Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BAO BÌ PP CƠ KHÍ ANH DỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.6 KB, 81 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHUẤT DUY HỒNG HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ BAO BÌ PP & CƠ KHÍ ANH DỨC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHUẤT DUY HỒNG HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ BAO BÌ PP & CƠ KHÍ ANH DỨC

Ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ GIẢ PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BAO BÌ PP & CƠ KHÍ ANH ĐỨC” do KHUẤT
DUY HỒNG HÀ, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG
MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

.

Người hướng dẫn
ThS. Phạm Thị Nhiên

Ngày tháng năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2012

Ngày tháng năm 2012

 



LỜI CẢM TẠ

Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày nay, tôi đã nhận được sự
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.
Lời đầu tiên con xin được gửi lòng biết ơn sâu nặng đến ông bà, cha mẹ và
những người thân yêu trong gia đình đã trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả để nuôi
dưỡng con nên người và tạo điều kiện cho con được học tập như ngày hôm nay.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy Cô Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các quý thầy cô là giảng viên Khoa Kinh Tế, đặc
biệt là Cô Phạm Thị Nhiên – người đã trực tiếp hướng dẫn và dạy cho em biết thêm
nhiều điều trong quá trình làm đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty TNHH Anh Đức cùng toàn
thể các anh chị trong phòng Kinh doanh đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập.
Sau cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè thân yêu, những người đã luôn
quan tâm, giúp đỡ tôi và luôn ở bên cạnh tôi trong những thời điểm khó khăn nhất.
Xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới quý Thầy Cô Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô Phạm Thị Nhiên và những người
thân yêu nhất của tôi cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Công ty
TNHH Anh Đức sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc và thành công. Chúc cho sự phát
triển của Công ty Anh Đức sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Sinh viên
Khuất Duy Hồng Hà
 


NỘI DUNG TÓM TẮT


KHUẤT DUY HỒNG HÀ. Tháng 06 năm 2012. “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động marketing của công ty TNHH SX-TM-DV bao bì PP và cơ khí Anh
Đức”.

KHUẤT DUY HỒNG HÀ. June 2012. “Several Solutions to improve The Marketing Activity of Anh Duc mechanics and packing PP trading services production
company limited”.

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, kết hợp giữa số liệu thứ
cấp từ công ty và dữ liệu từ internet để đánh giá tình hình hoạt động, thực trạng nền
kinh tế có quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất của công ty từ đó đưa ra các giải
pháp tương ứng.
Đề tài đã nêu lên những điểm mạnh của công ty như hoạt động ổn định, có
nhiều khách hàng thân thiết, sản lượng tiêu thụ nhiều và đang mở rộng dần về quy mô.
Đề tài cũng chỉ ra những thách thức từ nền kinh tế trong và ngoài nước có ảnh hưởng
lớn đến công ty, đồng thời phân tích các ảnh hưởng này để đề ra giải pháp giúp công
ty tránh được rủi ro, nắm bắt cơ hội
.

 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề: ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi về không gian ........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian............................................................................................ 3
1.3.3. Phạm vi về nội dung ............................................................................................ 3
1.4. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH ANH ĐỨC: ...........................................................4
2.1.1. Tên gọi-Trụ sở: .................................................................................................... 4
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển công ty: ......................................................... 4
2.1.3. Chức năng nhịêm vụ chủ yếu: ............................................................................ 5
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: ................................................................ 5
2.2. Các sản phẩm chính của Công ty ..........................................................................8
2.3. Mục tiêu của công ty THNH ANH ĐỨC: ..........................................................11
2.3.1. Hệ thống phân phối: .......................................................................................... 11
2.3.2. Vị thế công ty trong ngành: .............................................................................. 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 13
3.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
3.1.1. Khái quát về Marketing .................................................................................... 13
3.1.2. Khái quát về thị phần ........................................................................................ 15
3.1.3. Môi trường Marketing....................................................................................... 16
3.1.4. Một số chiến lược Marketing ........................................................................... 22
3.1.5. Ma trận SWOT................................................................................................... 26
3.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp ......................... 26

