Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Tái định cư và biến đổi đời sống của người mã liềng (chứt)(nghiên cứu trường hợp bản tái định cư cà xen, xã thánh hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình) luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.85 MB, 126 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ

PHẠM THỊ HƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIP I HC

TáI ĐịNH CƯ Và Sự BIếN ĐổI ĐờI SèNG
CđA NG¦êI M · LIỊNG (CHøT)
(Nghiên cứu trường hợp bản tái định cư Cà Xen,
xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

CHUN NGÀNH LỊCH SỬ VĂN HĨA


VINH - 2011

2


Trờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

PHM TH HNG

KHểA LUN TT NGHIP I HC

TáI ĐịNH CƯ Và Sự BIếN §ỉI §êI SèNG
CđA NG¦êI M · LIỊNG (CHøT)
(Nghiên cứu trường hợp bản tái định cư Cà Xen,


xã Thanh Hóa, huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình)

CHUN NGÀNH LỊCH SỬ VĂN HĨA
Líp 48B1 - Lịch sử (2007 - 2011)

Giáo viên hớng dẫn: ThS. Bïi minh thuËn


Vinh - 2011

4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Bùi
Minh Thuận. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, động viên tơi trong suốt q
trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
Đại học Vinh đã giảng dạy và hướng dẫn tơi hồn thành chương trình học tập
và thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Phịng ban dân tộc thiểu số huyện
Tuyên Hóa, các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thanh Hóa, cũng như nhân dân
bản Cà Xen đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập các nguồn tài
liệu, tư liệu cho việc hoàn thành khóa luận.
Và tơi cũng xin gửi lời biết ơn tới những người thân trong gia đình, tới
những người bạn ln động viên, khích lệ tơi.
Tơi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó !
Vinh, tháng 5 năm 2011

Tác giả
Phạm Thị Hường


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................10
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................12
4. Nguồn tư liệu và giả thiết khoa học.............................................................13
5. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................14
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...........................................15
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................15
1.1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài.......................................................15
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước.................................................17
1.2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích..........................................22
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22
1.2.2. Khung phân tích
................25
1.3. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................25
1.3.1. Các khái niệm chung.............................................................................25
1.3.2. Khái niệm liên quan đến các hình thức tái định cư...............................27
1.3.3. Quan điểm tái định cư...........................................................................28
Tiểu kết chương 1............................................................................................31
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ, ĐỊA BÀN
VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU..................................................................32
2.1. Đướng lối tái định cư và sự vận dụng của huyện Tuyên Hóa đối với

người Mã Liềng...............................................................................................32
2.1.1. Sự cần thiết phải tái định cư..................................................................32
2.1.2. Những căn cứ để xây dựng chương trình..............................................33
2.1.3. Quá trình hình thành dự án định canh định cư......................................34
2.1.3.1. Chủ trương của các cơ quan Nhà nước..............................................34
2.1.3.2. Tình hình thực tế ở địa phương..........................................................36
2.1.3.3. Tình hình triển khai và tổ chức thực hiện ..........................................39
2.1.4. Một số nhận xét, đánh giá về quá trình thưc hiện tái định cư...............46
2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu xã Thanh Hóa......................................49
2.2.1. Đặc điểm về địa lí - tự nhiên.................................................................49
2.2.2. Đặc điểm dân cư, xã hội........................................................................50
2.2.2.1. Đặc điểm dân cư.................................................................................50
2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................52
2.2.3. Người Mã Liềng ở xã Thanh Hóa.........................................................53
Tiểu kết chương 2............................................................................................59


Chương 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA
QUÁ TRÌNH TÁI ĐỊNH CƯ..........................................................................60
3.1. Sở hữu đất đai...........................................................................................60
3.2. Hoạt động nông nghiệp............................................................................63
3.2.1. Trồng trọt...............................................................................................63
3.2.2. Chăn nuôi..............................................................................................66
3.2.3. Lâm nghiệp............................................................................................67
3.3. Trao đổi, buôn bán....................................................................................69
3.4. Khai thác tài nguyên.................................................................................71
Tiểu kết chương 3............................................................................................74
Chương 4
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI DO TÁC ĐỘNG

CỦA QUÁ TRÌNH TÁI ĐỊNH CƯ................................................................76
4.1. Quá trình tụ cư tại địa bàn mới.................................................................76
4.2. Quan hệ cộng đồng, tộc người..................................................................78
4.2.1. Về quan hệ cộng đồng...........................................................................78
4.2.2. Về quan hệ tộc người.............................................................................81
4.3. Ẩm thực....................................................................................................82
4.4. Tín ngưỡng...............................................................................................84
4.4.1. Tín ngưỡng thờ thần linh.......................................................................84
4.4.2. Thờ cúng tổ tiên....................................................................................85
4.5. Phong tục tập quán...................................................................................86
4.5.1. Sự biến đổi trong đời sống vật chất.......................................................86
4.5.2. Phương diện văn hóa tinh thần..............................................................90
4.6. Y tế, giáo dục và một số lĩnh vực khác....................................................91
4.6.1. Y tế........................................................................................................91
4.6.2. Giáo dục................................................................................................92
4.6.3. Giao thông.............................................................................................93
4.6.4. Điện sáng...............................................................................................94
4.6.5. Nguồn nước...........................................................................................94
Tiểu kết chương 4............................................................................................96
KẾT LUẬN.....................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................103
PHỤ LỤC......................................................................................................108

