đình sử dụng dàn máy nghe đĩa còn khá hiếm hoi, thì đến năm 2000, con số
đã tăng nhanh đáng kể theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, dàn máy nghe
đĩa đã trở thành phương tiện giải trí khá thông dụng trong hầu hết các gia đình ở
Hà Nội. Băng đĩa nhạc được sản xuất ồ ạt, bao gồm cả nhạc trong nước và nhạc
quốc tế. Nếu như ở thời điểm năm 1996, việc mua một đĩa VCD ưng ý là vô
cùng khó khăn, thì đến năm 2000, thị trường băng đĩa nhạc Trung Quốc có thể
đáp ứng mọi yêu cầu của người mua với mức giá khá rẻ (khoảng 9.000 đ 20.000đ/đĩa). Hơn thế nữa, sự có mặt của chương trình “MTV ca khúc quốc tế”
phát trên truyền hình cũng góp phần phổ biến, “quảng cáo” cho nhạc trẻ quốc
tế, làm xuất hiện và gia tăng nhu cầu giải trí bằng hình thức nghe nhạc trong
tầng lớp thanh niên thủ đô. Các kênh truyền thanh của đài tiếng nói Việt Nam
cũng xuất hiện nhiều chương trình ca nhạc hấp dẫn với những người dẫn
chương trình thu hút được nhiều cảm tình của thanh niên, như chương trình
“MTV most wanted”, hay chương trình “Ca khúc Việt Nam chọn lọc”… cũng là
những nhân tố không nhỏ trong việc làm cho nhu cầu nghe nhạc của thanh niên
gia tăng đáng kể trong thời gian 1996 - 2000.

10


Loại hình giải trí thứ 3 được ưa thích là hoạt động thể thao. Điều này
được nhiều bạn trẻ lý giải nguyên nhân chủ yếu là do thanh niên Hà Nội đã thực
sự coi thể thao là một loại hình giải trí, thư giãn, khoảng thời gian từ năm 2000
hầu như đã đánh dấu sự hình thành một phong trào tập luyện thể thao trong
thanh niên. Một nguyên nhân khác có thể thấy là họ coi chơi thể thao là một
hình thức tập luyện để có một sức khoẻ dẻo dai hơn.

Đọc sách báo bị giảm từ vị trí số 1 trong năm 1996 xuống vị trí thứ 4
trong năm 2000. Điều này có thể được lý giải là vào thời điểm năm 1996 các
loại hình giải trí khác còn chưa được phổ biến so với các loại hình có được bằng
phương tiện đọc là sách báo. Nhưng đến năm 2000, ưu điểm của sách báo đã
phải nhường chỗ cho các loại hình nghe nhìn. Tính “kén độc giả” của sách báo,
và hơn nữa để tiếp cận thông tin từ sách báo cần phải có một lượng thời gian rất
lâu dài cũng khiến cho thanh niên không còn ưa thích sách báo như ở thời điểm
năm 1996. Việc giá thành của sách báo, tạp chí cao cũng là một nguyên nhân
không nhỏ lý giải cho sự “ tụt hạng” của loại hình giải trí này so với loại hình
giải trí rẻ hơn, lại tiện ích hơn là các phương tiện thông tin đại chúng khác. Một
ý kiến phỏng vấn sâu cho biết: “Tôi rất muốn có một giá sách đầy đủ các cuốn
sách truyện mà mình thích, nhưng hình như càng ngày sách càng đắt hơn, tôi
không thể mua nổi”.
Hình thức giải trí tiếp bạn bè vẫn ổn định ở thứ hạng cuối cùng trong
thang bậc các loại hình giải trí được ưa thích. Theo nhiều ý kiến phỏng vấn sâu
thì thông thường, thanh niên chỉ tìm đến bạn bè khi có chuyện không vui, hoặc
khi có các loại hình giải trí tập thể khác (như sinh nhật, hoặc đi picnic…), và vì
lí do này mà các hoạt động tiếp bạn bè không trở thành thường xuyên trong
thanh niên Hà Nội.

11


Như vậy, quan bảng kết quả điều tra về sự biến đổi các loại hình giải trí
của thanh niên Hà Nội trong thời gian nhàn rỗi 1996-2000, có thể thấy rõ ràng
xu hướng sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên Hà Nội hiện nay là gắn với
những hoạt động nhằm thu được nhiều thông tin trong một khoảng thời gian
ngắn. Điều này tỏ ra hoàn toàn phù hợp với lối sống nhanh nhạy, hiện đại của
thanh niên khi bước vào thế ký XXI
Những tổng kết trên đây của tác giả Phan Thanh Tá chỉ cho thấy nhu cầu

và hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của thanh niên Hà Nội đến thời điểm
năm 2000. Theo nghiên cứu mới đây của tác giả Đinh Triết, trong thời gian rỗi
cấp ngày, những hỡnh thức giải trí phổ biến nhất của thanh niên Hà Nội là (theo
thứ tự) là xem ti vi, nghe nhạc, chơi các môn thể thao phổ thông hoặc đọc sách
báo. Tỷ lệ thấp hơn một chút là đi chơi với bạn bè. Nhỡn chung hoạt động giải
trí được thanh niên Hà Nội ưa thích nhất là “xem ti vi”. Và hai chương trỡnh họ
thường xem nhất là chương trỡnh giải trớ và phim. Bờn cạnh ti vi là đầu đĩa và
với hàng ngàn cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa ở Hà Nội thỡ nhu cầu xem
băng đĩa của người dân Hà Nội được thỏa món một cỏch dễ dàng2.
Đối với việc nghe nhạc như một loại hỡnh giải trớ của thanh niờn, những
thể loại õm nhạc càng phổ thụng (pop/rock) hoặc càng đơn giản và sôi động
(nhạc trẻ) càng có tỷ lệ thanh niên ưa thích cao 3 vỡ chỳng phự hợp đặc điểm
tâm lý lứa tuổi của họ. Nhạc cổ điển - thể loại âm nhạc bác học - hầu như chưa
đạt được sự quan tâm của thanh niên Hà Nội, bởi nó cần một tri thức âm nhạc
tương đối cao mà mặt bằng dân trí Việt Nam chưa thể có được. Nhạc truyền
thống dân tộc chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong sự ưa thích của thanh niờn cú
lẽ vỡ tiết tấu chậm rói và những ca từ được thả âm nhấn nhá của nó không bắt
kịp nhịp sống nhanh vội, gấp gáp và có phần “đơn giản hóa” của thanh niên hiện
2

Đinh Triết 1999 “Chính sách và cơ chế tài chính đối với hoạt động điện ảnh”, Văn hóa nghệ thuật, (2), tr.14
Đoàn Minh Châu (1998), Nõng cao hiểu biết về văn hóa truyền thống để xây dựng bản lĩnh văn hóa cho thanh
niên Hà Nội trong bối cảnh giao lưu - hội nhập quốc tế hiện nay, Báo cáo đề tài NCKH cấp thành phố
3

12


nay. Trong khi đó, nhạc cách mạng được một bộ phận đáng kể thanh niên Hà
Nội ưa thích và thường nghe như những ca khúc giải trí. Điều này gợi ý rằng,

mọi lĩnh vực của cuộc sống (kể cả lĩnh vực chớnh trị vốn bị coi là khụ cứng),
nếu được “âm nhạc hóa” một cách thích hợp, đều có thể được chuyển tải tới
thanh niên một cách nhẹ nhàng và hữu hiệu.
Các hoạt động thể thao sau giờ làm việc dường như đó trở thành hoạt
động không thể thiếu sau quá trỡnh lao động, học tập của không chỉ thanh niên
mà cũn đối với các giai tầng khác trong xó hội. Trong nghiờn cứu của mỡnh, tỏc
giả Đoàn Minh Châu đó nhận thấy đây là hoạt động chiếm vị trí thứ ba trong cơ
cấu các hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên Hà Nội hiện
nay.
Hoạt động thứ tư trong thời gian rỗi cấp ngày của thanh niên Hà Nội là
“đọc truyện, sách báo”. Đây là sở thích "cổ điển" của nhiều tầng lớp xó hội, nhất
là thanh niờn. Ở đây không đề cập tới nhu cầu đọc với mục đích học tập, nâng
cao kiến thức mà chỉ xem xét nhu cầu đọc giải trí. Xét từ góc độ này, những loại
sách báo mà thanh niên Hà Nội đọc giải trí là truyện Việt Nam, truyện nước
ngoài, báo Tiền phong, Tuổi trẻ, báo An ninh 4. Đối với báo, thanh niên Hà Nội
có xu hướng ưa chuộng những báo phổ thông, những thông tin đời thường cụ
thể, tính giải trí cao, không đũi hỏi phải suy ngẫm, tỡm hiểu.
Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nhận thấy nhu cầu giải trí của thanh
niên Hà Nội trong thời gian nhàn rỗi cấp ngày không thực sự quá khác biệt so
với thời điểm năm 2000, 2001. Sự khác biệt lớn nhất, có chăng là việc họ có
thêm một dạng thức giải trí mới - truy cập Internet, lướt web. Mạng Internet đó
cung cấp cho thanh niờn một phương tiện thông tin mới, nhanh nhạy hơn, cập
nhật hơn và giúp họ có những hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống hiện đại.
Điều đó có nghĩa là, thanh niên Hà Nội hiện nay vẫn ổn định với xu hướng thiên
4

