Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ ĐÀO

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN
MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ ĐÀO

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN
MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TRANG THỊ HUY NHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Triển Khai
Mô Hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An”
do Lê Thị Đào, sinh viên khóa K34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

Th.S Trang Thị Huy Nhất

Giáo viên hướng dẫn
________________________
Ngày

tháng

năm 2012.

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

________________________


Ngày

tháng

năm 2012.

Ngày

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cha mẹ và người
thân trong gia đình đã luôn bên cạnh, chăm sóc và ủng hộ con trong cuộc sống để con
có được ngày hôm nay.
Từ khi cắp sách đến trường, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được
biết bao công ơn dạy dỗ của quý thầy cô. Nhân đây em xin cảm ơn tất cả những thầy
cô đã từng dìu dắt em, cảm ơn công lao của thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho em kiến thức quý báu
trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ
Phước Hậu - người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá
trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể cán bộ Trạm Khuyến nông
huyện Mộc Hóa đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè, người thân… đã hết
lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty

Lương thực Long An, Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí. Chúc quý Thầy, quý Cô,
quý Anh Chị và toàn thể bạn bè luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên

LÊ THỊ ĐÀO


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ ĐÀO. Tháng 06 năm 2012. “Thực Trạng Triển Khai Mô Hình
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại Xã Tuyên Thạnh, Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An”.
LE THI DAO. June, 2012. “The Status of Performing Model “Canh Dong
Mau Lon” in Tuyen Thanh Commune, Moc Hoa District, Long An Province”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, thực trạng triển khai mô hình “Cánh
đồng mẫu lớn” tại địa bàn xã Tuyên Thạnh. Cụ thể khóa luận đi sâu vào nghiên cứu
các mặt sau: phân tích tình hình thực hiện mô hình, trong đó làm nổi lên mối quan hệ
giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản. Khóa luận còn
so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông hộ từ đó đưa ra kết luận mô hình mang
lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời phân tích những mặt đã đạt được cũng như những hạn
chế cần khắc phục…và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và mở rộng mô
hình.
Khóa luận đã sử dụng kết quả bảng câu hỏi điều tra 60 hộ nông dân có tham gia
mô hình và 30 hộ trồng lúa không tham gia mô hình và nguồn số liệu thứ cấp tại các
cấp chính quyến địa phương. Các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng:
thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp,...
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện mô hình.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1. Phạm vi thời gian ..........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian ......................................................................................3
1.4. Cấu trúc khóa luận ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................5
TỔNG QUAN..................................................................................................................5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................................5
2.2. Giới thiệu đôi nét xã Tuyên Thạnh ......................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................6
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................8
2.2.3. Đánh giá chung ...........................................................................................13
2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới .....................14
2.3.1. Tình hình sản xuất ......................................................................................14
2.3.2. Cung gạo thế giới ........................................................................................15
2.3.3. Tình hình cung cầu gạo trên thế giới ..........................................................16
2.3.4. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới .........................................................16
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam .........................................18
2.4.1. Tình hình sản xuất ......................................................................................18

v


2.4.2. Cung gạo Việt Nam ....................................................................................19
2.4.3. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam.............................................................20
2.4.4. Cơ hội mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam ...................................................23
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................24
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................24
3.1.1. Kinh tế hộ....................................................................................................24
3.1.2. Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế hộ ................................................24
3.1.3. Khái niệm khuyến nông ..............................................................................25
3.1.4. Vai trò của cán bộ khuyến nông .................................................................25
3.1.5. Giới thiệu về mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” ..........................................26
3.1.6. Lý thuyết hợp đồng kinh tế .........................................................................35
3.1.7. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả sản xuất ........................35
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................37
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................38
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................39
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra .......................................................................................39
4.1.1. Độ tuổi chủ hộ ............................................................................................39
4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra .........................................................40
4.1.3. Thâm niên canh tác .....................................................................................41
4.1.4. Đặc điểm nhân khẩu và lao động ................................................................41
4.1.5. Quy mô sản xuất .........................................................................................42
4.1.6. Cơ cấu giống lúa gieo sạ .............................................................................43
4.1.7. Lịch thời vụ .................................................................................................44
4.1.8. Tình hình tham gia khuyến nông ................................................................44