 


3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................28
3.2.1. Phương pháp phân tích..................................................................................... 28

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN..................................................... 30
4.1. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm
2009-2010-2011 .........................................................................................................30
4.1.1. Phân tích tình hình hoạt động sàn xuất kinh doanh: ...................................... 30
4.1.2. Lợi nhuận: .......................................................................................................... 34
4.2. Phân tích dự báo môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động Marketing...35
4.2.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................... 35
4.2.2. Phân tích môi trường vi mô .............................................................................. 39
4.2.3. Xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................................... 42
4.3. Phân tích môi trường bên trong để xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty
43
4.3.1. Nguồn lực về tài chính ...................................................................................... 43
4.3.2. Phân tích hoạt động Marketing của công ty.................................................... 46
4.3.3 Nghiên cứu và phát triển R&D.......................................................................... 54
4.3.4 Xây dựng ma trân đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .................................. 54
4.4 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động marketing của công ty
TNHH TM-DV sản xuất bao bì PP Anh Đức ............................................................55
4.4.1. Điểm mạnh ......................................................................................................... 56
4.4.2. Điểm yếu ............................................................................................................ 56
4.4.3. Cơ hội ................................................................................................................. 57
4.4.4. Đe dọa ................................................................................................................ 57
4.5 Phân tích ma trận SWOT .....................................................................................57
4.5.1. Chiến lược SO:Mở rộng thị trường................................................................. 58
4.5.2. Chiến lược WO: cải thiện bộ phận kinh doanh để đón đầu cơ hội ............... 59
4.5.3. Chiến lược ST: sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, nguyên liệu tái chế
để giảm chi phí ............................................................................................................. 60
4.5.4. Chiến lược WT:giữ chân khách hàng, ổn định nguồn cung .......................... 60
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động marketing và mở rộng thị
trường cho công ty TNHH TM&DV sản xuất bao bì PP và cơ khí Anh Đức. ..........61

4.6.1. Tiếp tục củng cố, khai thác thị trường hiện tại ............................................... 61
4.6.2. Xắp xếp lại phòng kinh doanh để nâng cao hoạt động Marketing................ 62
4.6.3. Lập trang web riêng của công ty, thực hiện quảng bá qua mạng .................. 63
vi 
 


4.6.4. Liên hệ tìm đối tác để mở đại lý bán hàng ở khu vực miền Bắc và miền
65
Trung
4.6.5. Nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty .................. 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 66
5.1. Kết luận ...............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................67
5.2.1. Về phía công ty ................................................................................................. 67
5.2.2. Về phía chính phủ .............................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 69

vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH&CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

QLDN

Quản lý doanh nghiệp


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

HDKD

Hoạt động kinh doanh

TTTH

Thông tin tổng hợp

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................... 31 
Bảng4.2: Chỉ tiêu lợi nhuận công ty qua ba năm 2009-2010-2011..................................... 34 
Bảng 4.3: Hai mươi nền kinh tế lạm phát nhất thế giới và hai mươi nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất thế giới............................................................................................................. 37 
Bảng 4.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài(EFE)......................................................... 43 
Bảng 4.5: Tỉ số nợ ............................................................................................................................ 44 
Bảng 4.6: Khả năng thanh toán lãi vay ....................................................................................... 44 
Bảng 4.7: Các chỉ số hoạt động của công ty.............................................................................. 45 
Bảng 4.8: Tỉ trọng doanh thu các loại sản phẩm ...................................................................... 49 
Bảng 4.9: Sản lượng và giá bán sản phẩm của ......................................................................... 50 
Bảng 4.10: Chi phí bán hàng so với doanh thu ......................................................................... 53 

Bảng 4.11: Ma trân đánh giá các yếu tố bên trong .................................................................. 55 
Bảng 4.12: Phân tích ma trận SWOT .......................................................................................... 57 

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất bao PP .............................................................................................. 9 
Hình 3.1. Năm Áp Lực Cạnh Tranh Theo Mô Hình Của Micheal E.Porter .......................................... 17 
Hình 4.1: Sơ đồ sản xuất sản phẩm bao bì PP........................................................................................ 47 