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng phát triển châu Á (viết tắt theo tiếng Anh)


BQL:

Ban quản lý

BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

DCDC:

Du canh du cư

ĐBDTTS:

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐCĐC:

Định canh định cư

ĐHQGHN:

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐKTN:

Điều kiện tự nhiên

Nxb:


Nhà xuất bản

PRA:

Phương pháp đánh giá nơng thơn có nguời dân tham gia
(viết tắt theo tiếng Anh)

PTBV:

Phát triển bền vững

QB:

Quảng Bình

TĐC:

Tái định cư

TNTN:

Tài nguyên thiên nhiên

TW:

Trung ương

THCS:


Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban nhân dân

VQG:

Vườn quốc gia

WB:

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.

Bảng tổng hợp hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của người
Mã Liềng tại xã Thanh Hóa

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp của người Mã
Liềng tại bản Cà Xen


Bảng 2.3.

Bảng hỗ trợ phương án và kinh phí hỗ trợ đất sản xuất cho người
Mã Liềng tại xã Thanh Hoá

Bảng 2.4.

Bảng diện tích đất ở của người Mã Liềng ở xã Thanh Hóa

Bảng 2.5.

Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ đất ở cho người Mã Liềng tại xã
Thanh Hóa.

Bảng 2.6.

Bảng tổng hợp thực trạng nhà ở của người Mã Liềng tại xã
Thanh Hóa

Bảng 2.7:

Bảng tổng hợp thực trạng nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc
thiểu số (ĐBDTTS) nghèo tại bản Cà Xen xã Thanh Hóa.

Bảng 2.8:

Bảng tổng hợp nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt của ĐBDTTS tại
bản Cà Xen xã Thanh Hố.

Bảng 2.9:


Bảng tổng hợp các cơng trình thủy lợi cần làm mới và nâng
cấp để bảo đảm tưới ruộng lúa cho ĐBDTTS Mã Liềng ở xã
Thanh Hóa

Bảng 2.10: Địa bàn phân bố dân cư của tộc người Mã Liềng
Sơ đồ 1.1:

Khung phân tích đời sống của người dân sau tái định cư

Sơ đồ 3.1:

Chu kỳ canh tác nương rẫy truyền thống của cộng đồng người
Mã Liềng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Bình là mảnh đất hẹp nhất đất nước dân số không nhiều nhưng
lại phân thành nhiều tộc người trong đó có những nhóm người chỉ có vài trăm
người như Arem, Rục, Chứt,… sinh sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng
biên giới, những nơi có điều kiện hết sức khó khăn. Tuy vậy, trong quá trình
sinh tồn và phát triển đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Bình đã khơng
ngừng sáng tạo và giữ gìn được nhiều giá trị văn hóa vật chất, tinh thần độc
đáo, đồng thời góp nhiều cơng sức và xương máu trong cuộc bảo vệ, xây
dựng quê hương Quảng Bình.
Trong 2 thập kỉ qua, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… để đầu
tư, thực hiện nhằm xóa đói, giảm nghèo tiến tới xây dựng một cuộc sống tiến

bộ của vùng dân tộc trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Trong đó, khơng thể khơng nhắc đến chương trình tái định cư (TĐC) của
Chính phủ đối với người Mã Liềng tại xã Thanh Hóa, huyện Tun Hóa, tỉnh
Quảng Bình. Tất cả đã bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng, các bản đồng
bào dân tộc thiểu số đã định canh định cư (ĐCĐC), thực hiện phân bố lại dân
cư, từ bỏ tập quán làm nương rẫy chuyển sang sản xuất thâm canh, nhu cầu
hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng được đáp ứng, trình độ dân trí của
đồng bào ngày càng được nâng cao.
Mặc dù vậy, hiện nay đồng bào vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trên bước
đường phát triển đó là: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao; Kinh tế phát triển chưa thực
sự bền vững; Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp; Cơ sở hạ tầng nhiều nơi
còn thiếu thốn, lạc hậu… và những biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Xét về đặc điểm tộc người thì người Mã Liề ng có đời sớ ng kinh tế và
văn hóa, xã hội hết sức lạc hậu. Chính điều đó đã đặt ra những thách thức
10


khơng nhỏ trong q trình thưc hiê ̣n di dân TĐC và đảm bảo cho đời sống của
̣
đồng bào sau khi định cư tại địa bàn mới. Với đặc thù gắn bó chặt chẽ với
điều kiện tự nhiên (ĐKTN) vùng đồi núi và dọc các khe suối, nên việc đồng
bào phải chuyển đổi địa bàn cư trú và thực hiện TĐCở địa bàn mới, nơi có
nhiều thay đổi về mơi trường tự nhiên và xã hội chắc chắn sẽ có tác động
không nhỏ đến đời sống của cộng đồng.
Thuộc vào dạng TĐC không tự nguyện (Involuntary migration and
resettlememt), thực tế quá trình TĐC bước đầu ở bản Cà Xen đã cho thấy
nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, chẳng hạn như khơng có đất sản xuất, sự thay
đổi trong tập qn canh tác, khó khăn trong việc trao đổi bn bán, khai thác
tài nguyên,… trong khi đó nhiều vấn đề xã hội phức tạp cũng đã xuất hiện

