Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Luận văn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI Acacia spp (hybrid) ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI KHU VỰC RỪNG U MINH HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

HỒ THỊ KIỀU TRÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRỒNG KEO LAI [Acacia spp (hybrid)] ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI KHU VỰC
RỪNG U MINH HẠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

HỒ THỊ KIỀU TRÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRỒNG KEO LAI [Acacia spp (hybrid)] ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI KHU VỰC
RỪNG U MINH HẠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
2015




Hồ Thị Kiều Trân, 2015. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG
KEO LAI [Acacia spp (hybrid)] ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI KHU
VỰC RỪNG U MINH HẠ. Luận văn Thạc sĩ Quản Lý Đất Đai. Khoa
Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn: PGs.Ts. Lê Tấn Lợi.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi một số tính chất
nước trong mương liếp giữa kiểu sử dụng đất trồng cây Keo Lai so với kiểu sử
dụng đất trồng tràm tại hệ sinh thái rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Nghiên cứu
được thực hiện trên 2 khu vực (KV) và trên 2 biểu loại đất (BLĐ) phèn nông
và phèn sâu. Trên mỗi biểu loại đất, chất lượng nước được khảo sát ở hai mức
độ diện tích <10ha và >10 ha và ở trên 3 cấp tuổi khác nhau. Kết quả nghiên
cứu cho thấy:
Trên cả 2 KV trồng Keo Lai và trồng tràm pH ở BLĐ phèn nông thấp
hơn BLĐ phèn sâu. Tại KV trồng Keo Lai EC ở BLĐ phèn nông thấp hơn so
với BLĐ phèn sâu. Nhìn chung, pH tại KV trồng Keo Lai thấp hơn KV trồng
tràm. Ngược lại, phần lớn EC trong KV trồng Keo Lai có xu hướng cao hơn
KV trồng tràm; Trên cả 2 KV Keo Lai và tràm trên BLĐ phèn nông chỉ số Fe
cao hơn so với BLĐ phèn sâu. Nhìn chung, chỉ số Fe ở khu vực trồng Keo Lai
có xu hướng cao hơn so với khu vực trồng tràm. Trên BLĐ phèn nông chỉ số
Al cao hơn so với BLĐ phèn sâu. Tuy nhiên, Al có chỉ số rất thấp so với Fe kể
cả khu vực tràm và Keo Lai; Nhìn chung chỉ số DO, COD ở vùng trồng Keo
Lai có xu hướng thấp hơn so với vùng trồng tràm. Chỉ riêng chỉ số BOD 5 của
khu vực trồng tràm thấp hơn so với khu vực trồng Keo Lai; Ở khu vực trồng
Keo Lai chỉ số N-NH4+ ở khu vực đất phèn nông cao hơn so với đất phèn sâu.
Đối với khu vực rừng tràm tự nhiên chỉ số N-NH4+ trên BLĐ phèn sâu thấp
hơn so với các khu vực còn lại. Nhìn chung chỉ số N-NH4+ ở KV Keo Lai thấp

hơn KV trồng tràm; Đối với chỉ số H2S tại KV trồng Keo Lai trên BLĐ phèn
nông thấp hơn so với BLĐ phèn sâu. Ngược lại, ở khu vực trồng tràm chỉ số
H2S ở khu vực đất phèn nông cao hơn so với đất phèn sâu; Hầu hết các chỉ số
Fe, COD, BOD5, N-NH4+, DO ở vùng trồng Keo Lai và vùng trồng tràm, thuộc
cả hai BLĐ phèn nông và phèn sâu đều cao hơn so với quy chuẩn về chất
lượng nước mặt dùng cho bảo tồn động vật thủy sinh. (QCVN
08:2008/BTNMT).
Từ khóa: Chất lượng nước, Keo Lai, Tràm, U Minh Hạ - Cà Mau

i


Ho Thi Kieu Tran, 2015. THE STUDY ON AFFECTING OF PLANTING ACACIA
HYBRID TO WATER QUALITY IN THE FOREST ECOSYSTEM OF U MINH
HA. Master thesis of Land Management. College of Environment and Natural
Resources, Can Tho University.
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Le Tan Loi.

ABSTRACT
This study was conducted with the objective of assessing change some
properties of water in trench between planting zones of Acacia Hybrid and
Melaleuca Cajuputi in the forest ecosystem U Minh Ha, Ca Mau. The study
was done at two zones and two soil types: deep acid sulfate soil and shallow
acid sulfate soil. Each soil type, water quality was examined at two area levels
with over 10 ha and less 10 ha and each area level, the sample was taken at 3
different ages. The study results showed:
At planting zones of Acacia Hybrid and Melaleuca Cajuputi, pH in
shallow acid sulfate soil was lower than deep acid sulfate soil. At Acacia
Hybrid zone, EC in shallow acid sulfate soil was lower than deep acid sulfate
soil. General, pH at Acacia Hybrid zone was lower than Melaleuca Cajuputi

zone. Opposite, the majority of EC at Acacia Hybrid zone has trend to be
higher than Melaleuca Cajuputi zone. At two zones Acacia Hybrid and
Melaleuca Cajuputi, Fe in shallow acid sulfate soil was higher than deep acid
sulfate soil. General, Fe at Acacia Hybrid zone had trend to be higher than
Melaleuca Cajuputi zone. Al at shallow acid sulfate soil was higher than deep
acid sulfate soil. However, at Acacia Hybrid zone and Melaleuca Cajuputi
zone, Al was always lower than Fe. General, DO and COD at Acacia Hybrid
zone had trend to be lower than Melaleuca Cajuputi zone. BOD5 in Melaleuca
Cajuputi zone was lower than Melaleuca Cajuputi zone. At Melaleuca
Cajuputi zone, N-NH4+ in shallow acid sulfate soil was higher than deep acid
sulfate soil. At Melaleuca Cajuputi zone, N-NH4+ in deep acid sulfate soil was
lower than others. General, N-NH4+ at Acacia Hybrid zone had trend to be
lower than Melaleuca Cajuputi zone. At Acacia Hybrid zone, H2S in shallow
acid sulfate soil was lower than deep acid sulfate soil. Opposite, at Melaleuca
Cajuputi zone, H2S in shallow acid sulfate soil was higher than deep acid
sulfate soil. According to Viet Nam standard (QCVN 08:2008/BTNMT). In
both the Acacia Hybrid and Melaleuca Cajuputi zones, most of Fe, COD,
BOD5, N-NH4+, DO in two soil types were higher than regulations about water
surface quality for aquatic animal conservation.
Keywords: Acacia Hybrid, Melaleuca Cajuputi, U Minh Ha - Ca Mau, water
quality
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cao
học nào khác.
Tác giả luận văn