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa thì
vấn đề cạnh tranh và tồn tại trong thị trường đang được đặc biệt quan tâm vì sức ép
cạnh tranh trong thị trường mở ngày càng lớn. Để tồn tại được doanh nghiệp phải luôn
đề cao cảnh giác với những thay đổi của thị trường, nắm bắt những cơ hội mà thị
trường mang tới đồng thời phải biết né tránh, hóa giải những nguy cơ có thể xảy ra.
Trước khi thâm nhập một thị trường , doanh nghiệp phải tìm hiểu những nhu cầu của
thị trường về sản phẩm mà mình sắp bán ra, liệu nó có phù hợp với nhu cầu của thị
trường hay không? Mẩu mã chất lượng sản phẩm như vậy có cạnh tranh được với
những doanh nghiệp đã xuất hiện từ trước không? Phải làm gì để mở rộng thêm thị

phần đang có, thu hút thêm nhiều khách hàng để tăng doanh số và lợi nhuận. Đây
không chỉ là những băn khoăn của những doanh nghiệp lớn mạnh đã nắm phần lớn thị
trường mà nó là mối lo chung của mọi doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp vừa và
nhỏ, những doanh nghiệp vừa thành lập muốn tham gia vào thị trường. muốn giải
quyết các vấn đề này cần phải có những phân tích tổng hợp về sản phẩm-giá-phân
phối-chiêu thị trong hoạt động marketing-Mix. Đây tưởng chừng là vấn đề cao siêu
nhưng xét toàn diện thì nó phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Thành lập từ tháng 10/2007 Công ty TNHH SX-TM-DV bao bì PP và cơ khí
Anh Đức vốn ban đầu là một xưởng cơ khi và thu mua sản phẩm nông nghiệp, hiện
nay lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất bao bì nhựa PP. đây là mặt hàng
có tiềm năng thị trường rất lớn vì các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, ngũ cốc, củ
quả… các sản phẩm hỗ trợ hoạt động nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu đều sử
dụng bao PP để chứa đựng cho vận chuyển, lưu kho. Do mới thành lập nên vốn điều lệ


ban đầu của công ty thấp, nhưng công ty đã nỗ lực để thâm nhập thị trường và chỉ sau
4 năm công ty đã có sự tăng trưởng tốt và chiếm được môt thị phần lớn. Với mong
muốn tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty, phân tích những điểm mạnh
và yếu trong hoạt động marrketing của công ty nhằm đề ra những giải pháp giúp công
cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, tôi tiến hành thực hiện đề tài :” Một số giải
pháp nhằm năng cao hoạt động marketing của công ty TNHH SX-TM-DV bao bì
PP và cơ khí Anh Đức”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chiến lược marketing hỗn hợp của công ty TNHH Anh Đức nhằm
tìm ra những điểm mạnh củng như những mặt còn hạn chế trong quá trình hoạt động
marketing của công ty, từ đó đề tài đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện
hoạt động marketing của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích dự báo môi trường bên ngoài để xác định những cơ hội và nguy cơ

liên quan đến chiến lược Marketing hỗn hợp mà công ty sẽ gặp phải.
Phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của
công ty.
Phân tích thực trạng và hoạt động marketing của công ty qua ba năm 20092010-2011.
Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu chiến lược Marketing hỗn hợp và thu thập số liệu tại công ty
TNHH SX-TM-DV bao bì PP và cơ khí Anh Đức trú tại ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hịa,
huyện Đức Hịa, tỉnh Long An.


