Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BẮP TẠI XÃ PHÚ KIẾT HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.68 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ MINH THUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BẮP TẠI XÃ PHÚ
KIẾT HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ MINH THUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BẮP TẠI XÃ PHÚ
KIẾT HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BẮP TẠI XÃ PHÚ KIẾT, HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH
TIỀN GIANG” do Lê Minh Thúy, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________.

TS. THÁI ANH HÒA
Giảng viên hướng dẫn

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi
khôn lớn thành người, người đã làm chỗ dựa và động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã, cho
tôi niềm tin và nghị lực để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học
Nông Lâm và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong
cuộc sống sau này.
Xin chân thành biết ơn thầy Thái Anh Hòa, giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian tôi thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn các cô chú và anh chị trong phòng Nông Nghiệp và Ủy Ban Nhân
Dân xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân và tất cả bạn bè thời sinh viên cũng như các bạn
từ những năm học phổ thông đã luôn bên cạnh tôi chia sẻ những khó khăn, ủng hộ về
tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa luận.

TP.HCM, ngày 7 tháng 6 năm 2012

Sinh viên
Lê Minh Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ MINH THÚY. Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Cây Bắp Tại Xã Phú Kiết, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang”.
LE MINH THUY. June 2012. “Evaluation of The Economic Efficiency of
Maize Production in Phu Kiet Commune, Cho Gao District, Tien Giang
Province”.
Khóa luận thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng bắp ở
xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang thông qua phỏng vấn 30 hộ dân trồng
bắp đường cùng với 30 hộ trồng bắp nếp để lấy số liệu tính toán, phân tích và so sánh
kết quả, hiệu quả của hai giống bắp.
Người dân ở xã hiện đang trồng giống bắp đường có giá cả và thị trường tiêu
thụ rất ổn định làm cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của người dân nơi đây. Kết quả
và hiệu quả kinh tế do bắp đường mang lại cao hơn so với bắp nếp, cụ thể là doanh thu
bắp đường trong một vụ đạt đến 53,48 triệu đồng trong khi với bắp nếp, con số này chỉ
có 46,63 triệu đồng. Do vậy kéo theo lợi nhuận cũng có sự chênh lệch 27,98 triệu đồng
cho bắp đường và 22,63 triệu đồng cho bắp nếp. Xét về hiệu quả kinh tế của hai giống
bắp, bắp đường và bắp nếp đều mang tính khả thi nhưng nếu lựa chọn một trong hai
thì tất nhiên bắp đường vẫn được ưu tiên hơn với những kết quả cụ thể như sau:
-

Tỷ suất doanh thu/chi phí của bắp đường là 2,1 lần còn bắp nếp là 1,94 lần.

-

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của bắp đường là 1,1 lần còn bắp nếp là 0,94 lần.


-

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của bắp đường là 0,52 lần còn đối với bắp nếp là
0,49 lần.

-

Tỷ suất thu nhập/doanh thu của bắp đường là 0,60 còn với bắp nếp tỷ số này là
0,57 lần.
Đáng lẽ với khả năng mang lại hiệu quả kinh tế như vậy thì bắp đường phải

được trồng mở rộng hơn nhưng do vẫn còn khó khăn vướng mắc nên diện tích bắp vẫn
còn nhỏ hẹp. Lý do là không có đất để mở rộng diện tích canh tác.
 
 


Thông qua việc điều tra tìm hiểu, biết được những thuận lợi cũng như khó khăn
của người dân trồng bắp ở xã, từ đó khóa luận đưa ra một số kiến nghị và giải pháp
như nghiên cứu cải thiện hiệu quả, nâng cao công tác khuyến nông để giúp bà con
nhiều hơn về khoa học kỹ thuật, cải tạo đất, mở rộng diện tích trồng bắp, mở rộng thị
trường tiêu thụ.