Hồ Thị Kiều Trân

iii


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học.............................................................................................i
Lời cảm tạ.......................................................................................................i
Tóm lược........................................................................................................iii
Abstract..........................................................................................................iv
Lời cam đoan..................................................................................................v
Mục lục..........................................................................................................vi
Danh sách bảng.................................................................................................viii
Danh sách hình...............................................................................................ix
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................xi
Chương 1: Giới Thiệu..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
1.3.3 Địa điểm nghiên cứu..............................................................................2
Chương 2: Tổng quan tài liệu......................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây Keo Lai.........................................................................3
2.1.1 Thông tin chung về cây Keo Lai............................................................3
2.1.2 Diện tích trồng Keo Lai.........................................................................4
2.2 Tình hình nghiên cứu về cây Keo Lai.......................................................4

2.2.1 Trên thế giới..........................................................................................4
2.2.2 Ở Việt Nam............................................................................................6
2.3 Ứng dụng của cây Keo Lai.......................................................................10
2.4 Giới thiệu về cây tràm..............................................................................11
2.5 Đất than bùn phèn tiềm tàng.....................................................................12
2.6 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước........................................14
2.6.1 Độ pH....................................................................................................15
2.6.2 Độ dẫn điện EC.....................................................................................15
2.6.3 Chỉ số Fe & Al.......................................................................................16
2.6.4 Chỉ số H2S (Hidrosunfua)......................................................................17
2.6.5 Chỉ số DO (Oxy hòa tan– Dissolved oxigen).........................................17
2.6.6 Chỉ số COD (Nhu cầu oxi hóa học - Chemical Oxygen Demand).........17
2.6.7 Chỉ số BOD5 (Nhu cầu oxi sinh hóa - Biochemical Oxygen Demand). 18
2.6.8 Chỉ số N-NH4+.......................................................................................18
2.7 Đặc điểm vùng nghiên cứu.......................................................................19
2.7.1 Vị trí địa lý............................................................................................19
2.7.2 Khí hậu và thủy văn...............................................................................20
2.7.3 Địa hình và đất đai.................................................................................20
2.7.3.1 Địa hình..............................................................................................20
2.7.3.2 Đất đai................................................................................................20
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu..........................................................22

iv


3.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................22
3.1.1 Nội dung nghiên cứu.............................................................................22
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22
3.1.2.1 Bố trí thí nghiệm.................................................................................22
3.1.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp......................................................................22

3.1.2.3 Thu thập số liệu thực tế.......................................................................23
3.1.2.4 Phân tích và đánh giá số liệu..............................................................23
3.2 Phương tiện nghiên cứu............................................................................24
Chương 4: Kết quả thảo luận......................................................................25
4.1 Đặc tính nước vùng trồng Keo Lai...........................................................25
4.1.1 Tính chất hóa học nước trong mương khu vực phèn nông và phèn sâu. 25
4.1.1.1 Chỉ số pH............................................................................................25
4.1.1.2 Chỉ số EC (mS/cm).............................................................................27
4.1.1.3 Chỉ số Fe (mg/l)..................................................................................30
4.1.1.4 Chỉ số Al (mg/l)..................................................................................33
4.1.1.5 Chỉ số DO (mg/l)................................................................................35
4.1.1.6 Chỉ số COD (mg/l).............................................................................38
4.1.1.7 Chỉ số BODs (mg/l).............................................................................40
4.1.1.8 Chỉ số N-NH4+ (mg/l)..........................................................................42
4.1.1.9 Chỉ số H2S (mg/l)................................................................................44
4.2 Vùng trồng Tràm......................................................................................46
4.2.1 Chỉ số pH...............................................................................................46
4.2.2 Chỉ số EC (mS/cm)................................................................................48
4.2.3 Chỉ số Fe (mg/l).....................................................................................50
4.2.4 Chỉ số Al (mg/l).....................................................................................53
4.2.5 Chỉ số COD (mg/l)................................................................................54
4.2.6 Chỉ số DO (mg/l)...................................................................................56
4.2.7 Chỉ số BOD5 (mg/l)...............................................................................58
4.2.8 Chỉ số H2S (mg/l)..................................................................................60
4.2.9 Chỉ số N-NH4+ (mg/l)............................................................................62
4.3 So sánh chất lượng nước mặt giữa hai khu vực trồng Keo Lai và trồng
tràm................................................................................................................64
4.3.1 Chỉ số pH...............................................................................................64
4.3.2 Chỉ số EC (mS/cm)................................................................................65
4.3.3 Chỉ số Fe (mg/l).....................................................................................66

4.3.4 Chỉ số Al (mg/l).....................................................................................67
4.3.5 Chỉ số DO (mg/l)...................................................................................68
4.3.6 Chỉ số COD (mg/l)................................................................................70
4.3.7 Chỉ số BOD5 (mg/l)................................................................................71
4.3.8 Chỉ số H2S (mg/l)..................................................................................72
4.3.9 Chỉ số N-NH4+ (mg/l).............................................................................73
4.4. Nguyên nhân làm thay đổi tính chất hóa học nước..................................74
4.5. Một số giải pháp khắc phục.....................................................................75
Chương 5: Kết luận và kiến nghị................................................................77
5.1 Kết luận....................................................................................................77
5.2 Kiến nghị..................................................................................................78

v


Tài liệu tham khảo........................................................................................79
Phụ lục...........................................................................................................86

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18

Tên bảng
Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước
So sánh tính chất pH giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất EC giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất Fe giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất Al giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất DO giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất COD giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất BOD5 giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo

Lai khác nhau
So sánh tính chất N-NH4+ giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng
Keo Lai khác nhau
So sánh tính chất H2S giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng Keo
Lai khác nhau
So sánh tính chất pH giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất EC giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất Fe giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất Al giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất COD giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất DO giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng tràm
khác nhau
So sánh tính chất BOD5 giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng
tràm khác nhau
So sánh tính chất H2S giữa 3 cấp tuổi trong từng khu vực
trồng tràm khác nhau
So sánh tính chất N-NH4+ giữa 3 cấp tuổi khu vực trồng
tràm khác nhau

vii

Trang
14
23
26

28
31
33
36
39
41
43
45
47
49
51
53
55
57
59
61
63


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9

Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24
Hình 4.25
Hình 4.26
Hình 4.27

Tên hình
Biến động pH giữa các khu vực trong vùng trồng Keo Lai
Biến động chỉ số EC giữa các khu vực trong vùng trồng
Keo Lai
Biến động chỉ số Fe giữa các khu vực trong vùng trồng Keo
Lai
Biến động chỉ số Al giữa các khu vực trong vùng trồng Keo
Lai
Biến động chỉ số DO giữa các khu vực trong vùng trồng
Keo Lai
Biến động chỉ số COD giữa các khu vực trong vùng trồng

Keo Lai
Biến động chỉ số BOD5 giữa các khu vực trong vùng trồng
Keo Lai
Biến động chỉ số N-NH4+ giữa các khu vực trong vùng trồng
Keo Lai
Biến động chỉ số H2S giữa các khu vực trong vùng trồng
Keo Lai
Biến động pH giữa các khu vực trong vùng trồng tràm
Biến động chỉ số EC giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Biến động chỉ số Fe giữa các khu vực trong vùng trồng tràm
Biến động chỉ số Al giữa các khu vực trong vùng trồng tràm
Biến động chỉ số COD giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Biến động chỉ số DO giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Biến động chỉ số BOD5 giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Biến động chỉ số H2S giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Biến động chỉ số N-NH4+ giữa các khu vực trong vùng trồng
tràm
Chỉ số pH giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số EC giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số Fe giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số Al giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số DO giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số COD giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số BOD5 giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai
Chỉ số H2S giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai

Chỉ số N-NH4+ giữa vùng trồng tràm và vùng trồng Keo Lai

viii

Trang
27
29
32
35
37
40
42
44
45
48
50
52
54
56
58
60
62
64
65
66
67
68
69
71
71

72
73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACIAR
BOD

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Australian Centre for International Trung tâm Nghiên cứu Nông
Agricultural Research
nghiệp Quốc tế
Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxi sinh hóa

Bộ NN và PTNN
COD

Chemical Oxygen Demand

CISDOMA

The Consultative Institute for
Socio - Economic Development
of Rural & Mountainous Area
Commonwealth Scientific and
Industrial Research Organisation
- Forestry and Forest Products


Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Nhu cầu oxi hóa học

DO

Dissolved oxigen

Viện Tư vấn phát triển kinh tế
– xã hội nông thôn và miền
núi
Tổ chức Nghiên cứu khoa học
và công nghiệp của khối thịnh
vượng chung – Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp và
Lâm sản
Oxy hòa tan

EC

Electric Conductivity

Độ dẫn điện

GPS

Global Positioning System
Hy drosunfua


Hệ thống định vị toàn cầu

CSIRO-FFP

H2S
QĐ - TTg

Quyết định thủ tướng

KV

Khu vực

TTNCTN

Trung tâm nghiên cứu Thực
nghiệm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VQG
WQC

Vườn Quốc gia

Water Quality Checker

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, cây Keo Lai được trồng và phát triển ngày càng nhiều tại khu
vực rừng U Minh Hạ. Với khả năng cho sinh khối gỗ cao và có hiệu quả kinh
tế hơn cây tràm, vì thế diện tích trồng Keo Lai ngày càng lan rộng. Với ưu
điểm có khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và tỏ ra có hiệu
quả kinh tế cao hơn cây tràm, cây Keo Lai đã mở ra hướng thu nhập và cải
thiện đời sống cho cư dân trong vùng. Trước đây, rừng trồng trên lâm phần U
Minh Hạ chủ yếu là cây tràm cừ bản địa. Qua các chu kỳ khai thác cây tràm
cho thấy kém hiệu quả do chu kỳ khai thác dài và năng suất không cao, giá trị
sinh lời trên một đơn vị diện tích so với một số loài cây trồng khác thấp hơn.
Vì thế nhiều đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau đã đưa cây Keo Lai vào trồng
trên đất rừng U Minh Hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả
kinh tế cao.
Tuy việc trồng cây Keo Lai có ưu điểm hơn cây tràm bản địa, đã tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho một số người làm
nghề rừng, nhưng trên vùng đất trồng cây Keo Lai qua thời gian cho thấy đã
có biểu hiện xấu làm cho môi trường bị giảm cấp, nhất là chất lượng nước
trong kênh mương bị ô nhiễm phèn tác động việc lên liếp và vật rụng từ đó
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sinh kế của nông hộ. Vấn đề này đã trở
thành mối quan ngại cho nhà quản lý và người dân đang sinh sống trong khu
vực. Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa việc sử dụng các
giá trị của cây Keo Lai và môi trường, cũng như cần nghiên cứu xác định được
nguyên nhân cụ thể tác động đến môi trường, trong đó chất lượng nước đóng

vai trò cầu nối cho sự đa dạng sinh học trong vùng, đặc biệt là nguồn lợi cá
đồng. Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng Keo Lai
[Acacia spp (hybrid)] đến chất lượng nước tại khu vực rừng U Minh Hạ”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát và đánh giá sự thay đổi một số tính chất nước trong khu vực
đất trồng cây Keo Lai làm cơ sở xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng
từ đó đề ra giải pháp sử dụng đất trồng Keo Lai có hiệu quả kinh tế và bền
vững về môi trường tại khu vực rừng U Minh Hạ.

1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát và đánh giá sự thay đổi một số tính chất nước giữa khu vực
đất trồng cây Keo Lai so với đất trồng tràm tại hệ sinh thái rừng U Minh Hạ,
Cà Mau.
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân thay đổi một số tính chất hóa học
nước và mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong mương liếp trồng Keo Lai.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục và quản lý kiểu sử
dụng đất trồng Keo Lai tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào một số tính chất nước trong khu vực rừng
trồng cây Keo Lai và rừng trồng tràm tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực rừng trồng cây Keo Lai và rừng tràm trong hệ sinh thái rừng U
Minh Hạ, Cà Mau.
Giới hạn của đề tài là chỉ tập trung khảo sát về tính chất nước. Để đánh

giá được ảnh hưởng của sự tác động đến môi trường nước trong mương liếp đề
tài đã tham khảo và kế thừa một số số liệu có liên quan đến chất lượng nước
như: sinh vật thủy sinh và nguồn lợi cá đồng của các cộng sự trong cùng dự
án.
1.3.3 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên 3 khu vực đại diện cho 3 điều kiện sinh thái tự
nhiên khác nhau. Bao gồm:
- Khu vực 1: Khu vực có trồng cây Keo Lai trên nhóm đất phèn hoạt
động nông tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh (thuộc Công ty lâm nghiệp
Thúy Sơn), Cà Mau.
- Khu vực 2: Khu vực có trồng cây Keo Lai trên nhóm đất phèn hoạt
động sâu tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Trạm NC Kênh Đứng,
TTNCTN Tây Nam Bộ), Cà Mau.
- Khu vực 3: Khu vực hoàn toàn không có trồng Keo Lai (trồng Tràm
bản địa) được chọn làm đối chứng là vùng đất không bị tác động của việc canh
tác cây Keo Lai tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ (vùng lõi Vườn Quốc Gia U
Minh Hạ, Cà Mau).

