Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài soạn chủ đề nước hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.29 KB, 17 trang )

Chủ đề nước - Hóa học 8

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

BÀI 36. NƯỚC (2 tiết: tiết 53, 54)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Kiến thức: Nêu được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước.
- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở
nhiệt độ thường như kim loại (Na, K, Ca...) , với oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit (P2O5,
SO2,...).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn
nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được
nhận xét về thành phần của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca,...) oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ, cụ thể.
Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Máy chiếu
- Dụng cụ điện phân nước.
- Hình vẽ tổng hợp nước.
Hóa chất : Na, P, CaO, H2O, quỳ tím


Dụng cụ: Phễu, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
HS: SGK, bài soạn trước ở nhà.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 1: Thành phần hóa học của nước.
Tiết 2: Tính chất, vai trò của nước.
1


Chủ đề nước - Hóa học 8

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (Khởi động).
Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1: Nêu tính chất của oxi và hiđro?
Câu 2: Cho học sinh quan sát 1 số hình ảnh: Các hình ảnh sau có đặc điểm gì chung?

Câu 3. Nêu thành phần hóa học của nước?
Gv củng cố lại khái niệm phản ứng hóa học. Dẫn dắt vào bài
2


Chủ đề nước - Hóa học 8

-> Năng lực tái hiện kiến thức, năng lực quan sát, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ
hóa học, tư duy sáng tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học của nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


Năng lực
cần đạt

Như các em đã biết nước đóng vai trò
hết sức quan trọng trong cuộc sống
của con người cũng như sinh vật trên
trái đất. Nước được tạo nên từ hai
nguyên tố H và O. Vậy thành phần - Nhận thông tin
của mỗi nguyên tố đó trong hợp chất
ra sao, cách phân hủy và tổng hợp
nước như thế nào, ta cùng tìm hiểu ở
bài hôm nay.
1. Nội dung 1: Sự phân hủy nước
GV: Lắp thiết bị điện phân nước (có HS quan sát thí nghiệm.

Năng lực

pha thêm 1 ít dd H2SO4 để làm tăng
độ dẫn điện của nước)

giải quyết
vấn đề

GV: yêu cầu HS quan sát hiện tượng
và nhận xét (có thể gọi 1-2 HS lên bàn
để quan sát thí nghiệm)
GV: Em có nhận xét gì về mực nước HS: Trước khi dòng điện một chiều
ở hai cột A(-), B(+) trước khi cho chạy qua mực nước ở hai cột A, B
dòng điện một chiều đi qua?

bằng nhau.
 GV bật công tắc điện:
GV: Sau khi cho dòng điện một chiều HS nêu nhận xét: Khi cho dòng
điện 1 chiều chạy qua nước, trên bề NL
qua  hiện tượng gì?

hợp

GV em hãy nêu các hiện tượng thí mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều tác.
bọt khí, …
nghiệm.
GV: ở điện cực âm có khí H2 sinh ra
HS: Sau khi cho dòng điện một
và ở cực dương có khí O 2 sinh ra. Em
chiều qua, trên bề mặt điện cực
hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh
xuất hiện bọt khí. Cực () cột A bọt
3


Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

ra ở 2 điện cực?

khí nhiều hơn.


GV bổ sung và rút ra kết luận

HS: Vkhí B = V khí A.

Năng lực
cần đạt

1
2

GV: Yêu cầu HS quan sát để trả lời HS: - Khí ở cột B(+) làm que đóm
bùng cháy là khí O2; ở cột A (-) khí
các câu hỏi:
GV: Yêu cầu 2 HS lên quan sát thí cháy được với ngọn lửa màu xanh
nghiệm:  Sau khi điện phân H O  là khí H 2
2

thu được hai khí  khí ở hai ống có
tỉ lệ như thế nào?

VH2 = 2VO2

GV: Dùng que đóm còn tàn than hồng PTHH:
và que đóm đang cháy để thử hai khí
điện phân
2H2O ——— 2H 2 + O2
trên  yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu viết phương trình hoá
học.
GV: Cuối cùng GV nhận xét và kết

luận.
Kết luận:
I. Thành phần hóa học của nước
1. Sự phân hủy nước
a. Thí nghiệm.
SGK/ 121
b. Nhận xét:
Khi phân hủy nước ta thu được khí H2 và khí O2; thể tích khí H2 bằng 2 lần thể tích khí
O2
điện phân

- Quá trình phân hủy nước được biểu diễn bằng PTHH sau: 2H2O ——— 2H2 + O2
2. Nội dung 2: Sự tổng hợp nước.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục I.2a, - Cá nhân đọc SGK, quan sát hình Năng lực
quan sát hình 5.11/122 → thảo luận vẽ.

giải quyết

nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Thảo luận nhóm.
vấn đề
+ Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích
khí hiđro và khí oxi như thế nào?

của khí hiđro và khí oxi là 1:1.