trong quá trình di cư và TĐC, đơn cử như sự thay đổi trong quan hệ cộng
đồng, quan hệ tộc người giữa bộ phận cư dân mới đến và cư dân bản địa trong
vấn đề khai thác rừng và khai thác nguồn nước… Ngoài ra, người Mã Liềng
cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn khác trong vấn đề y tế, giáo dục, cơ sở
hạ tầng, thông tin liên lạc,...
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi đã lưa chọn vấn đề “Tái định cư
̣
và sự biến đổi trong đời sống của người Mã Liềng (Chứt), (Nghiên cứu
trường hợp bản tái định cư Cà Xen, xã Thanh Hố, huyện Tun Hố, tỉnh
Quảng Bình) ” làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thực hiện di dân TĐC đã làm thay đổi đời sống của
người Mã Liềng ở bản Cà Xen thuộc xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
1. Khẳng định những nét cơ bản trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã
hội trước và sau khi thực hiện quá trình di dân TĐC của người Mã Liềng trên
địa bàn xã Thanh Hóa.
2. Làm rõ sự thay đổi trong phương thức mưu sinh và đời sống văn hóa
- xã hội của người Mã Liềng trong quá trình TĐC.
11


3. Chỉ ra những điều bất cập cần khắc phục nhằm ổn định và cải thiện
đời sống cho đồng bào Mã Liềng TĐC nói riêng và đồng bào TĐC nói chung,
góp phần vào cơng tác bảo tồn và phát triển bền vững (PTBV) cộng đồng
người Mã Liềng cũng như tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình TĐC và sự biến đổi trong
đời sống của người Mã Liềng ở xã Thanh Hóa, huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng

Bình. Tuy nhiên, do thời gian và yêu của mô ̣t khoá luâ ̣n tố t nghiê ̣p nên chúng
tôi chỉ đi sâu nghiên cứu sự biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu sự biến đổi về đời sống
kinh tế bên cạnh những thay đổi về văn hóa - xã hội.
Để xác định nội dung nghiên cứu của khóa luận chúng tơi xin đưa ra
một số câu hỏi cụ thể sau:
1. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người Mã Liềng sau khi tiến
hành tái định cư như thế nào? Đây là câu hỏi thuộc dạng mơ tả, là cơ sở định
hướng trong q trình nghiên cứu và khảo sát tại thực địa. Nội dung nghiên
cứu của câu hỏi này nhằm làm rõ những khía cạnh căn bản trong đời sống
hiện tại của cư dân ở bản Cà Xen sau khi TĐC.
2. Những biến đổi về kinh tế, văn hóa - xã hội trong đời sống người Mã
Liềng ở xã Thanh Hóa như thế nào, so sánh với trước khi chuyển cư? Là câu
hỏi thuộc dạng cấu trúc so sánh, câu hỏi này nhằm làm rõ sự thay đổi trong
đời sống của cộng đồng nghiên cứu khi chuyển đến nơi ở mới và qua đó chỉ
ra những thay đổi so với đời sống tại địa bàn cũ. Đây chính là câu hỏi quan
trọng nhất và là mục đích căn bản mà khóa luận muốn hướng đến.
3. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi kinh tế, văn hóa - xã hội
trong đời sống đồng bào sau khi chuyển cư đến nơi ở mới ở bản Cà Xen? Đây
là một dạng câu hỏi thuộc dạng cấu trúc với mục đích tìm ra những ngun
12


nhân và nhân tố tác động đến đời sống của người Mã Liềng đa ̃ dẫn đến những
thay đổi trong đời sống của họ. Câu hỏi này là cơ sở để phân tích và tìm ra
những căn ngun của sự thay đổi đó, đồng thời làm cơ sở để chỉ ra những
căn nguyên của những bất cập cũng như đưa ra những giải pháp nhằm ổn định
và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, để trình bày vấn đề có hệ thống hơn, chúng tơi sẽ khái qt

một số vấn đề về địa lý tự nhiên, dân cư và xã hội của xã Thanh Hóa để làm
cơ sở giải quyết cho những vấn đề đã đưa ra. Đề tài được xác định trong phạm
vi không gian là xã Thanh Hóa, huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Với phạm vi nghiên cứu như trên, chúng tơi có điều kiện nghiên cứu sâu
hơn về sự biến đổi cũng như những mặt tích cực, hạn chế và tồn tại của nó.
4. Nguồn tư liệu và giả thiết khoa học
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu sử dụng trong khóa luận chủ yếu là tài liệu điền dã được
thu thập qua các đợt khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
Để phục vụ nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp những tư
liệu có liên quan tới người Mã Liềng, q trình TĐC, đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của người Mã Liềng ở xã Thanh Hóa nói riêng và của tỉnh Quảng
Bình, nước Việt Nam và trên thế giới nói chung, và các tài liệu khác có liên
quan đến đề tài nghiên cứu,….
Các bài viết, bài tạp chí của các cơ quan Trung ương (TW), các tỉnh và các
nhà báo địa phương.
Các văn bản chủ trương, đường lối, báo cáo, các bản kế hoạch, dự án, đề
án, chuyên đề của TW, tỉnh ủy, huyện ủy, địa phương,…
4.2. Giả thiết khoa học
Với đề tài này, chúng tôi xin xác định một số giả thuyết khoa học làm cơ
sở cho việc quy chiếu nhận thức, đánh giá vấn đề cũng như quá trình quan sát,
thu thập thơng tin tại địa bàn, cụ thể như sau:

