Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC: MỘT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

LƯU VĂN

MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC:
MỘT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

LƯU VĂN

MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC:
MỘT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM THI
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MARKETING ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC: MỘT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH” do LƯU VĂN, sinh viên khóa 34,
chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

tháng

năm 2012.

TRẦN ĐỘC LẬP
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô nhất là các Thầy, Cô
trong khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã trang bị cho tôi vốn kiến thức
trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ TRẦN ĐỘC LẬP, người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong các cơ quan ban ngành của
tỉnh Bình Phước đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập cũng
như trong quá trình thu thập thông tin và số liệu.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tội trong quá
trình làm đề tài. Và quan trọng hơn hết, tôi xin gửi lởi tri ân đến Bố Mẹ tôi – người đã
sinh thành, dưỡng dục tôi và luôn cùng tôi bước đi trên đường đời.
Dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót, kính mong quý Thầy, Cô, anh chị và các bạn thông cảm và kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy, Cô, các anh chị và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
LƯU VĂN


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯU VĂN. Tháng 05 năm 2012. “Marketing Địa Phương Tỉnh Bình Phước:
Một Nghiên Cứu Ứng Dụng Cho Phát Triển Kinh Tế và Hoạch Định Chính Sách”.
LƯU VĂN. May 2012. “Marketing Places For Binh Phuoc Province: An
Applied Study For Economic Development and Policy Planning”.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang có xu hướng toàn cầu hóa, marketing
đang len lỏi đến mọi ngóc ngách, đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nhằm giúp một địa
phương, một đất nước tiến hành hội nhập tốt hơn. Không ai có thể phủ nhận tầm quan
trọng của marketing nhưng vấn đề là phải marketing ra sao, dựa vào cái gì để marketing
nhằm đưa sản phẩm của mình đến với công chúng một cách hiệu quả nhất.
Với tính chất đề tài nhằm đưa Bình Phước đến gần mọi người hơn, nhằm mục tiêu
thu hút đầu tư về Bình Phước trong tương lai thì marketing địa phương là hết sức cần
thiết. Bình Phước có đầy đủ các nhân tố để marketing thu hút các nhà đầu tư trong nhiều
ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Nhưng bên cạnh đó, Bình Phước cũng cần hoàn thiện hơn
nữa những chính sách, chiến lược thu hút đầu tư của địa phương mình.
Từ nhận định trên, chúng tôi tiến hành marketing Bình Phước đến mọi người dựa
trên những thành tựu mà Bình Phước đã và sẽ đạt được. Giới thiệu đến người đọc những
nhân tố, những điều kiện tốt nhất Bình Phước có thể và cố gắng mang lại cho nhà đầu tư.
Hơn nữa, dựa vào phân tích “chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)”, chúng tôi muốn
giới thiệu một cách khách quan nhất Bình Phước đến với nhà đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư
sẽ có cái nhìn tổng thể nhất và đưa ra quyết định có nên đến với Bình Phước hay không.
Đồng thời, PCI cũng chính là cơ sở để Bình Phước nhận ra những mặt mạnh của mình để
phát huy và khắc phục những điểm yếu đang còn tồn tại nhằm hướng đến một môi trường
đâu tư lành mạnh, thông thoáng nhất.



MỤC LỤC 
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................xii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... xiii 
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................xiv 
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1 
1.1  Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 
1.2  Mục tiêu – Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................ 4 
1.2.1  Mục tiêu chung ................................................................................................. 4 
1.2.2  Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4 
1.3  Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 4 
1.3.1  Thời gian và không gian nghiên cứu ................................................................ 4 
1.3.2  Giới hạn đề tài .................................................................................................. 5 
1.4  Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 5 
Chương 1: Đặt vấn đề ................................................................................................... 5 
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5 
Chương 3: Tổng quan về tỉnh Bình Phước ................................................................... 5 
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 5 
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.................................................................................. 5 
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 6 
2.1  Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 6 
Marketing địa phương .................................................................................................. 6 
2.1.1  Những ai là khách hàng của một địa phương? ................................................. 9 
vi


2.1.1.1  Du Khách ................................................................................................. 10 
2.1.1.2  Dân cư và lao động .................................................................................. 11 
2.1.1.3  Doanh nghiệp và công nghiệp ................................................................. 12 

