Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

LÊ THỊ NGỌC DUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM
THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

LÊ THỊ NGỌC DUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM
THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Ngành: Quản Trị Tài Chính

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Th.s TRẦN ĐÌNH LÝ


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN” do LÊ THỊ NGỌC DUNG, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________

Ths. Trần Đình Lý
Giáo viên hướng dẫn

___________________________
Ngày …. Tháng ….. Năm ……….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

_______________________

______________________

Ngày….Tháng… Năm……..

Ngày … Tháng … Năm ……..



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh ra con,
luôn ở bên con chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho con từng bước trưởng
thành.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
quý thầy cô khoa kinh tế cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đình Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin kính
gửi đến thầy lòng tri ân sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị, cán bộ nhân viên
Trung Tâm Thẻ Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tìm hiểu, nghiên cứu, học tập trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè người thân đã luôn ở bên tôi động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy (cô) dồi dào sức khỏe, bạn bè tôi luôn
thành công và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ngày càng lớn mạnh và phát
triển.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày…tháng 06 năm 2012
Lê Thị Ngọc Dung


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NGỌC DUNG. Tháng 06 Năm 2012. “Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Tại Trung Tâm Thẻ Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”.

LE THI NGOC DUNG. June, 2012. “Credit Risk Management At Card
Sacombank Center”.


Khóa luận tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng tín
dụng tại TTT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Từ đó nêu ra những nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại TTT
Sacombank. Từ những nghiên cứu trên đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại TTT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.


MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.3.2 Không gian nghiên cứu

2

1.3.3 Thời gian nghiên cứu


3

1.4 Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

4

2.1.1 Sơ lược về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng

7

2.1.4 Mục tiêu kế hoạch năm 2012

8


2.1.5 Định hướng chiến lược giai đoạn 2011-2020

9

2.2 Tổng quan về Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTT Sacombank

10

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ Sacombank

14

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ Phòng Tín Dụng Trung Tâm Thẻ Sacombank

14

2.2.3.1 Bộ phận phân tích tín dụng

14

2.2.3.2 Bộ phận thẩm định

15

2.2.3.3 Bộ phận thu hồi nợ

16
v


 

10


2.2.4 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TTT Sacombank

18

2.2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

18

2.2.4.2 Hiệu quả kinh doanh

19

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

21
21

3.1.1 Giới thiệu chung về tín dụng ngân hàng

21

3.1.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng

21


3.1.1.2 Quy trình tín dụng thẻ

23

3.1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

26

3.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng

27

3.1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng

28

3.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

28

3.1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và
nền kinh tế-xã hội

31

3.1.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng

32


3.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

33

3.1.3.1 Khái niệm

33

3.1.3.2 Ý nghĩa

33

3.1.3.3 Nguyên tắc

33

3.2 Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

33

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

34

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi


34

3.2.4 Phương pháp so sánh

34

3.2.5 Phương pháp quan sát thực tế

34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hoạt động tín dụng tại TTT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

35
35

4.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 35
4.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại TTT Sacombank

38

4.1.2.1 Thực trạng phát hành thẻ tại TTT Sacombank

38

4.1.2.2 Thực trạng thanh toán thẻ tại TTT Sacomabank

40

vi

 