 
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.1. Địa bàn ..................................................................................................2
1.3.2. Đối tượng ..............................................................................................2
1.3.3. Thời gian ............................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................5
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh
Tiền Giang. .....................................................................................................................5
2.1.2. Tình hình đất đai và lao động của xã .................................................... 6
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ............................................................... 8
2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm của cây bắp ...................................................... 8
2.2.2. Tình hình sản xuất bắp của Việt Nam từ 1995-2010 .......................... 10
2.2.3. Vài nét về hai giống bắp đang nghiên cứu .........................................11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 14

 


3.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................14
3.1.1. Vài nét về nông hộ và hiệu quả kinh tế ..............................................14
3.1.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế .................................................14

3.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế ...............................................15
3.1.4. Phân tích độ nhạy ................................................................................16
3.1.5. Phân tích hồi quy ................................................................................ 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu ........................................18
3.2.2. Phương pháp điều tra .......................................................................... 19
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..............................................19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 20
4.1. Đặc điểm của các nông hộ điều tra ............................................................... 20
4.1.1. Quy mô nhân khẩu ..............................................................................20
4.1.2. Tuổi chủ hộ .........................................................................................21
4.1.3. Trình độ học vấn .................................................................................22
4.1.4. Cách tiếp cận kỹ thuật trồng bắp của các nông hộ ............................. 23
4.1.5. Quy mô diện tích đất trồng bắp ..........................................................23
4.1.6. Nguồn vốn ...........................................................................................24
4.2. Chi phí trồng và chăm sóc cây bắp ...............................................................25
4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hai giống bắp .............................................27
4.3.1. Tổng doanh thu của một hecta bắp .....................................................27
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của một hecta bắp đường và bắp nếp trong một vụ
trồng

.......................................................................................................................28
4.4. Phân tích độ nhạy của thu nhập ảnh hưởng bởi giá cả ................................. 30
4.4.1. Phân tích độ nhạy ảnh hưởng đến thu nhập khi giá của bắp đường thay

đổi

.......................................................................................................................30
vi 
 



4.4.2. Phân tích độ nhạy ảnh hưởng đến thu nhập khi giá của bắp nếp thay
đổi

.......................................................................................................................31
4.5. So sánh hiệu quả của cây ớt với cây bắp ......................................................32
4.5.1 So sánh ớt với cây bắp nếp ..................................................................33
4.5.2 So sánh ớt với bắp đường .................................................................... 34
4.6. So sánh việc trồng bắp ở xã Phú Kiết với một số xã khác trong huyện ....... 35
4.7. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bắp .................................36
4.7.1. Ước lượng các tham số của mô hình .................................................. 36
4.7.2. Kiểm định sự vi phạm giả thiết của mô hình ......................................36
4.7.3. Kết quả phân tích mô hình .................................................................. 37
4.8. Các kênh tiêu thụ bắp ...................................................................................39
4.9. Tìm hiểu xu hướng canh tác và những khó khăn của các nông hộ trồng

bắp ở xã .......................................................................................................................39
4.9.1. Xu hướng canh tác của các nông hộ trồng bắp ở xã hiện nay ............39
4.9.2. Những khó khăn của các nông hộ trồng bắp ở xã ..............................40
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................42
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 42
5.2.1. Đối với công tác khuyến nông và chính quyền địa phương ...............43
5.2.2. Đối với người dân trồng bắp ...............................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................45

 

vii 
 



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

 

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã Phú Kiết ............................................................ 6