?Khi đốt cháy hỗn hợp H 2 và O 2 bằng - Hỗn hợp H 2 và O2 nổ. Mực nước
4



Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
tia lửa điện, có những hiện tượng gì.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

trong ống dâng lên.

?Mực nước trong ống dâng lên có đầy
ống không → vậy các khí H 2 và O2 có - Mực nước dâng lên, dừng lại ở
phản ứng hết không.

vạch số 1 → còn dư chất khí.

?Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn - Tàn đóm bùng cháy → vậy khí
lại, có hiện tượng gì → vậy khí còn còn dư là oxi.
t

dư là khí nào.

o

2H2 + O2  2H2O

NL hợp
tác.


?Viết PTHH:
V H2: VO2 = 2: 1
?Khi đốt: H 2 và O 2 đã hoá hợp với
nhau theo tỉ lệ như thế nào.
Giải:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính: Theo PTHH:
+ Tỉ lệ hoá hợp về khối lượng giữa H 2 Cứ 1 mol O2 cần 2 mol H2.
và O2.
 mH2 = 2 . 2 = 4 (g)
+ Thành phần % về khối lượng của
mO2 = 1 . 32 = 32 (g)
oxi và hiđro trong nước.
Hướng dẫn:
?Giả sử có 1 mol O2 phản ứng → làm Tỉ lệ:

mH2

=

mO2

cách nào tính được số mol H2.

4 1
=
32 8

?Muốn tính khối lượng H2 → như thế  %H = 1 .100%  11.1%
1 8

nào.
?Nước là hợp chất tạo bởi những  %O = 100% - 11,1% = 88,9%
- 2 nguyên tố: H và O.
nguyên tố nào.
?Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ - Tỉ lệ hoá hợp:
VH2 2 mH2
thể tích và khối lượng như thế nào.
1
= ;
=
1 m
8
→Vậy bằng thực nghiệm em hãy cho V
biết nước có công thức hóa học như
thế nào?
- Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.

O2

O2

nH: nO = 2: 1
- CTHH: H2O.

2. Sự tổng hợp nước.
to

PTHH: 2H2 + O2  2H2O
 Kết luận:


5


Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H và O.
- Tỉ lệ hoá hợp giữa H2 và O 2:
+ Về thể tích: VH2: VO2 = 2: 1
+ Về khối lượng: mH2: mO2 = 1: 8
- CTHH của nước: H2O.
- Thành phần khối lượng: %mH = 11,1%; %mO = 88,9%
PHIẾU HỌC TẬP
* Bài 1:Tính thể tích khí hiđro và oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 7,2 gam
nước.
* Bài 2: Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1,12l H 2 và 1,68l khí O2 (ở đktc). Tính khối lượng nước
tạo thành sau khi phản ứng cháy kết thúc.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tính chất và vai trò của nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực

cần đạt

Nội dung 1: Tính chất vật lý của nước
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và dựa

HS: Quan sát, trả lời.

vào hiểu biết của mình trình bày tính + Chất lỏng, không màu – mùi – vị.
chất vật lý của nước. Yêu cầu HS + Sôi: 1000C (p = 1atm).
quan sát 1 cốc nước  nhận xét:

+ Nhiệt độ rắn 00C.

+ Thể, màu, mùi, vị.

+ D = 1 g/ml.

+ Nhiệt độ sôi.

+ Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng,
khí…

+ Nhiệt độ hoá rắn.
+ Khối lượng riêng.
+ Hoà tan.
1. Tính chất vật lý của nước
6

Năng lực
quan sát



Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị, sôi ở 1000C (p = 1atm), nhiệt độ
hóa rắn 00C, khối lượng riêng: D = 1 g/ml. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí…
Nội dung 2: Tính chất hóa học của nước
Thí nghiệm 1: Tác dụng với kim loại.
- GV nhúng mẩu giấy quỳ tím vào - HS: Làm thí nghiệm và nhận thấy: Năng lực
nước, yêu cầu học sinh quan sát, nêu Quỳ tím không chuyển màu.

quan sát,

hiện tượng.

nhận xét

- Yêu cầu HS đọc phần hướng dẫn thí HS đọc hướng dẫn và tiến hành thí
nghiệm trên máy chiếu yêu cầu các nghiệm
nhóm tiến hành thứ tự các thí nghiệm: - Hiện tượng: Mẩu Na nóng chảy, co
Cho mẩu Na vào cốc nước, quan sát tròn chạy đều trên mặt nước, phản
ứng toả nhiều nhiệt.


hiện tượng.

- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung - HS: Quỳ tím chuyển thành màu
dịch sau phản ứng, nêu hiện tượng, xanh.

NL tư duy

- Có khí thoát ra: không màu, cháy
GV: Đốt khí thoát ra, có màu gì  được. Khí thoát ra là H2.
- HS đại diện nhóm nhận xét thí
kết luận.
nghiệm và cử đại diện viết PTHH
- Hướng dẫn học sinh viết PTHH
nhận xét viết PTHH xảy ra?

- Gợi ý HS nước còn tác dụng với một

2Na + 2H2O 2NaOH + H2

số kim loại K, Ca, Ba…yêu cầu HS - Kết luận: Nước có thể tác dụng với
viết PTHH.

một số kim loại như Na, K, Ca, Ba...

GV: Hợp chất tạo thành trong nước ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và
làm giấy quì  xanh là bazơ

khí hiđro.

- Gọi một học sinh đọc kết luận.

Thí nghiệm 2: Tác dụng với một số oxit bazơ.
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm Năng lực
theo nhóm cho cục vôi vào cốc thuỷ ghi lại kết quả báo cáo:

quan sát,

tinh, rót một ít nước vào, yêu cầu học - Có hơi nước bốc lên, CaO chuyển nhận xét
sinh quan sát, nêu hiện tượng, nhận thành chất nhão, phản ứng toả nhiều
xét viết PTHH xảy ra?
nhiệt.
- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào, nêu - Quỳ tím hoá xanh
hiện tượng?

- HS đại diện nhóm nhận xét thí
7


Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Hướng dẫn học sinh viết PT

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

nghiệm và cử đại diện viết PTHH

- Gợi ý HS nước còn tác dụng với một CaO + H2O  Ca(OH)2

số oxit bazơ khác như Na2O, K2O, - Kết luận : Nước tác dụng với một số NL tư duy
BaO… và gọi học sinh viết PTHH.

oxit bazơ tạo thành bazơ

- Gọi một học sinh đọc kết luận.
Thí nghiệm 3: Tác dụng với một số oxit axit.
GV: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm Năng lực
quan sát,
đốt P trong bình oxi  rót một ít ghi lại kết quả báo cáo.
nước vào bình đựng P2O5  lắc đều

nhận xét

 Nhúng quì tím vào dung dịch thu
được  Yêu cầu HS nhận xét .
GV: Dung dịch làm quì tím hoá đỏ là - Quỳ tím hoá đỏ
axit  hướng dẫn HS viết công thức P2O 5 + 3H2O  2H3PO4
hoá học và viết phương trình phản
- Kết luận: nước tác dụng với nhiều
ứng.
oxit axit tạo ra axit
NL tư duy
GV: Thông báo: Nước hoá hợp với
nhiều oxit axit khác: SO2, SO3, N2O5
… tạo thành axit tương ứng.
GV: Yêu cầu HS đọc kết luận SGK.
Kết luận:
2. Tính chất hoá học của nước
a/ Tác dụng với một số kim loại (hoạt động hóa học mạnh) tạo thành bazơ (kiềm) và khí

hiđro
PTHH: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2.
b/ Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ.
PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2 (bazơ).
 Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh.
c/ Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit.
PTHH: P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit).
 Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.
Nội dung 3: Vai trò của nước

8


Chủ đề nước - Hóa học 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV: Yêu cầu HS các nhóm đọc SGK HS: Đọc SGK – liên hệ thực tế  Năng lực
tự học
trả lời câu hỏi sau:
trả lời 2 câu hỏi.
Nước có vai trò gì trong đời sống của - Nước cần cho sự sống của các sinh
con người?
vật, cho sản xuất công nghiệp, nông
Chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,