13


1. Quá trình TĐC của người Mã Liềng thuộc dạng thức di dân TĐC
khơng tự nguyện. Vì vậy, q trình đó sẽ tác động nhiều mặt làm thay đổi đời
sống người dân.
2. Với sự thay đổi về môi trường sống nên chắc chắn sẽ có tác động khơng

nhỏ tập qn sản xuất và hoạt động kinh tế của người Mã Liềng, vốn phụ
thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên.
3. Giữa địa bàn cũ và địa bàn mới có sự khác biệt về đặc điểm tộc người,
văn hóa, xã hội, nên nhiều khả năng đồng bào sẽ phải đối mặt với những biến
động trong đời sống văn hóa, xã hội, đặc biệt là vấn đề trong quan hệ cộng
đồng, quan hệ dịng họ, phong tục tập qn, tín ngưỡng,…
4. Do liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội như thu hồi đất, phân chia
đất, phân chia phạm vi khai thác rừng,… nên sẽ có tác động đến đời sống của
địa phương, địa bàn nhập cư. Điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề nhận
thức của dân sở tại cũng như trong quan hệ giữa cư dân mới và cũ.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục nội
dung chính của khóa luận được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về vấn đề tái định cư, địa bàn và tộc người
nghiên cứu.
Chương 3: Những biến đổi trong đời sống kinh tế do tác động của quá
trình tái định cư.
Chương 4: Những biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội do tác
động của q trình tái định cư.

14


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Nghiên cứu về cộng đồng sống ven các cùng sinh thái từ lâu đã được

các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm tiến hành để đánh giá thực sự tác
động của những cộng đồng này với nguồn TNTN hay nói cách khác là nghiên
cứu lối sống và ứng xử với môi trường của người dân bản địa.
Các tác phẩm tiêu biểu là J.E.Spencer với “Du canh ở Đông Nam Á”
(1996), “Những người nông dân trong rừng: phát triển kinh tế và nền nơng
nghiệp vùng đất khó canh tác ở Bắc Thái Lan” của B.Johsnin (1978),“Ai đang
ăn rừng?: dân số, tính hiện đại và nạn phá rừng ở Đông Nam Á” của Alberto
Gomes(1978), “Nông nghiệp và sử dụng tài nguyên trong một cộng đồng
người Kenya thuộc vùng rừng mưa miền xuôi” của See Chung Chin (1980),
“Chúng tôi ăn rừng….” của Georges Condominas (2008)…
Ngoài ra, trong hệ thống nghiên cứu của các tác giả nước ngồi về di
dân và TĐC, chúng tơi đặc biệt chú trọng đến các chuyên khảo sau:
Tham khảo kết luận của Ủy ban Thế giới về Đập (2000) qua nghiên
cứu 125 đập lớn tại 52 quốc gia cho thấy rằng: Hàng triệu người dân sinh
sống ở hạ lưu các đập phụ thuộc vào các hoạt động lũ tự nhiên và thủy sản gặp những tổn thất nghiêm trọng đến cuộc sống. Số người di dời không được
xác định rõ, nên không được đền bù hoặc đền bù thường không đủ. Mức độ di
dời càng lớn, cuộc sống của cộng đồng bị ảnh hưởng càng ít có khả năng phục
hồi. Thiếu cam kết chính trị hoặc năng lực của các chính quyền ảnh hưởng bất
lợi đến bảo tồn di sản văn hóa, các cơng trình khảo cổ của các cộng đồng địa
phương và sự biến mất của động thực vật. Dân tộc thiểu số và dân sở tại dễ bị
tổn thương và các ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống văn hóa, tinh thần khi
đối mặt với mất mát do di dời. Trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, khoảng
cách về giới lớn và phụ nữ thường xuyên phải chịu các chi phí xã hội nhiều
15


hơn và thường bị phân biệt khi phân bổ nguồn lực. Sự tham gia của những
người bị ảnh hưởng trong đánh giá tác động xã hội và môi trường thường diễn
ra sau, thậm chí thiếu hoặc bị giới hạn về phạm vi.
Tham khảo về kết quả nghiên cứu ở 44 trường hợp khác của Scudder