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây Keo Lai
2.1.1 Thông tin chung về cây Keo Lai
Keo Lai là tên gọi của giống Keo được lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo Lai này
được Messrs Herburn và Shim phát hiện đầu tiên vào năm 1972 trong số
những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang
Sabah của Malaysia. Năm 1976, M. Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn

chéo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo Lai có mức sinh trưởng
nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978 Pedgley đã xác nhận đó là
giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và keo lá tràm (Lê Đình Khả, 1999).
Keo Lai (Acacia hybrid) là một giống lai tự nhiên của Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo Lai có nhiều
đặc điểm hình thái giữa bố và mẹ, có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng, hiệu suất
bột giấy, độ bền và độ trắng của giấy, có khả năng cố định đạm nhờ các nốt
sần ở hệ rễ (Bộ NN và PTNN, 2007).
Giống Keo Lai được Hepburn and Shim phát hiện đầu tiên vào năm 1972
trong số những cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook. Sau đó,
Tham (1976) cho rằng đó là giống lai và đã được Pedley (1978) kết luận sau
khi xét nghiệm một mẫu tiêu bản (SAN 81053) đã gửi vào tháng 01/1977
(trích dẫn của Pinso and Nasi, 1992).
Ở Việt Nam, Keo lá tràm và Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ
những năm 1960 nhưng mãi đến những năm 90 thì Keo Lai tự nhiên được
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ)
và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê
Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về cải thiện một
số giống Keo Lai. Đặc điểm hình thái của Keo Lai là thân thẳng hơn Keo Lá
Tràm và tròn hơn Keo Tai Tượng, cành nhánh nhỏ và có khả năng tự tỉa cành
cao hơn. Vỏ thân có màu nâu nhạt, mặt vỏ mịn hơn vỏ thân Keo Tràm, tán lá
phát triển tốt, lá Keo Lai thường lớn hơn lá Keo Lá Tràm và nhỏ hơn lá Keo
Tai Tượng, bề rộng lá từ 4-6 cm, dài 15-20 cm có gân trừ gân nằm mép lá là
không hiện rõ, lá có màu xanh lục nhạt hơn lá Keo Tai Tượng và không bị úa
vàng vào dịp rét. Hoa có màu kem đến màu trắng sắp xếp thẳng dài từ 4-10
cm. Mùa ra hoa vào tháng 7, tháng 11. Keo Lai là loài ít quả và hạt bị biến tính
không mang đặc tính trội của bố mẹ. Keo Lai sinh trưởng, phát triển tốt ở

3



nhiệt độ tối cao từ 26-34oC và tối thấp từ 12-14oC. Mọc tốt trên đất có độ pH
từ 3 - 7, phân bố ở độ cao 800m so với mặt nước biển. Cây cao đến 25-30 m,
đường kính có thể đến 60-80 cm (Lê Đình Khả, 1999).
2.1.2 Diện tích trồng Keo Lai
Theo thống kê của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2014) diện tích
rừng trồng các loài Keo (Acacia) ở Việt Nam hiện nay là khoảng 900.000 ha,
cung cấp 90% trong tổng số 5,4 triệu tấn gỗ dăm xuất khẩu vào năm 2011 và
đạt trị giá khoảng 650 triệu đô la Mỹ, trong đó 300 triệu đô la là lợi nhuận của
người trồng rừng. Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển các loài Keo phục vụ
cho trồng rừng, chế biến xuất khẩu gỗ và các ngành công nghiệp liên quan có
vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao độ phì đất, giảm thiểu phát thải và tăng
nguồn dự trữ carbon.
Tổng diện tích rừng tràm U Minh Hạ có khoảng 75.000 ha nhưng chỉ có
khoảng 38.000 ha là có tràm che phủ. Bên cạnh đó là giá trị về kinh tế của cây
tràm không cao chính vì thế mà tỉnh đã bắt đầu trồng cây Keo Lai từ năm 2010
và đầu năm 2015 đã khai thác khoảng 1.200 ha. Tính đến năm 2015 diện tích
trồng Keo Lai của tỉnh đạt gần 8.000 ha và mục tiêu sẽ là 20.000 ha vào năm
2020 (Trần Thành Nên, 2015).
2.2 Tình hình nghiên cứu về cây Keo Lai
2.2.1 Trên thế giới
Năm 1988, ACIAR phê duyệt kinh phí cho một dự án với đề tài “Lai
giống và nhân giống vô tính của cây Keo nhiệt đới Australia”, do cây Keo là
một chi của một số loài cây thân bụi đại diện cho số lượng lớn các loài ở
Úc. Dự án được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ CSIRO-FFP và phối
hợp với Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia. Một trong những mục tiêu
của nghiên cứu là cải thiện khả năng thương mại của ngành công nghiệp trồng
rừng của Malaysia bằng các phương pháp phát triển giống Keo Lai có năng
suất cao hơn so với các loài Keo truyền thống ở vùng nhiệt đới. Mặc dù mục

tiêu ban đầu của dự án là dành cho Malaysia nhưng sau đó được lan tỏa và
phát triển đến Việt Nam. Với lợi nhuận kinh tế cao từ Keo Lai mang lại nên nó
nhanh chóng trở thành cây trồng trên quy mô thương mại. Kết quả đánh giá dự
án cho thấy, Keo Lai sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, đồng thời nó cũng
thích hợp trên loại đất nghèo dinh dưỡng (ACIAR, 2004).
Nghiên cứu về hình thái cây Keo Lai có thể kể đến các công trình nhiên
cứu của Rufelds (1988); Gan.E và Sim Boom Liang (1991), nhóm tác giả đã

4


chỉ ra rằng: Keo Lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn keo Tai Tượng nhưng
muộn hơn Keo Lá Tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo Lá Tràm thường
xuất hiện ở lá thứ 4 - 5, Keo Tai Tượng thường xuất hiện ở lá 8 - 9 còn ở Keo
Lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5 - 6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất
trung gian giữa Keo Tai tượng và Keo Lá Tràm ở bộ phận sinh sản (Bowen,
1981).
Trong những năm 1980, các loài Keo đã được đưa vào trồng thí nghiệm
ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất,
chống xói mòn, năng suất cao. Nghiên cứu năm 1987, của Rufels đã thấy rằng,
tại miền Bắc Sabah Keo Lai xuất hiện từ 3-4 cây/ha, còn Wong thì thấy xuất
hiện ở tỷ lệ 1/500. Cũng trong nghiên cứu của Rufelds (1987) thì không tìm
thấy sự sai khác nào đáng kể của Keo Lai so với các loài bố mẹ. Các tính
trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có
ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo Lai hơn Keo Tai Tượng về độ
tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên
khá hơn Keo Tai Tượng song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao
dưới cành lại kém hơn Keo Tai Tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của
Pinso Cyril và Robert Nasi (1991) thì trong nhiều trường hợp cây Keo Lai có
xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo Tai Tượng. Nghiên cứu

cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo Lai tự nhiên ở đời F1 là tốt hơn, còn
từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém
hơn cả Keo Tai Tượng. Khi đánh giá về chỉ tiêu chất lượng của cây Keo Lai,
Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ
tròn đều của thân,... đều tốt hơn bố mẹ và cho rằng rất phù hợp với các chương
trình trồng rừng thương mại.
Khi nghiên cứu tiềm năng sử dụng giống Keo Lai ở Sabah (Malaysia),
Pinso and Nasi (1992) kết luận, Keo Lai mang những nét cơ bản của loài bố
mẹ, nó còn biểu hiện những tính chất tốt hơn như độ thẳng của thân, khả năng
tự tỉa cành, tốc độ tăng trưởng, và có được một ưu thế lai tùy thuộc vào các
vùng khác nhau. Các đặc tính về gỗ là trung gian giữa Keo Tai Tượng và Keo
Lá Tràm, Keo Lai có chất lượng ván ép, nguyên liệu giấy tốt hơn và có khả
năng kháng bệnh thối tim so với Keo Tai Tượng. Chia, E. (1993) cũng cho
rằng Keo Lai có những đặc điểm nỗi trội như khả năng sinh trưởng tốt, thân
thẳng, ít phân nhánh so với hai loài bố mẹ. Tỷ trọng gỗ trung bình của Keo Lai
là cao hơn Keo Tai Tượng nhưng thấp hơn Keo Lá Tràm.
Nghiên cứu hình thái và hiệu suất tăng trưởng của giống lai tự nhiên giữa
Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm ở Thái Lan, Royampaeng et al. (1997) nhận
thấy, Keo Lai có những đặc điểm trung gian của hai loài bố mẹ, các giống lai
5


