Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 và vận dụng chuyên đề virus và bệnh truyền nhiễm vào giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.37 KB, 39 trang )

XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 VÀ VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ
"VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" VÀO GIẢNG DẠY

A. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI SKKN
1. Cơ sở xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013
của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây
dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
các "chủ đề dạy học". Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014
của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch
và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với các "chuyên đề dạy
học". Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD - ĐT, của trường THPT B Phủ Lý về
tập huấn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng nội dung tham gia hội thảo môn
Sinh học cấp Tỉnh, xây dựng các chuyên đề dạy học và sử dụng websize trường học
kết nối,...
Tại công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH
trên đã sử dụng hai thuật ngữ khác nhau: "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học".
Vậy "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học" có gì khác nhau? Các tổ, nhóm chuyên
môn và giáo viên nên xây dựng "chủ đề dạy học" hay "chuyên đề dạy học"? .... Dạy
học tích hợp liên môn hay đơn môn là gì? Bản chất và phương pháp dạy học liên môn
và đơn môn?....Đó là những câu hỏi thực tế đã khiến không ít giáo viên còn khá lúng
túng trong quá trình xây dựng các chủ đề/chuyên đề dạy học.
Trong năm học 2014-2015, chúng tôi tham gia hội thảo xây dựng các chủ đề
tích hợp liên môn trong dạy học, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiến
thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, trong khi đó, bản thân tôi trực
tiếp tham dự lớp tập huấn tại Yên Bái về xây dựng các chuyên đề đơn môn trong dạy
học và chia sẻ những kinh nghiệm học được cho giáo viên... Năm học 2014-2015, tôi
cùng nhóm Sinh của trường THPT B Phủ Lý đã trực tiếp xây dựng, thực hiện và nộp 6
chuyên đề dạy học tích hợp đơn môn lên websize trường học kết nối, đồng thời, tôi
tham gia xây dựng báo cáo tham luận tại hội thảo cấp Sở GD về xây dựng các chủ đề


tích hợp liên môn trong môn Sinh học, ngoài ra, tôi còn trực tiếp hướng dẫn nhóm học
1


sinh tham gia cuộc thi: "Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống
thực tiễn" do Bộ GD - ĐT tổ chức và sản phẩm của nhóm đã được Sở GD - ĐT Hà
Nam chọn gửi đi tham dự kì thi cấp quốc gia.
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thời sự cấp thiết về mặt lý luận và thực
tế của ngành giáo dục trong năm học này cũng như một số kinh nghiệm của bản thân
trực tiếp tham gia trong năm học qua, cùng với các chuyên đề đơn môn đã được gửi
lên trường học kết nối, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày
những kinh nghiệm của mình trong quá trình xây dựng một số chủ đề tích hợp liên
môn trong dạy học môn Sinh học 10. Đặc biệt, với ý tưởng đã được thai nghén trong
thời gian rất dài khi nghiên cứu về virus cúm gia cầm trên đối tượng gà Móng Tiên
Phong trong đề tài nghiên cứu sinh của mình, tôi đã xây dựng chi tiết chủ đề liên môn:
" Virus và bệnh truyền nhiễm". Chủ đề này đã được tham khảo ý kiến của một số
chuyên gia là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi khi tôi tham gia các lớp tập huấn tại
Hà Nội và Yên Bái, đặc biệt là các ý kiến của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh
Hà Nam cũng như bản thân được trực tiếp giảng dạy tại các lớp 10A1, 10A2,10A3 và
lớp 10 B1, B2, B3 tại trường THPT B Phủ Lý trong năm học 2014-2015.
2. Phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng
Nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 vấn đề chủ yếu và được thực
hiện ở 2 thời điểm khác nhau có tính áp dụng rộng rãi tới giáo viên và học sinh trong
toàn tỉnh. Cụ thể:
Phần thứ nhất: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh
học 10 (là bản báo cáo tham luận cấp Sở GD - ĐT tại Hội thảo Sinh học diễn ra tại
THPT A Phủ Lý - tháng 10 năm 2014, do Sở GD - ĐT Hà Nam tổ chức. Nội dung bản
báo cáo này đã được chỉnh sửa và bổ sung sau khi được nghe góp ý của NGUT - Thạc
sỹ Bùi Văn Tâm - nguyên PGĐ Sở GD - ĐT Hà Nam và các đồng nghiệp dạy môn
Sinh trong Tỉnh tại Hội thảo môn Sinh học).

Phần thứ hai: Xây dựng chi tiết 1 chuyên đề: " Virus và bệnh truyền nhiễm"
trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, môn Văn, môn GDCD, môn Địa và
môn Tin. Nội dung phần này có sự tham khảo một số nội dung và ý kiến của Tiến sĩ
Phan Thị Hội - bộ môn Phương Pháp, Khoa Sinh học, Trường ĐH SP I Hà Nội; cũng
như các thầy, cô giáo của nhiều môn khác nhau tại trường THPT B Phủ Lý trực tiếp dự
giờ và đóng góp ý kiến khi tôi trực tiếp giảng dạy mẫu tại hội đồng giáo dục nhà
2