2.1.1.4  Các thị trường xuất khẩu ......................................................................... 14 
2.1.2  Làm thế nào để Marketing địa phương? ........................................................ 15 
2.1.2.1  Marketing hình ảnh địa phương .............................................................. 16 
2.1.2.2  Đặc trưng nổi bật ..................................................................................... 17 
2.1.2.3  Cơ sở hạ tầng của địa phương ................................................................. 18 
2.1.2.4  Con người ................................................................................................ 19 
2.1.3  Những ai đảm nhận nhiệm vụ Marketing cơ bản cho địa phương? ............... 19 
2.1.3.1  Chính quyền ............................................................................................ 19 
2.1.3.2  Khu vực kinh doanh (khu vực tư nhân)................................................... 19 
2.1.3.3  Dân cư ..................................................................................................... 20 
2.2  Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 20 
2.3  Phương pháp phân tích.......................................................................................... 21 
2.4  Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ............................................................ 21 
2.4.1  Tổng quan PCI ............................................................................................... 21 
2.4.2  Phương pháp PCI ........................................................................................... 22 
2.4.2.1  Phương pháp xây dựng chỉ số PCI .......................................................... 22 
2.4.2.2  Đặc điểm phương pháp tiếp cận PCI....................................................... 23 
2.4.3  Các chỉ số thành phần của PCI (9 chỉ số) ...................................................... 24 
2.4.3.1  Chi phí gia nhập thị trường ..................................................................... 24 
2.4.3.2  Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.................................... 24 
vii


2.4.3.3  Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ...................................................... 25 
2.4.3.4  Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà Nước ................... 26 
2.4.3.5  Chi phí không chính thức ........................................................................ 26 
2.4.3.6  Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh .................................... 27 
2.4.3.7  Dịch vụ hỗ trợ DN ................................................................................... 27 
2.4.3.8  Đào tạo lao động...................................................................................... 29 
2.4.3.9  Thiết chế pháp lý ..................................................................................... 30 

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC ..................................................... 31 
3.1  Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Phước ....................... 32 
3.2  Dân số - con người Bình Phước ............................................................................ 33 
3.3  Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................................... 36 
3.3.1  Tài nguyên đất – nước .................................................................................... 36 
3.3.2  Tài nguyên rừng – khoáng sản ....................................................................... 36 
3.3.3  Tài nguyên du lịch .......................................................................................... 37 
3.4  Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ....................................................................................... 40 
3.4.1  Điện – nước .................................................................................................... 40 
3.4.2  Đường ............................................................................................................. 41 
3.4.3  Trường ............................................................................................................ 42 
3.4.4  Trạm ............................................................................................................... 42 
3.4.5  Mạng lưới bưu chính viễn thông .................................................................... 42 
3.4.6  Hoạt động văn hóa – thể dục thể thao ............................................................ 43 
3.5  Kinh tế - xã hội ..................................................................................................... 44 
3.5.1  Tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 .............................................................. 44 
viii


3.5.1.1  Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 44 
3.5.1.2  Sản xuất công nghiệp .............................................................................. 44 
3.5.1.3  Tài chính và tín dụng ............................................................................... 45 
3.5.1.4  Cân đối thương mại ................................................................................. 46 
3.5.2  Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2012................................................... 48 
3.5.3  Quy hoạch và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội ............................ 49 
3.5.3.1  Quan điểm phát triển ............................................................................... 49 
3.5.3.2  Mục tiêu phát triển .................................................................................. 50 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 54 
4.1  Bình Phước – dấu ấn 15 năm phát triển ................................................................ 54 
4.2  Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI)........................................................... 57 

4.2.1  Chi phí gia nhập thị trường ............................................................................ 62 
4.2.2  Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất .......................................... 63 
4.2.3  Tính minh bạch .............................................................................................. 65 
4.2.4  Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước ........................... 67 
4.2.5  Chi phí không chính thức ............................................................................... 67 
4.2.6  Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Tỉnh .......................................... 69 
4.2.7  Dịch vụ hỗ trợ DN .......................................................................................... 69 
4.2.8  Đào tạo lao động ............................................................................................ 71 
4.2.9  Thiết chế pháp lý ............................................................................................ 72 
4.3  Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 73 
4.3.1  Ưu đãi bổ sung cho KCN ............................................................................... 75 
4.3.2  Ưu đãi trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư................................................... 76 
ix