4.1.9. Tình hình ghi Sổ tay sản xuất của hộ nông dân tham gia mô hình.............45
4.1.10. Lý do nông dân tham gia mô hình ............................................................46
4.2. Tình hình triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất và
tiêu thụ lúa tại xã Tuyên Thạnh ................................................................................47
vi


4.2.1. Tiến trình thực hiện.....................................................................................47
4.2.2. Tình hình thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ở xã Tuyên Thạnh ....49
4.2.3. Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng ......................................................55
4.3. So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất trên 1 ha lúa giữa hộ nông dân tham gia mô
hình với hộ nông dân không tham gia mô hình. .......................................................56
4.3.1. Chi phí vật chất bình quân trên một ha lúa của hai nhóm hộ .....................56
4.3.2. Chi phí lao động bình quân trên 1 ha lúa của hai nhóm hộ ........................58
4.3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất trên 1 ha lúa của hai nhóm hộ ..........................60
4.3.4. Giá thành sản phẩm ....................................................................................61
4.3.5. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha giữa hai nhóm hộ .............61
4.4. Đánh giá của nông dân về mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ................................62
4.5. Khả năng tham gia mô hình của nông dân vào vụ tới........................................65
4.6. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình ........................................66
4.7. Xu hướng phát triển mô hình .............................................................................68
4.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình .............................69
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................71
5.1. Kết luận ..............................................................................................................71
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................72
5.2.1. Đối với nhà nước ........................................................................................72
5.2.2. Đối với nhà nông ........................................................................................72
5.2.3. Đối với nhà khoa học ..................................................................................72
5.2.4. Đối với nhà doanh nghiệp ...........................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CPA

Trung tâm chính sách nông nghiệp

CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản suất


CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

DT/CPSX

Doanh thu trên chi phí sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

LN/CPSX

Lợi nhuận trên chi phí sản xuất

M4P

Marketing Markets Work Better for the poor
Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo


PTNT

Phát triển nông thôn

Sở NN

Sở Nông nghiệp

TMDV

Thương mại dịch vụ

TN/CPSX

Thu nhập trên chi phí sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSL

Tổng sản lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Nguồn Lao Động Tại Địa Phương, 2011 ......................................8 
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề, 2011 ...................................................9 
Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Tuyên Thạnh, 2011 .......................................12 
Bảng 2.4. Diện Tích Gieo Trồng Lúa-Năng Suất- Sản Lượng Qua Các Năm ..............13 
Bảng 2.5.Tình Hình Biến Động Sản Lượng Lúa Gạo của Một Số Nước Trên Thế Giới
.......................................................................................................................................15 
Bảng 2.6. Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Lúa Qua Các Năm (2008 – 2011).....18 
Bảng 2.7. Sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 ..........................................19 
Bảng 4.1. Độ Tuổi của Chủ Hộ .....................................................................................39 
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ ....................................................................40 
Bảng 4.3. Thâm Niên Canh Tác của Chủ Hộ ................................................................41 
Bảng 4.4. Đặc Điểm Nhân Khẩu Và Lao Động của Nông Hộ ......................................42 
Bảng 4.5. Quy Mô Sản Xuất của Nông Hộ ...................................................................43 
Bảng 4.6. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Nông Hộ ......................44 
Bảng 4.7. Tình Hình Ghi Nhật Ký Sản Xuất Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình ........46 
Bảng 4.8. Lý Do Nông Dân Tham Gia Mô Hình ..........................................................46 
Bảng 4.9. Bảng Gía Phân Bón của Công ty và Gía Nông Dân Mua của Đại Lý ..........50 
Bảng 4.10. Hiện Trạng Sử Dụng Phân, Giống của Công Ty ........................................51 
Bảng 4.11. Số Cán Bộ Kỹ Thuật Hỗ Trợ Nông Dân Trong Sản Xuất Lúa, 2011 - 2012
.......................................................................................................................................53 
Bảng 4.12. Nội Dung Tập Huấn Kỹ Thuật....................................................................54 
Bảng 4.13. So Sánh Chi Phí Vật Chất Trung Bình Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia
và Không Tham Gia Mô Hình .......................................................................................57 
Bảng 4.14. So Sánh Chi Phí Lao Động Bình Quân Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia
và Không Tham Gia Mô Hình .......................................................................................59 
Bảng 4.15. So Sánh Chi Phí Sản Xuất Trung Bình Trên 1 Ha Lúa giữa Hộ Tham Gia
và Không Tham Gia Mô Hình .......................................................................................60 