Năng lực
nước không bị ô nhiễm?
đời sống con người.
GV: Yêu cầu Đại diện các nhóm trình HS: Nêu biện pháp bảo vệ nguồn hoạt động
bày – sửa chữa – bổ sung.
nhóm
nước:
- Không vứt rác thải xuống ao, hồ,
sông, suối…
- Xử lí nước thải sinh hoạt, các khu
công nghiệp trước khi chảy vào ao,
hồ, sông, suối…
- Tuyên truyền cho mọi người cùng
có ý thức bảo vệ nguồn nước.
III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT.
CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
- Nước cần cho sự sống của các sinh vật, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải, đời sống con người.
*Biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- Không vứt rác thải xuống ao, hồ, sông, suối…
- Xử lí nước thải sinh hoạt, các khu công nghiệp trước khi chảy vào ao, hồ, sông, suối…
- Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước.
C. LUYỆN TẬP
- Học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi hoặc trao đổi nhóm.
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học, cụ thể:
Củng cố thành phần hóa học của nước, tính chất hóa học của nước, vai trò của nước, bảo vệ
nguồn nước tránh ô nhiễm bằng sơ đồ tư duy (GV cho HS tự vẽ sơ đồ tư duy theo ý hiểu
của bản thân) và làm bài tập vận dụng:

9



Chủ đề nước - Hóa học 8

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải
quyết vấn đề thông qua môn học.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Bài 1: Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: oxit axit, oxit
bazơ, nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại
Nước là hợp chất tạo bởi hai ........... là .............. và ........... Nước tác dụng với một số
............. ở nhiệt độ thường và một số ................... tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều
................. tạo ra axit.
Hướng dẫn giải: Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là oxi và hiđro. Nước tác dụng với
một số kim loại ở nhiệt độ thường và một số oxit bazơ tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều oxit
axit tạo ra axit.
Bài 2: Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định
lượng của nước? Viết các phương trình hoá học xảy ra?
Hướng dẫn giải: Từ sự phân hủy và tổng hợp nước, ta thấy: Nước là hợp chất tạo bởi hai
nguyên tố là hiđro và oxi.
Chúng đã kết hợp với nhau: a) Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi.
b) Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi. Như vậy bằng thực nghiệm người ta
tìm ra công thức hoá học của nước là H2O
điện phân

2H2O  2H2 + O2
to

2H2 + O2  2H2O
10



Chủ đề nước - Hóa học 8

Bài 3: Tính thể tích khí hiđro và oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam
nước?
Hướng dẫn giải nH 2O =

1,8
= 0,1 mol
18

Phương trình phản ứng:

x=

2H2

to

+

O2 

2H2O

2 mol

1 mol

2 mol


y mol

x mol  0,1 mol

0,1
= 0,05 mol  VO2 = 0,0522,4 = 1,12 lít
2

y = = 0,1 mol  VH2 = 0,1  22,4 = 2,24 lít.
Bài 4: Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lít
khí hiđro (ở đktc) với oxi?
Hướng dẫn giải:
112
nH2 =
= 5 mol H2
22,4
Phương trình phản ứng tống hợp nước:
2H2

+

to

O2 

2mol
5 mol

2H2O

2 mol
5mol

 mH2O = 5  18g = 90g
Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml, thể tích nước lỏng thu được là 90ml
Bài 5: Viết phương trình các phản ứng hoá học tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết
được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
Hướng dẫn giải:
Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:
2Na + 2H2O -----> 2NaOH + H2
Na2O + H2O ----> 2NaOH
CaO + H2O -------> Ca(OH)2
SO3 + H2O --------> H2SO4
P2O5 + 3H2O ------> 2H3PO4
- quỳ tím hoá đỏ - tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên (H2 hoặc khí CO2)
Nhận biết dung dịch bazơ: - quỳ tím hoá xanh - phenolphtalein không màu chuyển thành
màu hồng.

11


Chủ đề nước - Hóa học 8

Bài 6: Hãy kể ra những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản
xuất mà em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?
Gợi ý: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia
vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết
cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận
tải…. Biện pháp chống ô nhiễm: học sinh tự nêu (có thể nêu là tiết kiệm nước….).


IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
A. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành.
Vận dụng thấp

Loại câu hỏi/ bài

Nhận biết

Thông hiểu

tập

(mức độ cần đạt)

(mức độ cần đạt)

Câu hỏi/ bài tập HS nêu được trạng Viết
định tính
(TN, TL)

được

các Biết

sử

(mức độ cần đạt)

dụng Giải thích hiện tượng


thái tự nhiên, tính PTHH minh hoạ giấy quỳ trong trong thí nghiệm cụ thể.
chất vật lý và hoá cho tính chất hoá các bài tập nhận Trình bày phương án
học của nước.

học của nước.

biết.

Câu hỏi/ bài tập Tính được các đại Tính được các đại Áp
định lượng
(TN, TL)

Vận dụng cao

(mức độ cần
đạt)

lượng trong bài tập lượng
tính theo PTHH
tập.

trong

tách chất ra khỏi hỗn
hợp.
dụng

các Tính toán hóa học có


bài công thức tổng hiệu suất. Xác định
hợp tính các đại thành phần chất trong
lượng
PTHH.

theo hỗn hợp.

Câu hỏi/ bài tập Mô tả thí nghiệm, Giải thích được các Tiến hành được Giải

thích

các

hiện

gắn với thực hành nhận biết được các hiện tượng trong các thí nghiệm tượng thực tế liên quan
thí nghiệm, gắn hiện tượng trong thí nghiệm.
nhận biết các đến tính chất, ứng dụng,
với thực tiễn cuộc thí nghiệm.
sống.

chất.

vai trò của nước. Liên
hệ bản thân sử dụng tiết
kiệm, bảo vệ nguồn
nước không bị ô nhiễm.
Làm thí nghiệm tách
chất.


B. Xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập gắn với chủ đề hoá trị
Mức độ nhận biết:
1. Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
12


Chủ đề nước - Hóa học 8

Oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại.
Nước là hợp chất tạo bởi hai…………là ………….và ……………..Nước tác dụng với
một số …………….ở nhiệt độ thường và một số ……………tạo ra bazơ; tác dụng với
nhiều …………..tạo ra axit.
2. Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định
lượng của nước? Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra?
3. Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g
nước.
A. 1,12l

B. 22,4l

C. 11,2l

D. 2,48l

4. Viết các phương trình phản ứng hóa học tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết
được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
5. Hãy kể những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất mà
em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?
Mức độ thông hiểu:
Bài 1. Các chất nào sau đây điều chế hiđro

A. H2O; HCl ; H2SO 4
B. HNO3; H 3PO4; NaHCO3
C. CaCO3; Ca(HCO3)2; KClO 3
D. NH4Cl; KMnO4; KNO3
Hãy chọn đáp án đúng.
Bài 2. Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Hãy viết phương trình phản ứng
đó: H2; Al2O3; FeO; SO2; P2O 5; K; H2O
Bài 3. Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
a. Nung nóng canxi cacbonat.
b. Cho một cây đinh sắt vào lọ chứa dung dịch đồng sunfat, sau một thời gian có vết màu đỏ
bám vào cây đinh.
c. Dẫn khí hiđro đi qua chì (II) oxit nung nóng.
d. Đốt cháy một mẩu than
Các thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng oxi hóa – khử
13


Chủ đề nước - Hóa học 8

B. Phản ứng hóa hợp
C. Phản ứng phân hủy
D. Phản ứng thế
E. Tất cả các phản ứng trên
Mức độ vận dụng thấp:
Bài 1. Các phương trình phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử:
và cân bằng phản ứng oxi hóa khử, cho biết chất oxi hóa, chất khử
a. CO + O 2 → CO2
b. Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe
c. Mg + CO2 → MgO + CO

d. CO + H2O → CO 2 +H2
e. CaO + H2O → Ca(OH)2
Bài 2. Các trường hợp nào sau đây chứa lượng hiđro nhiều nhất.
A. 6.1023 phân tử H 2

B. 5,6 lít CH4 (đktc)

C. 6.1023 phân tử H2

D. 1,5 g NH4Cl

Chọn phương án đúng nhất.
Bài 3. Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hiđro để khử đồng (II) oxit.
a. Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là:
A. 15 g

B. 45 g

C. 60 g

D. kết quả khác.

b. Thể tích hiđro (đktc) đã dùng là:
A.8,4 lít

B. 12,6 lít

C. 4,2 lít

D. kết quả khác


Chọn phương án đúng nhất.