Đoàn Minh Châu (1998), tài liệu đã dẫn

13



về việc tiêu thụ những sản phẩm nghe nhỡn tại chỗ và cỏc hoạt động thể thao.
Những hoạt động khác như thưởng thức nghệ thuật tại các thiết chế văn hóa (nhà
hát, rạp chiếu phim…), sáng tạo nghệ thuật không chuyên (câu lạc bộ sở thích)
ít được thực hiện hơn.
b. Hoạt động giải trớ trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần của thanh niờn Hà
Nội
Mặc dù mỗi ngày con người đều có khoảng thời gian nhất định tái sản
xuất sức lao động song các hoạt động giải trí cấp ngày là những hỡnh thức quen
thuộc (mà do điều kiện thời gian rỗi cấp ngày hạn chế khó thay đổi được), do đó
nó dường như đó tạo ra những nhàm chỏn, giảm hiệu quả giải trớ. Điều này đũi
hỏi một sự thay đổi để gây hưng phấn thực sự cho trí nóo, giỳp nú đủ sức đón
nhận một kỳ làm việc dài ngày tiếp theo. Đó chính là chức năng của giải trớ cấp
tuần.
Theo kết quả điều tra của tác giả Phan Thanh Tá, hoạt động giải trí của
thanh niên trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần cũng có những biến đổi khá mạnh
mẽ trong thời gian 1996-2000.
b. Bảng 2 : Hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần5.

Hình thức hoạt động giải trí
Xem phim, ca nhạc
Tham quan, du lịch
Đi chơi với bạn bè
Dạo chơi
Làm những việc ưa thích
Chơi thể thao

Tỷ lệ và thứ tự tham gia
Năm 1996
Năm 2000

Tỷ lệ
Thứ tự
Tỷ lệ
Thứ tự
74
1
8.13
5
68
2
18.25
2
61
3
47.82
1
60
4
4.76
6
13.89
3
12.30
4

Bảng 2 cho thấy: Nếu như vào năm 1996 thứ tự ưa thích của các hoạt
động giải trí được sắp xếp theo : Xem phim, ca nhạc đứng ở vị trí thứ 1, vị trí
5

Phan Thanh Tá. Tài liệu đó dẫn


14


thứ 2 thuộc về tham quan, du lịch, thứ 3 là đi chơi với bạn bè, dạo chơi xếp vị
trí thứ 4; thì đến năm 2000, trật tự ưa thích đã có nhiều khác biệt, sắp xếp lần
lượt theo: 1/ Đi chơi với bạn bè, 2/ Tham quan, du lịch, 3/ Làm những việc ưa
thích, 4/ Chơi thể thao, 5/ Xem phim, ca nhạc, và thứ 6 là dạo chơi.
Cũng sử dụng nguồn số liệu nêu trên, tác giả Đinh Thị Vân Chi cho biết
trong hai ngày cuối tuần, thanh niên Hà Nội thường giải trí ngoài trời như đi
chơi với bạn bè, dó ngoại, làm những việc ưa thích hoặc chơi thể thao.
Thứ nhất, “đi chơi với bạn bè” thực chất là giải trí với nhóm sở thích. Đây
là môi trường xó hội húa rất tự nhiờn và hiệu quả, thụng qua tương tác liên cá
nhân. Hỡnh thức “đi chơi với bạn bè” bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như đi
uống cà phê, đi giải khát, ăn kem, ăn quà… của các nhóm có cùng sở thích, đặc
biệt là học sinh PTTH. Tại các thiết chế văn hoá như rạp hát, các hoạt động như
đi xem phim, ca nhạc, sân khấu chưa thực sự được thanh niên Hà Nội ưa thích.
Điều này có thể lý giải do sự bựng nổ của cỏc phương tiện truyền thông và đầu
đĩa tỏ ra phù hợp hơn với thị hiếu và khả năng thụ hưởng sản phẩm văn hoá của
thanh niên. Tuy nhiên số liệu điều tra của ngành điện ảnh gần đây cho thấy: số
người thích xem phim không hề giảm, thậm chí sở thích đối với các loại phim có
thay đổi theo chiều hướng chúng ta mong đợi 6. Nhưng nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật tại các thiết chế văn hóa không tồn tại biệt lập mà thường đan xen với
các nhu cầu khác (giao tiếp với bạn bè, trưng diện các trang phục mới…). Do
vậy nếu các rạp không cùng lúc thỏa món những nhu cầu đó thỡ thanh niên sẽ
chọn địa điểm khác (hỡnh thức khỏc) để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh xem
phim là thưởng thức âm nhạc (nghe nhạc, xem biểu diễn ca nhạc, hát
karaoke…). Trong đó hát karaoke và hát tại các quán cà-phê - nhạc không đơn
thuần là một hỡnh thức giải trớ mà cũn là một phương tiện thử nghiệm khả năng
6


Phùng Anh Thơ (1998) “Mấy vấn đề của điện ảnh Việt Nam, Ấn tượng và suy ngẫm…”, Văn hóa nghệ thuật,
(2), tr 63 - 65.