trường, tháng 3 năm 2015. Chủ đề được xây dựng dựa trên cấu trúc thống nhất đã
được tập huấn tại Yên Bái theo chương trình của Bộ GD - ĐT. Đặc biệt, để phù hợp
hơn với những đổi mới của Bộ GD - ĐT trong giảng dạy, thi cử và kiểm tra đánh giá
được thực hiện ngay từ năm học này, tôi đã thiết kế chủ đề với 4 tiết lý thuyết với
những hoạt động dạy và học (chứ không phải là giáo án) dựa trên những chuẩn kiến
thức và kĩ năng của các môn liên môn và đặc biệt hơn nữa, tôi đã xây dựng bộ công
cụ đánh giá theo 4 cấp độ cho mỗi tiết học (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao), mỗi bộ công cụ đánh giá, tôi cố gắng xây dựng các dạng câu hỏi khác nhau:
từ trắc nghiệm khách quan, ghép nối các cột, trắc nghiệm điền thiếu.... đến trả lời tự
luận hoặc xây dựng các bài thuyết trình tuyên truyền ý thức đến cộng đồng. Tiết 5, tôi
thiết kế chi tiết quá trình dạy học theo dự án - đặc trưng của dạy học theo những
chuyên đề có vận dụng kiến thức tương ứng vào thực tiễn.
Với hai phần nội dung mang tính thời sự trên của đề tài, tôi tin chắc rằng, đề tài
sẽ giúp ích các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy môn Sinh trong toàn tỉnh.

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
*/ Những vấn đề lý luận chung
Trước hết, để giải đáp cho những băn khoăn về "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề
dạy học", theo quan điểm của cá nhân tôi, giữa "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy
học" có một số khác biệt. Nếu như "chủ đề dạy học" là vấn đề rộng, là tư tưởng trung
tâm của một vấn đề, một đơn vị tương đối hoàn chỉnh có cấu trúc logic về một nội

dung kiến thức nào đó thì "chuyên đề dạy học" là vấn đề chuyên sâu, là các vấn đề
chuyên môn liên quan đến nhau để giải quyết nội dung hoặc thực tiễn cụ thể. Vì vậy,
chủ đề thường "rộng hơn" nhưng chuyên đề lại "sâu hơn". Tại lớp tập huấn Yên Bái
(tháng 12 năm 2014) tất cả giáo viên tham gia tập huấn đều nhất trí với quan điểm của
tiến sĩ Ngô Văn Hưng - chuyên viên môn Sinh của Bộ GD - ĐT, đồng nhất hai thuật
ngữ: "chủ đề dạy học" và "chuyên đề dạy học" trong các công văn số 3535/ BGDĐT3


GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH trên. Do đó, trong bản sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi đã sử dụng cả hai thuật ngữ trên cho phù hợp với thời gian thực hiện
hai phần của nội dung bản sáng kiến.
Về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đã được đưa ra
thảo luận rất kĩ tại buổi :"Hội thảo về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy
học môn Sinh học:", diễn ra tại trường THPT A Phủ Lý, do Sở GD - ĐT Hà Nam tổ
chức tháng 11 năm 2014. Tại đó, tất cả giáo viên dạy học môn Sinh học trong toàn
Tỉnh Hà Nam tham dự thống nhất và khẳng định: dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn và đơn môn đều thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, trong nội dung dạy học đó, giữa dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
với dạy học theo chủ đề đơn môn có những sự khác biệt. Chủ đề đơn môn đề cập đến
kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học. Mặc dù vậy, theo tôi, về phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên
môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng
vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương
pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học
một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực
học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh,
mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài
trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

*/ Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trên cơ sở đó, nội dung bản SKKN này, tôi tập trung xây dựng 3 chủ đề tích
hợp liên môn và tập trung chi tiết vào một chủ đề minh họa: Virus và bệnh truyền
nhiễm. Phần thứ nhất, tôi tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của những
thuận lợi, khó khăn và thực trạng ở trường THPT khi thực hiện xây dựng các chủ đề
tích hợp liên môn. Đặc biệt là biện pháp xây dựng 3 chủ đề tích hợp liên môn trong
giảng dạy môn Sinh 10 cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó. Phần thứ
hai, tôi xây dựng chi tiết chủ đề : Virus và bệnh truyền nhiễm, dựa trên các các vấn đề
đã phân tích ở phần thứ nhất, sau đó đánh giá, so sánh hiệu quả với giảng dạy theo
những tiết phân phối chương trình hiện hành.
4


Phần thứ nhất
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1-Cơ sở lý luận
a. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là gì?
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục
chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.... Tức là, dạy cho học sinh biết cách
sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, nhằm
mục đích hình thành, phát triển năng lực ở người học. Đồng thời chú ý xác lập mối
liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác
nhau để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và
năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.
Dạy học liên môn là hình thức dạy học xác định các nội dung kiến thức liên
quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần

cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của
5


môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên
môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một
thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung,
những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung
giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có
liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học
sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
b. Ưu điểm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Theo quan điểm của các thầy, cô giáo nhóm Sinh của cụm các trường THPT
thành phố Phủ Lý, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ có nhiều ưu
điểm.
- Đối với học sinh:
Thứ nhất, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho qúa
trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan hệ
của quá trình học. Thứ hai, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến
thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học
sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ
đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Thứ ba,
các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không
có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp
vào thực tiễn.
- Đối với giáo viên:

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là
người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học
của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Do đó, giáo viên các bộ môn liên quan có
điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Vì vậy, dạy
học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các
kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao
6


kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ
môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích
hợp.

