Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

sinh học nâng cao bài 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 16 trang )

TRƯỜNG THPT BẾN HẢI
LỚP 10A

CHÀO CÁC BẠN!


Bài 35
QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI
KHUẨN VÀ ỨNG DỤNG

Ứng dụng của các quá trình
phân giải ở sinh vật


Sản xuất bột
giặt và chất
tẩy rửa



Thế nào là bột giặt sinh học
và chất tẩy rửa
• Là bột giặt mà người ta thêm vào một số enzim vi sinh vật
như amilaza, proteaza, lipaza, xenlulaza.... Để tẩy sạch các
vết bẩn (bột, thịt, mỡ, dầu, xenlulozo,....) trên quần áo, khăn
màn, chăn màn,...
• Chất tẩy rửa bao gồm những chất kiềm, sodium silicate,
sodium bicarbonate, sodium tripolyphosphate. Mục đích là
loại bỏ các chất vô cơ, hữu cơ bám vòa quần áo như: protein,
lipid, carbonhydrat và những chất màu.



• Hiện nay, các loại enzym phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm
chất tẩy rửa là:
- Proteaza
- Lipaza
- Xenlulaza
- Amylaza
• Trong đó Protease là một trong những thành phần không thể thiếu
trong tất cả các loại chất tẩy rửa, từ chất tẩy rửa dùng trong gia đình
đến những chất làm sạch kính hoặc răng giả và kem đánh răng. Việc
ứng dụng enzyme vào các chất tẩy rửa nhiều nhất là trong bột.


Một số chức năng của các enzim
• Giúp tăng hiệu quả của việc giặt tẩy.
• Giảm thời gian giặt nhờ khả năng phân hủy vết bẩn nhanh
chóng.
• Giảm năng lượng tiêu thụ do có thể giặt ở nhiệt độ thấp.
• Giảm lượng nước tiêu thụ do hiệu quả giặt rửa cao.
• Giảm ảnh hưởng đối với môi trường vì enzym là chất có thể
phân hủy sinh học.
• Làm mới vải vóc nhờ tác dụng của xellulaza.
• Tăng độ trắng và chống chất bẩn bám trở lại.


• Các sản phẩm chất giặt rửa thường có một hỗn hợp dạng coktail giữa 2
hoặc 3 loại enzym trên, nhưng có những sản phẩm có tới 4 loại enzym.
Enzym nguyên liệu được cung cấp dưới những dạng như bột, hạt dạng
viên nang  (dạng này an toàn hơn), lỏng sệt, lỏng. Trong thành phẩm
bột giặt chỉ có 0,2 - 2% hạt enzym, trong mỗi hạt chỉ có 2 - 5% protein

enzym. Do đó, trong thành phẩm bột giặt chỉ có 0,004 - 1% protein
enzym.
• Trong sản phẩm bột giặt, enzym chiếm 0,2 - 2,0% khối lượng và
chiếm 5 - 10% giá thành nguyên liệu.


Proteaza
• Công dụng của proteaza là phân hủy
vết bẩn dạng protein trên vải.
• Tên thương mại: Savinase và Relase.
• Proteaza có tác dụng tẩy rửa các vết
bẩn như máu, lòng đỏ trứng, sữa,
nước rau, đậu, nước xốt thức ăn,.....
và chỉ có hoạt tính trong dung dịch
giặt.


Lipaza
• Lipaza có tác dụng thủy phân các este béo. Lipolaza là
enzym chính của lipaza. Hoạt tính của lipaza được áp
dụng để loại bỏ các vết bẩn dạng dầu.


 Xenlulaza
• Công dụng chủ yếu của xenlulaza là
chống quăn vải, làm mềm vải, làm
sáng màu, chống bám trở lại và làm
sạch. Xenlulaza là enzym có nguồn
gốc từ thiên nhiên và có tác dụng thủy
phân xenluloza thành glucoza. Endogluconaza  (EG) là phân lớp của

xenlulaza, nó chỉ thủy phân các mạch
dài và những vùng không định hình.
EG có tác dụng loại bỏ các sợi bông và
có chức năng loại bỏ các vết quăn trên
vải. Trong chất tẩy rửa, EG có hiệu quả
cao hơn xenlulaza.