 


1.3.2. Phạm vi về thời gian
Sử dụng số liệu nghiên cứu chủ yếu thu thập trong 3 năm từ 2009 – 2011.
Thời gian thực tập và hoàn thành đề tài từ ngày 01/02/2012 đến 01/04/2012.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu chiến lược Marketing hỗn hợp dựa trên cơ sở tình hình tiêu thụ sản
phẩm. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu, nói đến lý do chọn đề tài, thời gian và không gian tiến hành
đề tài. Thông qua đó, nói lên được sự cần thiết của Marketing đối với họat động sản
xuất kinh doanh của công ty TNHH SX-TM-DV bao bì PP và cơ khí Anh Đức.
Chương 2: Tổng quan, là chương nêu lên lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Sơ đồ tổ chức cũng như nguồn vốn và nguồn nhân lực để góp phần xây dựng bền vững
công ty. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong chương này đã đề

cập đến những cơ sở và phương pháp để tiến hành nghiên cứu. Chương 4: Kết quả
nghiên cứu và thảo luận, là chương đưa ra những kết quả đã nghiên cứu được tại công
ty về tình hình sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là chiến lược Marketing – Mix mà công ty
đã xây dựng trong thời gian qua. Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương này khẳng
định lại các vấn đề đã nghiên cứu mà trong đó công ty đã gặp những thuận lợi và khó
khăn gì. Đồng thời, kiến nghị đến các cơ quan nhà nước và công ty phải làm gì để họat
động Marketing có hiệu quả hơn, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH ANH ĐỨC:
2.1.1. Tên gọi-Trụ sở:
- Tên doanh nghiệp :CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BAO BÌ PP & CƠ KHÍ ANH ĐỨC
- Tên giao dịch : ANH DUC MECHANICS AND PACKING PP TRADING
SERVICES PRODUCTION COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : CTY TNHH ANH ĐỨC
- Mã số thuế : 1100802626
- Địa chỉ trụ sở chính :Ấp Bình Tiền 2,Xã Đức Hòa Hạ,Huyện Đức Hòa,Long
An
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển công ty:
Tiền thân của công ty Anh Đức là cơ sở kinh doanh Ký Hùng một cơ sở nhỏ
chuyên gia công và mua bán bao PP như : kéo sơi, dệt bao, may bao.
Cơ sở Ký Hùng tồn tại và không ngừng phát triển nhờ việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động tích cực tìm kiếm nguồn hàng và

khách hàng. Nên vào tháng 10/2007 cơ sở Ký Hùng được đổi tên là Công Ty TNHH
SX - TM – DV Bao Bì PP & Cơ Khí Anh Đức với phân xưởng ở Ấp Bình Tiền 2,Xã
Đức Hòa Hạ,Huyện Đức Hòa,Long An. Công ty đã nhập thêm nhiều máy móc tăng
cường thêm máy chỉ và một vài máy dệt, máy may, đặc biệt là công ty có thể tự thiết
kế và in theo mẫu mã của khách hàng yêu cầu, nhờ đó mà công ty đã phát triển hơn
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng thêm thị trường.Công ty đã cải tiến đổi

 


mới thiết bị và mua thêm cộng cụ sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng hơn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.3. Chức năng nhịêm vụ chủ yếu:
- Hình thức sở hữu : là công ty tư nhân
- Vốn điều lệ : 10.600.000.000 đồng
- Chức năng : sản xuất và kinh doanh bao PP & cơ khí .
- Kinh doanh : Hạt nhựa, nông sản, thực phẩm, kim khí điện máy, phân bón, đại
lý ký gửi hàng hoá, dịch vụ thương mại, gia công cơ khí, sản xuất cơ khí
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo kiểu trực tuyến:
BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ chức
hành chính

P. Kế
toán

Quản đốc phân
xưởng


P. K. doanh

P. Kỹ thuật

C. tiêu

Kiểm nghiệm

Nguồn: Phòng kinh doanh
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
a/ Ban giám đốc:
- Giám đốc : Là người có quyền hạn cao nhất tại công ty, tổ chức điều hành,
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàc ác hoạt động khác trong doanh nghiệp.
Giám đốc còn là người tìm thị trường , phụ trách về ngoại giao của công ty như công
tác tổ chức, vốn, các định hướng đối ngoại và đầu tư phát triển công tác kinh doanh
tổng thể, công tác chất lượng sản phẩm, tổ chức nhân viên. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật trong mọi hoạt của doanh nghiệp.