15


âm nhạc và tự thể hiện. Ngoài ra hoạt động “đi chơi với bạn bè” ở cấp tuần cũn
thể hiện qua việc đi câu cá giải trí hay dạo chơi, đến với thiên nhiên…dưới
những hỡnh thức rất đa dạng.
Loại hỡnh hoạt động giải trí thứ hai trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần mà
thanh niên thường tham gia là những cuộc dó ngoại. Trong dịp cuối tuần, cỏc
chuyến đi thường gói gọn trong ngày, đôi khi cũng có những chuyến đi qua đêm
do gia đỡnh hoặc tập thể tổ chức nhưng nhiều hơn cả là do thanh niờn tự tổ
chức. Qua quan sát có thể thấy đa số thanh niên đi du lịch nhằm giải toả, “xả
hơi” sau một tuần làm việc căng thẳng. Mục đích đi du lịch của họ khá đơn
giản, họ cho rằng đây là dịp để họ gặp mặt bạn bè. Đi du lịch với họ không nhất
thiết xuất phát từ mong muốn tìm hiểu, khám phá tự nhiên và văn hoá, nên việc
tổ chức cũng tương đối gọn nhẹ. Đến năm 2000, khả năng đi tham quan, du lịch
của thanh niên còn tỏ ra dễ dàng hơn, do họ có tới 2 ngày nghỉ cuối tuần, thay
cho chỉ có 1 ngày ở thời gian trước kia.
Hoạt động giải trí thứ ba mà thanh niên Hà Nội thường tham gia trong
thời gian rỗi cấp tuần là làm những việc ưa thích: vẽ, làm thơ, may vá, nội trợ,
hoặc “đi dạo” siêu thị… Thanh niên đặc biệt coi đây là một loại hình giải trí
thiết thực, giúp họ thể hiện được khả năng sáng tạo của mình mà trong những
ngày bận rộn với công việc họ đã phần nào xao nhãng.
Xem phim đã “tụt hạng” từ vị trí số 1 năm 1996 xuống vị trí thứ 5 năm
2000. Lý giải điều này có ý kiến cho rằng đó là do sự giảm sút chất lượng của
các loại hình nghệ thuật được trình chiếu ở rạp hát, rạp chiếu phim…, trong khi
khán giả trẻ tuổi ở thủ đô ngày càng trở nên khó tính hơn trong việc thưởng

thức các loại hình nghệ thuật này. Theo một ý kiến phỏng vấn sâu: “Các rạp
chiếu phim như rạp Dân chủ, trung tâm chiếu phim Quốc gia… giờ đây đa số
chiếu các phim của nước ngoài nên đôi khi mong muốn được thưởng thức một
16


bộ phim trong nước cũng cảm thấy quá khó khăn”. Một ý kiến khác cho rằng:
“Bây giờ các chương trình phát trên T.V theo dõi còn không “xuể”, nói gì đến
việc đi xem ở rạp?”. Hơn nữa, thị trường băng đĩa ngày nay cũng đáp ứng khá
đầy đủ nhu cầu mua đĩa phim, ca nhạc của bạn trẻ, thể loại lại vô cùng phong
phú. Một bạn nói: “Đi đến rạp xem phim thà mua đĩa về nhà xem còn hơn, vừa
không phải ra ngoài, vừa không mất tiền mua vé, mà lại có thể xem được nhiều
lần”. Quả thật, thanh niên Hà Nội ngày nay tỏ ra ưa thích việc tiếp cận phim
ảnh tại nhà hơn là tại các địa điểm khác. Một lý do khác là họ có thể xem phim
trực tiếp trên mạng Internet, mà Internet hiện đang có một sức lôi cuốn lớn đối
với các bạn trẻ thủ đô. Hơn thế, thanh niên Hà Nội hiện nay còn bị cuốn hút bởi
các loại hình giải trí khác, như chơi bowling, hoặc tổ chức các đợt đi thăm quan
tập thể…., vì thế họ có thể “bỏ quên” việc xem phim ở rạp.
Ngoài ra, trong thời gian rỗi cấp tuần, thanh niờn Hà Nội cũn tham gia
cỏc hoạt động thể thao thông thường. So với cấp ngày thời gian và địa điểm
hoạt động thể thao cấp tuần không có gỡ khỏc, điều khác biệt duy nhất là vào
cuối tuần các hoạt động này ít bị hạn chế về thời gian và thường đông người
tham gia hơn. Hình thức dạo chơi tỏ ra kém hấp dẫn, biểu hiện qua thứ bậc xếp
hạng cuối cùng của nó.
Như vậy, bảng số liệu về việc sử dụng thời gian rỗi cấp tuần trong hoạt
động vui chơi giải trí đã cho thấy ưu thế rõ ràng đã thuộc về các hoạt động tập
thể, mà điển hình là việc đi chơi với bạn bè, đi tham quan, du lịch, những hoạt
động ngoài trời, đến với thiên nhiên. Đây là điểm khác biệt cơ bản nếu so với
khuôn mẫu giải trí cấp ngày. Ở cấp tuần thanh niên Hà Nội thể hiện rừ hơn sự
năng động vốn là đặc tính của tuổi trẻ. Giải trí cấp tuần dù diễn ra với tần suất

thấp hơn cấp ngày nhưng lại có xu hướng trở thành khuôn mẫu ứng xử, khuôn
mẫu văn hóa chứ không đơn thuần là khuôn mẫu giải trí. Hoạt động cá nhân khá