2. Cơ sở thực tiễn dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.
- Đối với các cấp quản lý giáo dục:
Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Sở GD&ĐT Hà Nam đã tập huấn cho
giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học
trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học
tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh
đó, Sở đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các trường….
Tại các trường, qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đầu
năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên. Bên cạnh đó, trong
kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chuyên môn và kế hoạch năm học
của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã được cụ thể hóa bằng
việc đăng kí các chủ đề dạy học, các kế hoạch hội thảo, lồng ghép với kì thi chọn giáo
viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng và đặc biệt là các đợt hội thảo cấp tổ, cấp
trường. Tuy nhiên, Sở cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể hơn nữa, các cuộc hội thảo,
các cuộc thi cần có những hướng dẫn cụ thể hơn. Nhà trường cần đẩy mạnh các cuộc
thi giáo án tích hợp đối với giáo viên, đặc biệt các giáo án tích hợp và vận dụng kiến

thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Đối với các tổ nhóm chuyên môn:
Tại các tổ, nhóm chuyên môn, hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
đã được triển khai ngay từ đầu năm học, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn trong trường phổ thông, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo
viên trong từng tổ, nhóm chuyên môn bước đầu chủ động rà soát chương trình, lựa
chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích
hợp liên môn. Mặt khác, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình
thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
7


lực học sinh, xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề.
Đồng thời giáo viên biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh
trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ
chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.
- Đối với giáo viên:
Trong năm học này, mặc dù giáo viên đã được tập huấn về đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong
đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp liên
môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của địa phương, nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn
trong việc triển khai thực hiện. Đối với chúng tôi, nếu những khó khăn ban đầu có thể
gặp như việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác … chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục vì trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên
vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì
vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Tuy nhiên, một số khó khăn mà
chúng tôi rất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo. Cụ thể:
+/ Thứ nhất, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn mới đối với nhà trường,

với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh…
+/ Thứ hai, do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan
đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống
nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức.
+/ Thứ ba, nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình đối
với các môn, như phần cấu trúc của hidratcacbon, lipit và protein trong chương trình
sinh 10 thì đối với môn hóa là chương trình cuối năm 11 và đầu năm 12…. Phần tổ
hợp, xác suất và thống kê thuộc chương trình toán 11 trong khi các kiến thức đó lại cần
để giải các bài tập về số loại bộ mã di truyền, số cách sắp xếp các axit amin trong
chương trình sinh học 10. Để giải các bài toán liên quan đến tốc độ sinh trưởng của vi
sinh vật thuộc chương trình sinh 10 thì phải sử dụng kiến thức về mũ, logarit trong
chương trình toán 12 …
+/ Thứ 4, phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết chính
khóa, rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu và ảnh hưởng đến các môn khác.
8


+/ Thứ 5, công tác xã hội hóa chưa thực sự được chú trọng, do đó nhiều chủ đề,
nhiều dự án dạy học cần huy động sự tham gia của các tổ chức khác cũng gặp nhiều
khó khăn.
+/ Thứ 6, khó khăn về kinh phí khi thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp liên
môn như kinh phí in ấn, đi lại, xây dựng tư liệu phim, ảnh… thậm chí có những đề tài
cần phân tích và xử lý mẫu thì nguồn kinh phí rất lớn…
Để khắc phục những khó khăn này, kiến nghị với nhà trường, Sở GD – ĐT cần
có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên môn. Cung
cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án
mẫu … đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc triển
khai và thực hiện các chủ đề tích hợp. Bên cạnh đó, để dạy học theo các dự án, chủ đề
huy động nhiều môn thì công tác xã hội hóa giáo dục cần được quan tâm nhiều hơn
nữa.

Ví dụ, Tại trường THPT B Phủ Lý, tập thể nhóm giáo viên liên môn Sinh, Hóa,
Lý, Địa, Công Dân, Toán và Tin cùng xây dựng và triển khai chủ đề “Tìm hiểu thực
trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn Tỉnh
Hà Nam”. Đề tài đã được sự ủng hộ rất lớn từ tập thể Ban Giám Hiệu nhà trường, sự
đam mê, nhiệt tình và trách nhiệm của các thầy, cô giáo và đặc biệt là sự hưởng ứng
nhiệt tình của tập thể học sinh hai lớp 12A1 và 12A3 của nhà trường. Bên cạnh đó,
thông qua NCS - thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuyển, đề tài còn có sự tham gia tích cực của
tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT – Sở TNMT Tỉnh
Hà Nam đã hướng dẫn học sinh phân tích và đọc kết quả, đánh giá mức độ ô nhiễm tại
5 địa điểm lấy mẫu khác nhau…. Kết quả, đề tài được Sở GD ĐT Hà Nam đánh giá rất
cao và được chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia trong kì thi: "Vận dụng kiến thức liên
môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn". Tuy nhiên, trong việc triển khai đề tài
cũng gặp một số khó khăn như việc đi lại của học sinh, các trang thiết bị như máy ảnh,
máy quay phim đề xây dựng tư liệu dẫn chứng, nguồn tài liệu tham khảo để đánh giá
nguyên nhân, tìm hiểu các cơ sở pháp lý, các biện pháp khắc phục ô nhiễm, thời gian
dành cho học sinh thực hiện đề tài….
II. XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC 10:
1.

Thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT
9


Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với
cuộc sống thường ngày. Vì vậy, các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tích hợp vào
trong dạy học môn Sinh như: các dịch bệnh lây truyền (HIV, viêm gan B, cúm gia cầm,
Ebola…), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự
già hóa dân số, các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…Trong chương
trình môn Sinh học ở trường THPT, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở hầu hết các môn học

như môn Toán, môn Hóa học, môn Vật lý, môn Địa lý, môn Văn học, môn Tin, môn GDCD,
môn Công nghệ… để xây dựng chủ đề liên môn. Trong khi đó, thực tiễn dạy học môn Sinh
học ở trường THPT từ các năm học có triển khai bộ sách giáo khoa phân ban đến nay đã gặp
một số tồn tại như phân phối chương trình chưa cân đối về bố cục, nội dung hay về thời lượng
dạy trong 1 môn và giữa các môn. Thậm chí còn chồng chéo với các môn khác như môn
Công nghệ, môn Hóa, môn Địa, môn GDCD... Vì vậy, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
sẽ khắc phục những tồn tại đó. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải đơn vị
kiến thức nào giáo viên cũng dạy theo chủ đề. Nhiều nội dung vẫn thực hiện như phân
phối chương trình của các năm học trước, hoặc nhiểu đơn vị kiến thức nên dạy học
theo chủ đề tích đơn môn thì hiệu quả sẽ cao hơn.

2.

Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ

không phải là phương pháp dạy học, chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học
như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo
dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung:

không làm tăng tải nội dung chương

trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận
dụng kiến thức của môn Sinh với các môn liên quan phải tương đồng để phát hiện và
giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác…

10



- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh , phù hợp
với năng lực của học sinh, phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường hiện nay.
Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp
học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.
3.

Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Bước 1. Xác định chủ đề tích hợp: rà soát và phân tích nội dung chương trình

của từng môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ
cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
Bước 2. Xác định mục đích tích hợp: đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến
thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
Bước 3. Tìm các nội dung tích hợp: lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời
sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ
năng cho từng môn học.
Bước 4. Xác định mức độ tích hợp như cần đạt được những nội dung gì? thời
lượng bao nhiêu? Phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và năng lực của học
sinh...
Bước 5. Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh
nghiệm…. Sau đó có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
4.

Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn
Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đảm bảo đúng các

bước xây dựng chủ đề; đặc biệt là đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương

trình Sinh 10 với thời lượng 1,5 tiết/ tuần đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ
năng của các môn khác khi liên môn. Chúng tôi đề xuất dạy tích hợp liên môn theo
một số chủ đề sau trong chương trình sinh học 10 ban nâng cao dưới đây.

11


MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN SINH 10

12


PPCT
CHỦ ĐỀ

TIẾT

TRONG

BÀI

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ
Chu kì tế bào và các hình thức

CHỦ ĐỀ I
Chu kì tế bào,
các hình thức


1

28

phân bào

2
3

29
30

Nguyên phân
Giảm phân

4

Sinh 6

PPCT
Tiết 7

giảm phân
Sinh 9 Bài 31
Công

Simina

ứng dụng


MÔN

NỘI DUNG CẦN TÍCH
HỢP

GHI
CHÚ

Sự lớn lên và phân chia tế

bào thực vật
Sinh 8 Tiết 3 Tế bào
Tìm hiểu ứng dụng của nguyên phân và

4

phân bào và

LIÊN

Ứng dụng các hình thức phân
bào

nghệ

Bài 27

10
Bài 20


Kiểm
Công nghệ tế bào
Ứng dụng công nghệ nuôi

tra 15
phút vào

cấy mô tế bào trong nhân

tiết 4

giống cây trồng nông, lâm
nghiệp
Ứng dụng công nghệ tế
bào trong công tác giống

Dinh dưỡng, chuyển hóa vật
1

33

chất và năng lượng ở vi sinh
vật

Tạo
mục III
Sinh

2


38

Sinh trưởng của vi sinh vật

Ảnh hưởng của các yếu tố
10

8

3
4

39
34+35

Bài

Sinh sản của vi sinh vật
13

Quá trình tổng hợp và phân giải

Sinh 6

40 +41

4 Tiết
61-64

vạt

lý và hóa học đến sinh

( Phiếu

trưởng của vi sinh vật
Vi khuản, nấm rơm và

HT)

mốc trắng
Tầm quan trọng cảu nấm


Phần thứ hai
VẬN DỤNG XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 10 THPT

CHỦ ĐỀ: VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Đặt vấn đề:
Thế giới chưa hết bàng hoàng với những căn bệnh lây truyền do virut gây ra
trong quá khứ như: dịch cúm Tây Ban Nha (1918) do một loại virut cùng họ với H1N1
gây ra làm chết khoảng 50 -100 triệu người; dịch hạch gây ra “cái chết đen” trong 2 năm
1348 - 1350, làm khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch do một loại virus gây xuất
huyết tương tự như virus ebola; đại dịch tả 1817; đại dịch sốt rét; dịch bệnh đậu mùa do
virus đậu mùa gây nên….Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ và
nền kinh tế… thì tốc độ gia tăng các dịch bệnh do vi khuẩn và virus gây ra ngày càng
nhiều. Chúng ta vẫn đang đương đầu với nhiều dịch bệnh như AIDS, Sars, Viêm gan B,
đau mắt đỏ …. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải gồng mình
chống chọi với dịch cúm gia cầm gây ra với rất nhiều các biến chủng khác nhau, thì từ
tháng 3 năm 2014 đại dịch sốt xuất huyết do virus Ebola đã bùng phát ở các nước Tây

