Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MIỀN NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.42 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ THỊ MỸ KHUÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MIỀN NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ THỊ MỸ KHUÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MIỀN NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Người hướng dẫn: THS.TIÊU NGUYÊN THẢO


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MIỀN NAM”
do Lê Thị Mỹ Khuân, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, chuyên
ngành QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, đã bảo vệ thành cơng vào ngày ______________

THS.TIÊU NGUN THẢO
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

__________________________
Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

__________________________

Ngày……tháng……năm

_______________________
Ngày……tháng……năm


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học, em đã tiếp thu
được những kiến thức quý báu làm cơ sơ để áp dụng thực tiễn. Có được điều đó là nhờ
vào sự đóng góp cơng sức của q thầy cơ, gia đình, bè bạn đã tận tình giúp đỡ.
Trước tiên con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, lo lắng
cho con để con có được ngày hơm nay. Con xin hết lòng biết ơn.
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng tất cả q thầy
cơ trong khoa Kinh tế đã tận tình chỉ dạy những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học ở trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Tiêu Nguyên Thảo đã nhiệt tình hướng dẫn em
trong quá trình làm luận văn của mình. Em xin chúc thầy ln dồi dào sức khỏe, công
tác tốt để tiếp tục cùng quý thầy cô khác truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau.
Em xin cảm ơn anh Nguyễn Việt Cường đã tận tình giúp đỡ em trong q trình
em thực tập tại cơng ty.
Cám ơn bạn bè đã quan tâm, góp ý và sát cánh cùng tơi trong q trình làm đề
tài cũng như trong suốt quãng đời sinh viên đại học.
Xin chân thành cảm ơn.

TP HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2012

Lê Thị Mỹ Khuân


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THỊ MỸ KHUÂN, Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Tài Chính
Của Cơng Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Miền Nam”.
LE THI MY KHUAN, June 2012. “Analysing of Financial Efficiency of the
Southern Consultant Construction Joint Stock Company”.
Khóa luận tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở dùng các
phương pháp phân tích, so sánh các số liệu từ phịng kế tốn, các báo cáo tài chính
năm 2010, 2011 tại cơng ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Miền Nam nhằm đánh giá
hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp. Qua đó tìm ra những khả năng, hạn chế của doanh
nghiệp mà có biện pháp khắc phục, cải thiện giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt
hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đề tài tập trung đánh giá
khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp thơng qua sự biến động của tài sản và
nguồn vốn; phân tích tình hình tài chính thơng qua báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh và phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như phân tích khả năng thanh khoản,
các chỉ số hoạt động, các tỷ số đòn cân nợ, các chỉ số lợi nhuận và phân tích Dupont.
Từ những kết quả phân tích trên đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả tài chính của cơng ty, góp phần giúp cơng ty hoạt động kinh doanh hiệu quả
tiến lên mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH




DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu




1.3.1. Phạm vi không gian



1.3.2. Phạm vi thời gian



1.3.3. Nội dung nghiên cứu



1.4. Cấu trúc luận văn



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty



2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty



2.2.1 Chức năng




2.2.2. Nhiệm vụ



2.3. Hệ thống tổ chức của công ty



2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơng ty



2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban



2.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty



2.5. Thuận lợi và khó khăn của cơng ty



2.5.1. Thuận lợi




2.5.2. Khó khăn

10 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

11 


3.1. Nội dung nghiên cứu

11 

3.1.1. Khái niệm về tài chính và phân tích tài chính

11 

3.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả tài chính

12 

3.1.3. Thơng tin và tài liệu cần thiết cho việc phân tích hiệu quả tài chính

15 

3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

17 


3.2. Phương pháp nghiên cứu

26 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

26 

3.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số

26 

3.2.3. Phương pháp so sánh

26 

3.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn

28 

3.2.5. Phương pháp phân tích Dupont

29 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33 

4.1. Phân tích khái qt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty qua 2

năm 2010-2011

33 

4.2. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty qua 2 năm 2010-2011

34 

4.2.1. Phân tích tình hình tài sản

34 

4.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

40 

4.3. Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ tiêu tài chính

44 

4.3.1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản

45 

4.3.2. Phân tích các tỷ số hoạt động

48 

4.3.3 Phân tích các tỷ số địn cân nợ


53 

4.3.4. Phân tích các chỉ số lợi nhuận

57 

4.4. Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính

59 

4.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty

60 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64 

5.1. Kết luận

64 

5.2. Kiến nghị

65 

5.2.1.Đối với nhà nước

65 


5.2.2.Đối với công ty

66 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68 

PHỤ LỤC  
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACP

Kỳ thu tiền bình quân

ART

Hệ số quay vịng khoản phải thu

BQTK

Bình qn tồn kho

BQTSCĐ

Bình qn tài sản cố định

BQVLĐ


Bình quân vốn lưu động

BQTTS

Bình quân tổng tài sản

CSH

Chủ sở hữu

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐVT

Đơn vị tính

EBIT

Lợi nhuận sau thuế và lãi vay

FL

Hệ số địn bẩy tài chính


GVHB

Giá vốn hàng bán

HTK

Hàng tồn kho

IT

Hệ số quay vòng hàng tồn kho

LN

Lợi nhuận

NNH

Nợ ngắn hạn

NV

Nguồn vốn

NVCSH

Nguồn vốn chủ sở hữu

PAT


Hệ số vịng quay tài sản cố định

RC

Hệ số thanh tốn hiện thời

RD

Tỷ số nợ

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Rq

Khả năng thanh tốn nhanh

RT

Khả năng thanh tốn lãi vay

TAR

Hệ số vịng quay tài sản


TKBQ

Tồn kho bình quân
vii


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

TSNH

Tài sản ngắn hạn


VCSHBQ

Vốn chủ sở hữu bình quân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Từ Năm 2010-2011



Bảng 4.1. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2010 Và 2011

33 

Bảng 4.2. Khái Quát Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Qua 2 Năm 2010-2011

38 

Bảng 4.3. Khả Năng Đầu Tư TSCĐ

39 

Bảng 4.4. Sự Biến Động Của Các Thành Phần Nợ Ngắn Hạn Qua 2 Năm 2010-201142 
Bảng 4.5. Sự Biến Động Của Các Thành Phần VCSH Qua Hai Năm 2010-2011

43 


Bảng 4.6. Phân Tích Tỷ Suất Vốn CSH

44 

Bảng 4.7. Phân Tích Các Tỷ Số Về Khả Năng Thanh Tốn

45 

Bảng 4.8. Phân Tích Biến Động TSLĐ Qua Hai Năm 2010 Và 2011

48 

Bảng 4.9. Phân Tích Kỳ Thu Tiền Bình Qn

49 

Bảng 4.10. Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng TS

50 

Bảng 4.11. Phân Tích Hệ Số Vịng Quay Tiền

51 

Bảng 4.12. Phân Tích Vịng Quay Hàng Tồn Kho

52 

Bảng 4.13. Phân Tích Tình Hình Ln Chuyển Vốn Lưu Động


53 

Bảng 4.14. Phân tích Tỷ Số Nợ Năm 2010 và 2011

54 

Bảng 4.15. Phân Tích Khả Năng Trả Nợ (RT)

55 

Bảng 4.16. Phân Tích Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu

56 

Bảng 4.17. Phân Tích Các Chỉ Số Lợi Nhuận Qua Hai Năm 2010 và 2011

57 

Bảng 4.18. Các Nhân Tố Tác Động Tới ROE

59 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Cơng Ty




Hình 2.2. Biểu Đồ Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Cơng Ty Năm 2010-2011 9 
Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình Tài Sản Qua Hai Năm 2010-2011

35 

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Tài Sản Qua Hai Năm 2010-2011