Bảng 2.2. Hiện Trạng Dân Số của Xã Phú Kiết Năm 2010 ........................................... 7
Bảng 2.3. Bảng So Sánh Giá Trị Bổ Dưỡng Giữa Gạo Lứt Và Bắp Hột (Giá trị của
100gr) ............................................................................................................................... 10
Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Bắp của Cả Nước Từ 1995-2010 ....... 11
Bảng 3.1. Dấu Của Hệ Số Kỳ Vọng .......................................................................................... 17
Bảng 4.1. Quy Mô Nhân Khẩu của Các Nông Hộ Điều Tra ............................................... 20
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Điều Tra ............................................................. 22
Bảng 4.3. Cách Tiếp Cận Kỹ Thuật Trồng Bắp của Các Nông Hộ ................................... 23
Bảng 4.4. Quy Mô Diện Tích Đất Trồng Bắp của Các Hộ Điều Tra ........................... 24
Bảng 4.5. Nguồn Vốn Sản Xuất Của Những Nông Hộ Trồng Bắp ................................... 24
Bảng 4.6. Bảng Chi Phí Hiện Vật Của Một Hecta Bắp Đường .......................................... 25
Bảng 4.7. Bảng Chi Phí Hiện Vật Của Một Hecta Bắp Nếp ............................................... 26
Bảng 4.8. Chi Phí Trồng và Chăm Sóc Một Hecta Bắp ....................................................... 27
Bảng 4.9. Doanh Thu Một Hecta Bắp Đường Trong Một Vụ Trồng ............................... 28
Bảng 4.10. Doanh Thu Một Hecta Bắp Nếp Trong Một Vụ Trồng .................................. 28
Bảng 4.11. Các Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Hai Giống Bắp ..................... 29
Bảng 4.12. Doanh Thu của Một Hecta Ớt ................................................................................ 32
Bảng 4.13. Các Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Ớt và Bắp Nếp ..................... 33
Bảng 4.14. Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Ớt và Bắp Đường ........................ 34
Bảng 4.15. Kết Quả Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Bắp ............. 36
Bảng 4.16. Kiểm Định White Heteroskedasticty Test .......................................................... 36
Bảng 4.17. Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test ............................. 37
Bảng 4.18. Các Kênh Tiêu Thụ Bắp Trên Địa Bàn Xã ........................................................ 39
Bảng 4.19. Xu Hướng Canh Tác Bắp Hiện Tại và Trong Những Năm Tiếp Theo của
Các Nông Hộ Trồng Bắp ở Xã .................................................................................. 40
Bảng 4.20. Những Yếu Tố Tác Động Chủ Yếu Đến Việc Trồng Bắp ở Địa Phương . 40
 
 
 


 
ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Trang
Hình 2.1. Cây Bắp Đường ............................................................................................12
Hình 2.2. Trái Bắp Đường ............................................................................................12
Hình 2.3. Cây Bắp Nếp .................................................................................................13
Hình 2.4. Trái Bắp Nếp ................................................................................................13
Hình 4.1. Biều Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ Trồng Bắp Đường .......................... 21
Hình 4.2. Biều Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ Trồng Bắp Nếp ...............................21
Hình 4.3. Đồ Thị Sự Thay Đổi của Thu Nhập Khi Giá Bắp Đường Thay Đổi ............30
Hình 4.4. Đồ Thị Sự Thay Đổi của Thu Nhập Khi Giá Bắp Nếp Thay Đổi ................31


 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Câu Hỏi Tìm Hiểu Nông Hộ Trồng Bắp Ở Xã Phú Kiết Huyện Chợ
Gạo Tỉnh Tiền Giang.
Phụ Lục 2: Các Bảng Kết Xuất Eview.
Phụ Lục 3: Danh Sách Các Nông Hộ Khảo Sát.

xi 
 



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Qua quá trình đổi mới và phát triển, nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn. Lương thực, một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, do
dó người nông dân có thể chủ động trong sản xuất, chọn lựa những loại cây trồng có
giá trị kinh tế cao. Nhu cầu của thị trường càng cao càng đòi hỏi sự đa dạng hóa của
cây trồng, vật nuôi để phục vụ nhu cầu của trong nước và xuất khẩu, tăng hiệu quả
kinh tế. Từ lâu cây lúa vẫn được biết như là cây lương thực chính giúp nước ta trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Ngoài cây lúa, cây bắp (cây ngô)
cũng là loại cây lương thực quan trọng. Trên thế giới, bắp được xếp thứ 3 về diện tích,
thứ 2 về sản lượng và thứ nhất về năng suất. Và ở nước ta hiện nay, bắp là một trong
những cây trồng đang được coi trọng để phát triển cả diên tích cũng như năng suất, sản
lượng và chất lượng.
Cây bắp được dùng rất phổ biến không chỉ trong chăn nuôi mà còn trong ngành
công nghiệp thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây bắp mang lại.
Cây bắp dễ trồng mà đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở đồng bằng
sông Cửu Long.
Ở địa bàn xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang có rất nhiều nông dân
trồng bắp trong đó chủ yếu là bắp đường và bắp nếp. Từ khi trồng bắp nguồn thu nhập
và đời sống của người dân ở đây hoàn toàn được cải thiện. Cây bắp có thật sư đem lại
hiệu quả cao như thế hay không? Và tại sao cây bắp mang lại nguồn thu nhập khả quan
cho nông dân như vậy mà vẫn chưa được mở rộng diện tích canh tác?
Trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Cây Bắp Tại Xã Phú Kiết Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang”.