thì tăng trưởng nhanh hơn so với loài bố mẹ và các dòng vô tính lai tốt hơn các
cây con lai. Sein and Mitlöhner (2011) cũng cho rằng Keo Lai có đặc điểm
hình thái tương tự như loài bố mẹ, cây đạt chiều cao từ 8 – 10 m và đường
kính ngang thân khoảng 7,5 – 9 cm trong vòng hai năm. Lá Keo Lai rộng 4-6
cm và dài từ 15 – 20 cm, mỗi năm hoa nở vào khoảng tháng 7, 8 và tháng 11,
12, hoa có màu trắng và mịn, chúng sắp xếp trên một cành thẳng hoặc cong và
dài khoảng 8-10 cm. Quả có dạng xoắn như những loài Keo khác, trưởng
thành trong khoảng 3 tháng, mỗi quả có từ 5 – 9 hạt, kích thước hạt khoảng

3x4 mm.
Khi so sánh tính chất gỗ, thành phần hóa học và tỷ trọng gỗ giữa Keo Lai
với Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm tại Indonesia, Yahya et al. (2010) kết luận
rằng Keo Lai có sợi gỗ dài hơn, tỷ lệ độ mãnh cao hơn, hàm lượng xenlulozo
cao hơn Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm, tỷ trọng gỗ cao hơn Keo Tai Tượng
trong khi hàm lượng lignin thấp hơn. Dựa trên các yếu tố đó, tác giả dự báo
Keo Lai sẽ đem lại lượng bột giấy và chất lượng giấy cao hơn Keo Tai Tượng
và Keo Lá Tràm.
Bên cạnh đó, còn nhiều nghiên cứu về cây Keo Lai như nhân giống và
sản xuất Keo Lai của Griffin (1988), về đặc điểm hình thái nhánh và lá Keo
Lai của Hsu and Yang (1989), về sự thụ phấn sinh học cây Keo Lai của
Sornsathapornkul and Owens (1998), về hệ thống giao phối và sự biến đổi hạt
giống của cây Keo Lai ở Malaysia của Ng, C.-H et al. (2009), nghiên cứu
nhân giống Keo Lai trong ống nghiệm bằng alginate của Asmah et al.
(2012),...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên
cứu về thời gian, địa điểm xuất hiện Keo Lai tự nhiên, các nghiên cứu về lai
giống, tính chất gỗ, đặc tính sinh học của chúng, vì vậy, mà đến nay đề tài vẫn
chưa cập nhật được các nghiên cứu đã công bố về đánh giá ảnh hưởng của cây
Keo Lai đối với môi trường và tác động của nó trên vùng đất rừng Tràm, đặc
biệt là vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về ảnh hưởng của việc trồng
Keo Lai đến chất lượng nước của vùng trồng cây Keo Lai.
2.2.2 Ở Việt Nam
Keo Lai ở nước ta được phát hiện đầu tiên vào những năm 90 tại Ba Vì,
tiếp theo đó là các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ. Sau đó,
Lê Đình Khả và ctv đã nhân giống, khảo nghiệm các dòng Keo Lai vô tính tại
Ba Vì và chọn được một số dòng có mức sinh trưởng tốt, hình dáng thân cây
đẹp như BV5, BV10, BV16, BV32, BV33 (Lê Đình Khả, 1999).

6



Theo Lê Đình Khả (2006), khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và
ưu thế Lai của cây Keo Lai đã kết luận Keo Lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc
điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo Lai có ưu thế lai về sinh
trưởng so với Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm, điều tra sinh trưởng rừng trồng
khảo nghiệm 4,5 tuổi tại Ba Vì cho thấy Keo Lai sinh trưởng nhanh hơn Keo
Tai Tượng từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2
lần về thể tích.
Hiện nay một số nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất
rừng trồng 40-50 m3/ha/năm, có nơi đã đạt năng suất 60-70 m 3/ha/năm. Từ
những năm 1990, các hoạt động nghiên cứu đã cải thiện giống đã được quan
tâm hơn, việc phát hiện ra giống lai tự nhiên giữa Keo Tai Tượng và Keo Lá
Tràm đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm, chọn lọc nhân tạo và nhân
giống vô tính phát triển. Những năm gần đây, trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thành công trong trong việc lai
giống nhân tạo của các loài Keo, đã tạo ra nhiều giống Keo Lai có năng suất
cao, sinh trưởng nhanh. Những giống Keo Lai này là cơ sở khoa học cho việc
trồng rừng nguyên liệu công nghiệp nước ta trong thời gian tới. Kết quả
nghiên cứu khảo nghiệm giống vô tính ở Đông Nam Bộ của Lưu Bá Thịnh
(1999) đã đưa ra kết luận: các giống khác nhau sẽ sinh trưởng khác nhau. Hầu
hết các giống Keo Lai có tính sinh trưởng vượt trội hơn so với Keo Tai Tượng
và Keo Lá Tràm như TB1 và TB8 sau 5 năm khảo nghiệm hai giống trên có
thể tích là 202,3 - 202,7 dm3/cây, trong khi đó Keo tai tượng là 146 dm3/cây và
Keo Lá Tràm là 52,1 dm3/cây. Nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và
bước đầu trồng khảo nghiệm giống vô tính Keo Lai ở Đông Nam Bộ do Lưu
Bá Thịnh, Phạm Văn Tuấn tiến hành (1999) cho thấy hom chồi của Keo Lai
cho tỷ lệ rễ cao nhất.
Đoàn Hoài Nam (2003) đã tiến hành điều tra sinh trưởng, dự đoán sản
lượng Keo Lai tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy rằng tăng trưởng bình quân về

lượng của Keo Lai lớn hơn 27 m3/ha/năm. Như vậy cây Keo Lai mọc nhanh có
thể đáp ứng yêu cầu về trồng rừng công nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã xây
dựng được mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của rừng trồng
Keo Lai vùng Đông Nam Bộ góp phần làm cơ sở cho viêc lập bẳng cấp đất,
sản lượng và tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng phục vụ kinh doanh rừng Keo Lai.
Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004) đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu xác
định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,P,K) và chế độ nước của một số giống
Keo Lai và Bạch Đàn ở giai đoạn vườn ươm và cây non", đã đưa ra kết quả
nghiên cứu cho thấy rừng trồng được bón phân tốt hơn nhiều so với không bón
phân, mặc dù cây Keo Lai là cây cố định đạm, ở rừng non cũng cần một lượng