35 

Hình 4.3. Biểu Đồ Tình Hình Nguồn Vốn Qua Hai Năm 2010-2011

40 

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Qua Hai Năm 2010- 2011

41 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán năm 2010
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán năm 2011
Phụ lục 3: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010
Phụ lục 4: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ
một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng cơng
nghiệp và dịch vụ cao. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt
ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi
quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương
trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một
trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống cịn
đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của
thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp
ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh
nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của
từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thực
hiện phân tích tài chính.
Việc thường xun phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh
nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,
mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù
hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng
cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
1



quan trọng của vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính tại
Cơng ty cổ phần tư vấn xây dựng miền Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó chỉ
ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế của cơng ty, từ đó có những biện pháp
khắc phục kịp thời, phát huy những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, giúp người sử
dụng thơng tin có cái nhìn khái quát đồng thời có những đánh giá, quyết định quản lý,
đầu tư đúng đắn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty qua hai năm
2010- 2011.
- Phân tích tài chính của công ty qua hai năm 2010- 2011 thông qua các chỉ tiêu
tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của cơng ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng miền Nam: 237,
Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2010-2011.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng tình hình tài chính của cơng ty từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của cơng ty. Ngồi ra những
khía cạnh khác của công ty do giới hạn thời gian nên đề tài không đề cập đến.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài được chia làm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên lí do, sự cần thiết của việc thực hiện đề tài và lựa chọn Công ty cổ phần
tư vấn xây dựng miền Nam làm đối tượng nghiên cứu, đồng thời xác định cụ thể mục

tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc luận văn.
2


Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng miền Nam và khái quát
về kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2010 và 2011.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên lý thuyết về vấn đề tài chính của doanh nhiệp, làm cơ sở lý luận để áp
dụng vào đề tài, làm rõ đề tài hơn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính
của cơng ty thơng qua bảng cân đối kế tốn, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và thông qua các tỷ số tài chính từ năm 2010-2011.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính của cơng ty qua hai
năm. Từ đó nêu lên một số kiến nghị để giúp cơng ty nâng cao hiệu quả tài chính và
hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty
Trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa, Việt Nam đã và đang
từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế bằng chính khả năng nội và ngoại lực của
mình. Nhất là khi Luật Doanh Nghiệp ra đời đã tác động tích cực vào các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra những điều kiện cũng như cơ hội thuận lợi để các

doanh nghiệp tự khẳng định mình, góp phần đưa đất nuớc tiến vào quá trình hội nhập
nền kinh tế thế giới.
Từ các điều kiện thuận lợi trên, ngày 17 tháng 7 năm 2001 Công ty TNHH Tư
Vấn Xây Dựng Miền Nam thành lập với nguyện vọng được tham gia đóng góp một
phần khả năng của mình vào cơng cuộc đổi mới, đi lên của đất nuớc, đưa ngành xây
dựng Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau
đó cơng ty đã quyết định chuyển đổi hình thức sang Cơng ty Cổ Phần Tư Vấn Xây
Dựng Miền Nam ngày 24 tháng 01 năm 2008.
Một đơn vị tư vấn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông
và thủy lợi, Công ty đã trang bị hệ thống máy móc, thíêt bị hiện đại và đầy đủ, cùng
với những đội ngũ nhân lực năng động, nhiệt tình có trình độ chun mơn cao. Do vậy,
trong những năm qua Công ty đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ các Sở, Ban,
Ngành…. và đã tham gia thực hiện nhiều dự án lớn trên địa bàn khu vực Nam Trung
Bộ và Nam Bộ. Cụ thể: Dự án Xây dựng 10 cầu trên tuyến đường ĐT 647 huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên, Dự án BOT cầu Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận,……hay dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng phường Bình An, Phường Thảo Điền của
Ban Quản Lý Dự Án Q2, TPHCM…

4




Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh:
+ Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG MIỀN NAM
+

Địa chỉ : 237 Quốc lộ 13, Phường 16, Quận Bình Thạnh, TP HCM

+


Điện thoại

+

Email :

