BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************
MAI THỊ TUYẾT LAN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY KRAFT VINA TẠI KCN
MỸ PHƯỚC III - BÌNH DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************
MAI THỊ TUYẾT LAN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY KRAFT VINA TẠI KCN
MỸ PHƯỚC III - BÌNH DƯƠNG
Ngành : Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Của Công Ty TNHH Giấy Kraft Vina Tại
KCN Mỹ Phước III - Bình Dương” do Mai Thị Tuyết Lan, sinh viên khóa 2008 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _____________________________.
Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,
Ngày
tháng
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
năm
Ngày
năm
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc nhất của mình đến các bậc sinh
thành, người đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập suốt những năm học vừa
qua, tình cảm ấy tôi mãi mãi ghi nhớ.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhờ có sự dìu dắt chân thành, tận
tâm của các thầy cô trong khoa Kinh Tế, các thầy cô bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường trong suốt khoảng thời gian đến trường, và đặc biệt tôi xin gởi đến
thầy Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn thầy đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu giúp tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cám ơn anh Quỳnh cựu sinh viên khoa kinh tế trường
ĐHNL TPHCM và tập thể các anh chị đang công tác tại công ty TNHH Giấy Kraft
Vina (chị Lan Anh, anh Toàn, anh Quyền, anh Nam) đã nhiệt tình và hỗ trợ tôi rất
nhiều trong quá trình điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Ngoài ra tôi cũng xin gởi lời cám ơn chân thành của mình đến tất cả các bạn
lớp DH08KM, những người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
suốt quá trình học tập, và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Mai Thị Tuyết Lan
TÓM TẮT NỘI DUNG
MAI THỊ TUYẾT LAN. Tháng 06/2012.“ Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Nhà
Máy Xử Lý Nước Thải của Công Ty TNHH Giấy Kraft Vina tại KCN Mỹ Phước
III - Bình Dương”.
MAI THI TUYET LAN. June 2012.” Economic Efficiency Wastewater
Treatment Plants Of VinaKraft Paper Co.LTD at My Phuoc III Industrial Park
in Binh Duong Province”.
Khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH Kraft Vina – Bình Dương nhằm
tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất tái chế giấy, đánh giá hiệu quả kinh tế nhà máy
xử lý nước thải mà Kraft Vina xây dựng mục đích xử lý lượng nước thải ra trong quá
trình sản xuất và tái sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy xét về mặt hiệu quả tài chính với chỉ tiêu NPV có
giá trị là 43,647 tỉ đồng từ đó cho thấy dự án xử lý và tái sử dụng nước thải của Công
ty Kraft Vina là đáng được thực hiện, tỷ suất sinh lợi IRR bằng 12% tức dự án sẽ sinh
lời ở mức chiết khấu dưới 12%.
Mặt khác đề tài cũng xây dựng thành công đường chi phí làm giảm thải biên
cho Công ty: MAC= 8.958- 0,4951W, xác định được những lợi ích có được của Kraft
Vina khi không xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Qua những kết quả đạt được đề tài cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cơ
quan chức năng và Công ty Kraft Vina.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
3
1.3. Phạm vi nghiên cứu
3
1.4. Cấu trúc luận văn
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Dương
4
2.2.1. Vị trí địa lí
4
2.2.2. Đất đai
5
2.2.3. Tài nguyên rừng
6
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
6
2.2.5. Thủy văn, sông ngòi
7
2.2.6. Khí hậu
8
2.2.7. Dân số
8