7


phân nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng. Tác giả đưa ra kết luận rằng
rừng trồng Keo Lai được bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây
vào năm thứ hai cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng.
Theo Trần Duy Rương (2013), ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều nghiên
cứu về cây Keo Lai. Điển hình như một số nghiên cứu về điều kiện gây trồng
cây Keo Lai như Lê Đình Khả, Đỗ Đình Sâm, Phạm Thế Dũng, nghiên cứu về
cải thiện giống của Hồ Quang Vinh, Lê Đình Hải, Lưu Bá Thịnh,…, nghiên
cứu về đặc điểm sinh trưởng Keo Lai của Triệu Văn Hùng, Đoài Hoài Nam,
Nguyễn Huy Sơn,…nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ, biện pháp tỉa cành
đến sinh trưởng của Keo Lai của Nguyễn Huy Sơn, Phạm Thế Dũng, Đoàn
Hoài Nam,… nghiên cứu về khả năng cải tạo đất của Keo Lai như Lê Đình
Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải, nghiên cứu về khả năng hấp thụ
carbon của Võ Đại Hải, Vũ Tấn Phương,….
Theo Lê Đình Khả và ctv (1993, 1995, 1997, 2006), khi nghiên cứu về
các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của cây Keo Lai đã kết luận Keo Lai có tỷ
trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo Lai

có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm, điều tra
sinh trưởng rừng trồng khảo nghiệm 4,5 tuổi tại Ba Vì cho thấy Keo Lai sinh
trưởng nhanh hơn Keo Tai Tượng từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8
lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích (Trích dẫn của Trần Thị Duyên, 2008).
Những thử nghiệm dòng vô tính và lựa chọn nhân giống các giống lai tự
nhiên giữa Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm ở Ba Vì cho thấy một số dòng Keo
Lai vô tính F1 phát triển nhanh, tỷ trọng gỗ tương đối cao so với loài bố mẹ, sự
tăng trưởng của Keo Lai ở thế hệ F 2 là thấp hơn so với thế hệ F 1. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng không nên sử dụng hạt giống của cây F 1 để trồng rừng mới vì
chúng có chất lượng kém, đồng thời nên dùng phương pháp nhân giống bằng
giâm hom là thích hợp nhất cho việc duy trì ưu thế lai (Kha et al., 1997).
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thấy Keo Lai
có hình thái lá, vỏ cây, quả và hạt cũng như có tỷ trọng gỗ trung gian giữa Keo
tai tượng và Keo Lá Tràm, trong khi có sinh trưởng nhanh gấp 1,5-3,0 lần các
loài Keo bố mẹ nên có tiềm năng bột giấy cao hơn. Keo Lai cũng có lượng nốt
sần và có khả năng cải tạo đất cao hơn các loài keo bố mẹ. Do cây lai là đời F 1
nên dùng hạt để trồng rừng thì ở đời F 2 bị thoái hoá và phân ly nên phải nhân
giống sinh dưỡng bằng nuôi cây mô và giâm hom. Nhờ áp dụng kỹ thuật nhân
giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom mà các dòng Keo Lai đã được đưa vào
sản xuất trên quy mô lớn (Lê Đình Khả và ctv, 2006).

8


Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa và ctv (2013) khi khảo nghiệm hai
dòng Keo Lai mới là AH1 và AH7 (được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam công nhận) cho thấy đạt năng suất 25m3/ha/năm tại Cà Mau và Thanh
Hóa, còn dòng KL2 đạt năng suất 22,3m3/ha/năm ở tuổi 2 tại Cà Mau. Trong
các khu khảo nghiệm, không thấy xuất hiện bệnh phấn hồng do nấm Corticium
salmonicolor và bệnh héo lá do nấm Ceratocytis sp. gây ra, trong khi bệnh

đốm lá và bệnh khô cành ngọn đã gây hại các dòng Keo Lai TB1, TB11 và
TB12. Các dòng Keo Lai AH1, AH7 đã chứng tỏ rất có triển vọng cả về sinh
trưởng và chống chịu bệnh.
Nguyễn Đức Minh và ctv (2004) đã nghiên cứu xác định nhu cầu dinh
dưỡng khoáng (N,P,K) của một số dòng Keo Lai ở giai đoạn vườn ươm và cây
non, đưa ra kết luận rằng, Nitơ (N) là yếu tố quan trọng nhất đối với sinh
trưởng của cây Keo Lai. Tiếp đến vai trò của Photpho (P) trong quá trình xây
dựng tế bào, Kali (K) có ảnh hưởng ít hơn N và P. Khi có mặt cả ba yếu tố N,
P, K thì chúng tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào giúp cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt. Ở cả giai đoạn vườn ươm và cây non nếu được bón
phân sẽ tốt hơn nhiều so với không bón phân, mặc dù cây Keo Lai là cây có
khả năng cố định đạm. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, ở rừng non chỉ cần bón
phân lân là được, do lúc đó cây có nấm cộng sinh cố định đạm. Theo Phạm
Duy Long và Luyện Thị Minh Hiếu (2014) thì bón phân có ảnh hưởng đến
mức sinh trưởng của Keo Lai, và bón theo các công thức khác nhau sẽ có
những khác biệt khác nhau. Kết quả nghiên cứu bón phân trên Keo Lai 1 tuổi
và 4 tuổi tại Phú Thọ cho thấy, nếu bón lót phân lân NPK (10:5:5) thì tỷ lệ cây
sống sẽ thấp hơn so với không bón phân, nguyên nhân có thể là do bón với
lượng quá cao làm cho rễ cây bị sót và chết. Công thức bón 500g vi sinh sông
Gianh và công thức bón 100g NPK + 400g vi sinh sông Gianh có ảnh hưởng
tốt nhất đến sinh trưởng của cây Keo Lai so với công thức không bón phân.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp nhiều trong việc phát triển rừng Keo
Lai, đặc biệt là trong lĩnh vực giống lai, các nghiên cứu đã tạo ra nhiều giống
lai cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng. Tuy có
rất nhiều nghiên cứu về cây Keo Lai từ khâu tạo giống, kỹ thuật trồng, phân
tích hiệu quả kinh tế,…. nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào
đánh giá ảnh hưởng của cây Keo Lai đến chất lượng nước ở khu vực trồng
Keo Lai.