ix


Bảng 4.16. So Sánh Kết Qủa và Hiệu Quả Sản Xuất Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia
Mô Hình và Hộ Không Tham Gia Mô Hình .................................................................61 
Bảng 4.17. Mật Độ Gieo Sạ của Nông Dân Trong Mô Hình ........................................63 
Bảng 4.18. Dự Kiến của Các Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Vào Vụ Tới ............65 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Đia Lý Xã Tuyên Thạnh .........................................................6 
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo của Xã Tuyên Thạnh, 2011 .................................9 
Hình 2.3. Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Kinh Tế Xã Tuyên Thạnh, 2011 ...............12 
Hình 2.4. Cung Cầu Gạo Trên Thế Giới Giai Đoạn 2009 – 2011 .................................16 
Hình 2.5. Xuất Khẩu Gạo Thế Giới Giai Đoạn 2007 – 2011 ........................................17 
Hình 2.6. Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu Việt Nam (1995 – 2011) ...................................20 
Hình 2.7. Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Việt Nam (1995 – 2011) .........................................21 
Hình 2.8. Thị Trườ13ng Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Năm 2011 ....................................22 
Hình 3.1. Sơ Đồ Liên Kết “4 nhà” Trong Cánh Đồng Mẫu Lớn ..................................27 
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Điều Tra ..............40 
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Giống Lúa của Nhóm Tham Gia Mô Hình và
Nhóm Không Tham Gia Mô Hình.................................................................................43 
Hình 4.3. Lý Do Nông Dân Tham Gia Mô Hình Bán Nông Sản Cho Thương Lái ......55
Hình 4.4. Cơ Cấu Chi Phí Vật Chất Trên 1 Ha Lúa của Hộ Nông Dân Tham Gia Mô
Hình và Hộ Không Tham Gia Mô Hình ........................................................................ 58

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, với khoảng 76% dân số sống bằng
nghề nông, ngành Nông nghiệp nước ta trong nhiều năm vẫn giữ được vị trí hết sức
trọng yếu trong nền kinh tế của cả nước, là tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát
triển. Trong đó, sản xuất lúa gạo đang là một trong các hoạt động kinh tế đứng hàng
đầu. Lúa không chỉ là nguồn cung cấp lương thực mà còn là nguồn xuất khẩu thu
ngoại tệ để phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất lương thực Việt Nam đã có những
bước tiến lớn, sản lượng xuất khẩu gạo tăng 3,5 lần trong 16 năm (từ 1995 – 2010)
(Tổng Cục Thống Kê, 2011), đã đưa Việt Nam liên tục đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo
trên thế giới. Thu nhập của người nông dân ngày một tăng cao, bộ mặt nông thôn nước
ta không ngừng thay đổi với cơ sở hạ tầng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực ấy, ngành sản xuất lúa gạo ở Việt
Nam đã và đang đối mặt với những hạn chế khá lớn, chưa thực sự phát huy hết thế
mạnh của mình. Hiện nay, sản xuất chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, manh mún, thiếu
liên kết; cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật (KHKT) nhằm tăng năng
suất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng; xây dựng thương hiệu; đầu ra cho hạt lúa
hiện còn là vấn đề nan giải. Điệp khúc thiếu vốn, kỹ thuật, trúng mùa mất giá luôn đeo
đẳng nông dân trồng lúa nhiều năm qua,… Làm thế nào để cải thiện thu nhập cho
người trồng lúa, nâng tầm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam lên vị thế mới là mối
quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp.
Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) phát
động thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đây là cách tổ chức sản xuất mới trên
cơ sở liên kết “4 nhà”. Mục tiêu của việc xây dựng các “Cánh đồng mẫu lớn” là nhằm
kết hợp bà con nông dân cùng nhau sản xuất, áp dụng đồng loạt một quy trình, tạo điều