2.2.8. Cơ cấu huyện lỵ
9
2.2.9. Văn hóa
9
2.2.10. Giao thông
9
2.2.11. Kinh tế
10
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
v
viii
14
2.3.1. Địa bàn nghiên cứu
14
2.3.2. Công ty TNHH giấy Kraft Vina
16
2.4. Tình hình sản xuất giấy và xử lý nước thải từ quá trình sản xuất giấy
21
2.4.1. Trên thế giới
21
2.4.2. Ở Việt Nam
22
2.4.3. Bình Dương
24
2.5. Tác động của ngành giấy đến môi trường
26
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27
3.1. Cơ sở lý luận
27
3.1.1. Các cơ sở phân tích
27
3.1.2. Phương pháp XLNT và công trình XLNT
29
3.1.3. Các thông số đánh giá ô nhiễm
31
3.1.4. Hệ thống tiêu chuẩn về các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp sản xuất giấy
32
3.1.5. Nội dung nghiên cứu
34
3.2. Phương pháp nghiên cứu
34
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
34
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
34
3.2.3. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí
35
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
36
3.2.5. Xây dựng đường chi phí làm giảm ô nhiễm biên MAC
36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
38
4.1. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất của Kraft Vina
38
4.1.1. Nguyên tắc hoạt động sản xuất giấy tại Kraft Vina
38
4.1.2. Quá trình xử lý nước thải
40
4.1.3. Hiện trạng chất lượng nước thải tại Kraft Vina
44
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của Kraft Vina
4.2.1. Xác định các loại chi phí
44
4.2.2. Hiệu quả tài chính của HTXL nước thải của Kraft Vina
47
4.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của HTXL nước thải tại Kraft Vina
52
vi
44
4.3. Xác định MAC
53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
60
5.1. Kết luận
60
5.2. Kiến nghị
61
5.2.1. Đối với cơ quan chức năng
61
5.2.2. Đối với công ty
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SCG
Siam Cement Group
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
DN
Doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
CT
Công trình
CN
Công nghiệp
SXCN
Sản xuất công nghiệp
KCN
Khu công nghiệp
HTXLTT
Hệ thống xử lý tập trung
XLNT
Xử lý nước thải
BVMT
Bảo vệ môi trường
EPA
Cơ quan bảo vệ Môi trường
MAC
Chi phí làn giảm biên (Marginal Abatement Cost)
ASEAN
Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
NĐ- CP
Nghị định – Chính phủ
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hệ Thống các KCN Đang Hoạt Động trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
11
Bảng 2.2. Giá Trị Xuất Khẩu của Các Ngành
14
Bảng 2.3. Thể Hiện Cơ Cấu Sử Dụng Đất Ở KCN Mỹ Phước III
15
Bảng 2.4. Mức Độ Sử Dụng Và Thu Gom Giấy Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
Năm 1998
22
Bảng 2.5. Tình hình Sản Xuất Giấy Ở Việt Nam Năm 2011
23
Bảng 2.6. Lượng Giấy Tiêu Dùng Và Thu Hồi Qua Các Năm
24
Bảng 2.7. Dự Báo Lượng Nước Thải Của Khu Vực Phía Nam Đến Năm 202025
Bảng 2.8. Ước Tính Dòng Thải Từ Các Làng Nghề Tái Chế Giấy
26
Bảng 3.1. Giá Trị Các Thông Số Ô nhiễm
34
Bảng 3.2. Lợi Ích Và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh
35
Bảng 4.1. Các Thông Số Phát Thải Có Trước Và Sau Khi Xử Lý Của Kraft
Vina
44
Bảng 4.2. Cơ Cấu Chi Phí Xây Dựng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Kraft
Vina
45
Bảng 4.3. Cơ Cấu Chi Phí Vận Hành Xử Lý Trong 1 Năm (2011)
45
Bảng 4.4. Cơ Cấu Lao Động Trong Bộ Phận Vận Hành Xử Lý Nước Thải Của
Kraft Vina
46
Bảng 4.5. Lợi Ích Từ môi Trường
47
Bảng 4.6. Chi Phí Lắp Đặt Đường Ống Và Vận Hành Nếu Chuyển Đến
HTXLTT
49
Bảng 4.7. Phân Tích Các Lợi Ích Ròng Của Nhà Máy Qua Các Năm
51
Bảng 4.8. Ước Tính Lượng Và Chi Phí Xử Lý Nước Thải Của Kraft Vina
53
Bảng 4.9. Chi phí Xử Lý Lượng Nước Thải Qua Hai Giai Đoạn