2.3 Ứng dụng của cây Keo Lai


9


Lê Đình Khả cùng các cộng sự sau khi đã chọn lọc, khảo nghiệm và đưa
các giống Keo lai có năng suất cao và gây trồng ở nhiều vùng sinh thái trong
cả nước cho thấy răng các giống Keo Lai có khả năng thích ứng với điều kiện
lập địa vùng đồi núi thấp ở nhiều nơi. Khi nghiên cứu về khả năng sử dụng sản
phẩm từ gỗ Keo Lai chủ yếu phục vụ sản xuất giấy, sản xuất ván dăm, ngoài ra
còn sử dụng làm gỗ chống lò, gỗ gia dụng. Lê Đình Khả (1995) cùng cộng sự
đã tiến hành nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của Keo Lai, tác giả đưa ra kết
luận là Keo Lai có hiệu quả bột giấy cao, độ chịu kéo, độ gấp và độ trắng giấy
của Keo Lai cũng cao hơn rõ rệt so với Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm.
Nguyễn Văn Thiết (2002) cũng đã thực hiện nghiên cứu về đặc điểm, tính chất
gỗ Keo Lai cho công nghiệp chế biến gỗ tại một số vùng sinh thái khác nhau
và đã đưa ra kết quả nghiên cứu: gỗ Keo Lai có thể đáp ứng tốt các chỉ tiêu
yêu cầu của gỗ nguyên liệu sản phẩm ván ghép thanh. (Trích dẫn của Nguyễn
Thị Hồng Thanh, 2015).
Nguyễn Trọng Nhân (2003), thực hiện nghiên cứu về sử dụng gỗ Keo
Lai làm nguyên liệu chế biến ván dăm và khẳng định rằng: các sản phẩm ván
dăm từ nguyên liệu gỗ Keo Lai ở các độ tuổi khác nhau đều đáp ứng được yêu
cầu loại ván 1A trong tiêu chuẩn ngành 04TCN2-1999. Ngoài các sản phẩm từ
gỗ thì rừng trồng Keo lai cũng mang lại nhiều hiệu quả khác như kinh tế và
môi trường, cải tạo đất và tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu nốt sần và
khả năng cải tạo đất của Keo Lai và hai loài cây bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô
Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy lá Keo Lá Tràm và Keo Tai
Tượng là những loài cây có nốt sần chứa vi khuẩn cố định Nitơ tự do. Trong
điều kiện tự nhiên ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi số lượng và khối lượng
nốt sần trên rễ cây Keo Lai nhiều gấp 3-10 lần hai loài Keo bố mẹ. Đặc biệt
dưới tán rừng Keo Lai 5 tuổi, số lượng vi sinh vật và số lượng tế bào vi khuẩn

cố định N tự do trong 1gram đất cao hơn rõ rệt so với đất dưới tán rừng Keo
Tai Tượng và Keo Lá Tràm. Vì thế đất dưới tán rừng Keo Lai được cải thiện
hơn đất dưới tán rừng hai loài keo bố mẹ về hóa tính, lý tính lẫn số lượng vi
sinh vật đất. (Trích dẫn của Nguyễn Thị Hồng Thanh, 2015).
Keo Lai là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy.
Tỷ trọng gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy
95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập
cao hơn hoặc trung gian của 2 loài keo bố mẹ. Ngoài ra Keo Lai còn dùng làm
gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng và xuất khẩu.
Keo Lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, sau khi
trồng 1-2 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng,
che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất. Cây con
10


3 tháng tuổi có 40-80 nốt sần cộng sinh, chứa hàng triệu vi khẩu cố định đạm
nhiều gấp 3-12 lần so với keo tai tượng và keo lá tràm. Trong 1 gam đất dưới
rừng keo lai 5 tuổi có lượng vi sinh vật gấp 5-17 lần các loài keo bố mẹ và gấp
96 lần ở nơi đất trống.
Với mục đích trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, ván dăm áp dụng
khai thác chính là chặt trắng và tiếp tục trồng lại rừng mới bằng cây hom, mô.
Năng suất rừng đạt 20-25m3/ha/năm hoặc hơn, tương đương với sản lượng
khai thác được 150-200m3 gỗ cho 1ha rừng với chu kỳ 7-8 năm.
Với mục đích trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ kết hợp gỗ xẻ, đến tuổi 4-5
tỉa những cây sâu bệnh, sinh trưởng kém, hình thân xấu với cường độ 40% số
cây, giữ lại 700-800 cây/ha nuôi dưỡng, đến tuổi 10-12 khai thác trắng.
2.4 Giới thiệu về cây Tràm (Melaleuca cajuputi)
Cây Tràm (Melaleuca Cajuputi) là loài cây ưa sáng, sống được trên cạn
và ngập nước khoảng 0,5 -1 m, phân bố nhiều nhất ở châu Úc, còn ở Việt
Nam, cây Tràm mọc thành rừng trên đất phèn Nam Bộ, nhiều nhất ở Cà Mau,

Kiên Giang,… ngoài ra còn mọc rãi rác ở Quảng Bình, Quảng Trị,…
(CISDOMA, 2002).
Tràm là loài cây ưa sáng, tán tương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong 10
năm đầu và kết trái vào khoảng 5 – 7 tuổi. Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm
Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm là loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm
nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có tinh dầu thơm, phiến
thon, không lông, có từ 3 – 7 gân phụ. Hoa hình gié ở đầu cành, màu trắng, dài
từ 3– 7 cm trên chót gié có chùm lá nhỏ; lá hoa hình giáo dài 5 – 20mm. Hoa
không cuống, tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ, có lông
mềm, có 5 thùy, dài 0.6mm. Năm cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2 – 2.5mm,
tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm, quả nang gần tròn, dường kính khoảng
4 mm, khai thành 3 lỗ trên 3 buồng, có nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1mm, tử
diệp dày. Trổ hoa vào tháng 5, kết trái vào tháng 11.Trên quan điểm hệ sinh
thái, Thái Văn Trừng (1999) đã đề nghị gọi tên hệ sinh thái rừng tràm là “Hệ
sinh thái rừng úng phèn” tuy cây Tràm là loài cây phổ biến của hệ sinh thái
này và đã mọc thành những quần hợp thuần loại, bởi rừng Tràm không phải là
rừng “đỉnh cực” trong hệ sinh thái và cũng không phải là rừng nguyên sinh
(Phùng Trung Ngân, 1986 trong Thái Văn Trừng, 1999). Whitmore T.C.
(1975) trong Thái Văn Trừng (1999) cũng cho rừng Tràm là một quần hợp thứ
sinh, do tác nhân lửa rừng đã tiêu diệt những cây con hỗn hợp nhiều loài. Theo
Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây tràm sinh trưởng mạnh thành