 


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bắp tại xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo
tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình trồng bắp của các hộ dân trên địa bàn xã Phú Kiết.
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bắp đường và cây bắp nếp.
- So sánh hiệu quả giữa hai giống bắp, biết được giống bắp nào thích hợp với
người dân ở địa phương hơn.
- So sánh sự canh tranh về diện tích của cây ớt với diện tích cây bắp tại địa
phương.
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của các hộ trồng bắp ở địa phương và đề
xuất giải pháp khắc phục khó khăn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa bàn
Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền
Giang.
1.3.2. Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đối với những nông hộ trồng bắp đường và bắp nếp ở xã
Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
1.3.3. Thời gian
- Thời gian tiến hành điều tra: từ 01/2012 đến 03/2012
- Thời gian làm khoá luận: từ 04/2012 đến 06/2012
1.4. Cấu trúc
- CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Cây Bắp Tại Xã Phú Kiết Huyện Chợ Gạo Tỉnh Tiền Giang” trong phần đặt vấn đề.

Bên cạnh đó cũng nêu rõ mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu chung và các mục
tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu gồm đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu,
cuối cùng là cấu trúc các chương của khoá luận.




- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư của
xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Phần còn lại là tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm khái niệm cây bắp
và nêu đặc điểm của hai giống bắp mà khóa luận đang nghiên cứu là bắp đường và bắp
nếp.
- CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần cơ sở lý luận nêu lên những lý thuyết, khái niệm cơ bản có liên quan đến
khoá luận như các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế như chi phí, doanh thu, lợi nhuận,
thu nhập; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như tỷ suất doanh thu/chi phí, lợi
nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/doanh thu.
Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp chọn mẫu và thu thập
số liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và xử lý số liệu gồm phương
pháp phân tích chung, tính hiệu quả kinh tế của cây ngắn ngày. Sử dụng phần mềm
Eview để phân tích mô hình hồi quy để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận. Qua quá trình điều tra chung
về những hộ trồng bắp đường và bắp nếp đánh giá được giống bắp nào mang lại hiệu
quả kinh tế khả quan hơn.
Cụ thể là sẽ trình bày các đặc điểm của nông hộ điều tra như quy mô nhân
khẩu, cơ cấu độ tuổi, trình độ học vấn, cách tiếp cận khoa học kỹ thuật,… để biết được
thực trạng trồng bắp của bà con nông dân tại địa phương. Tiếp theo là tính toán các

loại chi phí cũng như sản lượng và doanh thu đạt được của hai giống bắp từ đó có số
liệu so sánh làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. Cuối cùng là cơ cấu xu hướng canh
tác của các hộ dân trồng bắp như giữ nguyên diện tích hay mở rộng hay thay thế bằng
cây trồng khác… và những điều kiện chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc trồng
bắp của người dân địa phương.
- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra các kết luận chính đạt được như thực trạng trồng bắp ở xã như thế nào,
qua thống kê tính toán thì loại bắp nào có doanh thu cao hơn, có hiệu quả kinh tế tốt



hơn để giúp người dân ở xã có sự lựa chọn đúng đắn góp phần cải thiện thu nhập và
đời sống của gia đình.
Đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện chẳng hạn như
làm thế nào để giảm bớt chi phí, tăng năng suất trong quá trình trồng bắp, sự quan tâm
nhiều hơn của công tác khuyến nông ở xã để hướng dẫn cách trồng bắp đúng kĩ thuật
cho bà con nông dân.

 
 
 




CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền

Giang.
a) Vị trí địa lý của xã
Huyện Chợ Gạo là một trong bốn huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang, cách trung
tâm tỉnh (Thành phố Mỹ Tho) 10km. Huyện có ba con đường giao thông huyết mạch.
Đường bộ là liên tỉnh lộ 24 (nay là Quốc lộ 50), nối với Quốc lộ 1A từ thành phố Mỹ
Tho, đi qua huyện xuống Gò Công. Đường thủy, nằm cuối hướng Tây của huyện, có
kinh Bảo Định chảy theo hướng Nam - Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho,
qua sông Vàm Cỏ Đông thuộc Long An; kinh Chợ Gạo, nối với sông Tiền tại vàm
rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam - Bắc qua Long An về Sài Gòn. Với một hệ thống
giao thông như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao dổi hàng hóa đi
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Huyện có một thị trấn (thị trấn Chợ Gạo) và
18 xã.
Xã Phú Kiết là một trong 18 xã thuộc huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang với diện
tích tự nhiên 1.154,46 ha gồm 9 ấp: Phú Lợi A, Phú Lợi B, Phú Lợi C, Phú Khương A,
Phú Khương B, Phú Khương C, Phú Thạnh A, Phú Thạnh B, Phú Thạnh C. Ranh giới
hành chính được xác định như sau:
-