53
Bảng 4. 10. Các Chỉ Số Ô Nhiễm Có Trong Nước Thải
57
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Của Tỉnh Bình Dương
5
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Tỉ Lệ Lao Động Trong Các Ngành (2010)
9
Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Cơ Cấu Kinh Tế Của Các Ngành Của
Năm 2010
Tỉnh
12
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu CN theo Lãnh Thổ đến Năm 2020 trên Địa Bàn Tỉnh
13
Hình 2.5. Kho Sản Phẩm Của Kraft Vina
16
Hình 2.6. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty
18
Hình 2.7. Sơ Đồ Tổ Chức Của Bộ Phận Xử Lý Nước Thải
19
Hình 2.8. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Phần Sản Phẩm Của Kraft Vina Trên Thị
Trường Việt Nam
20
Hình 2.9. Kết Quả Phân Tích Một Số Điểm Xả Chung Của Một Số Khu Vực
Phía Nam Năm 2009
25
Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Giấy Của Kraft Vina
39
Hình 4.2 Sơ đồ xử lý nước thải
42
Hình 4.3. Biểu Đồ Chi Phí Làm Giảm Biên của Công Ty
55
Hình 4.4. So Sánh Chi Phí Xử Lý- Lệ Phí
58
x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Công NGhiệp Giấy
Và Bột Giấy, QCVN 12:2008/BTNMT
Phụ lục 2. Nước Thải Công Nghiệp – Tiêu chuẩn Thải, TCVN 5945:2005
Phụ lục 3. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Công Nghiệp, QCVN
40:2011/BTNMT
Phụ lục 4. Trích Luật Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam 2005
Phụ lục 5. Nghị Định Của Chính Phủ số 67/ 2003/ NĐ – CP Về Phí Bảo Vệ
Môi Trường Đối Với Nước Thải
Phụ lục 6. Nghị Định số 04/2007
Phụ lục 7. Mô Hình Sơ Đồ Công Ty TNHH Giấy Kraft Vina
Phụ lục 8. Logo của Kraft Vina
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây Việt Nam ngày càng đang khẳng định vị thế kinh tế
trên khu vực và quốc tế với tốc độ tăng trưởng GDP 5,9% (2011), một số ngành đạt
được mức tăng trưởng khá so với năm 2010 là kết quả rất đáng khích lệ của nền kinh
tế nước ta khi phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Cùng với sự tăng trưởng
đó ngành công nghiệp giấy của Việt Nam là một ngành quan trọng trong lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng cũng đã đóng góp 2,5% cho GDP quốc gia. Mặc dù không phải là
ngành đóng góp lớn cho thu nhập quốc dân nhưng lại cung cấp sản phẩm thiết yếu
phục vụ phát triển giáo dục, văn hoá xã hội và nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo các số liệu thống kê của ngành giấy thì năm 2010, trồng 470.000 ha rừng
nguyên liệu giấy, sản xuất được 600.000 tấn bột giấy và 1,3 triệu tấn giấy với mục tiêu
nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế Bộ Công thương lập ra kế hoạch đến năm
2020 trồng thêm 907.000 ha rừng nguyên liệu giấy, sản xuất 1,8 triệu tấn bột giấy và
3,6 triệu tấn giấy, đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy trong nước.
Bên cạnh những đóng góp tích cực thì vấn đề đặt ra cho ngành giấy là giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ quá trình sản xuất giấy gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến con người
(đưa vào nguồn tiếp nhận các chất gây ô nhiễm, COD, BOD có tải lượng cao, pH, kim
lọai nặng). Ô nhiễm khí quyển, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính (CO2; CO;
SO2; NOx;…). Chất thải độc hại (dầu, mỡ, nhớt,..) từ quá trình bảo trì máy móc thiết
bị hất độc, gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận (đất, nước).
Do đặc thù sử dụng nhiều nước, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cao
nên việc xử lý ô nhiễm cũng như giảm thiểu các tác động tới môi trường và hệ sinh
thái đang là vấn đề nan giải và cần tìm hướng giải quyết đúng đắn từ phía các doanh
nghiệp tham gia hoạt đông kinh doanh sản xuất và tái chế giấy.