+

Mã số thuế

: 0302362510

+

Vốn điều lệ

:5.000.000.000 đồng

+

Tài khoản số: 10201.00000.90265 tại Sở Giao Dịch II – Ngân Hàng Công

: (08). 5110994 – Fax: (08). 8984887

Thương Việt Nam
+

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103009214 do Sở Kế Hoạch và


Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 24 tháng 01 năm 2008


Nhân lực:
+

Tổng số CB – CNLĐ tồn Cơng ty

: 67 người

 Bộ phận trực tiếp

: 51 người

 Bộ phận gián tiếp

: 16 người

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Miền Nam được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh về các ngành sau:
+ Lập dự án đầu tư.
+ Thẩm tra thiết kê, lập dự tốn cơng trình.
+ Tư vấn đấu thầu.
+ Kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng.
+ Thí nghiệm vật liệu xây dựng.
+ Nén tĩnh cọc khoan nhồi, nén tĩnh cọc bê tông cốt thép.
+ Di chuyển nhà cửa.
+ Tư vấn về hệ thống chất lượng.

+ Khảo sát địa hình xây dựng cơng trình.
+ Thiết kế xây dựng cơng trình giao thơng.
+ Thiết kế cơng trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Thiết kế xây dựng cơng trình dân dụng cơng nghiệp.
5


+ Dịch vụ siêu âm cọc bê tông, cốt thép, thí nghiệm biến dạng lớn nhỏ.
+ Siêu âm lỗ khoan, thí nghiệm đất nền bằng phương pháp xuyên tĩnh,
khoan mùn đầu cọc, lấy lõi bê tơng, thí nghiệm để kiểm tra nền móng
cơng trình.
2.2.2. Nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp, cơng ty có nghĩa vụ và trách nhiệm như các doanh
nghiệp khác đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp do nhà nước Việt Nam ban hành
các vấn đề cơ bản:
+ Nộp đúng và đầy đủ các loại thuế cho nhà nước: thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất….
+ Nộp đầy đủ các quỹ: BHYT, BHXH….
+ Định kỳ hàng năm nộp báo cáo quyết toán và thực hiện các chủ trương
của nhà nước.
2.3. Hệ thống tổ chức của công ty
2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, phù hợp với đặc điểm riêng của mình, cơng
ty đã khơng ngừng hồn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả.

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Cơng Ty
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN


BAN GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

PHỊNG

PHỊNG KHẢO SÁT ĐỊA

PHỊNG KHẢO

THIẾT KẾ

CHẤT&THÍ NGHIỆM

SÁT ĐỊA HÌNH

PHỊNG TỔ CHỨC

PHỊNG KẾ HOẠCH TÀI

HÀNH CHÍNH

CHÍNH

Nguồn: Phịng tổ chức hành chính
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Chủ tịch Hội Đồng thành viên kiêm Giám Đốc: Người có quyền lực cao nhất
trong cơng ty, điều hành tồn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước
công ty, trước pháp luật về sử dụng vốn, tài sản và hoạt động của cơng ty.

 Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc phụ trách một số bộ phận công tác
trong Doanh Nghiệp và được Giám đốc uỷ quyền thay mặt quyết định một số
cơng việc khi Giám đốc đi vắng.
 Phịng thiết kế: Là phịng thiết kế ra những cơng trình để tiến hành việc xây
dựng
 Phịng khảo sát địa hình: Là đi khảo sát cơng trình để tiến hành thi cơng cơng
trình. Như đo đạc đường, hay tình hình vị trí đia lý ở khu vực chuẩn bị thi công
như thế nào…

7


 Phịng khảo sát địa chất & thí nghiệm: Là việc khảo sát đất đai tại khu vực
thi công xem có hiện tượng gì khác khơng để tiến hành thi cơng. Ví dụ như xem
vùng đất đó có bị sạt lở, hay lún khơng?
 Phịng kế hoạch – tài chính: Phân tích đặc điểm tình hình phát triển kinh
doanh của công ty. Tham mưu cho Giám Đốc tổ chức hệ thống kế tốn trong
cơng ty, quản lý về tình hình tài chính phân tích các hoạt động kinh tế, bảo tồn
và phát triển nguồn vốn của cơng ty.
 Phịng tổ chức – hành chính: Lao động tiền lương, chức năng tổng hợp các
bảng lương, bảng chấm công do các đơn vị trực thuộc nộp lên. Từ đó, có thể
nắm được số lao động khi cần thiết.
2.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.1.Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Từ Năm 2010-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Chênh lệch