(chỉ có 3 trong số 44 (khoảng 7% là thành công). Do cán bộ thực thi thiếu
năng lực (27 trường hợp); Thiếu vốn (22 trường hợp); Thiếu cam kết chính trị
(quy hoạch thiếu đất, cơ sở hạ tầng không đầy đủ như dự kiến); Thiếu cơ hội
để phát triển (tập huấn, khuyến nơng, tín dụng…); Số người TĐC thấp hơn
thực tế; Thiếu sự tham gia của người TĐC vào quá trình quy hoạch; Mất đất
(86% các trường hợp nghiên cứu); Mất cơ hội việc làm; Ảnh hưởng đến an
ninh lương thực (79% trường hợp nghiên cứu phải đối mặt với vấn đề an ninh
lương thực).
Hai chuyên khảo về vấn đề di dân và TĐC gồm “Các phương pháp tiếp
cận nhân học về TĐC - Chính sách, thực tiễn và lí thuyết” và “TĐC, nguy cơ
nghèo hoặc vấn đề sinh kế bền vững” (2002) của Christopher McDowell
(Khoa nhân học, Đại học Macquarie, Sydney). Hai chuyên khảo này đã đề cập
đến phương pháp luận liên quan đến TĐC, từ bản chất của TĐC, sự khác biệt
giữa TĐC tự nguyện và không tự nguyện, đến mối quan hệ giữa TĐC với
biến đổi kinh tế, xã hội của những cộng đồng di cư, với nguy cơ bần cùng hóa
sau TĐC, đồng thời đưa ra những định hướng để xây dựng các hình thức sinh
kế bền vững sau TĐC [5, tr. 8].
Luận văn Thạc sỹ của Cao Thị Yên, bảo vệ tại Viện Cơng Nghệ Hồng
gia Thụy Điển năm 2003, với đề tài: “Hướng tới sự bền vững của các đập thủy
điện lớn ở Việt Nam - vấn đề TĐC và các dự án thủy điện” (tiếng Anh). Luận
văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong quá trình TĐC liên quan đến thuỷ
điện, những thành công và hạn chế, cũng như sự khác biệt giữa chính sách đưa
ra với thực tiễn thực hiện. Thông qua nghiên cứu quá trình TĐC của thủy điện
Hịa Bình và thủy điện Yaly, luận văn đã đề cập đến những vấn đề bất cập
trong công tác TĐC của các dự án thủy điện ở Việt Nam và tác động của các
dự án đến đời sống của những người thuộc diện TĐC [5, tr. 9].
16


Luận văn của Ulrika Bladh và Eva - Lena Nilsson, cũng tại Viện Cơng

nghệ Hồng gia Thụy Điển năm (2005), với đề tài “Xây dựng kế hoạch TĐC
không tự nguyện như thế nào - trường hợp dự án thủy điện Sơn La ở Việt
Nam”, (tiếng Anh). Thông qua luận văn đã cho thấy những tác động của quá
trình TĐC ở cơng trình thủy điện Sơn La đối với những người dân thuộc diện
phải di dời, thông qua hệ thống các nghiên cứu điểm trên địa bàn cả tỉnh Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu. Đặc biệt, luận văn đi sâu vào xem xét vấn đề sở
hữu đất đai, đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định những đối tượng chịu
ảnh hưởng của quá trình TĐC, đồng thời xem xét mức độ tham gia của họ
trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch [5, tr. 9].
Các báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) về quá trình TĐC phục vụ các dự án phát triển nói
chung, kết hợp với các hướng dẫn của ADB và WB về di dân TĐC như:
“TĐC không tự nguyện” và “Sổ tay về TĐC - hướng dẫn áp dụng vào thực
tiễn” (ADB) và “Sách hướng dẫn về TĐC không tự nguyện - việc quy hoạch
và thực hiện các dự án phát triển” và “Chính sách hoạt động đối với vấn đề
TĐC khơng tự nguyện” (WB).
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trong q trình thu thập tư liệu chúng tơi đã tiếp cận các cơng trình
nghiên cứu của nhiề u tác giả về vấn đề di dân, TĐC, bảo tồn, và PTBV, đặc
biệt là sự tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân
TĐC, có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu sau:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Bá Thủy (2002) với đề tài: “Di dân tự do
của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc
giai đoạn 1986 - 2000”. Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng di dân tự
do nói chung, và di dân tự do nói riêng từ địa bàn Cao Bằng, Lạng Sơn vào
Đắc Lắc trong thời gian từ 1986 - 2000. Phân tích những nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng di dân nói trên. Đánh giá tác động của quá trình di dân đối
với đời sống tộc người thực tại đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải
pháp có giá trị ứng dụng cao trong công tác di dân và TĐC. Tuy nhiên, luận
17



án mới chỉ đề cập đến di dân tự do, mà chưa đề cập đến hình thức di dân,
TĐC khác [19, tr. 15].
Năm 2005, đoàn nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ
thuật Việt Nam tiến hành dự án “Khảo sát nghiên cứu tiến bộ và kết quả bước
đầu q trình thực hiện TĐC, cơng trình thủy điện Sơn La”. Được tiến hành ở
5 huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La), Phong Thổ và Sìn
Hồ (Lai Châu). Nhằm tìm hiểu diễn biến của quá trình thực hiện di dân TĐC,
những tác động về kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường và sức khỏe của cộng
đồng di chuyển và cộng đồng sở tại. Từ đó, nhận diện những tác động tích
cực và rủi ro của quá trình TĐC; Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm tư, nguyện
vọng, quan hệ dân tộc của cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại; Thu thập các
tư liệu cơ bản còn thiếu về sinh kế, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu
số đã tạo cơ sở cho phân tích, dự báo chương trình TĐC trong tương lai. Dự
án đã đưa ra những tham vấn nhằm góp ý kiến và giả pháp giảm thiểu nhằm
cải thiện những vấn đề đang đặt ra của quá trình TĐC.
Tuy nhiên, nghiên cứu có những hạn chế như về cơ bản chưa phán ánh
thực trạng vào thời điểm nghiên cứu, do số liệu điều tra, khảo sát theo cách
cắt ngang, khơng thốt khỏi tình trạng thơng tin phản ánh chưa đầy đủ (Đặc
biệt về mảng vệ sinh, y tế). Việc đánh giá về mơi trường chưa kết hợp với kết
quả phân tích mẫu đất, nước và khơng khí tại điểm nghiên cứu. Chủ yếu sử
dụng số liệu quan sát, phỏng vấn, và tài liệu sẵn có, bởi hạn chế về thời gian,
kinh phí và ngơn ngữ giao tiếp của đối tượng khảo sát đã ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin bảng hỏi soạn sẵn [19, tr. 15, 16].
Đoàn Bổng và Nguyễn Đức Anh (2007) với đề tài: “Bước đầu đánh
giá chất lượng cuộc sống người dân TĐC của dự án hồ Tả Trạch (Thừa Thiên
Huế)”. Đề tài khảo sát, tìm hiểu cơng tác thực hiện TĐC và phục hồi sinh kế
của người dân theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên
Huế; Khảo sát chất lượng cuộc sống hiện tại của người dân sống ở các vùng