kiện ứng dụng KHKT, giải quyết đầu ra ổn định, làm giảm thất thoát, hạ giá thành sản
phẩm, cải thiện thu nhập cho nông dân.
Mô hình đã được đưa vào ứng dụng từ năm 2010, An Giang là tỉnh đi đầu trong
việc thí điểm mô hình này, sau đó mở rộng ra các tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long
gồm có Long An, Đồng Tháp, Cà Mau,…
Long An là tỉnh có vùng đất thuộc sinh thái ngập nước đặc thù, vùng Đồng
Tháp Mười của vùng châu thổ sông MêKông giàu tiềm năng. Vùng Đồng Tháp Mười
lại có lợi thế nằm cách biệt so với các khu vực phát triển công nghiệp và các nguồn
nước ô nhiễm từ các sông, kênh của khu dân cư đô thị. Với lợi thế này có thể thấy
vùng Đồng Tháp Mười có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lúa của tỉnh.
Hiện nay, gạo Long An là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực mang lại tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh thời gian qua và trong tương lai.
Tuyên Thạnh là xã nằm gần với trung tâm huyện Mộc Hóa, người dân sống chủ
yếu bằng nghề nông, mà trong đó diện tích trồng lúa là chiếm phần lớn. Xã Tuyên
Thạnh có diện tích trồng lúa đứng thứ hai của huyện, người dân có tập quán canh tác
lúa lâu đời và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lúa. Mặc dù vậy, hoạt động
sản xuất nông nghiệp của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân vẫn
còn thấp. Trước thực trạng hiện nay của ngành trồng lúa tỉnh Long An phát động mô
hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở một số huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và
Mộc Hóa. Trong đó, huyện Mộc Hóa chọn xã Tuyên Thạnh làm xã tiên phong thực
hiện mô hình này trong vụ lúa Đông Xuân 2011 – 2012.
Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã được thực hiện như thế nào?
Kết quả của nó ra sao? Nông dân được lợi ích gì? Mô hình có khả năng phát triển
không?
Xuất phát từ yêu cầu trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự chấp nhận của UBND huyện Mộc Hóa và theo sự
hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ Phước Hậu tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Tuyên Thạnh,

huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An”

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Tuyên Thạnh, huyện
Mộc Hóa, Tỉnh Long An được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và xu hướng của mô
hình, đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện mô hình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng triển khai mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn”, tình hình thực
hiện hợp đồng giữa Nhà doanh nghiệp với Nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại
xã Tuyên Thạnh, phân tích cơ chế hoạt động của mô hình.
- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giữa nông dân tham gia mô hình với
nông dân không tham gia mô hình.
- Đánh giá những thuận lợi và trở ngại của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (dựa
vào ý kiến của nông dân có liên quan), các điều kiện hình thành và xu hướng phát triển
của mô hình.
- Đề xuất biện pháp hoàn thiện mô hình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Tuyên Thạnh, Mộc Hóa, Long An. Số
liệu sơ cấp được lấy từ điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa. Trong đó, có 60 hộ tham
gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” và 30 hộ không tham gia mô hình.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: đề cập đến sự cần thiết của đề tài, cho

biết nguyên nhân chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
và cấu trúc luận văn. Chương 2: nêu lên một cách tổng quát các tài liệu được sử dụng
và giới thiệu cụ thể hơn về xã Tuyên Thạnh – nơi thực hiện thực tập và giới thiệu
tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam và Thế giới. Chương
3: Trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan khóa luận như: khái niệm và vai trò
của kinh tế hộ, khuyến nông. Giới thiệu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”: định
nghĩa, điều kiện hình thành, cơ cấu tổ chức, hợp đồng kinh tế trong mô hình,…Các
3


phương pháp mà đề tài áp dụng. Chương 4: Trình bày, giải thích những kết quả thu
được thông qua việc sử dụng các phương pháp đã được đề cập ở chương 3, cho biết
mối quan hệ giữa các kết quả và mục tiêu của khóa luận được đề ra ở chương 1.
Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề cập, trình bày những kết quả chính
ở chương 4, đồng thời đưa ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị đối với các chủ thể
liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
30 Trường Hợp Nghiên Cứu Về Hợp Đồng Nông Sản Ở Việt Nam, nhóm làm
việc: Trung tâm Chính Sách Nông nghiệp (CPA) cùng với Marketing Markets Work
Better for the Poor (M4P), 2007. Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm chính sách nông
nghiệp (CPA) đã cùng với M4P thực hiện nghiên cứu thực địa, tiến hành phỏng vấn và
nghiên cứu tài liệu để chọn ra một trong 30 trường hợp nghiên cứu điển hình của sản
xuất nông nghiệp theo hợp đồng, kết nối những người sản xuất nhỏ và người thu mua,