4.1.3 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại TTT Sacombank

42

4.1.3.1 Tình hình nợ quá hạn của TTT Sacombank trong thời gian qua

42

4.1.3.2 Cơ cấu nhóm nợ tại TTT Sacombank

44

4.1.3.3 Thực hiện trích lập xử lý rủi ro qua các năm

45

4.1.3.4 Nhận xét và đánh giá

45

4.1.3.5 Những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại TTT Sacombank

46

4.1.4 Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của TTT Sacombank

47


4.1.4.1 Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ

47

4.1.4.2 Xử lý rủi ro trong dịch vụ thẻ

48

4.1.4.3 Đánh giá thực trạng QTRR đối với dịch vụ thẻ tại TTT Sacombank

49

4.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sacombank

52

4.2.1 Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam

52

4.2.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của TTT Sacombank

53

4.3 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại TTT Sacombank

55

4.3.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và xử lý nợ xấu


56

4.3.2 Hoàn thiện tổ chức hoạt động QTRR trong hệ thống thẻ Sacombank

57

4.3.3 Xây dựng hệ thống dự phòng cho hoạt động thẻ

58

4.3.4 Áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn RRTD

63

4.3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của CBTD

64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1 Kết luận

66

5.2 Kiến nghị

67


5.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan

67

5.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

68

5.2.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán
thẻ Việt Nam

69

5.2.4. Kiến nghị với Trung Tâm Thẻ Sacombank

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC


Báo Cáo Tài Chính

BCTN

Báo Cáo Thường Niên

CBTD

Cán Bộ Tín Dụng

CSTD

Chính Sách Tín Dụng

HĐKD

Hoạt Động Kinh Doanh

NH

Ngân Hàng

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại


NQH

Nợ Quá Hạn

NVTĐ

Nhân Viên Thẩm Định

NVHT

Nhân Viên Hỗ Trợ

QTRR

Quản Trị Rủi Ro

RRTD

Rủi Ro Tín Dụng

Sacombank

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Sài Gòn Thươg Tín

TCTD

Tổ Chức Tín Dụng


TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TTT

Trung Tâm Thẻ

TCTQT

Tổ Chức Thẻ Quốc Tế

TSLN

Tỷ Suất Lợi Nhuận

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của TTT Sacombank trong 3 Năm 20092011

18

Bảng 4.1: Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 35
Bảng 4.2: Số Lượng Thẻ Thanh Toán Phát Hành Qua Các Năm 2009-2011


38

Bảng 4.3 : Số Lượng Thẻ Tín Dụng Phát Hành Qua Các Năm 2009-2011

39

Bảng 4.5: Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dư Nợ

42

Bảng 4.6: Tổng Hợp Phân Loại Nợ

44

Bảng 4.7: Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro

45

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Trung Tâm Thẻ Sacombank

7
14


Hình 2.3: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của TTT Sacombank Qua Các Năm 20092011

19

Hình 4.1: Tình Hình Vốn Huy Động và Dư Nợ Cho Vay của Sacombank Qua Các
Năm 2008-2011

36

Hình 4.2: Thể Hiện Số Lượng Thẻ Thanh Toán Phát Hành Qua Các Năm 2009-201138
Hình 4.3: Số Lượng Thẻ Tín Dụng Phát Hành Qua Các Năm 2009-2011

39

Hình 4.4: Doanh Số Giao Dịch và Doanh Thu Qua Các Năm 2009-2011

41

Hình 4.5 Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dư Nợ

43

x
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁCH TÍNH HẠN MỨC THẺ TÍN DỤNG
PHỤ LỤC 2: QUẢN LÝ CHI TIÊU VÀ THANH TOÁN SAO KÊ CỦA CHỦ THẺ

PHỤ LỤC 3: PHÂN LOẠI NỢ VÀ LẬP DỰ PHÒNG RRTD

xi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu
hóa, hội nhập thị trường khu vực và thế giới đã trở thành xu thế chung của hầu hết các
quốc gia. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức mà các tổ chức kinh tế phải đối mặt.
NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. Hoạt
động của NHTM rất đa dạng, rộng khắp và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế. Do phạm vi hoạt động ảnh hưởng rộng khắp như vậy nên NH phải
gánh chịu nhiều rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…
Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu lớn nhất cho NH và cũng là hoạt động có rủi ro
lớn nhất. Nó không những làm tổn hại đến tài sản, uy tín của một NH mà còn có thể
gây phá sản và tác động tiêu cực phản ánh dây chuyền đối với các NH và các đơn vị
khác, ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế. Vấn đề ở đây là NH cần phải nhận biết rủi
ro, đo lường được mức độ rủi ro và đưa ra các quyết định phù hợp nhằm phòng ngừa,
hạn chế rủi ro. Vì vậy việc QTRR tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị NH, giữ vị trí trung tâm trong hoạt động QTRR của NH, QTRR tín dụng tốt sẽ
không dẫn đến cảnh nợ xấu cao, nợ xấu được giữ ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được,
nhằm giúp NH tránh những rủi ro vượt quá khả năng chịu đựng, giảm thiểu các thiệt
hại cho NH, từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho NH, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
và lợi nhuận, nâng cao uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh cho NH.
Tham gia hoạt động kinh doanh thẻ từ năm 2002, Sacombank luôn chú trọng