11


quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất
phèn có độ pH trên dưới 4.
Về sinh trưởng của tràm, rừng tràm trên đất than bùn cao đến 10-15 m,
đường kính đạt 30-40 cm và mang nhiều dây keo quấn quanh thân. Vì sinh
trường trên lớp than bùn dày nên cây tràm tăng trưởng kém cùng với xuất hiện

của các loại thảo mộc khác như: Dây choại (Stenochloena palustris), Dớn
(Polybotrya appenddiculata), Mốp (Alstonia spathulata),… Đồng thời, trên
loại đất này cũng hàm chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của rừng
Tràm như dễ bị đổ ngã dưới tác dụng ngoại lực (gió…), các loài Dương xỉ,
Dớn, Choại phát triển nhanh trên đất than bùn, bao phủ mặt đất làm cây tràm
con khó phát triển (Võ Thị Gương, 2009)
Về mặt thủy chế, theo Phùng Trung Ngân (1986) trong Thái Văn Trừng
(1999) thì trong hệ sinh thái rừng úng phèn, tràm là loài cây thích nghi nhất, từ
lúc hạt nẩy mầm thành cây mạ đã có thể sinh trưởng trong nước ngập phèn,
nhưng không có năng suất cao.
Do khả năng chịu được điều kiện ngập úng và đất phèn nên trong tự
nhiên các rừng tràm thường được gặp ở nơi ẩm – ngập nước theo triều hay
theo mùa. Đất ở nơi này thường là đất phèn có độ chua cao (pH= 3.5 - 4.5) và
độ mặn dưới 1 phần ngàn trong mùa khô. (Trường Đại học Cần Thơ và Đại
học Luân Đôn, Chương trình nghiên cứu Darwin Nghiên cứu rừng Tràm trên
đất ngập nước, 1998)
Rừng tràm có tác dụng ổn định đất đai, hạn chế dòng chảy, lắng đọng phù
sa, ngăn đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động, cây tràm sống được ở
nước lợ, nước ngọt, thuận lợi cho nhiều loài động vật cư trú như các loài cá
(cá lóc, rô, trê,…), các loài thú (nai, heo rừng,…), trên tán rừng có các loài
chim như Cò, Diệc,…ngoài ra, đất than bùn dưới tán rừng còn dùng làm phân
bón hữu cơ, chế axit humic làm tăng năng suất cây trồng. (Ngô Quang Đê và
Nguyễn Hữu Vĩnh, 1997).
2.5 Đất than bùn phèn tiềm tàng
Theo Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Ngọc
Bình (2006) đất than bùn phèn tiềm tàng có diện tích 24.027 ha, phân bố tập
trung ở vùng rừng tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) và vùng rừng tràm U Minh
Thượng (tỉnh Kiên Giang). Rừng tràm trên đất than bùn phèn tiềm tàng chủ
yếu là rừng tràm tự nhiên. Cho nên, vùng rừng tràm U Minh trên đất than bùn
phèn tiềm tàng, hiện nay là các khu rừng đặc dụng, khu bảo vệ thiên nhiên

hoặc vườn quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt.

12


Đất than bùn phèn tiềm tàng cũng bị ngập nước trong mùa mưa, với mức
ngập sâu tới 40 – 50 cm, thời gian ngập từ 5 – 6 tháng/năm.
Đặc biệt màu nước ngập trên đất than bùn phèn tiềm tàng dưới rừng tràm
thường có màu đỏ đục, ít chua ( pH = 5,0 – 5,5) rất tốt cho lúa và nuôi cá nước
ngọt, nó có tác dụng rửa phèn rất nhanh.
Hình thái phẫu diện
- 0 – 1 cm (Ho): lớp thảm mục thô, chưa phân giải, bao gồm thân, lá,
cành, rễ cây tràm khô.
- 1 – 30 cm (H1): tầng hữu cơ bán phân giải, nhiều rễ cây tràm phân bố,
hàm lượng mùn 63 – 90 % có màu nâu đen.
- 30 – 72 cm (H2): lớp than bùn thô, hàm lượng mùn 65 – 85 % than bùn
có màu đen.
- 72 – 100 cm (H3): lớp than bùn mịn, hàm lượng mùn 35 – 55 % lẫn sét,
đất có màu đen hoặc đen đậm.
- 100 – 150 cm (Cp): tầng sinh phèn, sét pha thịt, có màu xám đen, rất ẩm
ướt, vẫn còn lẫn than bùn, đất bị glây mạnh. Mùa khô độ sâu của mực nước
ngầm xuất hiện 130 cm cách mặt đất.
Đặc điểm hóa tính
- Độ dày của tầng than bùn thường từ 40 – 100 cm có nơi tới trên 100
cm.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong tầng than bùn biến động từ 30 – 90 %.
- Tỷ lệ C/N của than bùn rất cao tới 40 – 60, biểu hiện than bùn là chất
hữu cơ phân giải rất kém và nghèo đạm, nhưng đất vẫn thuộc loại giàu N %,
0,4 – 0,8 %.
- Than bùn có phản ứng chua: pH từ 4,0 – 4,8.

- Sự chênh lệch pH giữa than bùn tươi và than bùn khô không lớn (than
bùn tươi pH = 4,5. Khô pH = 4,0).
- Tầng sinh phèn (Cp) nằm dưới tầng than bùn, có độ chênh lệch pH giữa
đất tươi và đất khô tương đối nhiều.
- Hàm lượng SO3% tổng số ≥0,70 %, ở tầng Cp hàm lượng SO3% ≥1,4.
- Hàm lượng SO4 = % hoà tan tương đối cao 0,11 – 0,25 %, do trong lá
cây tràm có nhiều lưu huỳnh S.
- Hàm lượng cation trao đổi khá cao 16 – 23 lđl/100g đất.

13


- Độ bão hoà bazơ đạt mức trung bình (45 – 58 %).
- Đặc biệt ở đất than bùn phèn tiềm tàng không xuất hiện tầng Bj có màu
vàng rơm của khoáng jarosite trong phẫu diện đất.
2.6 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên Trái đất và cũng là thành phần cấu tạo nên sinh quyển. Với vai trò
đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem như huyết mạch, là nhu cầu cơ
bản của sự sống trên Trái đất. Trong cơ thể sống, nước chiếm tỉ lệ lớn, khoảng
70% khối lượng cơ thể. Nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng vô
cùng quý, người ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày nhưng không thể nhịn
uống được một ngày. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên
Trái Đất đều phụ thuộc vào nước (Lê Văn Khoa, 2000).
Nước mặt bao gồm nước mưa, nước ao hồ, kênh rạch, đồng ruộng và
nước các sông suối. Nước mặt là nguồn tài nguyên quan trọng, nước mặt được
sử dụng trong hầu hết các hoạt động công – nông – ngư nghiệp, trong sinh
hoạt… Đặc điểm của nguồn nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí
hậu và các tác động khác do hoạt động của con người, nước mặt dễ bị ô nhiễm
và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi, khả năng hồi phục trữ

lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa (Lê Văn Thăng, 2007).
Đánh giá chất lượng cũng như mức độ ô nhiễm nước cần dựa vào một số
thông số cơ bản so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và
sinh học đối với từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các
thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước là: độ pH, Fe và Al hòa tan, DO,
H2S, EC, N-NH4+ v.v.. và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD.
Bảng 2.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Thông số

TT
1
2
3
4
5
6

pH
Ôxy hoà tan (DO)
COD
BOD 5 (20 o C)
Amoni (NH + 4 ) (tính
theo N)
Sắt (Fe)

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l


Giá trị giới hạn
A
B
A1
A2
B1
6-8,5
6-8,5
5,5-9
≥6
≥5
≥4
10
15
30
4
6
15

B2
5,5-9
≥2
50
25

mg/l

0,1

0,2


0,5

1

mg/l

0,5

1

1,5

2

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 08: 2008)

2.6.1 Độ pH
14


×