chế biến. Những trường hợp nghiên cứu được thực hiện với nhiều loại hình sản phẩm
và tổ chức khác nhau, trong nhiều khu vực địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam/
vùng đồng bằng, miền núi). Những trường hợp nghiên cứu này bao gồm cả những
trường hợp thành công và không thành công. Điều này nhằm đưa ra một cái nhìn hoàn
chỉnh về tình hình thực tế, đồng thời có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm
khác nhau. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Tổng quan phân tích bao gồm:
giới thiệu về nghiên cứu, mục tiêu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, các đặc
điểm chính của hợp đồng nông sản Việt Nam, kết luận và gợi ý chính sách. Phần thứ
hai, tổng hợp của 30 trường hợp nghiên cứu về hợp đồng nông sản liên quan đến các
vấn đề như sự hình thành của hợp đồng, điều khoản hợp đồng, tình hình thực hiện hợp
đồng, lý do thành công và bài học kinh nghiệm. Nghiên cứu xác nhận lại ý kiến cho
rằng “một cỡ không thể vừa cho tất cả”, mà trong đó mỗi dạng tổ chức hợp đồng chỉ
phù hợp với một số loại nông sản cụ thể. Nghiên cứu cũng chứng tỏ Quyết định 80 của
Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích tiêu thụ nông qua hợp đồng có vai trò tích
cực trong việc khởi sự và thúc đẩy hợp đồng nông sản và các hình thức hợp tác trong
sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng các can thiệp của Nhà
nước chỉ nên hạn chế ở mức đưa ra các động lực kinh tế, thông tin và hỗ trợ kỹ thuật


cho hợp đồng nông sản. Còn thành công và tính bền vững của hợp đồng nông sản sẽ
phụ thuộc chủ yếu vào việc quản trị quan hệ hợp đồng giữa chính các đối tác trong hợp
đồng chứ không thể chỉ dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước. Nếu không, sự can thiệp
quá nhiều của Nhà nước sẽ bóp méo thị trường và động lực cho sự hoạt động hiệu quả
của hợp đồng nông sản. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các trường hợp hợp đồng
nông sản điển hình ở ba miền của Việt Nam ứng với các mô hình nên chưa hiểu rõ
được thực trạng về hợp đồng nông sản của từng vùng khác nhau.
Nghiên cứu Về Sản Xuất Nông Sản Hàng Hóa Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh – Thực Trạng Và Giải Pháp ThS. Trần Văn Bích, 2008 tập
trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất hàng hóa theo hợp đồng: xây dựng
khung lý thuyết, thế nào là sản xuất nông sản theo hợp đồng trên địa bàn Tp.HCM và

cơ chế khung chính sách. Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát
triển sản xuất hàng hóa theo hợp đồng. Nghiên cứu này tập trung về hợp đồng nông
sản ở Tp.HCM.
2.2. Giới thiệu đôi nét xã Tuyên Thạnh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Đia Lý Xã Tuyên Thạnh

Nguồn: Google.com.vn
6


Xã Tuyên Thạnh - huyện Mộc Hóa - tỉnh Long An, nằm phía Đông huyện Mộc
Hóa, có tuyến đường quốc lộ 62 chạy qua địa bàn khoảng 3km.
Đông giáp Thị trấn Mộc Hóa cách bởi con sông Cá Rô
Tây giáp xã Tuyên Bình Tây huyện Vĩnh Hưng
Nam giáp xã Thạnh Hưng
UBND xã Tuyên Thạnh được thành lập 1976 với diện tích tự nhiên hiện nay
khoảng 4.245ha.
2.2.1.2. Khí hậu – thời tiết
Ngành sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của thời tiết và khí hậu,
sự biến đổi của thời tiết hay khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa
và năng suất thu hoạch. Xã Tuyên Thạnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
ẩm.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 900mm/năm.
Số giờ nắng trung bình trong năm là 8giờ/ngày.
Nhiệt độ bình quân 26oC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất
khoảng 3,4 – 5oC, nhiệt độ thấp cao thường là tháng 12 và tháng 1 và thấp nhất vào
tháng 4 và tháng 5.