17


khiêm tốn và thiên về xu hướng cá nhân chủ động tìm đến hoạt động giải trí
được ưa thích nhiều hơn.
Những xu hướng biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội giai đoạn
1996-2000 được trỡnh bày trờn đây tỏ ra không có nhiều khác biệt so với thời
điểm từ năm 2000 đến nay. Có nghĩa là trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần thanh
niên Hà Nội vẫn dành nhiều thời gian giải trí cho những hoạt động tập thể, với
những hoạt động thăm thú thiên nhiên. Như một ý kiến phỏng vấn sâu cho biết:
"Cả tuần đó đi làm rồi không được gặp mặt bạn bè, đến cuối tuần phải tranh thủ
gặp chuyện trũ, ăn uống thoải mái để đến tuần sau lại tiếp tục làm việc". Gặp
mặt bạn bè trong các buổi đi chơi, dó ngoại dường như đó trở thành nhu cầu đối
với thanh niên Hà Nội hiện nay.
c. Hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi cấp năm của thanh niên Hà Nội
Giải trí cấp năm diễn ra trong thời gian nhàn rỗi cấp năm. Thời gian nhàn
rỗi cấp năm là khoảng thời gian con người được nghỉ ngơi dài ngày sau một năm
lao động, để thay đổi không khí, thoát khỏi những lo toan, những khó khăn
thường ngày. Thời gian rỗi cấp năm đôi khi cũng là thời gian “buộc phải nghỉ”
đối với những người quá say mê làm việc, tách họ khỏi công việc vỡ lợi ớch của
chớnh họ. Do đó, hầu hết người lao động tập thể đều có thời gian rỗi cấp năm
thể hiện qua kỳ nghỉ hàng năm.
Đối với đối tượng thanh niên, phần đông trong số họ đều có một kỳ nghỉ
hàng năm (nghỉ hè đối với học sinh, sinh viên và nghỉ phép đối với những người
đó đi làm). Chỉ những người làm nghề tự do thỡ kỳ nghỉ này cú thể có hoặc
không. Nhưng dù có kỳ nghỉ cố định hay không thỡ phần lớn thanh niờn Hà Nội
đều thu xếp đi nghỉ đâu đó (đi tham quan, tắm biển) hoặc về quê thăm họ hàng.

Đối với hoạt động này (khác với các hoạt động cấp ngày và tuần) ta thấy có vai
trũ tổ chức của các cơ quan tập thể, chứ không chỉ gia đỡnh và nhúm sở thớch.
18


Mỗi năm cơ quan đều có khoản kinh phí tổ chức đi nghỉ tập thể cho nhân viên.
Hoạt động này đó thành “truyền thống” như một tiêu chí đánh giá sự chăm lo
cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân viờn7.
Nhỡn chung, cỏc hoạt động giải trí cấp năm diễn ra không thực sự sôi nổi
như đối với thời gian nhàn rỗi cấp ngày và cấp tuần. Các hoạt động hầu hết
mang tính tập thể cao, hoạt động cá nhân diễn ra không thực sự phổ biến.
d. Sự biến đổi nhu cầu giải trớ của thanh niờn Hà Nội theo thời gian
Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi nhanh nhạy với cái mới, họ năng động và
mang nhiều nhiệt huyết với cuộc sống. Đối với hoạt động giải trí, có thể nói
thanh niên với cá tính sôi nổi của mỡnh thực sự là tầng lớp đi đầu trong việc đưa
những hoạt động giải trí trở thành phổ biến hơn trong đời sống xó hội. Trong
thời gian vừa qua, chỳng ta đó chứng kiến nhiều sự đổi thay trong các loại hỡnh
dịch vụ giải trớ. Sự cú mặt của chỳng chớnh là lý do quan trọng khiến cho nhu
cầu giải trí của thanh niên biến đổi theo. Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế xó hội của nước nhà đó khiến cho điều kiện vật chất được cải thiện, tạo tiền đề
quan trọng để thanh niên ngày nay có thể thụ hưởng các hoạt động giải trí mà
trước đây có phần cũn xa lạ đối với thế hệ thanh niên đi trước. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy thời gian gần đây, những biến đổi loại hỡnh giải trớ của thanh niờn cú
phần chững lại, sự vận động vẫn đang diễn ra, song mức độ và quy mô biến đổi
có phần suy giảm hơn so với khoảng thời gian 1996-2000. Thực tế cho thấy các
dịch vụ giải trí dường như cũng đó đạt tới “ngưỡng”. Như một ý kiến phỏng vấn
sâu cho biết: “Mấy năm gần đây tôi không thấy có loại hỡnh giải trớ gỡ mới mẻ
cả. Chỉ thấy số đầu sách nhiều hơn, Internet phổ biến hơn, games online cũng
phong phú hơn (...) Thời gian trước đây sự biến đổi cách giải trí diễn ra rừ ràng
hơn. Chẳng hạn tôi đọc tin trên mạng thay vỡ đọc trên báo. Cũn bõy giờ thỡ tụi
cú nhiều việc trờn mạng hơn là chỉ ngồi để đọc tin như trước đây”. Một cách đại