phát triển sản phẩm, nghiên cứu các công nghệ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện
ích sử dụng thẻ cho KH, đa dạng hóa sản phẩm thẻ… Doanh số phát hành, thanh toán
và sử dụng thẻ của Sacombank trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng
1
 


cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Sacombank cũng phải đối mặt với những rủi
ro những quá trình kinh doanh thẻ. Trong đó RRTD diễn ra trong quá trình phát hành
và thanh toán thẻ trong những năm qua đã tăng với tốc độ cao gây tổn thất cho NH,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi Sacombank nói chung và TTT
Sacombank nói riêng phải có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động QTRR tín dụng
trong quá trình kinh doanh thẻ của NH.
Xuất phát từ yêu cầu trên, sau thời gian tìm hiểu, thực tập tại phòng tín dụng –
TTT Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, em chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Trung tâm Thẻ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín”
làm khóa luận tốt nghiệp với hy vọng sẽ hoàn thiện hơn nữa hoạt động QTRR tín dụng
tại TTT Sacombank.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng RRTD và công tác QTRR tín dụng tại TTT Sacombank.
Đánh giá những RRTD mà TTT Sacombank đang phải đối mặt. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống QTRR tín dụng tại TTT Sacombank và đề xuất
một số kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác lập một số cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và RRTD: đặc điểm, nguyên
nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả, một số cách phản ứng lại RRTD cũng như mối quan hệ
của RRTD với các loại rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh thẻ của NH.
Hoàn thiện cơ sở lý thuyết về QTRR tín dụng.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống QTRR tín dụng tại

TTT Sacombank và đưa ra một số kiến nghị đối với NH và các cơ quan hữu quan.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng và QTRR tín dụng tại TTT
Sacombank.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
TTT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
2
 


1.3.3 Thời gian nghiên cứu
 Phạm vi thời gian: 2008-2012

 Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012
1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương. Mở đầu là chương 1 với việc đặt vấn đề nhằm đưa ra
lý do chọn đề tài cũng như việc xác định những mục tiêu mà khóa luận muốn đạt
được, giới hạn về mặt thời gian, không gian và nội dung nghiên cứu. Từ những mục
tiêu cần đạt được, chương 2 có tên “Tổng Quan” sẽ trình bày một cách tổng quan về
Sacombank và TTT Sacombank bao gồm giới thiệu quá trình hình thành và phát triển
của Ngân hàng, của TTT, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm dịch vụ của TTT, tình hình
hoạt động kinh doanh v.v…Thứ ba là chương “Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp
Nghiên Cứu”, chương này sẽ trình bày các khái niệm là cơ sở lý luận của đề tài nghiên
cứu. Các khái niệm sẽ là nền tảng để các phần tiếp theo có sức thuyết phục hơn. Từ đó,
chương này nêu ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử dụng trong khóa
luận. Tiếp theo là dựa vào dữ liệu thu thập được, chương 4 sẽ tiến hành phân tích,
nhận định, đánh giá các vấn đề gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp
trình bày ở trước. Song song đó là phân tích thực trạng tình hình tín dụng và RRTD tại
TTT Sacombank, những mặt đạt được và hạn chế của biện pháp QTRR tín dụng đang

được áp dụng. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QTRR tín dụng tại
TTT Sacombank. Sau đó, chương 5 sẽ trình bày kết luận và đề xuất kiến nghị đối với
Chính phủ, với NHNN Việt Nam, với Hiệp hội thẻ các Ngân hàng phát hành và thanh
toán thẻ tại Việt Nam và với TTT Sacombank.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
2.1.1 Sơ lược về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
Tên giao dịch quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK.
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN
Tên viết tắt: SACOMBANK
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp. HCM
Điện thoại: (84-8) 39 320 420