Năm 2011

±∆

%

Tổng doanh thu

30.977,02

35.274,65

4.297,63

13,87

Tổng chi phí

29.890,63

33.963,51

4.072,88

13,63

1.086,39

1.311,14


224,75

20,69

Thuế TNDN

271,60

327,79

56,19

20,69

Lợi nhuận rịng

814,79

983,35

168,56

20,69

Lợi nhuận trước thuế

  

  


  

  

  

Nguồn: Phịng kế hoạch-tài chính

8


Hình 2.2. Biểu Đồ Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Cơng Ty Năm 20102011
Triệu đồng
40000.0
35000.0
30000.0
25000.0

35274.65000
30977.02000
29890.63000

33963.51000
Tổng doanh thu

20000.0

Tổng chi phí


15000.0

Lợi nhuận rịng

10000.0

983.35

814.79

5000.0
.0
2010

2011

Năm
Nguồn: Phịng kế hoạch-tài chính

Bảng 2.1 và hình 2.2 cho thấy:
Năm 2010 doanh thu là 30.977,02 triệu đồng đến năm 2011 thì tổng doanh thu
đạt mức 35.274,65 triệu đồng tăng 4.297,63 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 13,87% so
với năm 2010. Trong đó tổng chi phí năm 2011 là 33.963,51 triệu đồng tăng 4.072,88
triệu đồng , ứng với tỷ lệ tăng là 13,63% so với năm 2010. Lợi nhuận ròng năm 2010
đạt giá trị 814,79 triệu đồng và năm 2011 đạt mức 983,35 triệu đồng. Năm 2011 lợi
nhuận ròng tăng hơn so với năm 2010 một mức là 168,56 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng
là 20,69%.
2.5. Thuận lợi và khó khăn của cơng ty
2.5.1. Thuận lợi
Qua nhiều năm xây dựng thương hiệu, Công ty tư vấn xây dựng miền Nam

được sự tín nhiệm của nhà nước đã tham gia thực hiện nhiều dự án lớn góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty.
Ban giám đốc, bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên của cơng ty có năng lực,
nhiệt tình trong cơng việc góp phần vào sự thành cơng của cơng ty. Bộ máy công ty
gọn nhẹ, chặt chẽ phù hợp với qui mơ và địa bàn hoạt dộng, từ đó tạo điều kiện nắm
vững thị trường, phát triển công ty ngày càng vững mạnh.
9


Lực lượng lao động ổn định, trung thành và nhiệt huyết nhờ vào chính sách
quản trị nhân sự hiệu quả của cơng ty.
2.5.2. Khó khăn
Lĩnh vực xây dựng đang có tiềm năng phát triển lớn, số lượng công ty hoạt
động về lĩnh vực này ngày một gia tăng. Chính vì thế tạo nên mức cạnh tranh ngày
càng cao, tính cạnh tranh trong ngành lớn.
Tình hình lạm phát ngày càng trở nên trầm trọng, việc có được nguồn vốn để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm về tài chính và phân tích tài chính
a) Khái niệm về tài chính
Hoạt động tài chính nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện dưới dạng
tiền tệ, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