7

Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu giải trí của thanh niên, NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2003. Tr. 109

19


thể, nếu nói theo quan điểm triết học, chúng ta có thể hỡnh dung những biến đổi
nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội thời gian trước năm 2000, 2001 là những
biến đổi về chất, cũn những biến đổi thời gian gần đây giống như là sự biến đổi
về lượng.
Chỳng ta cựng theo dừi kết quả nghiờn cứu của tỏc giả Trần Hoàng Doón
về nhu cầu giải trớ của sinh viờn Hà Nội hiện nay:

B.3.5. Lựa chọn các hình thức giải trí của sinh viên8
(Tính theo tỷ lệ % và giá trị trung bình, n=1375)
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


CÁC HÌNH THỨC GIẢI TRÍ

Đọc sách, báo
Đi chơi với bạn
Đi quán uống nước, nói chuyện
Đi mua sắm
Xem phim (Rạp,TV,băng đĩa)
Xem các nghệ thuật khác
Chơi thể thao
Xem các chương trình TV khác
Chơi các trò chơi điện tử
Vào internet để tìm thông tin
Chat trên internet

MỨC ĐỘ LỰA CHỌN (*)
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4

42,5
56,4
39,4
4,3
64,0
25,1
28,2
61,2
24,3
25,4
19,6

16,6

10,8
15,3
15,2
19,2
43,4
24,9
13,3
14,4
21,8
23,6

0
0
7,0
19,0
5,4
5,0
15,7
6,9
12,7
13,6
14,7

40,9
32,8
45,3
61,5
11,3
26,5
31,2

18,6
48,6
39,2
42,1

XẾP

(*)

BẬC

5
3
5
11
1
4
7
2
10
7
9

MĐ1:Thường xuyên; MĐ2: Đôi khi; MĐ3: Ít khi; MĐ4: Không bao giờ

Các số liệu ở bảng 3.5. cho thấy sinh viên lựa chọn điện ảnh để giải trí là
rất cao: 88,6% (cả ba lựa chọn thường xuyên, đôi khi và ít khi). Trong đó thường
xuyên là 64,0%. Sinh viên cũng thích sử dụng các loại hình văn hoá nghe nhìn:
vô tuyến truyền hình, trò chơi điện tử, internet... để giải trí. Các lựa chọn hình
thức giải trí với truyền hình của họ là 81,4% (thường xuyên, đôi khi và ít khi), xếp

thứ 2; lựa chọn với internet là 60,8% ( thường xuyên đôi khi và ít khi), xếp thứ 7;
8

Trần Hoàng Doãn. Nhu cầu điện ảnh của sinh viên ở Hà Nội. Hà Nội. 2005

20


và lựa chọn với trò chơi điện tử là 51,4% (thường xuyên, đôi khi và ít khi), xếp
thứ 10 cho thấy rõ điều đó.
Đối chiếu với kết quả nghiên cứu thời gian 1996-2000 của tác giả Phan
Thanh Tá, chúng ta có thể nhận they những biến đổi nhu cầu giải trí của thanh
niên Hà Nội trong thời gian nhàn rỗi là một thực tế trong điều kiện hiện nay.
Trong đó có những biến đổi do thời gian, có biến đổi do điều kiện thực tế gây ra,
lại có những biến đổi là hệ quả của sự thay đổi các chuẩn mực - giỏ trị xó hội.
Nếu so với thời kỳ trước thỡ nhu cầu giải trớ của thanh niờn Hà Nội hiện nay đó
phỏt triển một cỏch rừ ràng về mặt số lượng. Trước đây các hỡnh thức giải trớ
chủ yếu của họ cú thể được phân loại như sau:
Giải trớ cỏ nhõn: chủ yếu là nghe đài, đọc sách báo, giao tiếp với bạn bè.
Thời gian cuối có ti vi để xem và cassette để nghe nhạc.
Giải trí tập thể: Các hoạt động thể thao, văn nghệ, thưởng thức nghệ thuật,
thi thoảng có du lịch dó ngoại.
Hiện nay cỏc hỡnh thức giải trớ nờu trờn mới chỉ là một bộ phận nhỏ
trong các khả năng lựa chọn để thanh niên Hà Nội thỏa món nhu cầu giải trớ của
mỡnh. Cú rất nhiều hỡnh thức giải trớ mới xuất hiện và nhận được sự tán thưởng
của thanh niên:
Giải trớ cỏ nhõn: Thanh niờn Hà Nội hiện nay cú thể ngồi nhà xem các
chương trỡnh ti vi nước ngoài phát qua vệ tinh, qua đầu kỹ thuật số. Họ cũng có
thể chơi điện tử, truy nhập mạng Internet để đọc báo điện tử và chơi trũ chơi với
những người không thấy mặt…