Tại Bình Dương, công ty TNHH Giấy Kraft Vina thuộc SCG (Thái Lan), tập
đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, là một nhà máy có công suất lớn nhất trong
ngành giấy tại Việt Nam hiện nay đã đi vào hoạt động. Nhà máy này được xây dựng
với công suất 220.000 tấn/năm, chuyên sản xuất các sản phẩm giấy bao bì chất lượng
cao phục vụ ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng, trang phục, thiết
bị điện tử, hàng nội thất. Trong quá trình hoạt động sản xuất công ty áp dụng các tiêu
chuẩn về quản lý môi trường và quản lý an toàn để liên tục nâng cao chất lượng sản
phẩm, quy trình sản xuất và giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và giảm ô nhiễm. Với triết
lý kinh doanh là quan tâm đến trách nhiệm xã hội, phấn đấu đạt đến sự xuất sắc, vì vậy
khi đầu tư xây dựng nhà máy giấy tại Bình Dương, ngoài việc sử dụng công nghệ xanh
trong quá trình sản xuất giấy, công ty đã đầu tư để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
nhằm đảm bảo chất lượng theo các quy định trước khi thải ra môi trường.
Hầu hết hiện nay các nhà máy sản xuất đều có hệ thống xử lý nước thải như
Công ty Vedan Việt Nam, công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương nhưng họ chỉ xây
dựng mà không đi vào vận hành xử lý nước thải trong quá trình sản xuất mà vẫn thải
vào các sông rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước mặt. Nhưng công ty
Kraft Vina lại đưa nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động song song với quá trình
sản xuất tái chế giấy của Công ty. Như vậy hoạt động xử lý nước thải có hiệu quả hay
không? Tại sao Kraft Vina lại làm khác? Đây là vấn đề đề tài này muốn nghiên cứu.
Do đó đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh tế nhà máy xử lý nước thải của công ty
TNHH Giấy Kraft Vina tại KCN Mỹ Phước III - Bình Dương” được thực hiện
nhằm đánh giá những hiệu quả kinh tế của dự án xử lý nước thải mà công ty Kraft
Vina đã đầu tư xây dựng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế nhà máy xử lý nước thải của công ty TNHH Giấy
Kraft Vina tại KCN Mỹ Phước III - Bình Dương.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-
Mô tả tình hình hoạt động của công ty.
-
Phân tích hiệu kinh tế của việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải tại công ty.
-
Xây dựng đường chi phí làm giảm thải biên cho doanh nghiệp.
-
Đề xuất các chính sách nhằm phát triển nhân rộng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty giấy Kraft Vina,
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ 03/2012 đến 06/2012
1.4. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và địa điểm tiến hành nghiên
cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Giới thiệu công ty TNHH giấy Kraft Vina, tình hình hoạt động sản xuất của
công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp và khái niệm chủ yếu được sử dụng
trong đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Trình bày những kết quả mà đề tài tính toán được xác định những lợi ích
mang lại cho công ty và môi trường.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trần Thị Hồng Phúc (2008) phân tích lợi ích- chi phí của các phương án xử lý
nước thải tại cảng cá Đông Hải tỉnh Ninh Thuận đề tài đã đưa ra một số phương án xử
lý nước thải nhất định để lựa chọn như : 1)không xử lý nước thải, 2)xây dựng trạm xử
lý nước thải tại cảng, 3) chuyển lượng nước thải từ cảng về khu xử lý nước tập trung
và kết quả cho thấy rằng phương án xây dựng nhà máy xử lý nước thải trại cảng cá có
giá trị NPV = 72.549.839 đồng, lớn nhất so với các phương án còn lại, đạt hiệu quả
kinh tế mong muốn và hơn nữa xét về khía cạnh môi trường thì phương án này mang
lại nhiều lợi ích cho xã hội như giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
Khóa luận nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2011) đã tiến hành phân
tích hiệu quả của dự án xử lý nước thải và tái sử dụng tại công ty cổ phần Bourbon
Tây Ninh và đã tìm được lợi ích ròng của dự án, lợi ích tái sử dụng nước thải sau khi
xử lý, các lợi ích về mặt môi trường.