TĐC thuộc dự án Hồ Tả Trạch và bước đầu đề xuất giải pháp và kiến nghị để
hồn thành cơng tác di dân [19, tr. 16].
18


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học của tác giả Khúc Thị
Thanh Vân bảo vệ tại Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với
đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách TĐC đối với cuộc sống của người dân sau
TĐC: Nghiên cứu trường hợp thủy điện Bản Vẽ” (2008). Luận văn đã cho thấy
ảnh hưởng của chính sách TĐC có tác động tới khả năng hịa nhập cộng đồng
hoặc giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân. Luận văn cũng đề xuất những
khuyến nghị cho việc lập chính sách hoặc bổ khuyết các hoạt động trong quá
trình thực hiện phương án TĐC, chương trình khôi phục cuộc sống trong một
dự án phát triển. Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ rõ được những ảnh hưởng cụ
thể lên yếu tố sinh kế của người dân TĐC mà chủ yếu đi sâu phân tích các
chính sách TĐC [19, tr. 16].
Giản Viết Phúc với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khả năng tiếp
cận các nguồn lực địa phương đến sự lựa chọn sinh kế của đồng bào TĐC
huyện Thanh Chương - Nghệ An” (2008), Khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại
học Vinh. Qua luận văn hiểu biết thêm về sinh kế và nghèo đói mà người dân
khu vự TĐC phải đối mặt. Từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp góp phần nâng
cao cuộc sống và bảo đảm sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực địa
phương của đồng bào TĐC [19, tr. 16, 17].
Tác giả Phan Thị Hà, Khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh với
đề tài: “Sinh kế của người dân TĐC bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương
Dương” (2008). Luận văn đánh giá thực trạng về đời sống, sinh kế của người
dân trước và sau khi TĐC tại bản Văng Mơn, xã Nga My, huyện Tương
Dương. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần xây dựng các giải pháp
để khôi phục và ổn định cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu của luận văn là số hộ TĐC theo hình thức di vén xen ghép, hình thức này

chỉ chiếm một phần nhỏ trong kế hoạch di dân TĐC.
Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển với dự án: “Sinh kế bền
vững cho đồng bào TĐC (thực hiện trên khu TĐC dự án thủy điện Bản Vẽ tại
huyện Thanh Chương)” (2008). Dự án đã đạt được những mục tiêu như sử
dụng đất dốc có hiệu quả và bền vững, sử dụng đất vườn có hiệu quả, tạo thu
19


nhập mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phát triển chăn ni theo
hướng hàng hóa và an tồn sinh học. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí cịn hạn
hẹp nên dự án gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra những mơ hình thật hiệu
quả và tăng thu nhập cho hộ gia đình [19, tr. 17].
Nguyễn Văn Sen (2008) đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đời sống kinh tế,
xã hội tại nơi ở mới của người thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng,
phát triển các khu cơng nghiệp ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp”. Đề
tài đã tập trung nghiên cứu quá trình phát triển các khu cơng nghiệp Bình
Dương; Cơ sở lý luận và những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
giải tỏa, di dời, TĐC; Thực trạng đời sống của người dân TĐC trong quá trình
xây sựng các khu công nghiệp. Các khuyến nghị của đề tài đều hướng đến
việc giải quyết những vấn đề nảy sinh mới trong việc thực hiện đền bù, giải
tỏa, di dời ở những địa phương khác để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các
bên tham gia như người dân, Doanh nghiệp, Nhà nước.
Nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc sống và tiềm năng phát triển
của người dân TĐC vùng lòng hồ cơng trình thủy điện A Vương - Quảng
Nam” (2009). Đã tiến hành so sánh những điều kiện thực tế và quy định chế
độ của chương trình TĐC của cơng trình để phát hiện và thơng tin kịp thời
đến đơn vị quản lý. Nghiên cứu hiện trạng và dự báo về phát triển sinh kế của
người dân tại khu TĐC, phát hiện những bất cập trong môi trường sống của
cộng đồng khu vực và từ đó đề ra một số giải pháp đối với vấn đề được xác
định [19, tr. 18].