4.3.2.1  Ưu đãi về thuế thu nhập DN .................................................................... 76 
4.3.2.2  Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân ............................................................. 77 
4.3.2.3  Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng ................................................................. 77 
4.3.2.4  Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt............................................................... 77 
4.3.2.5  Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .............................................. 78 
4.3.2.6  Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước ................................................... 79 
4.3.2.7  Ưu đãi về thu tiền sử dụng đất ................................................................ 79 
4.3.3  Một số KCN, Khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Phước .......................... 80 
4.3.3.1  KCN Minh Hưng – Hàn Quốc ................................................................ 80 
4.3.3.2  KCN Minh Hưng III ................................................................................ 81 
4.3.3.3  Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư..................................................... 82 
4.4  Hình ảnh và đặc trưng nổi bật của địa phương ..................................................... 83 
4.4.1  Sóc Bombo ..................................................................................................... 83 
4.4.2  Khu căn cứ Tà Thiêt – Lộc Ninh ................................................................... 85 
4.4.3  Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ .......................................................................... 86 

4.4.4  Cáp treo Bà Rá ............................................................................................... 88 
4.4.5  Cây cao su – biểu tượng của tỉnh Bình Phước ............................................... 89 
4.4.6  Xây dựng thương hiệu điều Bình Phước........................................................ 91 
4.5  Xác định đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực .................................................. 92 
4.5.1  Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................... 93 
4.5.2  Những thuận lợi của Bình Phước so với các Tỉnh trong khu vực.................. 97 
4.6  Những chủ trương, chính sách của Bình Phước nhằm thu hút vốn đầu tư ........... 98 
4.6.1  Chính sách ưu đãi đầu tư ................................................................................ 98 
x


4.6.1.1  Xây dựng kết cấu hạ tầng ........................................................................ 98 
4.6.1.2  Bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................................. 98 
4.6.1.3  Giá thuê đất ............................................................................................. 99 
4.6.1.4  Miễn, giảm tiền thuê đất .......................................................................... 99 
4.6.1.5  Miễn, giảm tiền sử dụng đất .................................................................. 100 
4.6.1.6  Thuế suất ưu đãi thuế thu nhập DN ....................................................... 101 
4.6.1.7  Miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN ....................................................... 102 
4.6.1.8  Các ưu đãi khác ..................................................................................... 103 
4.6.2  Những hoạt động của Tỉnh Bình Phước trong việc thu hút vốn đầu tư ....... 104 
4.6.3  Danh mục dự án kêu gọi đầu tư ................................................................... 105 
4.6.3.1  Lĩnh vực công nghiệp sản xuất.............................................................. 105 
4.6.3.2  Lĩnh vực nông nghiệp chế biến thực phẩm ........................................... 106 
4.6.3.3  Lĩnh vực thủ công – mỹ nghệ ................................................................ 106 
4.6.3.4  Lĩnh vực thương mại – dịch vụ - du lịch ............................................... 106 
4.6.3.5  Lĩnh vực y tế - giáo dục......................................................................... 106 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 107 
5.1  Kết luận ............................................................................................................... 107 
5.2  Kiến nghị ............................................................................................................. 108 


xi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

DN

Doanh Nghiệp

KCN

Khu Công Nghiệp

DTTS

Dân Tộc Thiểu Số

LLLĐ

Lực Lượng Lao Động

ĐNB


Đông Nam Bộ

DSTĐTLĐ

Dân Số Trên Độ Tuổi Lao Động

CNH

Công Nghiệp Hóa

HĐH

Hiện Đại Hóa

TCCN

Trung Cấp Chuyên Nghiệp

LLVTND

Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân

GCNQSDĐ

Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

CCHCC

Cải Cách Hành Chính Công


 

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 LLLĐ Theo Giới Tính, Thành Thị - Nông Thôn, Năm 2009 ..................... 34 
Bảng 3.2 Dự Kiến Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu của Năm 2012 ......................................... 48 
Bảng 3.3 Bảng Danh Mục Các Ngành Công Nghiệp Ưu Tiên .................................. 52 
Bảng 4.1 Tổng Hợp Chỉ Số PCI của Bình Phước 5 Năm Qua ................................... 58 
Bảng 4.2 Bảng Xếp Hạng Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh PCI 2011 của 10
Tỉnh. ............................................................................................................................ 60 
Bảng 4.3 Các Tiêu Chí Trong Chỉ Số PCI và Các Điểm Số, Thứ Hạng của Bình
Phước Năm 2010 và 2011 (9 Tiêu Chí) ..................................................................... 61 
Bảng 4.4 Chi Phí Gia Nhập Thị Trường .................................................................... 62 
Bảng 4.5 Tiếp Cận Đất Đai và Sự Ổn Định Trong Sử Dụng Đất .............................. 63 
Bảng 4.6 Tính Minh Bạch và Tiếp Cận Thông Tin.................................................... 65 
Bảng 4.7 Chi Phí Thời Gian Để Thực Hiện Các Quy Định của Nhà Nước ............... 67 
Bảng 4.8 Chi Phí Không Chính Thức ........................................................................ 68 
Bảng 4.9 Tính Năng Đông và Tiên Phong của Lãnh Đạo Tỉnh ................................. 69 
Bảng 4.10 Dịch Vụ Hỗ Trợ DN ................................................................................. 70 
Bảng 4.11 Đào Tạo Lao Động .................................................................................... 71 
Bảng 4.12 Thiết Chế Pháp Lý .................................................................................... 72 
Bảng 4.13 Chỉ Số PCI Từ Năm 2007 tới Năm 2011 của Các Tỉnh Trong Vùng ....... 94 