Đông giáp xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

-

Tây giáp xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

-

Nam giáp xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

-


Bắc giáp xã Hòa Tịnh, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Xã gần như nằm trong vùng trung tâm của huyện, gần với thị trấn Tân Hiệp và
thành phố Mỹ Tho – là những địa điểm đặc thù khi nhắc tới tỉnh Tiền Giang



b) Địa hình và đất đai
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất trung bình đến độ cao khoảng + 0,4 m
đến +1,7 m xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; có sông Bảo Định ngang
qua dài 4 km tạo nguồn và cấp thoát nước cho 11 tuyến kênh chính nối với hệ thống
thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài là 21,055 km, thuận lợi tưới tiêu đảm bảo phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
c) Khí hậu
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên xã Phú Kiết cũng mang
những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng từ tháng 5 đến
tháng 11, thường vào tháng 9 tháng 10 (âm lịch) lượng mưa tập trung nhiều hơn. Mùa
nắng bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 4 (âm lịch). Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng
270C.
Nhìn chung khí nhậu thời tiết của huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển sản
xuất, ít có thiên tai như bão, lụt, sương muối…tạo điều kiện cho cây trồng phát triển
tốt.
2.1.2. Tình hình đất đai và lao động của xã
a) Tình hình đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Theo
số liệu thống kê năm 2010 của xã về tình hình sử dụng đất như sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã Phú Kiết
Khoản mục


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.154,46
1.015,27
192,76
143,21
688,01
0,29
139,19
0

100
87,94
19
13,22
67,76
0,02
12,06
0

Tổng diện tích đất
1. Đất nông nghiệp
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng màu
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất nuôi trồng thủy sản
2. Đất phi nông nghiệp

3. Đất sử dụng cho mục đích khác

Nguồn tin: UBND xã




Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.154,46 ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 87,94% với diện tích 1.015,27 ha. Đến năm 2010, trong cơ cấu đất nông nghiệp,
diện tích đất trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản không nhiều mà phần lớn là đất
trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao nhất 67,76% chủ yếu là trồng các loại cây ăn trái.
Đất trồng hoa màu chỉ chiếm 13,22% với diện tích 134,21 ha. Nhưng hai năm gần đây
thì diện tích đất trồng màu có xu hướng mở rổng do người dân chuyển đổi cây trồng.
Bắp cũng là loại cây thuộc diện tích trồng hoa màu nhưng chưa có số liệu thống kê cụ
thể.
Còn lại là đất phi nông nghiệp với 139,19 ha chiếm 12,05% trong tổng diện tích
đất của xã gồm có đất ở và đất chuyên dung cho quốc phòng, sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp, y tế, giáo dục…
b)Tình hình dân số - lao động
Toàn xã có 9 ấp với tổng số dân là 9.885 người. Với tổng số 2.625 hộ thì trung
bình mỗi hộ sẽ có 4 nhân khẩu. Vì người dân trong xã phần lớn làm nghề nông, làm
vườn nên đây là con số phù hợp cho mỗi gia đình vì không sợ thiếu lao động cũng như
ít lo hơn về gánh nặng kinh tế.
Bảng 2.2. Hiện Trạng Dân Số của Xã Phú Kiết Năm 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng


Tỷ trọng (%)