 


- Phó giám đốc : Được sự uỷ quyền của giám đốc thì phó giám đốc điều hành
mọi công việc trong công ty và đảm nhiệm luôn phần thủ quỹ phụ trách giao dịch với
khách hàng và tìm nguồn để cung cấp nguyên vật liệu, thực hiện các chỉ tiêu sản xuất
đề ra. Công tác sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, tham mưu cho giám đốc trong
việc điều hành sản xuất và các chiến lược kinh doanh.
b/Chức năng quyền hạn của các phòng ban:
* Phòng tổ chức hành chánh:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm với giám đốc về công tác hành chính, tuyển

dụng lao động, vừa làm công tác phân công lao động, thực hiện quản lý công nhân,
kiểm tra lượng hàng của từng công nhân làm ra ( vì công ty thực hiện tính lương theo
hình thức sản phẩm), thực hiện chế độ lao động tiền lương, theo dõi chế độ lương
thưởng phạt kiểm tra việc chấp hành giờ giấc làm việc của công nhân.
* Phòng kế toán :
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc và phó giám đốc về
công tác kế toán, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, tình hình sản xuất
kinh doanh, sử dụng vốn.
- Đảm trách toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm, kiểm tra quá trình thực
hiện với khách hàng, quản đốc.
- Kiểm tra việc thu chi tài chính, tình hình thanh toán công nợ.
- Cung cấp số liệu tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kế toán tài chính phục vụ công tác thống kê và thực
hiện các chế độ báo cáo tài chính.
* Quản Đốc phân xưởng:
Chịu trách nhiệm trực tiếp về quá trình làm việc của công nhân và xem xét tình
hình hàng hoá ở phân xưởng để báo cáo lên cho phòng tổ chức hành chánh .
* Phòng kinh doanh cung tiêu
- Nhân viên lập kế hoạch sản xuất và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, đảm
bảo tiến độ giao hàng.

 


- Thực hiện công tác thu mua nguyên vật liệu, xuất nhập hàng hoá, vận chuyển
giao nhận hàng.
- Nghiên cứu mở rộng thị trường và thị phần, mở rộng đối tác và ngành hàng,
tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch sản xuất thực hịên. Trong quá trình sản
xuất các nhân viên kỹ thuật kiểm nghiệm sản phẩm làm ra để kịp thời theo dõi những
sai sót và điều chỉnh kịp thời.

- Đồng thời lập ra kế hoạch sản xuất giám sát tiến trình tự thục hiện kế hoạch
sản xuất, khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu sản phẩm
mới.
* Phòng kỹ thuật & kiểm nghiệm có nhiệm vụ : khi nhận chứng từ mẫu mã
hàng, nhanh chóng lên sơ đồ lượng nguyên vật liệu thích hợp để giao cho bộ phận sản
xuất bao gồm:
- Tổ kéo sợi
- Tổ dệt
- Tổ cắt
- Tổ may
- Tổ in, đóng kiện
- Tổ bảo trì
Nhân viên văn phòng làm việc 6 ngày : từ 7h30 sáng đến 5 h chiều.
Do đặc điểm của sản phẩm, doanh nghiệp tổ chức sản xuất liên tục, công nhân
làm theo ca:
- Ca 1 : từ 7h sáng đến 19h
- Ca 2 : từ 19h tối đến 7 h
Nếu có nhiều đơn đặt hàng thì công nhân tăng ca.
Phạm vi hoạt động:
Hoạt động chính của công ty là sản xuất, kinh doanh bao PP, tuy công ty mới
thành lập nhưng đã tiến hành hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì
vậy sản phẩm của công ty đã từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo uy tín
thương hiệu. Sản phẩm của công ty tiêu thụ mạnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh

 


miền Tây và một số tỉnh phía Bắc. Công ty đang tổ chức tiếp thị, mở rộng thị trường
tiêu thụ trong nước, tổ chức xuất khẩu uỷ thác, thăm dò thị trường các nước nhằm mở
rộng sản xuất kinh doanh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty có văn phòng giao dịch, hai nhà xưởng phục vụ sản xuất, một phương
tiện vận tải( có nhu cầu thì thuê ngoài), máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty
70 % từ xây dựng cơ bản, đây là điểm mạnh của công ty vì đáp ứng yêu cầu về sản
xuất về mặt mỹ thuật, tiết kiệm chi phí, khai thác hiệu quả khả năng tiềm tàng, góp
phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Các sản phẩm chính của Công ty
Công ty sản xuất ra thành phẩm bao pp nhiều kích cỡ và mẫu mã phục vụ cho
các ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, nông sản thực phẩm và đáp ứng nhu cầu
khác nếu cần, đồng thời cũng góp phần làm đa dạng sản phẩm như:
-Vải cuộn.
-Bao bì dệt PP.
-Bao bì in tối đa 9 màu, 2 mặt.
-Tráng phủ 02 mặt trên bao bì PP.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp nhựa trong đó có sản xuất bao bì và có
giá trị kinh tế với thị trường trong nước cũng như ngoài nước vì độ tiện lợi của sản
phẩm về chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Với đặc thù của ngành sản xuất Bao dệt PP, công ty đã bố trí dây chuyền sản
xuất linh hoạt nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng.
Đồng thời với hệ thống quản lý chất lượng công ty đã thực hiện kiểm soát chặt
chẽ từng công đoạn sản xuất từ việc nhập nguyên vật liệu đến khi giao hàng, cả về tiến
độ, chi phí và chất lượng sản phẩm


 


Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất bao PP
Hạt nhựa


(1)

Nguyên vật liệu
Kéo

(2)

Nếu đơn đặt hàng cần bao
màu thì công ty sẽ pha màu
cùng hạt nhựa để tạo ra chỉ
màu theo yêu cầu của khách
hàng

Dệt thành bao

(3)
Cắt bao

(4)
Kiểm
(7) bao

May bao

(5)

(6)

Kiểm bao


(8)
In bao
(9)
Xuất xưởng
Nguồn:phòng kinh doanh

(1)

Hạt nhựa ( nhựa tươi hay còn gọi lại keo zin, được nhập từ các nước

hoặc nguồn nguyên liệu trong nước và nguồn nguyên liệu tái chế).


 


(2)

Kéo thành sợi : Xào nóng hạt nhựa PP, chất phụ gia, bột màu nếu đơn

đặt hàng yêu cầu, phế phẩm thu từ hai đường manh chỉ. Hỗn hợp xào nóng được
truyền trược tiếp vào phiễu, dưới tác dụng của nhiệt điện hỗn hợp được chảy thành keo
( gọi là đảo keo) ép keo qua rãnh tạo thành mảnh chỉ, mành chỉ được kéo qua hô nước
để nguội lại và không bị khô cứng. Mành chỉ được tiếp tục kéo qua dàn lam, dàn lam
cắt mành chỉ thành sợi nhỏ ( hai đường biên của mành chỉ dày và cứng không thể cắt
thành sợi.
(3)

Sẽ được thu gom lại, cắt nhỏ, bỏ vào xào nóng chung với hạt nhựa, trong


giai đoạn đầu của quy trình sản xuất kích cỡ sợi chỉ được điều chỉnh theo khoảng cách,
lưởi lam của dàn theo yêu cầu của khách đặt hàng.
Từ dàn làm sợi chỉ được kéo qua bàn nóng, nhiệt độ từ bàn nóng có tác dụng
làm cho sợi chỉ se chắc lại. Mật chỉ trắng đục, sự co giãn của sợi chỉ cũng được quyết
định từ nhiệt độ của bàn nóng ( chỉ được điều chỉnh đủ lửa).
Từ bàn nóng sợi chỉ được tiếp tục kéo qua lô ống bằng sắt có nhiệt treo chênh
lệch có tác dụng kéo căng sợi chỉ.( trong lúc này các thợ phụ thợ chính cần theo dõi vì
chỉ có thể bị đứt hoặc rối, hoặc các sợ chỉ không phù hợp với yêu cầu của khách hàng)
qua công đoạn này sợ chỉ được kéo qua dàn thâu quấn thành ống chỉ .
(4)