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Các Cấp Tiếp Thị Địa Phương .......................................................... 8 
Hình 2.2: Sơ Đồ Nhóm Thị Trường Mục Tiêu .......................................................... 10 
Hình 2.3 Sơ Đồ Chiến Lược Marketing ..................................................................... 15 
Hình 3.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Phước........................................................ 31 
Hình 3.2 Tháp Dân Số của Tỉnh Bình Phước và của Việt Nam Năm 2010 ............... 35 
Hình 3.3 Một Vài Hình Ảnh Về Du Lịch Bình Phước ............................................... 39 
Hình 3.4 Đồ Thị Định Hướng Chuyển Đổi Cơ Cấu Kinh Tế Toàn Tỉnh................... 51 
Hình 4.1 Sơ Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất KCN Minh Hưng – Hàn Quốc ................ 80 
Hình 4.2 Công Nhân Làm Việc Trong KCN Minh Hưng III ..................................... 82 
Hình 4.3 Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư ......................................................... 83 
Hình 4.4 Sóc Bombo .................................................................................................. 84 
Hình 4.5 Một góc khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ rộng trên 70 ha ở Bình Phước ......... 87 
Hình 4.6 Một góc trong lâm viên Mỹ Lệ ................................................................... 88 
Hình 4.7 Cáp Treo Bà Rá ........................................................................................... 89 
Hình 4.8 Các Phương Án Phối Cảnh Tổng Hợp Phác Họa Ban Đầu......................... 90 
Hình 4.9 Trái Điều Bình Phước.................................................................................. 92 
Hình 4.10 So Sánh Chỉ Số PCI Giữa Các Tỉnh Trong Vùng Năm 2010 và 2011 ..... 94 

xiv


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài
“Tương lai phát triển của các địa phương không phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí
hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai của các địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ
năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương”
Philip Kotler

Nhận định trên đã khiến cho người đọc phải suy nghĩ về bản chất, ý nghĩa của nó.
Thật vậy, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đóng một vài trò hết sức quan trong đối
với sự phát triển của một dân tộc, một đất nước. Do vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ cách
sử dụng những yếu tố đó như thế nào, sử dụng ra sao cho hợp lý để có thể đạt hiệu quả
cao nhất.
Trong xu thế kinh tế hội nhập như hiện nay, nhất là trong bối cảnh hầu hết các
quốc gia đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh càng trở nên khốc
liệt và không có giới hạn trong mọi lĩnh vực, ở mọi quốc gia trên thế giới. Những suy
nghĩ “phải làm thế nào”, “vận động ra sao” để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng
cao cho sự phát triển luôn là sự quan tâm hàng đầu của các cấp, các nhà quản lý. Nói cụ
thể hơn nữa, mọi tầng lớp, mọi đối tượng phải biết cách quảng bá hình ảnh của chính
mình và do đó marketing ngày nay không đơn thuần là hoạt động của một doanh nghiệp,
một lĩnh vực, một sản phẩm cụ thể, mà nó đã bao trùm mọi lĩnh vực, mọi phạm vi và mọi
quốc gia trên thế giới.
Trong Binh Pháp Tôn Tẫn có nhắc đến một câu nói rất nổi tiếng: “biết người biết
ta, trăm trận trăm thắng”. Câu nói này càng đúng trong thời điểm thực tại. Xét về góc độ
1