Ẩm độ không khí bình quân: 80%; độ ẩm không khí trong một ngày đêm: cao
nhất lúc 6 giờ - 90%, thấp nhất lúc 11 giờ - 70%.
Với điều kiện nhiệt đới gió mùa như trên rất thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa.
2.2.1.3. Địa hình – đất đai
Theo tài liệu thống kê của UBND xã, Tuyên Thạnh là xã có địa hình bằng
phẳng. Toàn xã có hai nhóm đất chính: đất xám và đất phèn.
 Nhóm đất xám:
Diện tích: 1.740 ha, chiếm 41% diện tích tự nhiên. Đất xám được hình thành
trên vật liệu phù sa cổ nên có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, thịt pha cát), độ phì
thấp, nhất là ở các đỉnh giồng đã có biểu hiện bạc màu (nghèo dinh dưỡng).

7


Để sử dụng đất xám cần chú ý 3 vấn đề: dinh dưỡng, tầng kết von và mức độ
gley để trồng chuyên lúa hoặc luân canh lúa với cây trồng cạn.
 Nhóm đất phèn
Nhóm đất phèn có diện tích: 2.505 ha, chiếm 59% diện tích tự nhiên. Đất phèn
có trị số pH rất thấp và hàm lượng SO42- cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các Ion Fe2+
và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Ngoài cây
lúa, vùng đất phèn có thể trồng tràm và một số cây trồng khác như đay, khoai mỡ, dưa
hấu,…
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.2.1. Dân số - lao động
Xã Tuyên Thạnh có dân số vào loại trung bình của huyện. Năm 2011 dân số xã
Tuyên Thạnh là 9.259 người với 2.192 hộ dân, phân ra 6 ấp. Trong đó, nông nghiệp là
1.925 hộ chiếm 87,85% tổng số hộ trên toàn xã.

Bảng 2.1. Tình Hình Nguồn Lao Động Tại Địa Phương, 2011
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Người

9.259

100,00

‘’

5.235

56,54

* Lao động trong độ tuổi

‘’

3.502

37,82

* Lao động ngoài độ tuổi


‘’

1.733

18,71

‘’

4.024

43,46

Tổng dân số
- Số người tham gia lao động

- Số người không tham gia lao động

Nguồn: Phòng Thống kê xã Tuyên Thạnh
Xã Tuyên Thạnh có 4.024 người không tham gia lao động, chiếm 43,46% so
với tổng số nhân khẩu của xã và có 5.235 người tham gia lao động, chiếm 56,54%.
Trong những người tham gia lao động có 3.502 người trong độ tuổi lao động chiếm
37,82% và 1.733 người ngoài độ tuổi lao động chiếm 18,71%.
Lao động nông nghiệp chiếm 80,3% trong tổng số lao động của xã, một bộ
phận sống bằng nghề thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và một
bộ phận là cán bộ công chức Nhà nước chiếm 19,7%. Nhìn chung, xã có nguồn lao
động dồi dào và đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
8



Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề, 2011
Chỉ tiêu
Lao động Nông nghiệp

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Người

4.204

80,3

Tiểu thủ công nghiệp

‘’

225

4,3

Dịch vụ

‘’

806


15,4

‘’

5.235

100

Tổng lao động

Nguồn: Phòng Thống kê xã Tuyên Thạnh
2.2.2.2. Dân tộc – tôn giáo
Hầu hết dân trong xã là người Kinh, đây là một lợi thế rất lớn trong việc xây
dựng và phổ biến chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến nhân dân. Xã Tuyên Thạnh
có 5 tôn giáo phục vụ đời sống tinh thần cho người dân trong xã, trong đó đạo Phật có
812 người chiếm 8,77%, đạo Cao Đài có 1.291 người chiếm 13,94%, đạo Thiên Chúa
có 396 người chiếm 4,28% và đạo Hòa Hảo với 3.442 người chiếm 37,17%, còn lại là
người không theo tôn giáo.
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo của Xã Tuyên Thạnh, 2011

Nguồn: Phòng thống kê xã Tuyên Thạnh
2.2.2.3. Gíao dục – đào tạo
Học vấn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các tiến bộ KHKT vào trong
sản xuất, quyết định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Do đó, giáo dục là vấn đề
được cấp chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu, cơ sở vật chất dạy học không
ngừng được cải thiện. Hiện tại, giáo dục của xã tương đối đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Toàn xã có 4 điểm trường Mẫu giáo, 2 điểm trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ
sở.
9