Fax: (84-8) 39 320 424

Email: – Website: www.sacombank.com.vn
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank được
thành lập cách đây hơn 20 năm (ngày 21/12/1991) chỉ với số vốn vẻn vẹn là 3 tỷ đồng,
mạng lưới hoạt động chủ yếu xung quanh vùng ven Tp. HCM với 01 hội sở và 03 chi
nhánh và ngay sau đó đã gặp phải những khó khăn của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Thế nhưng, ngày nay Sacombank đã trưởng thành lớn về nhiều mặt, hiện được
đánh giá là một trong những NH TMCP hàng đầu Việt Nam. Tính đến ngày
31/10/2010 đã có:
 141.799 tỷ đồng tổng tài sản, 13.633 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 9.179 tỷ đồng
vốn điều lệ.
 366 điểm giao dịch tại toàn khu vực Đông Dương, 01 VPĐD tại Trung Quốc,
01 Chi nhánh tại Lào, và 01 Chi nhánh tại Campuchia.
 6.180 đại lý thuộc 289 NH tại 80 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới.
 Với 8.507 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
4
 


 Là NH Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ
International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).
 Là NH đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị thường chứng khoán Việt Nam.
 Là NH Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới,
thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và Campuchia.
 Là NH tiên phong khai thác các mô hình NH đặc thù dành riêng cho phụ nữ
(Chi nhánh 8/3) và cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của
các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường
độc đáo và sáng tạo của Sacombank.
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt
Nam, Sacombank được nhận rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong
nước và quốc tế, điển hình như:
 “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2009, 2010 và 2011” do
Global Finance bình chọn.
 “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam 2011” do The Asset bình chọn .
 “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010 và 2011” do
The Asset bình chọn .

 “Ngân hàng có cơ cấu quản trị doanh nghiệp chặt chẽ và hoạt động quan hệ
nhà đầu tư tốt nhất 2011” do Alpha Southeast Asia bình chọn.
 “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất Việt Nam 2010” do hiệp hội các
Chuyên gia Truyền thông Mỹ (LACP) bình chọn.
 “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” do The Asian Banker bình chọn.
 “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2008” do Asian Banking and Finance
bình chọn.
 “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn.
 “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn.
 “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn.
 Xếp thứ 4 trong ngành Tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007.
 Được đánh giá và xếp loại A trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà Nước
cho năm 2006.
5
 


Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử
hình thành và phát triển NH với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank. Việc
hình thành mô hình Tập đoàn là điều khiển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí
hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho KH đồng thời nâng cao sức mạnh trong quy
trình hội nhập Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh
vực tài chính và phi tài chính. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn. Hiện nay, Tập
đoàn Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:
 Thành viên trực thuộc
 Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS).
 Công Ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SacombankSBL).
 Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR).

 Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank-SBA).
 Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ).
 Thành viên hợp tác chiến lược
 Công ty Cổ Phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal).
 Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tân Định (Tadimex).
 Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát (TTP).
 Công ty Cổ phần Giao Dịch Hàng Hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom - STE).

6
 


2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng
Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Nguồn: sacombank.com.vn
7
 


 Cơ cấu tổ chức Hội Đồng Quản Trị
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank,
quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ
Sacombank quy định.
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh
Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Sacombank, trừ những vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông.
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành
chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của

Sacombank.
 Cơ cấu tổ chức Bộ máy điều hành
Tổng giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của
Sacombank theo đúng Pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy
chế, quy định của Sacombank, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về
mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều
hành, các Phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết
một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công tác cụ thể.
2.1.4 Mục tiêu kế hoạch năm 2012
Bám sát định hướng Chiến lược giai đoạn 2011-2015 theo những chỉ tiêu trọng
yếu, nhằm xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm để đạt được mục tiêu đề ra, đảm
bảo chi trả cổ tức từ 14-16% mà Đại Hội Đồng Cổ Đông đa thống nhất thông qua.
Tuân thủ nghiêm túc các quy định và chính sách của Chính phủ và NHNN
trong điều hành hoạt động kinh doanh bảo đảm các tỷ lệ an toàn của ngành và chuẩn
mực quốc tế.
Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn là mục tiêu hàng
đầu, nhằm đảm bảo cân đối giữa huy động – cho vay, giảm dần tỷ lệ cho vay/huy động
dưới 80% trong bối cảnh nguồn vốn huy động ngày càng bị cạnh tranh bởi nhiều kênh
đầu tư khác nhau.
8
 