Khâu dệt manh bao:

Chỉ đã hoàn thành ở giai đoạn trênđược quản lý khâu dệt ( được ghi rõ số lượng
chỉ được phân phối theo kg) phân phối chỉ cho các công nhân dệt.
Chỉ hoàn thành quấn vào ống mắc vào máy dệt, dệt thành manh bao dạng ống
cuộn tròn.
(5)

Khâu cắt bao (kiểm bao)

Chiều dài của bao được cắt theo yêu cầu của khách hàng, thợ cắt vừa cắt và vừa
đếm chục và cuộn mỗi xấp 20 cái hoặc 50 cái .
(6)

Khâu may bao : ( kiểm bao)

Bao sau khi cắt được chuyển cho thợ may. Công đoạn này gòm có hai thợ : Thợ
may bao và thợ cắt chỉ may bao, khi thợ may bao thì ra luôn theo bao những làn chỉ,
10 

 


thợ phụ phải cắt rời chỉ ra ( vì công đoạn này may liên tục nên thợ phụ phải cắt chỉ để
có thể may nhanh và nhiều sản phẩm) thợ phụ cần xếp bao theo xấp, mỗi xấp 20 hoặc
50 cái. Vừa xếp thợ phụ vừa kiểm tra xem còn bao nào lỗi dật do khâu cắt sót thì loại
ra.
(7)

Khâu in :

In bao ( theo đơn đặt hàng) công ty sẽ thiết kế theo đơn đặt hàng của khách in
ra và khách hàng đồng ý thì sẽ tiến hành in theo mẫu. Bao được kiểm tra xem có bị lỗi
do các khâu khác sót lại thì loại ra và được xếp thành xấp.
(8)

Khâu đóng kiện :

Trước khi đóng kiện bao đã in xong được xếp thành xấp và cân xem bao có đủ
trọng lượng hoặc dư trọng lượng so với yêu cầu của khách hàng ( để có phương pháp
điều chỉnh thích hợp và được buộc thành xấp).
- Bao đã hoàn thành đóng thành kiện, tuỳ từng hợp đồng của khách hàng thường
là đóng một kiện là 500 bao (theo hợp đồng xuất khẩu) mức chênh lệch trọng lượng
kiện là 0,3 gam / 1 bao so với trọng lượng đã thoả thuận với khách hàng trước đó.
- Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành nhựa ở nước ta chủ yếu là nhập
hạt nhựa từ các nước , một số nguyên liệu trong nước và từ phế liệu tái trong nước (
Các loại tái chế này tương đối dồi dào chủ yếu tập trung ở các trung tâm công nghiệp ,
các khu chiết xuất, các thành phố lớn, đặc biệt là ở TP.HCM).
- Công ty luôn cố gắng phấn đấu phát triển và tiến bộ hơn để mở rộng thị trường
hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

2.3. Mục tiêu của công ty THNH ANH ĐỨC:
2.3.1. Hệ thống phân phối:
Cty phân phối trực tiếp các sản phẩm phần lớn cho ngành chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm, nông sản thực phẩm ở các tỉnh Phía Nam và còn cộng tác với một số
công cty làm hàng xuất khẩu bao đựng gạo như Tổng Công Ty Lương Thực Miền
Nam,còn phía Bắc thì công ty có hợp tác với Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc.
Ngoài ra công ty còn có một số Đại Lý rất lớn ở Campuchi tiêu thụ một lượng
hàng làm cho doanh thu tăng liên tục trong mấy năm liền đây.
11 
 