Xã Tuyên Thạnh có chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn thể hiện qua tỷ lệ trẻ
trong độ tuổi đến trường hàng năm. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 100%,
vào lớp 1 đạt 100%, năm 2010 – 2011 tỷ lệ học sinh tiểu học lên lớp đạt 100%, Trung
học cơ sở đạt 96,7%, tỷ lệ học sinh bỏ học 7,16% (Trường Trung học cơ sở). Duy trì
hàng năm đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và Trung học cơ sở
(UBND xã Tuyên Thạnh, 2011). Một trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức
độ 1 (Tiểu học). Cho thấy, trình độ học vấn của người dân ở địa phương ngày càng
được nâng cao, nên thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức mới, ứng dụng các tiến bộ
KHKT.
2.2.2.4. Y tế
Trong những năm gần đây công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được
chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Toàn xã có 1 trạm y tế gồm 6 giường bệnh,
1 bác sĩ, 1 y sĩ và 2 y tá đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và sơ cứu ban đầu cho người
dân. Các chương trình y tế quốc gia như công tác tuyên truyền vận động Kế hoạch hóa
gia đình, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng. Năm 2011, Trạm
y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh thông thường cho nhân dân
được 9.864 lượt. Tổ chức công tác tuyên truyền và thực hiện phòng chống dịch bệnh
hiệu quả như bệnh Tay chân miệng, sốt xuất huyết,… Các chương trình quốc gia về y
tế đạt kết quả cao, thực hiện chiến dịch uống Vitamin A và cân trẻ được 146 trẻ đạt
100% chỉ tiêu.
2.2.2.5. Văn hóa – thể thao
Hoạt động văn hóa thông tin có bước phát triển cả về nội dung và hình thức,
đây là yếu tố cần thiết để người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, những thông tin về thị trường giá cả hàng hóa dịch vụ,…Xã Tuyên
Thạnh có hệ thống thông tin báo đài, thông tin liên lạc, hệ thống loa đài được trang bị
tốt tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc truyền thông. Hiện tại, xã có 1 bưu điện, 1 đài
xã và 8 trạm ấp phục vụ nhu cầu của người dân.
Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, đến nay
toàn xã có 91,7% hộ gia đình văn hóa, 6/6 ấp giữ vững danh hiệu ấp văn hóa. Bên

cạnh đó, hoạt động thể thao cũng được nâng cao chất lượng và đa dạng hóa thể loại.
10


Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu giải trí
của người dân. Tham gia thi đấu các giải thể thao do huyện tổ chức.
2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng
a) iao thông
Hệ thống giao thông của xã trong thời gian qua phát triển rất nhanh. Hầu như
các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa, cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại và
lưu thông hàng hóa của người dân trên địa bàn xã và giữa xã với các nơi khác. Trong
các tuyến đường giao thông quan trọng phải kể đến tuyến đường giao thông Quốc lộ
62, với chiều dài chạy qua xã khoảng 3km.
b) Điện
Trên địa bàn xã đã có điện lưới quốc gia. Tính đến nay mạng lưới điện đã đưa
về tất cả 6/6 ấp. Số hộ sử dụng điện tăng 6,7% so với năm 2011, số hộ còn lại chưa sử
dụng điện là do quá xa khu dân cư tập trung, nằm rải rác và chưa có đường giao thông.
Hiện nay, chính quyền địa phương đang có kế hoạch đưa điện về các khu vực này
nhằm giúp người dân sinh hoạt thuận tiện hơn.
c) Nước
Nguồn nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu
cầu sinh hoạt của người dân. Xã có hệ thống kênh rạch phân bố khắp địa bàn, cung cấp
nước ngọt quanh năm, nguồn nước chưa bị nhiễm mặn nên rất thuận tiện cho việc phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.2.2.7. Tình hình kinh tế
a) Cơ cấu kinh tế
Theo số liệu thống kê của UBND xã Tuyên Thạnh năm 2011 tổng thu nhập
toàn xã thu được 5.191.594.617 đồng đạt 248% trên dự toán là 1.827.230 đồng. Trong
đó, sản xuất nông nghiệp đóng góp 3.612.385.000 đồng, chiếm 69,58% trong tổng
ngân sách thu được bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông

nghiệp,…Trong đó, ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp.
Nhìn vào hình 2.3 ta thấy, trong cơ cấu kinh tế của xã năm 2011, sản xuất Nông
- lâm -ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất tới 90,49%. Đây là ngành giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế địa phương. Thu nhập của người dân phụ thuộc rất nhiều vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Tiểu thủ công nghiệp – Thương
11


mại dịch vụ cũng đang phát triển và chiếm được vị trí nhất định trong cơ cấu kinh tế,
chiếm tỷ lệ 9,51%.
Hình 2.3. Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Kinh Tế Xã Tuyên Thạnh, 2011

Nguồn: UBND xã Tuyên Thạnh, 2011
b) Tình hình sản xuất nông nghiệp
 Hiện trạng sử dụng đất
Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.245 ha, bao gồm: Đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp 3.969 ha, chiếm 93,5% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 264
ha, chiếm 6,21% và Đất chưa sử dụng có 12 ha, chiếm 0,38% (UBND xã Tuyên
Thạnh, 2011).
Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Tuyên Thạnh, 2011
Hạng mục
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Diện tích

Cơ cấu (%)

3.969


93,50

264

6,22

12

0,28

4.245

Tổng

100

Nguồn: UBND xã Tuyên Thạnh, 2011
 Hiện trạng sản xuất lúa
Trong năm 2008 toàn xã xuống giống gần 6.054 ha, năm 2009 đạt 6.054 ha và
năm 2011 đạt trên 6.238 ha. Riêng trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn như
như thời tiết diễn biến phức tạp, dịch hại sâu bệnh… làm tăng chi phí sản xuất nhưng
UBND xã đã tập trung chỉ đạo tốt công tác phòng chống đạt hiệu quả. Vận động thực
hiện gieo xạ đúng thời vụ, đẩy mạnh áp dụng biện pháp KHKT vào sản xuất nên thiệt
12


hại không đáng kể. Kết quả năm 2011 sản lượng lúa đạt trên 36.751 tấn (tăng 2.891
tấn so với năm 2010); năng suất bình quân cả năm đạt 5,89 tấn/ha (cao nhất từ trước
đến nay). Trong những năm qua tình hình sản xuất lúa gạo của xã Tuyên Thạnh cũng

có những bước thắng lợi vượt bậc, chất lượng gạo của địa phương không ngừng được
nâng lên. Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa gạo ngày càng được phổ biến và sâu
rộng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm. Tính riêng trong vụ Đông xuân và Hè thu 2010, có khoảng 75% diện tích áp
dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”. Công tác chuyển giao KHKT được thực hiện quả,
năm 2011 tổ chức 17 đợt tập huấn có trên 680 lượt người tham dự với nội dung hướng
dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh,…
Bảng 2.4. Diện Tích Gieo Trồng Lúa-Năng Suất- Sản Lượng Qua Các Năm
Năm

2008

2009

2010

2011

Diện tích (ha)

6.054

6.054

6.045

6.238

33.445


33.015

33.860

36.751

5,52

5,45

5,60

5,89

Sản lượng (tấn)
Năng suất BQ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2011
 Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Tổng đàn trâu, bò năm 2010 đạt 178 con đến năm 2011 giảm còn khoảng 134
con; trong đó đàn bò nuôi đạt trên 107 con, tăng 2,09 lần so năm 2010; tốc độ tăng
bình quân giai đoạn (2008 - 2011) là 4,66%/năm. Tổng đàn heo (không kể heo sữa)
năm 2010 đạt gần 547 con đến năm 2011 tăng lên 750 con. Tổng đàn gia cầm năm
2011 đạt 34.500 con, tăng 1,54 lần so với năm 2010. Trong chăn nuôi, việc ứng dụng
quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm thực hiện khá
thành công. Ngoài ra đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an
toàn sinh học và đang tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn xã
2.2.3. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
Tuyên Thạnh là xã có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống thủy lợi tương đối

hoàn chỉnh, đặc biệt là kênh tạo nguồn, đảm bảo đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất.
Hàng năm có lũ về bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng, cung cấp một lượng lớn thủy
sản tự nhiên. Có lợi thế trong phát triển và nuôi trồng thủy sản.
13


×