địa phương, các cấp lãnh đạo cần phải biết địa phương mình đang đứng ở đâu, đang làm
những gì. Chúng ta cần phải biến địa phương mình thành một sản phẩm và phải biết cách
quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng như thế
nào để họ dang tay đón nhận nó. Xét về khía cạnh Marketing, để quảng bá hình ảnh địa
phương, đòi hỏi địa phương không những phải nắm vững nhu cầu của khách hàng mà còn
phải biết rõ quy trình ra quyết định của khách, bởi vì các khách hàng chỉ đến đúng nơi nào
xuất hiện cái mà họ cần.
Là một tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ (ĐNB), được tái lập ngày 01/01/1997, Bình
Phước nằm trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam cùng với các tỉnh: Thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang,
là cửa ngõ của vùng với Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia. Ấn tượng đầu tiên của

nhiều người khi đến Bình Phước là những rừng cao su bạt ngàn xanh ngát, đường lô nối
tiếp đường lô làm cho người ta có cảm giác những con đường hun hút ấy dài như vô tận!
những vườn điều sai trĩu quả khoe màu vàng tươi, đỏ thẫm dưới nắng và những vườn tiêu
xanh mướt hàng tiếp nối hàng.
Trung tâm hành chính của Tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 110km, toàn tỉnh có
diện tích tự nhiên 687.462 ha, dân số hơn 902 ngàn người (Ủy Ban Dân Tộc tỉnh Bình
Phước năm 2010). Bình Phước là giao điểm của các tuyến giao thông rất quan trọng như:
Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt trung tâm tỉnh lỵ và nối với các
tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, đường sắt xuyên Á
đi qua Bình Phước, nối Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanma. Có cửa
khẩu Hoàng Diệu – Lapakhê và khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư làm trung tâm thương mại.
Nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đất đai rất thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao
su, điều, tiêu… Toàn tỉnh có gần năm nghìn trang trại và trở thành "thủ phủ" của cây cao
su, cây điều với diện tích 203.418 ha cao su và 147.502 ha cây điều. Trong vòng 15 năm
tái lập Tỉnh (1997 – 2012), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đạt
12,33%, tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng cao (bình quân trên 10%/năm). Cơ cấu kinh
2


tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng cùng với chính sách ưu đãi thông thoáng nhằm thu
hút đầu tư nên đến nay trên địa bàn Tỉnh đã có hơn 3.200 doanh nghiệp với tổng số vốn
đăng ký gần 23 nghìn tỷ đồng, tăng gần 106 lần về số doanh nghiệp và 836 lần về số vốn
đăng ký so với năm 1997. Hiện nay, toàn Tỉnh có 86 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
với vốn đăng ký hơn bảy trăm triệu USD. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực
cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của
các doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước nhất là trong thời gian gần đây
(UBND Tỉnh, tính đến thời điểm 2012).
Du lịch sinh thái của Bình Phước có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
Người dân Bình Phước cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; lực lượng lao động

chiếm gần 70% dân số, phần lớn là lao động trẻ, đây là nguồn nhân lực quan trọng để đáp
ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp (UBND Tỉnh, 2010)
Nhằm nâng cao hơn nữa nền kinh tế và đời sống vật chất, tinh thần cho người dân,
đồng thời thực hiện chiến lược phát triển toàn diện đến năm 2020 xây dựng Bình Phước
trở thành Tỉnh có nền kinh tế phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái
được bảo vệ, an ninh, quốc phòng được giữ vững; phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh
trong khu vực và cả nước. Bình Phước phấn đấu tăng GDP bình quân đầu người từ 27,28
triệu đồng (tương đương 1.296 USD, tăng 26,5% so với năm 2010) đến 33 triệu đồng
(2012) và tăng lên khoảng 1.628 USD vào năm 2020 (theo giá thực tế). (UBND Tỉnh, “
Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2012” và “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 – 2020” – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Bình Phước,
2006).
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Phước chủ trương phát triển kinh tế - xã hội
trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Tỉnh; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu
hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học - công nghệ. Khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. Đầu tư phát triển toàn diện,
kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển nông thôn; hoàn thành cơ bản kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Song song với
3


việc xác định được vị trí hiện tại và chỉ ra được những lợi thế, Bình Phước cần phải biết
cách giới thiệu mình, quảng bá, đưa hình ảnh của mình ra bên ngoài và đặc biệt là đến với
các đối tượng cần thu hút là nhiệm vụ hết sức cấp bách và thiết thực.
Xuất phát từ những mục tiêu cơ bản trong tình hình thực tại, đồng thời với mong
muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân cho quá trình phát triển đi lên của
Tỉnh nhà. Được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
và Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Bình Phước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Marketing địa phương tỉnh Bình Phước: một nghiên cứu ứng dụng cho phát triển
kinh tế và hoạch định chính sách”.
1.2 Mục tiêu – Ý nghĩa của nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài hướng tới mục tiêu quảng bá hình ảnh địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Bình Phước từ khi tái
lập Tỉnh tới nay.
Đánh giá những lợi thế, khó khăn của Tỉnh so với một vài tỉnh có cùng điều kiện
kinh tế - xã hội.
Đề xuất một số chính sách, biện pháp ưu đãi thu hút đầu tư của Tỉnh để làm cầu
nối cho mọi người đến với Bình Phước.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian và không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 12 tháng 02 đến ngày 31 tháng 05 năm 2012
Số liệu được thu thập chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Phước cập nhật đến hết năm
2010 và một số chỉ tiêu được cập nhật đến hết năm 2011. Riêng số liệu chi tiết về thống
kê dân số chỉ tính đến hết năm 2009.
Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại một số cơ quan, sở ban ngành trực thuộc tỉnh
Bình Phước.
4