Amylaza
• Công dụng chủ yếu của xenlulaza là chống quăn vải,
làm mềm vải, làm sáng màu, chống bám trở lại và làm
sạch. Xenlulaza là enzym có nguồn gốc từ thiên nhiên
và có tác dụng thủy phân xenluloza thành glucoza.
Endo-gluconaza (EG) là phân lớp của xenlulaza, nó chỉ
thủy phân các mạch dài và những vùng không định
hình. EG có tác dụng loại bỏ các sợi bông và có chức
năng loại bỏ các vết quăn trên vải.
• Amylaza có tác dụng phân hủy tinh bột trên sợi vải, tên
thương mại của nó là Termamyl. Amylaza có thể tẩy các
vết bẩn thức ăn như  khoai tây và nước sốt cà chua...


Loại enzym mới: Redox
• Enzym mới này có tác dụng chống phai màu, tẩy sạch
vết bẩn, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trên vải và trong dung
dịch.


Enzym làm việc như thế nào?
• Enzym là chất xúc tác sinh học. Bản thân nó không tham gia phản ứng nhưng giúp tăng tốc


độ của phản ứng bằng cách làm giảm mức năng lượng hoạt hóa cần thiết.
• Enzym là một phân tử rất lớn với hàng trăm axit amin, nhưng chỉ có một số thành phần nhỏ

trong nó có chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Những vùng như vậy được gọi là
vùng hoạt động. Cấu trúc không gian 3 chiều của enzym xác định diện mạo của vùng hoạt
động của nó. Khi được sử dụng trong chất giặt rửa, cấu trúc này tự biến đổi hình dạng cho
phù hợp với các vết bẩn ở quần áo. Chúng gắn vừa khít với các vết bẩn như chìa khóa và ổ
khóa. đây là đặc tính rất đặc biệt của enzym. Hoạt tính của enzym phụ thuộc vào những
điều kiện như độ pH, nhiệt độ, nồng độ ion và nồng độ chất bẩn trong dung dịch. Mỗi loại
enzym có các điều kiện hoạt động tối ưu khác nhau.


Tầm quan trọng của bột giặt sinh
học
• Các chất giặt rửa chứa enzym là ví dụ điển hình của
những xu hướng công nghệ mới trên ngưỡng cửa thế kỷ
21- đó là sự kết hợp giữa các ngành hóa học và sinh
học, mà kết quả là những sản phẩm được ứng dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay bột giặt chứa
enzym đang được sử dụng phổ biến. Nhờ enzym nên bột
giặt có tính năng giặt rửa cao hơn ở nhiệt độ thấp hơn
và có thể bị phân hủy sinh học, do đó giúp tiết kiệm
năng lượng và góp phần đáng kể giảm ô nhiễm môi
trường. Nhưng bản chất của enzym là gì, cơ chế tác
động và hiệu quả của chúng như thế nào?


Công nghiệp sản xuất các chất giặt rửa ( CCGR ) là một nhánh công nghiệp nhẹ quan trọng trong việc phục vụ đời sống
sinh hoạt. Tại nhiều nước kể cả các nước phát triển, công nghệ sản xuất các chất giặt rửa chỉ đơn thuần mang tính gia

công, nghĩa là chỉ sản xuất các sản phẩm cuối dòng với nguyên liệu sản xuất phần lớn nhập khẩu. Tuy nhiên có thể thấy
ngành công nghệ sản xuất các chất giặt rửa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong góp phần vào doanh thu công
nghiệp, giảo quết vấn đề lao động Bột giặt là một trong những chất giặt rửa tổng hợp quan trọng trong đời sống. Bột
giặt là sản phẩm không thể thiếu đối với mọi người. Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, văn minh nên vấn đề vệ
sinh càng được quan tâm hơn. Nhu cầu về bột giặt ngày càng cao, ai cũng muốn mặc quần áo sạch sẽ thơm tho. Chính
vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “Các phương pháp sản xuất bột giặt hiện nay tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×