Dựa trên thực tế hiện trạng xử lý nước thải ở các doanh nghiệp hiện nay đề tài
đã được lựa chọn để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như xác định những lợi
ích của công ty, của xã hội
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có tham khảo các tài liệu liên quan đến
chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường , khoa Kinh tế - Đại học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh.
2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Dương
2.2.1. Vị trí địa lí
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
2.681,01km2. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Phía bắc giáp Bình Phước.
Phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh,
Phía tây giáp Tây Ninh
Phía đông giáp Đồng Nai.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Của Tỉnh Bình Dương
Nguồn: Niên giám Thống kê BìnhDương năm 2010
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng,
nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với
độ cao trung bình 20-25m so với mặt nước biển. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô
lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi
thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao
155m.
2.2.2. Đất đai
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
-
Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu
Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại
cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
5
-
Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp
thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một,
Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn
trái chịu được hạn như mít, điều.
-
Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía
bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn
Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất
này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau
khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
2.2.3. Tài nguyên rừng
-
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương
xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh,
bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai,
giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa
bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý
hiếm.
-
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc
hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh
diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng
trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt
khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm
cho rừng bị thu hẹp.
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một
vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn
dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm
hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài.
6
Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá
xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên,
Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.
Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một
mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở
đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ
gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp.
2.2.5. Thủy văn, sông ngòi
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.
Bình Dương có 4 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối
nhỏ khác.
-
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương
ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp,
giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
-
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh
Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài
Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143
km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp
thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở
rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).
-
Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam Xe huyện
Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập
Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở
Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên
vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.
7
-
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt
thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy
vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường
thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu
thuyền không thể đi lại.
2.2.6. Khí hậu
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt:
-
Mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
-
Độ ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được
mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường
xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
-
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C với khí hậu nhiệt đới mang tính chất
cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn ngày và
lâu năm.
2.2.7. Dân số
Dân số: 1.481.550 người, mật độ 810 người/km2, tỉ lệ tăng trung bình
7,3%/năm (năm 2010).
Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao
động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu
quả cao hơn.
8
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Tỉ Lệ Lao Động Trong Các Ngành (2010)
20%
35%
Nông nghiệp
công nghiệp
45%
Dịch vụ
Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương năm 2010
Năm 2010: Trong những năm gần đây Bình Dương chú trọng phát triển công
nghiệp nên ngành công nghiệp đã thu hút lượng lao động nhiều nhất 45%, kế đến là
ngành dịch vụ 35% và cuối cùng tỉ lệ dân lao động trong ngành nông nghiệp là thấp
nhất với 20%.
2.2.8. Cơ cấu huyện lỵ
Bình Dương có 3 thị xã và 4 huyện:
-
Thị xã:Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.
-
Huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng.
-
Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
2.2.9. Văn hóa
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân
bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm
gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế,
đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
2.2.10. Giao thông
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất
quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi
lên đường quốc lộ 13 – nay với tên là Đại lộ Bình Dương con đường chiến lược cực kỳ
quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía
9
nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới
Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù
Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược
quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước.
Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên
tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi
Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng và hệ thống đường nối thị xã với các thị
trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất
là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng
hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.11. Kinh tế
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành,
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như
quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á cách sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
toàn diện.
Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới, nhưng nhìn chung, các ngành sản xuất, kinh doanh của tỉnh Bình Dương vẫn
tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định so với các địa phương khác
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, tiếp tục đứng vị trí số 1 trong
bảng xếp hạng kinh tế cấp tỉnh hàng năm. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm.
10
Hiện nay, Bình Dương có hơn 27 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập
trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài
nước đang hoạt động.