Tiến hành thu thập thêm số liệu thứ cấp trên website

1.3.2 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian, kiến thức, tài liệu thu thập được nên đề tài chỉ giới hạn
trong phạm vi nghiên cứu những thực trạng Marketing của tỉnh Bình Phước liên quan đến
vấn đề phát triển kinh tế, việc thu hút vốn đầu tư và đề xuất một số giải pháp, chiến lược
cho Tỉnh.
1.4 Cấu trúc đề tài
Đề tài được xây dựng bao gồm 5 chương:

Chương 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu một cách tổng quát và xác định tính cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả đề tài có thể mang lại.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu các khái niệm, các trích dẫn cũng như những kiến thức để làm cơ sở cho quá
trình nghiên cứu và một số khái niệm, lý thuyết về Marketing địa phương.
Nêu lên phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài.
Chương 3: Tổng quan về tỉnh Bình Phước
Khắc họa một cách tổng quát nhất về bức tranh Bình Phước về mọi mặt. Nêu lên
những đặc điểm về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây. Từ đó khái quát một cách
khách quan nhất những thuận lợi và khó khăn của Tỉnh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được, các kết quả nghiên cứu để
phản ánh thực trạng và tiến hành Marketing địa phương.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ các kết quả ở chương 4, chúng em sẽ đưa ra một số nhận định, kết luận về tình
hình thực tại của địa phương và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa tính cạnh
tranh, nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong tương lai cho tỉnh Bình Phước.

5


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
Marketing địa phương
Marketing địa phương là một thuật ngữ chỉ việc tập hợp các chương trình hoạt
động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa
phương và phát triển kinh tế. Vì thế có thể thấy rằng hoạt động Marketing địa phương là

một hoạt động vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đối với các
vùng có ý thức thực hiện Marketing địa phương sẽ giúp cải thiện một cách toàn diện cách
thức, thủ tục, nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền. Sự thành
công trong Marketing địa phương thể hiện những nỗ lực của chính địa phương đó trong
công cuộc Marketing.
Trong môi trường cạnh tranh luôn căng thẳng, các địa phương luôn cạnh tranh
nhau để giành phần thắng về mình, các địa phương có nền kinh tế phát triển luôn xây
dựng cho mình một thương hiệu nổi tiếng, nổi bật trong thu hút đầu tư, dân cư và khách
tham quan. Khi nói tới Marketing địa phương, người ta thường nhắc đến một cái tên nào
đó mang tính chất “thương hiệu” vì đây chính là đơn vị cơ bản đầu tiên để Marketing, lúc
này có thể xem một địa phương như một thương hiệu gọi là thương hiệu địa phương.
Đã từ lâu công tác phát triển kinh tế đã trờ thành ưu tiên cho các địa phương, tỉnh
thành, khu vực và quốc gia. Chỉ trong vài thập niên qua, đã có một số địa phương chuyển
từ quan điểm hẹp về phát triển kinh tế sang các chiến lược rộng về thu hút các doanh
nghiệp mới, phát triển doanh nghiệp sẵn có, tăng cường thương mại quốc tế, phát triển du
lịch và hấp dẫn các nhà đầu tư từ bên trong lẫn bên ngoài. Các địa phương đã thay đổi các
6


phong trào phát động kinh tế ngắn hạn sang các chiến lược tiếp thị cao cấp nhắm đến xây
dựng các thị trường cạnh tranh, tập trung vào các tầng lớp khách hàng cụ thể và định vị
các nguồn lực địa phương cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể.
Một ví dụ cho thấy sự quan trọng của tiếp thị địa phương và thành công vượt bậc
mà nó đạt được đó là SUNTEC – thành phố của Singapore. Dự án được bắt đầu vào năm
1988 và hoàn thành vào năm 1991. Dự án thiết kế đô thị tiên tiến này được quảng bá như
một địa điểm tầm cỡ thế giới cho các thị trường kinh doanh và tài chính quốc tế đồng thời
là điểm thu hút du lịch trong thế kỷ 21. Nó được thiết kế để mang tính hấp dẫn quốc tế và
là biểu trưng cho tương lai nền kinh tế thông tin liên lạc, mạng lưới và dịch vụ của
Singapore. Chiến lược trung tâm cho dự án là kết hợp giữa kinh doanh, sinh hoạt cá nhân
và các cơ sở vật chất vui chơi giải trí để tạo ra “một thành phố trong thành phố” có thể