Phi và tính đến ngày 15/10/2014 đã có gần 5000 người chết vì đại dịch này. Đại dịch
này đang vượt khỏi tầm kiểm soát khiến nhiều quốc gia và các tổ chức y tế hàng đầu đều
báo động. Điều đáng nói, tốc độ lây truyền virut Ebola đang lan nhanh theo cấp số nhân
(cứ 2 tuần số người chết tăng gấp đôi) mà con người vẫn chưa có văc xin và pháp đồ
điều trị!
Vậy virut Ebola và các virut khác có đặc điểm gì về cấu trúc và cơ chế gây
bệnh? Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về virus? Virus được con người ứng dụng trong
những lĩnh vực gì? Tại sao bệnh do virut gây ra được gọi là bệnh truyền nhiễm? Cơ thể
con người và các sinh vật khác có biện pháp nào để bảo vệ trước sự xâm nhập của
virus? Các bệnh truyền nhiễm ở địa phương em chủ yếu là gì? Em phải làm gì để bảo
vệ cơ thể, người thân và môi trường sống trước những hiểm họa về các bệnh do virut
gây ra?
Đó là những nội dung chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề này.
I.

Mục đích tích hợp:
14


Chủ đề xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, môn GCCD,
môn Địa, môn Văn … nhằm tổ chức cho học sinh thông qua hoạt động chủ đề sẽ chủ
động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về virus, miễn dịch của cơ thể, ứng
dụng và tác hại do virus gây ra. Từ đó, hình thành những kiến thức tổng quan, cơ bản
về virus, miễn dịch và bệnh truyền nhiễm , đồng thời xác định ý thức bảo vệ bản thân,
người thân; tuyên truyền và tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh, tránh
những nguy cơ mắc phải những đại dịch do virus gây ra.
II.

Các nội dung tích hợp:


1.1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương 3, thuộc Phần 3. Sinh học Vi sinh vật
– Sinh học 10 THPT.
Bài 29. Cấu trúc các loại virus
Bài 30. Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
Bài 31. virus gây bệnh. Ứng dụng của virus trong thực tiễn
Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
1.2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
1.
2.
3.
4.
4.1.

Khái niệm, cấu trúc, hình thái các loại virus.
Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ.
Vai trò và tác hại của virus.
Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus ở người và động vật: Sởi,

Ebola, HIV/AIDS, bệnh dại…
4.2.
Miễn dịch
Như vậy, qua hoạt động chuyên đề học sinh sẽ biết được:
-

Cấu trúc các loại virus, sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.

-


Nêu được một số dạng virus kí sinh ở động vật, thực vật và vi sinh vật.

-

Con người đã ứng dụng virus vào thực tiễn như thế nào?

-

Đặc điểm bệnh truyền nhiễm và các phương thức lây truyền và phòng

tránh.
-

Khái niệm về miễn dịch, các loại miễn dịch và interferon.

-

Tìm hiểu hội chứng AIDS, cúm gia cầm và sốt xuất huyết do Ebola và

một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
15


-

Ý thức bảo vệ bản thân, người thân và môi trường sống khỏi những nguy

cơ mắc phải những đại dịch do virus và các vi sinh vật khác gây ra.
III.


Kế hoạch tổ chức dạy – học theo nội dung tích hợp:

1.

Mục tiêu chuyên đề

Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
Kiến thức
-

Nêu được khái niệm, cấu trúc và hình thái các loại virus.

-

Phân biệt được virus và vi khuẩn.

-

Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Giải thích

được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản.
-

Phân tích được vai trò và tác hại của virus trong thực tiễn.

-

Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. Phân tích được các con được lây

truyền bệnh.

-

Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân, triệu

chứng, cách phòng và chống bệnh.
-

Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch.

-

Vận dụng kiến thức để giải thích được:

+ Vì sao virus kí sinh bắt buộc.
+ Giải thích được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng
phagơ.
+ Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa
học?
+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh.
+ Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một
nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Kỹ năng
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
-

Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề

-

Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.

16


-

Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp

Thái độ
-

Biết cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho bản thân,

cho một số TV, ĐV.
-

Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên cho người

thân, cộng đồng (Bệnh HIV/AIDS; Sởi; Cúm…).
Định hướng các năng lực được hình thành
-

Năng lực giải quyết vấn đề

-

Năng lực tự học

-

Năng lực hợp tác


-

Năng lực giao tiếp

-

Năng lực khoa học: quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát…

2.

Chuẩn bị của GV và HS

Chuẩn bị của GV
-

Tranh về thí nghiệm nghiệm tìm ra virus của Ivanopski.

-

Tranh hình về thí nghiệm của Franken và Conrat.

-

Video về các loại virus; sự nhân lên của virus trong tế bào chủ.

-

Tranh hoặc Video về các loại virus kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật, côn


trùng và con người.
-

Phiếu học tập 1 về các loại virus kí sinh.