Người

9.885

100

Hộ

2.625

Số nhân khẩu/hộ

Người

4

Ngoài tuổi lao động

Người

4.514

45,67

Trong tuổi lao động

Người


5.371

54,33

Lao động nam

Người

2.793

52

Lao động nữ

Người

2.578

48

Tổng dân số
Số hộ

Nguồn tin: UBND xã
Về cơ cấu dân số, theo thống kê thì có 4.514 người ngoài tuổi lao động chiếm
45,67% tổng dân số ở xã. Như vậy trong tổng số 4 nhân khẩu chỉ có 2 người trong tuổi
lao động, còn lại là người cao tuổi hay vị thành niên. Bên cạnh đó số lao dộng nữ là
2.578 người chiếm 48% tổng số lao động, gần xấp xỉ số lao động nam. Đây là điều
kiện không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở xã vì thiếu khá nhiều lao động chân




tay phù hợp cho công việc đồng án. Tình hình địa phương là thế nên có lẽ đó là lí do
các vườn cây ăn trái, cây lâu năm được người dân ở đây lựa chọn. Không phải chăm
sóc vất vả hay quá phức tạp, không cần lao động nam có sức khỏe mà chỉ cần lao động
nữ hay thậm chí người trên tuổi lao động cũng có thể trồng được. Ngoài ra, các cây
hoa màu như bắp cũng được người dân ở đây lựa chọn vì dễ trồng và không tốn nhiều
lao động.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm của cây bắp
a) Cây bắp
Thân cây bắp tương tự như thân cây của các loại tre và các khớp nối có thể cách
nhau khoảng 20-30 cm. Bắp có hình thái phát triển rất đặc biệt; các lá hình mũi mác
rộng bản, dài 50-100 cm và rộng 5-10 cm; thân cây thẳng cao 2-3 m, với nhiều mấu,
các lá tỏa a từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và ôm sát thân cây là trái bắp.
Khi còn non chúng dài ra khoảng 3 cm mỗi ngày.
Bắp có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ
thu đông vào tháng 8-9 dương lịch, vụ đông xuân vào tháng 11-12 dương lịch, vụ
xuân là vào tháng 1-2 dương lịch, vụ hè vào tháng 3-4 dương lịch. Bắp sống được trên
nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước
tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Bắp chịu thời tiết ẩm. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho cây bắp vào khoảng 21-270C. Cây bắp cần được trồng luân canh, tốt nhất là
với cây họ đậu như thế sẽ làm giảm được nguồn sâu bệnh và cây họ đậu sẽ giúp tích
lũy được phân đạm cho vụ bắp sau.
Bắp là loại cây một mùa với bông đực và bông cái. Bông đực mọc trên đầu cây
(cờ bắp) và bông cái được bao bọc bởi những vỏ áo. Bông cái thò ra ngoài với những
sợi râu bắp, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung
vàng. Mỗi trái bắp dài khoảng 10-25 cm, chứa khoảng 200-400 hạt.
Qua nhiều thế hệ và cùng thời gian thì nhiều giống bắp mới lai tạo cũng được
nhu nhập vào nước ta qua nhiều thế kỷ, mặc dù vậy cây bắp vẫn được chia làm 4 nhóm

chính sau:




-

Nhóm bắp răng ngựa: Hạt dẹp bề mạt hạt lỏm xuống giống răng ngựa.
Thân cao to, năng suất cao, hạt cứng. Hiện nay được trồng rất nhiều để
phục vụ cho chăn nuôi.

-

Nhóm bắp tẻ hoặc đá rắn: đầu hạt mình tròn, phẩm chat hạt tốt, hàm
lượng protid cao. Thân cây cao trung bình, sản lượng khá. Đây là nhóm
ngô mà người ta trồng nhiều vừa để làm lương thực vừa để chăn nuôi.

-

Nhóm bắp nếp: Thân cây giống ngô tẻ, đầu hạt hình tròn nhưng màu hạt
đục, hạt ăn dẻo, phẩm chất hạt ăn ngon nhưng năng suất không cao. Đây
là giống bắp dùng làm lương thực là chủ yếu.

-

Nhóm bắp đường: Là nhóm bắp mà cây bắp đẻ nhánh nhiều và hạt bắp
chứa một lượng đường rất lớn, bề mặt hạt nhăn nheo, bắp này nhiều
nước có giá trị trong việc sử dụng chế biến thực phẩm, làm rau, đồ
hộp…