Giải trí tập thể: Các tụ điểm giải trí mở ra những hỡnh thức phong phú và
đổi mới theo thời gian: từ cà phê tranh, cà phê nhạc, tới câu cá, đua thuyền, vui
chơi có thưởng…các thiết chế giải trí nhà nước (nhà văn hóa, câu lạc bộ) mở
nhiều lớp năng khiếu, CLB thể thao, CLB văn nghệ…
21


Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển và do sự mở cửa, giao lưu với bên
ngoài mà nhiều hoạt động giải trí mới đó du nhập vào Việt Nam và trở thành
quen thuộc với thanh niờn Hà Nội: tennis, bowling…Thậm chớ, điều kiện kinh
tế phát triển cũng làm xuất hiện những hỡnh thức giải trớ mà trước đây chưa
mấy người hỡnh dung tới: khụng ớt thanh niờn Hà Nội coi “đi dạo siêu thị”
trong thời gian rỗi là một thú giải trí của mỡnh.
Trờn thực tế, tất cả những trỡnh bày trờn đây đều phản ánh thực trạng
cũng như sự biến đổi nhu cầu và hoạt động giải trí của thanh niên Hà Nội từ
năm 1996 đến nay. Cho dù không có các kết quả nghiên cứu cụ thể, chúng ta
cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội
đang hàng ngày, hàng giờ vận hành và chuyển biến theo những xu hướng hiện
đại, năng động và sáng tạo hơn. Dường như họ đó cú ý thức hơn trong việc sử
dụng quỹ thời gian nhàn rỗi có phần cũn eo hẹp của mỡnh vào những hoạt động
thiết thực, để một mặt đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của mỡnh, mặt khỏc,
đáp ứng nhu cầu giải trí vốn là điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày
của mỗi thành viên xó hội. Kết quả khảo sỏt trong phạm vi thời gian nhàn rỗi
cấp ngày và cấp tuần đó cho thấy phần nào khuynh hướng đó. Việc họ tỡm đến
với TV, Internet trong thời gian nhàn rỗi cấp ngày, tỡm đến với nhóm bạn bè
trong thời gian nhàn rỗi cấp tuần đó cho thấy dường như đối với họ, nhu cầu giải
trí cá nhân và nhu cầu giải trí tập thể, cộng đồng có sự đan cài. Đối với đa số
thanh niên Hà Nội, chúng ta có thể nhận thấy đây là một định hướng giải trớ hợp
lý và tiện ớch.
Túm lại cú thể nhận thấy rừ một số xu hướng biến đổi nhu cầu giải trí của

thanh niên Hà Nội như sau:
Cựng với sự phỏt triển và phổ biến rộng rói của cỏc phương tiện kỹ thuật,
những hoạt động giải trí đơn giản trước đây đang được thay thế dần bằng những
22


hoạt động phức tạp hơn, đũi hỏi trang bị hiện đại hơn. Những hoạt động giải trí
của thanh niên Hà Nội ngày càng phong phú hơn về hỡnh thức, đa dạng hơn về
thể loại là chỉ báo tin cậy về sự gia tăng nhu cầu giải trí.
Khỏc với cỏc thời kỳ trước, nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện
nay và khả năng tham gia của họ vào các hoạt động giải trí không cũn thuần
nhất, mà phõn húa ngày càng rừ rệt, như hệ quả của kinh tế thị trường, khi mà
sự phân hóa diễn ra trong mọi khía cạnh đời sống của họ, từ mức sống, thời gian
rỗi tới sở thớch, thị hiếu và quan niệm thẩm mỹ.
Cũng như một hệ quả khác của kinh tế thị trường, nhu cầu giải trí của
thanh niên Hà Nội hiện nay được đáp ứng bằng mọi nguồn lực xó hội. Bờn cạnh
mặt tớch cực, điều này dẫn tới sự thương mại hóa các dịch vụ giải trí, khiến sự
đáp ứng nó càng khó khăn hơn đối với những thanh niên có thu nhập khiêm tốn.
2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay.
'Nhu cầu giải trí chỉ có thể được biểu hiện ra ngoài thông qua các hoạt
động giải trí. Tuy nhiên do sự chi phối của nhiều nhân tố chủ quan và khách
quan, các hoạt động đó không phải trong mọi trường hợp đều trùng khớp với
nhu cầu. Có nhiều hoạt động thực sự là mong muốn của chủ thể nhưng trên thực
tế lại không thể thực hiện được. Điều đó phụ thuộc vào chi phí tiền bạc, thời
gian, phụ thuộc nhiều vào sự tổ chức của các chủ thể đáp ứng (du lịch, CLB sở
thích, hoạt động xó hội…) hay đũi hỏi sõn bói, trang bị kỹ thuật hoặc dụng cụ
tốn kộm (đối với các môn thể thao)…. Trong khuôn khổ đề tài của mỡnh, tụi xin
đề cập đến 2 vấn đề dưới đây:

a. Khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của các dịch vụ giải trí nhà nước