-

Thiết kế dự án Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

Chuẩn bị của HS
-

Các phương tiện để thực hiện dự án Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch: máy ảnh;

máy tính; các loại phiếu phỏng vấn, điều tra về bệnh.
3. Phân phối tiết dạy theo chủ đề:
Chủ đề được xây dựng 5 tiết theo đúng phân phối chương trình Sinh học 10 ban
nâng cao. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết chủ đề của
học sinh là 1 bài kiểm tra ( lấy điểm 15 phút) và bài báo cáo ( điểm thực hành 1 tiết).
4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chuyên đề và các năng lực hướng tới.
17


Mức độ nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng

Nhận biết

Các NL hướng

Vận dụng cao

thấp

tới trong chuyên
đề

ND1. Khái niệm, cấu trúc, hình
thái các loại virus
- Nêu được khái

- Giải thích - KN quan sát, so

niệm Vi rus, cho - Giải thích

- Chỉ ra được

được tại sao sánh.

ví dụ phân được được tại sao

một số bệnh

những

virus

với

vi VR có đời sống truyền nhiễm


khuẩn.

nên
rất

do loại, phân nhóm

do VR gây ra

virus

- Nêu được cấu buộc.

trong thực tiễn

biến thể.

trúc của virus đơn

thông qua triệu

-

giản và virus phức

chứng.

GQVĐ


tạp.

kí sinh bắt

gây

bệnh - Kĩ năng phân
dễ - Kĩ năng định
nghĩa

- Phân tích

Năng

lực

- Năng lực sử

- Nêu được các được sự khác

- Giải thích

- Giải thích dụng công nghệ

loại hình thái của nhau giữa VR

được nguyên

được


virus.

tắc sản xuất

khoa học của truyền thông.

một số chế

việc sản xuất

và vi khuẩn.

- Nêu được lối
sống kí sinh nội -

Phân

loại phẩm thế hệ



sở thông

tin



vacxin thế hệ

bào bắt buộc của được các loại mới dùng trong mới.

virus trong tế bào virus dựa vào y học và nông
vật chủ.

cấu tạo (acid nghiệp.

nucleic và vỏ).
ND 2: Sự nhân lên của virus trong
tế bào chủ
- Nêu được các

- Giải thích

giai đoạn trong

được tại sao

chu trình nhân lên

gọi là sự nhân

của virus.

lên của virus
mà không gọi

- Nêu vai trò của

là sinh sản.

từng thành phần


- Giải thích

trong cấu trúc

được tại sao

virus tham gia

VR chỉ có thể

- Giải thích

- Giải thích cơ

được cơ chế

sở khoa học

phòng bệnh

của

của cơ thể dựa

dụng các chất

vào các hình

ức


việc

sử

chế sự

thức miễn dịch. nhân lên của
Xác

định -

Phân

được các triệu được
chứng
18

sát, so sánh
- NL GQVĐ
- Năng lực mô
hình hoá các chu
trình nhân lên của
virus nhờ CNTT.

virus.
-

- Kĩ năng quan


tích

vai trò

của quan trọng của

- Năng lực hoạt
động nhóm và
độc lập


vào quá trình

nhân lên được

người bị bệnh đấu tranh sinh

nhân lên của

trong tế bào

cúm,

học trong việc

virus.

chủ.

HIV/AIDS,


xây dựng một

sởi, Ebola...

nền

- Trình bày được - Giải thích
diễn biến của các được tại sao

nông

nghiệp an toàn

giai đoạn nhân lên mỗi loại VR

-

Giải

của virus.

chỉ có thể xâm

được việc cần

nhập vào một

thiết phải tiêm - Thực hiện


số loại tế bào

vacxin đầy đủ các biện pháp

nhất định.

để phòng bệnh.

- Phân biệt

HIV/AIDS,
- Đề xuất được sởi, ebola... và

sinh tan và

một

tiềm tan; phân

pháp phòng và cách phòng

biệt virus độc

điều trị một số tránh cho cộng

số

bệnh

biện tuyên truyền


truyền đồng.
-KN so sánh,

nhiễm.
- Tìm hiểu các

số tác hại của VR được một số

nghiên cứu

đối với vi sinh bệnh do VR

khoa học liên

vật, thực vật côn trên thực vật,

quan đến ứng

trùng, động vật và côn trùng.

dụng của virus

- Phân tích cơ

phân loại
- KN phát hiện
một số triệu
chứng của một số
cơ thể nhiễm

bệnh do virus và

- Nêu được một sở khoa học

cơ thể bình

số vai trò của VR của việc ứng
trong thực tiễn.

phòng ngừa

được chu trình

và virus ôn hoà
ND3. Vai trò và tác hại của VR
- Nêu được một - Phân tích

con người.

thích và bền vững.

thường.

dụng VR trong

- NL GQVĐ

thực tiễn.

- Năng lực tổng


- Giải thích

hợp phân tích,

được cơ sở

đánh giá các tác

khoa học của

hại và vai trò của

thuốc trừ sâu

virus trong tự

sinh học có

nhiên.

chứa VR.
19


ND4. Bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch

- Kĩ năng định


- Nêu được khái

- Phân biệt

niệm bệnh truyền

được các giai

nhiễm.

đoạn phát triển

- Nêu được các

của bệnh.

phương thức lây

- Phân biệt

truyền.