2.3.2. Vị thế công ty trong ngành:
Công ty được thành lập 4 năm nhưng trên thực tế nó được hình thành từ cơ sở
có mặt trên thị trường gần mười năm nên sản phẩm tiêu thụ trong một tháng của năm
2010 là 1.126.867 cái bao (chỉ tính hàng cung cấp cho các ngành chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm, nông sản thực phẩm nội địa không kể hàng xuất khẩu).Nếu có hàng xuất
khẩu thì sản phẩm tiêu thụ trong một tháng của năm 2010 với số lượng là 3.526.977
cái bao.
Với số lượng tiêu thụ trên thị trường như thế thì không tránh khỏi sự cạnh tranh
của các công ty cùng ngành như:
- Công ty Cổ phần Đại Hữu:số lượng tiêu thụ trong tháng khoảng 4.500.000
cái.
- Công ty Cổ phần Bao Bì Trung Đông:số lượng tiêu thụ trong tháng khoảng
1.200.000 cái.
Công ty cung cấp các sản phẩm phần lớn cho ngành chế biến thức ăn gia súc,
gia cầm, nông sản thực phẩm ở các tỉnh Phía Nam.Công ty còn cộng tác với một số
công ty làm hàng xuất khẩu các loại bao đựng gạo như Tổng Công Ty Lương Thực
Miền Nam,còn phía Bắc thì công ty có hợp tác với Tổng Công Ty Lương Thực Miền
Bắc.

Ngoài ra công ty có một số Đại Lý rất lớn ở Campuchia tiêu thụ một lượng
hàng làm cho doanh thu tăng liên tục trong mấy năm gần đây.

12 
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về Marketing
a. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về Marketing, nhưng không có một
khái niệm thống nhất vì Marketing luôn vận động và phát triển.
Marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường nhằm tạo ra sự trao đổi
với mục đích làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người.
Theo CIM (Uk’s Charter Institue of Marketing) cho rằng “Marketing là quá
trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách
hiệu quả và có lợi”.
Theo AMA (American Association Marketing 1985) cho rằng “Marketing là
tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo định giá, xúc tiến và phối hợp ý tưởng,
hàng hóa, dịch vụ để tạo ra sự thay đổi và thỏa mãn những mục tiêu cá nhân của tổ
chức”.
Theo Philip Kotler: “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm
tra những khả năng câu khách của công ty, cũng như những chính sách hoạt động với
quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhóm khách hàng đã lựa chọn”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Marketing là quá trình phát hiện, gợi mở ra các
nhu cầu khách hàng và từ đó tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó, đồng thời mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.

13 
 


Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra nhận xét:
Marketing đáp ứng nhu cầu của người mua lẫn người bán thông qua đáp ứng
nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong muốn.
Mọi hoạt động Marketing đều hướng theo khách hàng, Marketing phải nghiên
cứu, dự đoán để nhận biết và thỏa mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng.
Bản chất của Marketing là sự mong đợi, chỉ bán cái khách hàng cần chứ không
bán cái doanh nghiệp sẵn có.
b. Vai trò Marketing đối với doanh nghiệp
Nhiệm vụ của Marketing là phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vì thế
ngày nay sự lựa chọn hoặc quyết định mua hay không mua của khách hàng tùy thuộc
vào sản phẩm, giá cả, phân phối và biện pháp truyền thông khuyến mãi vì thế
Marketing ra đời.
c. Mục tiêu Marketing
Gồm 4 mục tiêu cơ bản:
1. Tối đa hóa sự tiêu thụ (Maximize Consumption) tạo điều kiện dễ dàng kích
thích sự tiêu thụ tối đa, nhờ đó sẽ tạo ra sản xuất, phát triển công ăn việc làm và tạo sự
thịnh vượng tối đa.
2. Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu thụ (Maximize Consumer
Satisfaction) làm cho người tiêu thụ thỏa mãn tối đa chứ không phải bản thân sự tiêu
thụ. Tuy nhiên sự đo lường, đánh giá hài lòng của khách hàng còn những khó khăn
nhất định
3. Tối đa hóa sự chọn lựa (Maximize Choice) là làm cho sản phẩm được đa
dạng và sự chọn lựa của người tiêu dùng dược tối đa. Tuy nhiên, sự tối đa chọn lựa sẽ
làm tăng phí tổn. Hàng hóa dịch vụ sẽ đắt hơn, người tiêu dùng mất thời gian chọn lựa
hơn.


14 
 


×