Phát huy thế mạnh mạng lưới để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ổn định từ
hệ khách hàng dân cư. Gắn liền mục tiêu phát triển mạng lưới với hoạt động huy động
vốn va đa dạng hóa dịch vụ.
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng kế hoạch nhưng phải phù hợp với tốc
độ tăng trưởng nguồn vốn tại mỗi đơn vị.

Rà soát, đánh giá để cải tiến hệ thống sản phẩm hiện hữu, song song nghiên cứu
xây dựng các sản phẩm mới phù hợp với đặc thụ vùng/miền, mang tính cạnh tranh cao
đặc biệt tại các thị trường mới như Lào, Campuchia. Tăng cường nghiên cứu, xây
dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các sản phẩm về Thẻ, NH điện tử, Quản
lý tài sản v.v… nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ, tạo bước tăng trưởng đột phá trong
năm 2012 và các năm tới.
Theo dõi diễn biến thị trường và tận dụng cơ hội để đầu tư trái phiếu Chính phủ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo nguồn thanh khoản cho NH. Xây
dựng các phương án dự phòng thanh khoản để chủ động trong hoạt động kinh doanh,
đề ra các giải pháp cụ thể tại từng đơn vị để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng
suất lao động của từng cán bộ nhân viên.
Tiếp tục công tác tái cấu trúc theo hướng tăng cường lực lượng trực tiếp kinh
doanh, đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm tăng cường lực lượng ban ngành theo định
hướng mô hình tái cấu trúc.
Năm 2012, dự báo nền kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục phải đối diện với
không ít khó khăn phía trước, nhưng cũng với lợi thế sức trẻ, nhiệt huyết của hơn một
vạn cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống trải khắp ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia;
cùng khả năng tự thân vận động, linh hoạt trước biến động của thị trường, Sacombank
hoàn toàn vững tin vào khả năng thích ứng, năng lực cạnh tranh, quyết tâm biến thách
thức thành cơ hội nhằm hiện thực hóa kế hoạch năm 2012, tạo tiền đề vững chắc để
thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
2.1.5 Định hướng chiến lược giai đoạn 2011-2020
Năm 2011, năm bản lề triển khai Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn
2011-2020, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2010
thông qua với tầm nhìn trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Khu vực”. Từ kinh
nghiệm thực tiễn đã trải nghiệm qua hai cuộc khủng hoảng tài chính, của Khu vực
9
 



(1997) và Thế giới (2008-2010), Sacombank đã thấu hiểu nhiều vấn đề mà lĩnh vực tài
chính–ngân hàng có thể gặp phải khi nền kinh tế có biến động. Theo đó, chiến lược
phát triển của Sacombank trong mỗi thời kỳ luôn đề ra những Mục tiêu - Giải pháp Lộ trình hoạt động phù hợp theo đúng định hướng phát triển của Chính phủ cũng như
của ngành; đồng thời, NH cũng luôn chuẩn bị, dự phòng những kịch bản ứng phó với
thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì vậy, quan điểm trọng tâm của chiến lược phát
triển thời kỳ mới, giai đoạn 2011-2020: Củng cố nội lực để phát triển bền vững.
2.2 Tổng quan về Trung tâm Thẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTT Sacombank
Tên tổ chức: TRUNG TÂM THẺ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN
Tên giao dịch quốc tế: SACOMBANK CARD CENTER
Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3526 6060 – Fax: (08) 3526 7332
Email:
TTT Sacombank được thành lập vào ngày 19/05/2002 và chính thức đi vào hoạt
động vào tháng 8/2002. Theo bước phát triển của ngành tài chính -ngân hàng thế giới
trong vài năm gần đây, TTT Sacombank được thành lập nhằm mục tiêu triển khai, đẩy
mạnh phát triển và góp phần nâng cao vị thế của Sacombank trong việc ứng dụng công
nghệ thẻ trên thị trường Việt Nam.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi nổi và
đặt trước mỗi NH trong nước cả thời cơ và thách thức. Để sẵn sàng cho quá trình hội
nhập khu vực và quốc tế TTT Sacombank đã triển khai đề án cơ cấu lại hoạt động của
mình nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn
mực quốc tế, đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ và các sản phẩm thẻ, mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế và từng bước áp dụng TTT hiện đại vào các lĩnh vực.
TTT Sacombank hiện là thành viên chính thức của hai TCTQT Visa và
MasterCard, vừa phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ mang thương hiệu Visa và
MasterCard. Bên cạnh đó, TTT Sacombank đang phát hành thêm các dòng thẻ ghi nợ.
 Trung tâm thẻ - Những cột mốc:
 8/2002 Phát hành thẻ ghi nợ Sacombank.