được các hình

- Nêu được các

thức lây truyền

khái niệm về


bệnh truyền

HIV/AIDS, bệnh

nhiễm.

Sởi, Ebola

- Phân biệt

- Nêu được các

được miễn dịch

con đường lây

dịch thể và

truyền HIV, Sởi,

miễn dịch tế

Ebola...

bào.

nghĩa.
-Kĩ năng so sánh.
- NL giải quyết
vấn đề.

- NL sử dụng
công nghệ thông
tin và truyền
thông.
- NL làm việc
nhóm, năng lực
giao tiếp và hoạt
động độc lập.

- Nêu được khái
niệm miễn dịch:
miễn

dịch

đặc

hiệu và miễn dịch
không đặc hiệu.
Lấy được ví dụ
minh họa.
Tiết 5 Thực hành: Tìm hiểu một

- Rèn kĩ năng

số đại dịch trên thế giới năm 2014

quan sát, phân

- 2015 và một số bệnh truyền


- Tìm hiểu một

tích, tổng hợp

nhiễm ở địa phương.

số đại dịch trên

vận dụng kiến

thế giới năm

thức và năng lực

20


- Tìm hiểu lịch sử, tình hình phát

2014 – 2015 :

liên môn vào giải

triển của các đại dịch AIDS, cúm

Virus cúm gia

quyết các tình


gia cầm, SARS và sốt Ebola.

cầm, virus

huống thực tiễn.

- Cơ chế xâm nhập của virus các Ebola...

- Phát triển kĩ

loại virus đó vào tế bào vật chủ.

năng thảo luận

Phương thức lây nhiễm.

- Tìm hiểu về

nhóm

- Phân biệt được một số dấu hiệu một số bệnh

- Phát triển kĩ

bệnh lý của cơ thể nhiễm bệnh do truyền nhiễm ở

năng tra cứu tìm

virus và cơ thể bình thường.


kiếm, thu thập và

địa

phương

trên đối tượng

xử lý thông tin.

người

- Phát triển kĩ

như

viêm gan, bệnh

năng viết báo cáo

dại, đau mắt

và thuyết trình.

đỏ, cúm, cúm
gia cầm.
5. Xây dựng chuẩn kiến thức và kĩ năng và công cụ đánh giá chủ đề
Tiết 1: CẤU TRÚC VÀ CÁC LOẠI VIRUS
Đảm bảo chuẩn kiến thức:
*/ Môn Sinh:

- Tìm hiểu đại cương về virus, tại sao virus chưa phải là 1 cơ thể sống?
- Nêu được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virus
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của virus
*/ Môn Công nghệ 10:
-Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh
-Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
*/ Môn GDCD:
- Học sinh xây dựng được ý thức của người công dân với vấn đề cấp thiết của
nhân loại
*/ Môn Tin: Mô hình hóa và ứng dụng trong môn Tin ( Mô hình hóa hình thái và cấu
trúc của vi rus)
21


Đảm bảo chuẩn kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức và năng lực
liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm.
Chú ý: Cuối tiết học này, giáo viên triển khai kế hoạch thực hiện dự án - triển
khai bước 1 của tiết 5.
Tên dự án: "Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới năm 2014 - 2015 và một số bệnh
truyền nhiễm ở địa phương".
Công cụ đánh giá (Điểm đánh giá ngẫu nhiên 1 số học sinh trong lớp được lấy vào
điểm kiểm tra miệng hoặc 15 phút).
Câu 1. Trình bày khái niệm và cấu trúc cơ bản của virus. (Mức độ nhận biết)
Câu 2. Virus có được coi là một cơ thể sinh vật không? Vì sao? (Mức độ thông hiểu).
Câu 3. Phân biệt các nhóm virus gây bệnh ở người, động vật và vi khuẩn.(Mức độ vận
dụng).
Câu hỏi 4: Hãy ghép các nội dung cột A và cột B để có được đáp án đúng:
Cột A


Cột B

1. Thành phần cấu tạo cơ bản của VR

a. gai lipoprotein

là…

b. VR của vi khuẩn

2. VR có đời sống kí sinh bắt buộc vì…

c. phức hợp của acid nucleic

3. VR bám lên tế bào chủ bằng…

và vỏ capsid

4. Phage là…

d. chưa có cấu tạo tế bào

5. Nucleocapsid là…

e. lõi acid nucleic và vỏ

Trả lời

protein

g. ARN
h. ADN
Câu 5. (Vận dụng cao)
Tìm hiểu nội dung đoạn văn sau:
... Vỏ của virut cúm gia cầm bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên:
kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hòa N
(Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N
22