Gắn liền với việc tổ chức, huy động, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính là tổng
hợp định kỳ những số liệu tài chính của một doanh nghiệp, các báo cáo này cung cấp
cho người đọc những thông tin đầy đủ về những hoạt động như: lợi nhuận và những kế
hoạch tương lai của doanh nghiệp.
b) Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích tình hình tài chính là tiến trình xử lý, tổng hợp các thơng tin được thể
hiện trên các báo cáo tài chính và các báo cáo thuyết minh bổ sung thành các thơng tin
hữu ích cho cơng tác quản lý tài chính các doanh nghiệp thành các dữ liệu làm cơ sở
để các nhà đầu tư đi đến quyết định đầu tư hoặc cho vay.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá
sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh
giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp
trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đốn tài chính - một
trong các hướng dự đốn doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo
nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với
11


mục đích nghiên cứu, thơng tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp
hoặc ngồi doanh nghiệp )
3.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả tài chính
a) Mục tiêu của phân tích hiệu quả tài chính
Quy trình phân tích tài chính hiện nay ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các
đơn vị tự chủ nhất định về tài chính, các tổ chức xã hội, tập thể, các cơ quan quản lý,
tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của ngân hàng và của
thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và
cần thiết.

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau thì nhằm những
mục tiêu khác nhau.
 Đối với nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng
ra quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết định đầu tư, tài trợ,
phân chia cổ tức,...dự thảo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểm sốt các hoạt
động quản lý. Mặt khác, tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn hoạt động kinh doanh
trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn trả
nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
 Đối với nhà đầu tư
Các cổ đông là các cá nhân hoặc doanh nghiệp, quan tâm trực tiếp đến tính tốn
các giá trị của doanh nghiệp vì họ bỏ vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh
doanh sản xuất và họ có thể chịu rủi ro từ khoản vốn đó. Nhà đầu tư phân tích tài chính
để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, đây là một trong những căn cứ giúp
nhà đầu tư ra quyết có bỏ vốn vào doanh nghiệp hay khơng.
Thu nhập của các cổ đông tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn
đầu tư. Hai yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với câu hỏi trọng
tâm: lợi nhuận bình qn cổ phiếu của cơng ty sẽ là bao nhiêu? Dự kiến lợi nhuận sẽ
được nghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân chia lợi tức cổ phần và trong nghiên
cứu rủi ro hướng các lựa chọn vào những cổ phiếu phù hợp nhất.
12


 Đối với người cho vay
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của
khách hàng phân tích. Để đưa ra quyết định cho vay, thì một trong những vấn đề mà
người cho vay cần phải xem xét là doanh nghiệp thật sự có nhu cầu vay hay khơng.
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Bởi nhiều khi một quyết định cho vay

có ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của người cho vay, có thể dẫn đến tình
trạng phá sản của người cho vay, hay đơn vị cho vay. Phân tích tài chính đối với
những khoản nợ dài hạn hay khoản nợ ngắn hạn cũng có sự khác nhau.
Nếu là những khoản nợ ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh
nghiệp khi khoản nợ tới hạn trả nợ.
Nếu là những khoản cho vay dài hạn, ngưòi cho vay phải tin chắc khả năng
hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì việc hồn trả vốn và lãi phụ thuộc
vào khả năng sinh lời này.
Kỹ thuật phân tích thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của khoản vay,
nhưng cho đó là khoản vay dài hạn hay nhắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến
cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Ngồi ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong
doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư,...dù họ công tác
ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều muốn hiểu biết về doanh nghiệp để thực hiện tốt
hơn công việc của họ.
b) Ý nghĩa của phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích tình hình tài chính cần thiết cho việc tạo vốn và chu chuyển vốn đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vốn phải đáp ứng đủ trong quá
trình sản xuất kinh doanh sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất. Như vậy, để đảm bảo đủ
vốn và sử dụng hiệu quả sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn nhà quản trị tài
chính cần có biện pháp để khai thác tốt, kết hợp chặt chẽ các nguồn vốn, tổ chức vốn
một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất. Qua việc phân tích nhờ đó mà nhà quản trị có
được hình ảnh tồn diện về tình hình ln chuyển vốn trong doanh nghiệp. Nhờ đó để
đánh giá tình hình sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác định nguồn
vốn tài trợ? Từ đó, nhà quản trị có quyết định lựa chọn phương án để khai thác tốt
13



×