đáp ứng những thách thức của một trung tâm đô thị toàn cầu đang phát triển. Ngày nay,
khu liên hợp và thành phố này hoạt động suốt 24 giờ, phản ảnh nhu cầu đặc thù và riêng
biệt của công nhân và dân cư của nó. Ngoài việc là nơi hàng đầu được các công ty công
nghệ thông tin đa quốc gia lựa chọn để thiết lập tổng hành dinh trong khu vực và là nơi tụ
hội của các công ty khởi nghiệp địa phương, Suntec đang trở thành địa điểm lớn trong nền
công nghiệp du lịch của Singapore. Thành phố Suntec ngày nay được xem như địa điểm
hàng đầu về công nghệ thông tin với hơn 100 công ty công nghệ thông tin thường trú bao
gồm các công ty hàng đầu trên thế giới như Oracle và Microsoft cũng như trụ sở Cơ quan
phát triển thông tin liên lạc của Singapore, cơ quan chính phủ chịu trách nhiện phát triển
lối sống công nghệ cao cho người dân. Tổng cộng có 700 công ty và hơn 15.000 người
làm việc ở nơi đây.
Để đạt được những thành tựu to lớn như trên, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải xây
dựng các chương trình phát triển và tiếp thị, phải có sự hiểu biết tổng quát về thị trường
mục tiêu.

7


Hình 2.1: Sơ Đồ Các Cấp Tiếp Thị Địa Phương

Các cấp tiếp thị của địa phương

Thị trường mục tiêu
Nhà xuất khẩu
Yếu tố tiếp thị
Du khách,
đại biểu

Đặc
trưng

hấp dẫn

Chuyên
gia

Cơ sở hạ tầng

Nhà
đầu tư

Nhóm
hoạch định
Dân cư
Kế hoạch tiếp
thị địa phương:
Phân tích, tầm
nhìn, hành động
Chính
Khu vực
quyền
kinh doanh

Con
người

Nhà
sản xuất

Ấn tượng địa phương và
chất lượng cuộc sống

Tổng hành dinh, văn
phòng đại diện công ty

Nguồn:
- Tài liệu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam, Marketing Places – Philip
Kotler, Chương: Places in Trouble, trang 19, bản tiếng Anh
- “Thực trạng và giải pháp Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh”, Chủ
nhiệm: GS – TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Phát Triển.
8
8


Nhìn vào “Sơ đồ các cấp tiếp thị địa phương” ở Hình 2.1, ta có thể nhận ra rằng
tiếp thị địa phương liên quan đến 3 nhóm chính:
-

Thứ nhất là khách hàng của một địa phương. Cũng như tiếp thị thương hiệu sản

phẩm hay một dịch vụ, nhà tiếp thị địa phương cần phải xác định thị trường hay khách
hàng mục tiêu của địa phương mình. Khách hàng mục tiêu của một địa phương có thể bao
gồm các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà xuât khẩu, các tổng hành dinh
của các công ty, khách du lịch, hội nghị và các chuyên viên.
-

Thứ hai là các yếu tố của địa phương để tiếp thị cho khách hàng. Các yếu tố tiếp

thị này có thể là cơ sở hạ tầng, con người, hình tượng, chất lượng cuộc sống và các đặc
trưng hấp dẫn của địa phương.
-


Cuối cùng là các nhà hoạch định tiếp thị địa phương. Nhóm các nhà hoạch định

tiếp thị địa phương bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và công dân
tại địa phương đó. Những thành phần này tham gia vào việc hoạch định kế hoạch tiếp thị
và tiếp thị cho một địa phương.
2.1.1 Những ai là khách hàng của một địa phương?
Hầu hết các địa phương đều quan tâm đến việc phát triển, nhưng không phải là
bằng mọi giá. Các địa phương phân loại ra ba nhóm khách hàng có thể thu hút về địa
phương: con người và doanh nghiệp đáng được thu hút; con người và doanh nghiệp có thể
chấp nhận được nhưng không phải là mục tiêu thu hút; cuối cùng là con người và doanh
nghiệp cần tránh hay ngăn cản.
Một địa phương muốn Marketing mình thì cần phải xác định rõ khách hàng mục
tiêu của mình là những ai. Cụ thể hơn, một địa phương có thể cố gắng thu hút trong bốn
nhóm thị trường: khách du lịch; dân cư và lao động; doanh nghiệp và công nghiệp; và
cuối cùng là thị trường xuất khẩu.