(N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các
phân týp khác nhau của virut cúm A. Ví dụ như cúm A/H5N1, H1N1, H7N9…
Vật chủ tự nhiên của tất cả các chủng virus cúm A/H5N1 là chim hoang dã, đây là
nguyên nhân lan truyền virus trong tự nhiên rất khó kiểm soát. Virus cúm A có khả
năng gia tăng biên độ vật chủ của chúng trong quá trình lây truyền ở tự nhiên. Nhờ đặc
tính luôn thay đổi kháng nguyên trong tự nhiên, virus cúm A có khả năng xâm nhiễm ở
nhiều loài vật chủ trung gian khác nhau như gia cầm, một số loài động vật có vú (hải
cẩu, cá voi, ngựa, lợn) và cả ở người, tạo nên tính thích ứng lan truyền “ nội loài” như
gà - gà, hay “ngoại loài” như gà - lợn; gà - lợn - người. Đặc điểm thích ứng vật chủ
này là điều kiện thuận lợi cho virus cúm A trao đổi, tái tổ hợp các phân đoạn gen, đặc
biệt là các phân đoạn gen kháng nguyên (gen “độc” HA và NA) giữa các chủng, tạo ra
một chủng virus cúm mới có khả năng thích ứng xâm nhiễm ở loài vật chủ mới của
chúng đặc biệt khi chúng vượt qua được “rào cản loài” dễ dàng thích ứng lây nhiễm
gây bệnh từ gia cầm sang người và giữa người với người... (Trích báo cáo đề cương
nghiên cứu sinh của - thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuyển - 2014).
Từ đoạn thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
4.1. Cấu trúc tổng quát của virus cúm gia cầm gồm những thành phần nào? Chức năng
của các thành phần đó?
4.2. Vì sao các chủng virus cúm gia cầm có nhiều biến thể?
4.3. Tìm hiểu vai trò của các kháng nguyên bề mặt NA và HA để giải thích vì sao đa số

các chủng virus này có thể xâm nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ khác nhau.
Tiết 2: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO VẬT CHỦ
Đảm bảo chuẩn kiến thức:
*/ Môn Sinh:
- Nêu được quá trình xâm nhiễm và phát triển của virus trong tế bào vật chủ.
- Phân biệt được virus ôn hòa và virus độc
*/ Môn Công nghệ 10:
- Giải thích cơ chế ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật và
sản xuất thức ăn chăn nuôi
*/ Môn GDCD:

23


- Học sinh xây dựng được ý thức của người công dân với vấn đề cấp thiết của
nhân loại
*/ Môn Tin:

Mô hình hóa và ứng dụng trong môn Tin (Mô hình hóa cơ chế xâm

nhiễm và nhân lên của virus trong tế bào vật chủ).
*/ Môn Địa:
- Tìm hiểu về môi trường và sự phát triển bền vững.
- Tìm hiểu thêm các con đường lây lan của những đại dịch giữa những quốc gia
trên thế giới.
Đảm bảo chuẩn kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức và năng lực
liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng thuyết trình.
Công cụ đánh giá (Điểm đánh giá ngẫu nhiên 1 số học sinh trong lớp được lấy vào

điểm kiểm tra miệng hoặc 15 phút).
Câu 1. Nêu tóm tắt các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào vật chủ. (Mức độ
nhận biết).
Câu 2. Tại sao mỗi loại virus lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định? (Mức độ
thông hiểu).
Câu 3. Hãy giải thích tại sao virus chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ? (Mức độ
vận dụng).
Câu 4. Hãy giải thích tại sao gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản?
(Mức độ vận dụng cao).
Câu hỏi 5: : Hãy khoanh tròn đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau:
Nội dung

Đúng hoặc sai

virus có cấu tạo tế bào

Đúng / sai

Hệ gen của virus chỉ có thể là AND

Đúng / sai

virus có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc

Đúng / sai

Các virus có khả năng biến thể

Đúng / sai


virus nhân lên độc lập

Đúng / sai

Câu hỏi 6: Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:
24


1)
2)
3)
4)
5)
6)

virus là thực thể……................, có kích thước siêu nhỏ.
Phân loại virus chủ yếu dựa vào …….......................
Hệ gen của viruscó thể là….. hoặc.......
Các virus không có vỏ ngoài gọi là……
Vỏ..............được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là.........
Trong chu trình nhân lên của virus giai đoạn lắp ráp là giai đoạn lắp…..vào

….để tạo virus hoàn chỉnh.
Câu hỏi 7: Hãy ghép các nội dung ở cột A và cột B để có được đáp án đúng với các
giai đoạn của chu trình nhân lên của virus:
Giaiđoạn
1.
2.
3.


Hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng

hợp
4.
5.

Lắp ráp
Phóng

thích

Diễnbiến
a.
b.
c.

Trả lời

virus phá vỡ tế bào để chui ra ngoài
Lắp acid nucleic vào protein vỏ
virus gắn acid nucleic vào hệ gen của tế

bào chủ
d.
Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt gắn
đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
e.
virus đưa nucleo capsit hoặc acid nucleic

vào tế bàochất
f.
Tổng hợp acid nucleic và protein của
virus
g.
Tổng hợp vỏ ngoài

Câu hỏi 8: Ghép các nội dung ở cột A với cột B để được đáp án đúng :
Cột A

Cột B

1. virus bám được vào bề mặt

a. tồn tại trong tế bào chủ mà chưa

của tế bào chủ do

phá vỡ tế bào chủ

2. Gọi là sự nhân lên của virus

b. Protein của virus đặc hiệu với

mà không gọi là sinh sản do

thụ thể bề mặt của tế bào

3. Vi sinh vật cơ hội là


c. Các VSV lợi dụng lúc cơ thể
suy giảm miễn dịch để tấn công

4. virus tiềm tan là virus

d. Chưa có cấu tạo tế bào

Tiết 3: KHÁI NIỆM BỆNH TRUYÊN NHIỄM VÀ ỨNG DỤNG
Đảm bảo chuẩn kiến thức:
*/ Môn Sinh:
25

Trả lời


×