Những bài viết về vấn đề di dân của Nguyễn Văn Chính như “Biến đổi
kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn - đô thị ở miền Bắc
Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản” (1997). “Di dân nội địa ở Việt Nam:
Các chiến lược sinh tồn và những khuôn mẫu đang thay đổi” (2000), và phần
trình bày của Khổng Diễn về quá trình di dân cả nước cũng như di dân của
các dân tộc qua 2 kỳ tổng điều tra dân số 1979 và 1989 trong cơng trình
nghiên cứu “Dân số và dân số học tộc người ở việt Nam” (1995) [19, tr.19].

20


Nghiên cứu về di dân ở các Vườn quốc gia (VQG) có luận văn Thạc sĩ
Giáo dục với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu tác động của cư dân vùng đệm đến
VQG Cúc Phương” (1998) của Nguyễn Tú Hồng đã bước đầu tìm hiểu chất
lượng cuộc sống cư dân vùng đệm. Những thông tin về kinh tế, xã hội ở đây
cịn sơ sài vì tác giả chỉ quan tâm đến vấn đề dân số [19, tr. 19].
Luận văn Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học của Trần Hồng
Thu với đề tài: “Hiện trạng và ảnh hưởng của kinh tế người Mường ở vùng
đệm tới công tác bảo tồn Vườn quốc gia Cúc Phương” (2009). Luận văn đã
khắc họa một bức tranh nền kinh tế của người Mường hiện tại ở khu vực
Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, tìm hiểu mức độ phụ thuộc của người
dân vào các sản phẩm rừng và qua đó đề xuất các phương hướng giải quyết
vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên.
Luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học của Bùi Minh
Thuận với đề tài: “Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai
(Thổ) ở Vườn quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn
và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An)” (2010). Luận văn
đã nêu lên những mặt hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện di dân và
TĐC. Đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống, ổn định sản xuất
và sinh hoạt cho đồng bào ở những nơi TĐC. Góp phần bổ sung tư liệu cho

các nghiên cứu trong các dự án phát triển ở Việt Nam, nhất là đối với các loại
hình TĐC bắt buộc. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng
tỏ thêm một số vấn đề về lịch sử, văn hóa của người Đan Lai.
Luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của Hoàng Kim
Thoa, trường Đại học Vinh với đề tài: “Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hóa của tộc người Đan Lai, huyện Con Cuông - Nghệ An (từ năm 1973
đến năm 2007)” (2008), đã khảo sát và trình bày những chuyển biến trong đời
sống kinh tế văn hóa của người Đan Lai trên địa bàn huyện Con Cuông. Tuy
nhiên, với địa bàn nghiên cứu rộng, nên tác giả chưa có khảo sát chính xác và
đầy đủ. Hơn nữa, đây lại là một đề tài thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
nên các nội dung chủ yếu chỉ mang tính mơ tả khái quát và thuần túy theo
21


trình tự thời gian mà chưa đi sâu vào xây dựng lí luận để có các phân tích
khoa học.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu, các bài viết và các chun khảo thì
báo chí là một nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và có tính cập nhật cao, đã
đề cập khá nhiều đến khía cạnh của q trình di dân TĐC ở đồng bào Mã
Liềng ở Quảng Bình nói riêng và Việt nam hiện nay. Từ vấn đề quy hoạch,
những bất cập nảy sinh trong cuộc sống, những nổ lực và sự cố gắng của các
cấp ngành cũng như người dân TĐC,…
1.2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Do phạm vi rộng và phức tạp của vấn đề, nên khoá luận áp dụng
phương pháp nghiên cứu điểm, tức là lựa chọn một bộ phận dân cư nhất định,
trong phạm vi không gian phù hợp để nghiên cứu. Trong triển khai nghiên
cứu luận văn, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa
học và khách quan. Đây cũng là cơ sở phương pháp luận để vận dụng các
phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu đề tài. Để hồn thành được

luận văn chúng tơi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
1.2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu văn hoá ho ̣c, dân tộc học, việc lựa chọn điểm
nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Trong quá trình
tiến hành lựa chọn điểm và đối tượng nghiên cứu chúng tơi đã dựa trên một
số tiêu chí sau:
* Chọn điểm nghiên cứu
- Là bản TĐC của cộng đồng người Mã Liềng.
- Là bản có số hộ di dời tương đối nhiều trong q trình thực hiện TĐC
và chưa có cơ sở hạ tầng, phúc lợi kèm theo như điện, đường, trường, trạm,…