Bảng 2.1. Hệ Thống các KCN Đang Hoạt Động trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
STT
Tên KCN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Sóng Thần 1
Sóng Thần 2
Sóng Thần 3
Đồng An 1
Đồng An 2
Bình Đường
Việt Hương 1
Việt Hương 2
VSIP 1
VSIP 2
Mỹ Phước 1
Mỹ Phước 2
Mỹ Phước 3
Mỹ Phước 4
Nam Tân Uyên
Đại Đăng
Kim Huy
Tân Đông Hiệp A
Tân Đông Hiệp B
Dệt may Bình An
Rạch Bắp
Mai Trung
Phú Gia
Bàu Bàng
An Tây
Xanh Bình
Dương
Đất Cuốc
27
Thời
gian
2002
2002
2006
1999
2006
2003
2006
2005
2005
2006
2002
2005
2006
2006
2004
2006
2006
2005
1997
2004
2006
2004
2006
2007
2005
Công suất
(m3/ngày đêm)
Tình trạng
4.000
4.000
4.000
2.000
2.000
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Chưa xây dựng
1.500
2.000
12.000
6.000
4.000
4.000
4.000
6.500
2.000
2.000
6.000
1.700
2.500
7.600
1.000
7.400
30.000
12.000
Đã vận hành
Đã vận hành
Chưa xây dựng
Đã vận hành
Đã vận hành
Chưa xây dựng
Chưa xây dựng
Chưa xây dựng
Chưa xây dựng
Chưa xây dựng
Chưa xây dựng
178,0
279,3
533,0
138,7
157,9
16,5
36,1
110,0
140,0
345,0
377,0
471,4
987,1
198,9
344,3
274,0
213,0
52,8
162,9
24,1
278,6
50,6
133,3
1.000,0
500,0
200,0
2.800
Đang xây dựng
212,0
Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương, 2009
11
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Đã vận hành
Diện tích
(ha)
Bình Dương chú trọng phát triển công nghệp để trở thành nền công nghiệp
trong điểm của khu vực Đông Nam Bộ, những năm gần đây Tỉnh thu hút nhiều nhà
đầu tư nước ngoài với tỉ lệ cao nhất trong cả nước nên tỉ trọng ngành công nghiệp
chiếm 65,5% cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế của Tỉnh, kế đến là chú trong phát triển
các nhu cầu dịch vụ để nâng cao đời sống của người dân nên dịch vụ chiếm 30%, và
thấp nhất là ngành nông-lâm- ngư 4,5%.
Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Cơ Cấu Kinh Tế Của Các Ngành Của Tỉnh
Năm 2010
4.50%
30%
Nông- lâm- ngư
Công nghiệp
65.50%
Dịch vụ
Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương năm 2010
Cơ cấu ngành công nghiệp
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ngành CN trên địa bàn Tỉnh đã có những bước
tiến nhanh, hình thành nên một ngành CN đa dạng về ngành nghề và quy mô, trình độ
công nghệ từng bước được đổi mới, tạo cơ sở ban đầu cho tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu, là động lực phát triển kinh tế - xã
hội, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển.
Ngành CN của tỉnh chủ yếu là CN chế biến, CN khai thác,CN SX và phân phối
điện - nước và khí đốt. Trong đó, các ngành CN chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất có
thể kể đến các ngành như: dệt may – da giày chiếm (17 %), chế biến thực phẩm, đồ
uống (16 %) và CN chế biến gỗ (15 %), hóa chất – cao su – plastic (13 %), chế biến
12
kim loại - các sản phẩm kim loại (11 %), v.v. Cơ cấu ngành CN theo lãnh thổ của tỉnh
Bình Dương dự báo đến năm 2020 được thể hiện trong Hình 2.4.
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu CN theo Lãnh Thổ đến Năm 2020 trên Địa Bàn Tỉnh
160
140
120
100
Năm 2020
80
Năm 2010
60
Năm 2005
40
Năm 2000
20
0
Thị xã Thuận Dĩ An
An
Bến
Cát
Tân Dầu
Uyên Tiếng
Phú
Giáo
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2009
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 4,7 tỷ USD, chủ yếu là nhập vật tư, nguyên
phụ liệu SX CN, máy móc thiết bị phục vụ SX, cải tiến và đổi mới công nghệ. Thị
trường xuất khẩu được mở rộng, tăng 42 quốc gia và vùng lãnh thổ với các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực là sản phẩm CN thuộc các ngành: chế biến gỗ, giày da, dệt may, sản
phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, điện – điện tử. Giá trị xuất khẩu của các ngành của
tỉnh trong năm 2008 và 2009 được trình bày trong Bảng 2.2.
13