9


Hình 2.2: Sơ Đồ Nhóm Thị Trường Mục Tiêu

Khách du lịch

Cư dân và lao động
Marketing 
địa phương

Doanh nghiệp và công 
nghiệp


Thị trường xuất khẩu

2.1.1.1 Du Khách
Thị trường du khách gồm hai nhóm lớn là: khách kinh doanh và không kinh doanh.
Các khách hàng kinh doanh đến địa phương để tham dự các hội họp thương mại hay hội
chợ, xem xét một thị trường hay mua bán kinh doanh. Du khách không kinh doanh bao
gồm các khách du lịch, những người muốn tham quan địa phương và thăm viếng gia đình
hay bạn bè.
Mỗi du khách đến địa phương đều tiêu tiền và thực phẩm, nơi cư trú, sản phẩm địa
phương và các hàng hóa dịch vụ khác. Các khoản chi tiêu này sẽ nhân rộng ảnh hưởng
đến thu nhập địa phương, việc làm, thuế. Gộp chung lại, các du khách này sẽ chi tiêu vào
địa phương nhiều hơn chi phí địa phương bỏ ra để cung cấp dịch vụ cho mỗi du khách.
Càng thu hút được nhiều khách, chi phí phân bổ trên mỗi du khách càng nhỏ và lợi nhuận
ròng thu được từ mỗi du khách về cho địa phương ngày càng nhiều. Do đó, tất nhiên địa
phương luôn muốn thu hút những du khách nào tiêu xài nhiều nhất và lưu lại lâu nhất.
10


Hầu hết các địa phương thu hút du khách bằng cách thiết lập các văn phòng du lịch
và hội chợ. Các văn phòng này có nhiệm vụ định hướng việc thu hút khách và phân bổ
ngân sách làm sao để đảm bảo việc thu hút là hiệu quả nhất. Do tác động của các dòng du
khách, luôn có một sự thật phũ phàng rằng các công dân địa phương thường chia rẽ lẫn
nhau vì tham vọng thu hút nhiều du khách về cho mình. Dẫn chứng một số khoản chi phí
xã hội không mong muốn từ du khách:
-

Các du khách có thể hủy hoại môi trường tự nhiên do lạm dụng cơ sở vật chất.

-


Một số du khách không mong đợi.

-

Các du khách thường đến vào những mùa cao điểm làm phủ kín cơ sở vật chất dành
cho người địa phương.

-

Ngành du lịch thường tạo ra các công việc cho thu nhập thấp trong ngành công
nghiệp dịch vụ, nhà hàng khách sạn và những ngành nghề ít được ưa chuộng trong
chiến lược phát triển kinh doanh.
Vấn đề đặt ra ở đây là mỗi địa phương phải xây dựng cho mình các mục tiêu chiến

lược về du lịch. Phải có hướng đi cụ thể chứ không thể để cho tình trạng tự phát tiếp diễn.
Một địa phương khi đã xác định được loại du khách nào và bao nhiêu du khách là cần và
đủ cho mình, địa phương đó có thể bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng. Để làm
được điều này, các địa phương cần khảo sát từ các du khách mục tiêu xem họ tìm kiếm gì
tại các điểm du lịch và họ cần gì khi đến địa phương. Nhiều địa phương đã xây dựng cơ
sở vật chất cho du khách mà không hề có ý thức rõ ràng về khách hàng mục tiêu, hậu quả
là hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ và cơ sở vật chất trở nên vắng khách.
2.1.1.2 Dân cư và lao động
Đây là một thị trường quan trọng cho địa phương. Mỗi địa phương có thể gia tăng
số lượng công nhân không chuyên môn: Trong nhiều năm, Đức và Pháp đã năng động thu
nhận lực lượng lao động phổ thông từ Thổ Nhĩ Kì, Angiery, Maroc; Các địa phương với
dân số cao tuổi như Viên và Thụy Điển đã cố gắng thu hút hay giữ gìn các công dân tẻ
cho cộng đồng; Một số tỉnh thành nhỏ của nước Mỹ đã gắng sức thu hút các bác sĩ và nha
sĩ về sống tại địa phương, nếu không cư dân sẽ không được hỗ trợ về y tế.
11



×