Bài 4.
a. Cho 6 gam magie tác dụng với dung dịch H2SO4. Hãy cho biết thể tích khí hiđro sinh ra ở
đktc?
b. Nếu dùng thể tích H2 ở trên để khử 32 g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt?
Bài 5. Khi nung nóng KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân hủy tạo thành kali clorua và
khí oxi
14


Chủ đề nước - Hóa học 8

a. Hãy viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6 gam
cacbon.
Bài 6. Người ta nung 10 tấn canxicacbonat (đá vôi) CaCO3 tạo thành vôi sống CaO và khí
cacbonic.
a. Tính lượng vôi sống thu được.
b. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra (đktc).
Mức độ vận dụng cao:
Bài 1. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau:
a. H2, NH3, O 2 và khí CO2
b. SO 2, CO và khí N2
Bài 2. Làm thế nào để tách được khí CO 2 và O2 thành từng chất khí riêng biệt.
Bài 3. Cho 13g kẽm tác dụng với 0,3 mol axit HCl thì thu được:
a. Khối lượng ZnCl2 là:
A. 20,4g


B. 47g

C. 40 g

D. 18,5g

b. Thể tích hiđro (đktc) thu được là:
A. 3 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 5,6 lít

Bài 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl.
a. Hãy tính khối lượng hỗn hợp muối khan thu được sau phản ứng. Biết nhôm chiếm 36%
trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích hiđro (đktc) thu được ở trên?
Bài 5. Cho 35,4 g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Zn tác dụng với dung dịch axit HCl thì thu
được 13,44 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại.
Bài 6. Để khử hoàn toàn 68 g hỗn hợp oxit kim loại gồm CuO và Fe2O3 thì phải dùng 25,76
lít H2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.
Bài 7. Người ta điện phân m gam nước thu được 28 lít khí oxi (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng m nước đã bị phân huỷ.

15



Chủ đề nước - Hóa học 8

c. Lấy toàn bộ lượng thể tích khí oxi nói trên đem đốt cháy hoàn toàn với 12,8 gam lưu
huỳnh.
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính thể tích khí oxi còn dư lại sau phản ứng (đktc).
Bài 8. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric
loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng
kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
A. Mg và H2SO 4

B. Mg và HCl

C. Zn và H 2SO4

D. Zn và HCl

Bài 9.
a. Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi, nitơ và hiđro
b. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng khí oxi và khí cacbonic ra khỏi hỗn hợp.
Viết các phương trình phản ứng. Theo em để thu được khí CO2 có thể cho CaCO 3 tác dụng
với dung dịch axit HCl được không? Nếu không thì tại sao?
Bài 10. Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch
H 2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H 2SO4 loãng
như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở cùng
điều kiện tiêu chuẩn) hơn?
Bài 11
a. Tìm công thức của oxit sắt trong đó có Fe chiếm 70% khối lượng.
b. Khử hoà toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexO y cùng số mol như nhau hiđro được 1,76
gam kim loại. Hòa tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít khí

H 2 (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.
Bài 12. Dùng khí H2 để khử hết 50 gam hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit chiếm
80% khối lượng. Thể tích khí H2 cần dùng là:
A. 29,4 lít

B. 9,8 lít

C. 19,6 lít

D. 39,2 lít

Hãy chọn phương án đúng.
Bài 13. Một trong những thuốc thử sau có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và
dung dịch natri cacbonat.
A. dung dịch bari clorua
B. dung dịch axit clo hiđric.
16


Chủ đề nước - Hóa học 8

C. dung dịch chì nitrat
D. dung dịch bạc nitrat.
Bài 14. Đốt cháy hoàn toàn 126 gam sắt trong bình chứa oxi.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng trên (đktc)
c. Tính khối lượng kali clorat cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí oxi
bằng với thể tích khí oxi đã sử dụng ở phản ứng trên (đktc).
Bài 15. Người ta điều chế kẽm oxit ZnO bằng cách đốt bột kẽm trong oxi.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Phản ứng điều chế ZnO thuộcloại phản ứng nào?

b. Tính khối lượng oxi cần thiết để điều chế được 40,5 gam kẽm oxit?
c. Muốn có lượng oxi nói trên, phải phân huỷ bao nhiêu gam kaliclorat?
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................

KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................

17



×