10
 


 5/2003 Phát hành thẻ tín dụng nội địa Sacombank.
 12/2004 Phát hành thẻ ghi nợ nội địa mới Sacom Passport thay thế cho thẻ ghi
nợ Sacombank.
 8/2005 Chấp nhận thanh toán thẻ Visa trên hệ thống ATM và POS của
Sacombank và công bố phát hành thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa.
 9/2005 Phát hành thẻ tín dụng nội địa mới Sacombank Passport thay thế cho
thẻ tín dụng nội địa Sacombank.
 3/2006 Phát hành thẻ đồng thương hiệu VNPay với công ty Eden.
 8/2006 Chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng Mastercard trên hệ thống ATM và
POS của Sacombank.
 10/2006 Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank Visa.
 11/2007 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Ladies First dành riêng cho phái nữ.
 11/2008 Hợp tác với Công ty Ô tô Xuyên Việt phát hành thẻ tín dụng quốc tế
OS Member.
 1/2009 Hợp tác với Tập đoàn Parkson phát hành thẻ tín dụng quốc tế Parkson
Privilege.
 1/4/2009 Phát hành thẻ ghi nợ Passport Plus theo tiêu chuẩn ISO BIN của
Ngân hàng Nhà nước.
 6/8/2009 Phát hành thẻ ghi nợ Passport Plus không tên.
 1/3/2010 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard.
 16/4/2010 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế cao cấp Sacombank Platinum.
Nhờ có một nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có đủ
khả năng quản lý và vận hành theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cùng với nỗ lực đổi
mới và phát triển theo quy định của Sacombank, TTT Sacombank đã đạt được một số
kết quả quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh và uy tín trên địa bàn, mang đến nhiều tiện
ích cho mọi chủ thể liên quan.


11
 


 Điểm qua các loại thẻ tín dụng hiện đang lưu hành:
Thẻ tín dụng quốc tế SACOMBANK VISA CREDIT-Thế giới trong tầm tay
Mẫu thẻ chuẩn( Màu xanh), Mẫu thẻ vàng( Màu vàng)

Thẻ tín dụng quốc tế VISA LADIES FIRST-Sự lựa chọn khác biệt

Thẻ tín dụng quốc tế VISA PARKSON PRIVILEGE-Tận hưởng niềm vui
mua sắm

Thẻ tín dụng quốc tế VISA CITIMART-Mua sắm tiết kiệm hơn

12
 


Thẻ tín dụng quốc tế VISA PLATINUM-Sang trọng bật nhất

Thẻ tín dụng quốc tế SACOMBANK MASTERCARD CREDIT-Master Your Life
Mẫu thẻ chuẩn( Màu xanh), Mẫu thẻ vàng( Màu vàng)

Thẻ tín dụng quốc tế UNIONPAY-Trải nghiệm Trung hoa

Thẻ tín dụng nội địa FAMILY-Thẻ của mọi gia đình

13

 


×