23


Các địa điểm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa (Nhà hát, rạp chiếu
phim…): từ chỗ có 14 rạp (trước năm 90), Hà Nội hiện cũn 9 rạp duy trỡ được
các buổi chiếu phim, số cũn lại đó bị đóng cửa, bị chuyển hướng hoạt động hoặc
bị chuyển chủ sở hữu. Hà Nội hiện có 12 nhà hát nhưng hoạt động thường xuyên
chỉ đôi ba chiếc. Nghĩa là phấn lớn các nhà hát đều ở tỡnh trạng hoạt động
không ổn định, phụ thuộc nguồn kinh phí dựng vở mới. Khi có vở mới, thời gian
công diễn lại phụ thuộc vào lượng khán giả. Cũn thanh niờn tham gia sinh hoạt
tại cỏc nhà văn hóa của quận, huyện cũng rất ít. Thanh niên không đũi hỏi
những sinh hoạt cầu kỳ, phức tạp hoặc tốn kộm mà chỉ cần những gỡ sụi nổi,
mới lạ và hấp dẫn. Nhưng những yếu tố này ít hoạt động nào của nhà văn hóa
đáp ứng được. Nói khác đi (trừ một số ít nhà văn hóa hoạt động hiệu quả) hệ
thống nhà văn hóa của Hà Nội hiện nay là sự lóng phớ về đầu tư trong khi hiệu
quả hoạt động thấp, chưa thực hiện được chức năng xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở cho cư dân.
Các điểm vui chơi giải trí công cộng khác: Trừ công viên nước Hồ Tây,
các công viên tại Hà Nội đều quá cũ với một vài khu giải trí quy mô nhỏ, công
nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Hơn thế, sự xuống cấp của chúng đó vượt quá mức độ
đầu tư, bảo trỡ tối thiểu, khiến chỳng chỉ cũn là nơi các bậc cha mẹ đưa con em
tới chơi những trũ chơi đơn giản vào dịp cuối tuần. Cũn việc đáp ứng nhu cầu
giải trí cho thanh niên ở những nơi này là không khả thi. Ngay sự thư gión ở đây
không phải lúc nào cũng có thể vỡ những hiện tượng tiêu cực thường xảy ra ở
đó. Thậm chí có công viên đó bị biến thành tụ điểm tệ nạn xó hội, khiến cho
cụm từ “vào cụng viờn” đó bị hiểu theo nghĩa xấu làm cho nhiều thanh niờn
ngần ngại.
Hệ thống thư viện và phương tiện thông tin đại chúng: Các thư viện lớn
như thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học xó hội…chủ yếu phục vụ nhu cầu
nghiờn cứu và học tập của giới trớ thức. Chỉ cú thư viện Hà Nội phục vụ nhu

24


cầu đọc và mượn sách của đông đảo độc giả có hộ khẩu Hà Nội. Tại các địa bàn
dân cư, một số phường quận có thư viện riêng, đáp ứng được một phần nhu cầu
đọc sách của thanh niên tại địa bàn. Tuy nhiên tỡnh trạng chung của cỏc thư viện
này là số đầu sách hạn chế, số bản của mỗi đầu sách cũng ít, lại thường cũ, ít
được cập nhật, do điều kiện kinh phí không cho phép.

b. Khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của khu vực dịch vụ giải trí tư nhân:
Cũng giống như dịch vụ giải trí nhà nước, khu vực dịch vụ giải trí tư nhân
cũng ra đời từ đũi hỏi khỏch quan, nhằm thỏa món những nhu cầu nhất định của
xó hội. Nhưng nó được sở hữu và quản lý bởi các cá nhân (hoặc nhóm cá nhân)
góp vốn đầu tư. Khu vực giải trí tư nhân đang là đối thủ cạnh tranh của khu vực
giải trí nhà nước. Thậm chí ở nhiều lĩnh vực nó đang tỏ ra thắng thế trong việc
thu hút thanh niên Hà Nội tới giải trí. Cụ thể như sau:
Bể bơi: theo thống kê sơ bộ, có không dưới một trăm bể bơi ở nội, ngoại
thành Hà Nội (chưa kể hơn 30 hồ và nhiều ao, bể khác), nhưng chúng đều quá
tải khi phải phục vụ gần 3 triệu cư dân Hà Nội. Thật dễ hiểu là nhu cầu bơi lội
của thanh niên (và cư dân Hà Nội nói chung) cũn xa mới cú thể đáp ứng được
đầy đủ, dẫu chỉ về mặt số lượng.
Sân vận động, sân bóng: Theo thống kê chưa đầy đủ trên Hà Nội có
khoảng 27 sân vận động và 53 sân bóng. Với số lượng ít ỏi như vậy chúng chưa
thể đáp ứng dù chỉ một phần nhỏ nhu cầu tập luyện thể thao và vui chơi giải trí
của thanh niên Hà Nội. Tỡnh trạng thanh niờn phải chạy “sụ” sõn bói, xếp hàng
đăng ký thuê sân là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Ngay cả các sân bóng của
các trường đại học cũng bị “tư nhân hóa” và buộc sinh viên phải thuê9

9


Sông Hà (1999), “Sinh viên nội trú: Khao khát một sân chơi”, Tiền phong, 147

25


×