b) Công dụng của cây bắp
Trong hạt bắp có chứa rất nhiều chất Beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có
tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Bắp còn chứa chất xơ không
hòa tan- chất giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh; chất xơ này sau khi chuyển hóa thành
chuỗi axit béo ngắn (SCFA) có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm
giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Bắp cũng rất tốt cho não vì nó giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất
truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Một bát bắp có thể đáp ứng được khoảng 24%
lượng vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Chiết xuất từ bắp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp da sáng đẹp hơn.
Trong bắp còn giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình
suy thoái điểm vàng, rất tốt cho mắt.
Bắp là thực phẩm có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất
xơ hòa tan liên kết với Cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi
khắp cơ thể để hấp thụ tiếp Cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp
cũng giúp làm giảm Homocysteine, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Tính đa dạng của cây bắp được thể hiện trong công nghiệp chế biến thực phẩm,
ngoài việc luột bắp ra dùng ngay, bắp còn là một trong những thành phần có mặt trong



nhiều loại sản phẩm hàng hóa bao gồm các sản phẩm đồ hộp, bánh kẹo và một số mặt
hàng khác.
Thân cây bắp có thể dùng làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò…Nếu muốn sử
dụng một cây lương thực nào đó làm thức ăn mà đảm bảo cả hai nhu cầu về số lượng
và chất lượng thì cây bắp là cây ưu tiên được chọn vì: 1 hecta bắp có thể cho thu hoạch
từ 70-80 tấn cả cây, lá và hạt. Xét về mặt kinh tế chưa có cây nào vượt qua cây bắp
trong lĩnh vực dùng làm thức ăn gia súc.
Bảng 2.3. Bảng So Sánh Giá Trị Bổ Dưỡng Giữa Gạo Lứt Và Bắp Hột (Giá trị
của 100gr)

Calori Protein Lipit Canxium

Sắt

Vitamin Vitamin Vitamin Niacin

(%)

(%)

(mg)

(mg)

A(U.I.)

B1(mg) B2(mg)

(mg)

Gạolứt

357

7,5

1,8

15


1,4

0

0,33

0,05

4,6

Bắp

356

9,5

4,3

7

2,3

450

0,45

0,11

2,0


Nguồn: www.ykhoa.net
Bắp được xem là một loại ngũ cốc vàng vì không những đáp ứng cho nhu cầu
thực phẩm của con người mà còn là một nguồn dinh dưỡng tiềm năng góp phần ngăn
ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch.
2.2.2. Tình hình sản xuất bắp của Việt Nam từ 1995-2010
Theo số liệu của tổng cục thống kê thì diện tích, năng suất và sản lượng bắp của
cả nước ta liên tục tăng từ 1995 đến 2010. Gắn liền với những thành quả đó là việc
không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, tạo ra nhiều giống bắp lai có
năng suất cao đáp ứng được nhu cầu về sản lượng và chất lượng.

10 


Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Bắp của Cả Nước Từ 1995-2010
Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1995

556,8

21,1

1177,2

1996


615,2

25,0

1536,7

1997

662,9

24,9

1650,6

1998

649,7

24,8

1612,0

1999

691,8

25,3

1753,1


2000

730,2

27,5

2005,9

2001

729,5

29,6

2161,7

2002

816,0

30,8

2511,2

2003

912,7

34,4


3136,3

2004

991,1

34,6

3430,9

2005

1052,6

36,0

3787,1

2006

1033,1

37,3

3854,6

2007

1096,1


39,3

4303,2

2008

1140,2

40,1

4573,1

2009

1089,2

40,1

4371,7

2010

1126,9

40,9

4606,8
Nguồn tin: Tổng cục thống kê

2.2.3. Vài nét về hai giống bắp đang nghiên cứu

a) Cây bắp đường
Đây là giống bắp lai F1 siêu ngọt Suger 75 của Mỹ. Giống bắp này có sức sinh
trưởng khỏe, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch sớm (65-70 ngày), có thể trồng
nhiều vụ trong năm, cho bắp to, tỷ lệ đóng bắp cao, chắc, đều hạt. Hạt có hàm lượng
đường cao, phù hợp cho ăn tươi, làm nguyên liệu thực phẩm đóng hộp.
Số bắp trên cây từ 1-2 bắp, trái bắp có hình thuôn đẹp, hạt đóng sít, có màu
trắng-vàng xen kẽ. Đúng như tên gọi bắp đường (hay bắp ngọt), bắp đường có độ ngọt
cao, luộc ăn mềm, thơm nên được rất nhiều người ưa thích.

11 


Hình 2.1. Cây Bắp Đường

Nguồn tin: Internet
Hình 2.2. Trái Bắp Đường

Nguồn tin: Internet

12 


×