22


- Là nơi có dân TĐC đã từ lâu (2003). Để thấy sự tác động của chính
sách TĐC; sự thay đổi mọi mặt trong đời sống cộng đồng; sự thích ứng, hịa
nhập của cộng đồng trước khơng gian sinh tồn mới.
- Có địa hình mang tính chất đại diện với những dãy núi đồi cao, dọc
ven các sông suối gắn liền với tập quán canh tác, sản xuất của vùng miền núi.
* Đối tượng nghiên cứu
- Về thành phần tộc người, là cộng đồng có những đặc trưng mang tính
đặc thù cao trong đời sống văn hóa, xã hội gắn chặt với ĐKTN của nơi cư trú
(nhằm thấy được sự tác động của việc thay đổi môi trường sống).
- Về thành phần dân cư, có sự đa dạng về giới tính, lứa tuổi, tài sản,
trình độ học vấn,… (Để thấy được mức độ tác động của việc TĐC đối với từng
đối tượng khác nhau như thế nào?).
1.2.1.2. Thu thập thông tin, số liệu
* Nguồn số liệu:
- Nguồn số liệu thứ cấp: các thông tin về ĐKTN, đặc điểm kinh tế, văn
hóa, xã hội của của huyện, của khu vực TĐC được thu thập qua các báo cáo tổng

kết định kì, các tài liệu trong các phòng ban chức năng của tỉnh, huyện, xã.
- Nguồn tài liệu sơ cấp: các thông tin thu thập được trực tiếp trên thực
địa qua phỏng vấn người dân, thảo luận nhóm,….
* Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal): là phương pháp
đánh giá nơng thơn có người dân tham gia. Qua phương pháp này, người điều
tra sẽ có được thơng tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất về tình hình
đời sống vùng TĐC bởi đó là những ý kiến của những người dân sống trong
khu vực TĐC. Đây là phương pháp nghiên cứu bán cấu trúc nhưng tập trung
và có hệ thống được thực hiện tại cộng đồng bởi các chuyên gia đa ngành và
các thành viên của các cộng đồng địa phương. Đây là một kĩ thuật nghiên cứu
phát triển từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 trong thế kỷ XX bởi các
nhà nghiên cứu phát triển quốc tế. Bao gồm các phương pháp đó là:

23


. Phỏng vấn những người chủ chốt: gồm những cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh, huyện, xã, cán bộ, chiến sỹ đồn biên phịng nhằm thu thập những thơng
tin về ĐKTN, kinh tế, văn hóa, xã hội và xung quanh vấn đề TĐC tại khu vực
nghiên cứu.
. Phỏng vấn những người dân chịu ảnh hưởng của quá trình TĐC.
. Thảo luận nhóm: tập trung tìm hiểu những ý kiến của cán bộ và người
dân sau khi chuyển đến nơi ở mới. Chọn hộ thảo luận do trưởng bản tự chọn
lọc điều kiện: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá, có phụ nữ tham gia, có đại
diện lãnh đạo xã, thơn, bản (người đi dự phỏng vấn không phải là người tham
gia thảo luận).
. Phương pháp quan sát trực tiếp (tham gia): với mục đích tiếp cận dễ
dàng hơn với con người, phong tục tập quán, cũng như điều kiện thực tế tại
địa bàn nghiên cứu, việc triển khai quan sát trực tiếp là vô cùng quan trọng

trong nghiên cứu dân tộc học, nhân học. Từ đó có những thơng tin quan trọng,
chính xác về địa điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Qua đó giúp việc
phỏng vấn thêm chính xác và tiết kiệm thời gian phỏng vấn.
* Phương pháp kế thừa: kế thừa những kết quả nghiên cứu về di dân,
tộc người Mã Liềng, TĐC,… đã được công bố ở các tài liệu. Từ đó chọn lọc,
vận dụng, tìm ra phương pháp phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu
của khóa luận.
* Phương pháp phân tích và xử lí thơng tin: các thơng tin thu thập trong
q trình khảo sát trên thực địa được tiến hành phân loại, xử lí bằng các
phương pháp thống kê, hệ thống hóa, sơ đồ hóa,…
Trong các phương pháp trên, phương pháp được nhấn mạnh ở đây là
phương pháp quan sát trực tiếp (tham gia). Chúng tôi quan sát trực tiếp
ĐKTN, con người, đời sống kinh tế, hoạt động sinh hoạt của người dân…
Đồng thời tiến hành “ba cùng” với nhân dân để tạo mối quan hệ gần gũi.

24


1.2.2. Khung phân tích
Chính sách
TĐC (đền bù,
bồi thường tài

Đất đai, nhà

sản và hỗ trợ

cửa, cơ sở hạ
tầng, thu nhập,
sinh kế, phong

tục tập quán,

ĐKTN, kinh

tế, văn hóa, xã
hội của người
dân TĐC

tiếp cận dịch vụ

tế, xã hội,

Đời sống kinh

cơng cộng

văn hóa tại nơi
ở mới

Sơ đồ 1. Khung phân tích đời sống của người dân sau tái định cư
1.3. Một số khái niệm cơ bản
1.3.1. Các khái niệm chung
Để thống nhất nội dung của một số thuật ngữ sử dụng trong khóa luận,
chúng tơi xin đưa ra một số khái niệm chính như sau:
* Phát tiển bền vững (Sustainnable Development): Là sự phát triển có
thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà khơng ảnh hưởng tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai… nói cách khác, PTBV phải nhằm
bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội cơng bằng, và mơi trường được bảo
vệ, giữ gìn. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế, xã hội, nhà
cầm quyền, các tổ chức xã hội,… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích

dung hịa cả 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, mơi trường (1) [3, tr. 27].
* Di dân (Migration): Di dân là q trình vận đơng cơ học của dân số, diễn
ra khơng ngừng trong q trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia trong
lịch sử cũng như hiện tại. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kì của
1()

Khái niệm của Uỷ ban mơi trường và Phát triển thế giới - WCED (nay là Uỷ ban Brundtlan)

25


×