Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Giáo trình ngư loại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 95 trang )

GIÁO TRÌNH

NGƯ LOẠI I


PHẦN I. HÌNH THÁI GIẢI PHẨU CÁ
Chương I. MỞ ĐẦU
I.

Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn học Ngư loại I là cá, một trong những động vật có

giá trị kinh tế cao. Cá là những động vật:
- Có xương sống (dây sống)
- Biến nhiệt
- Di chuyển và giữ thăng bằng bằng vi (vây)
- Hầu hết thở bằng mang. Ngoài ra, cũng có một số loài cá có thể thở bằng mang lẫn cơ
quan hô hấp khí trời.
- Cả vòng đời hoặc phần lớn vòng đời của đối tượng này phải sống trong môi trường nước.
2. Phạm vi nghiên cứu
Ngư loại I là một môn học thuộc bộ môn sinh vật học nói chung và động vật học nói
riêng. Ngư loại I nghiên cứu ở hai lãnh vực: Hình thái cấu tạo và phân loại cá.
* Hình thái cấu tạo
- Nghiên cứu về hình dạng cơ thể của các giống loài cá;
- Khảo sát mối quan hệ giữa hình dạng cơ thể và tập tính sống của các loài cá.
- Quan sát hình thái cấu tạo của các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể cá;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái - cấu tạo của các cơ quan và chức năng do các cơ
quan này đảm nhận.
* Phân loại cá
- Quan sát những điểm giống và khác nhau về hình dạng, cấu tạo của toàn thân và các cơ


quan trên cơ thể cá.
- Dựa trên kết quả quan sát trên để xác lập mối quan hệ họ hàng giữa các giống loài
cá.
- Sau đó, hệ thống hoá mối quan hệ này bằng các cấp phân loại từ thấp đến cao.

2


II. Lịch sử phát triển
1. Trên thế giới
* Thời kỳ thứ nhất: Từ thời xa xưa, đánh bắt cá là một trong hai hoạt động quan trọng trong
đời sống con người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nghiê cứu về ngư loại học có tính
chất khoa học được bắt đầu từ Aristote (384 - 322 trước Công nguyên). Trong quyển sách
Historia animalum ông đã trình bày kết quả nghiên cứu về 115 loài cá và xếp chúng vào 2
cấp phân loại là Lidos và Genos. Bên cạnh đó, quyển sách này còn cung cấp thêm những
dẫn liệu về nơi ở, di cư, sinh sản của các loài cá này.
* Thời kỳ thứ hai (Thế kỷ XVII - thế kỷ XIX ): Ngư loại học bắt đầu được tích luỷ nhiều dẫn
liệu khác nhau nhất là những dẫn liệu về phân loại, địa lý phân bố và khu hệ các loài cá ở
các vùng nước khác nhau. Nhiều sách về phân loại cá của: P. Artedi (1705 - 1734); C.
Linneaus (1707 - 1778); G. Cuver và A. Valeciennes (1828 - 1848); P. Bleeker (1819 1878); A.Gunther (1830 - 1914) ... cho đến nay vẫn rất có giá trị.
Trong quyển Systema nature (1735), C. Linneaus sử dụng cách gọi tên cá bằng hai
từ la tinh (Pangasius bocourti), giới thiệu 2600 loài cá và xếp chúng vào một hệ thống
phân loại khá hoàn chỉnh gồm 5 cấp phân loại: Lớp, Bộ, Họ, Giống và Loài.
Ngoài những nghiên cứu chính về phân loại học, những nhgiên cứu về khu hệ, sinh
thái và sinh lý cá cũng đựợc tiến hành trong thời kỳ này.
* Thời kỳ thứ ba (thế kỹ XX - nay): Những nghiên cứu về Ngư loại học đã tăng lên
rất nhanh và toàn diện hơn như: Cổ sinh học, Phân loại học, Tổ chức học, Sinh lý, Sinh
thái, Giải phẩu cá...
Thời kỳ này được đánh dấu bằng việc xuất hiện nhiều sách giáo khoa về ngư loại
học, nhiều tạp chí xuất bản định kỳ chuyên nghiên cứu về ngư loại học, nhiều hội nghị

khoa học về cá.
2. Trong nước: Có thể chia làm 4 thời kỳ như sau
* Thời kỳ phong kiến (trước 1884): Những hiểu biết về đời sống của các loài cá,
nghề nuôi cá, nghề khai thác và chế biến cá, nghề làm nước mắm... đươc ghi chép trong
các sách sử học và kinh tế học thời phong kiến.
* Thời kỳ Pháp thuộc: Các hiểu biết về cá ở thời kỳ này đã mang tính chất khoa
học. Các nghiên cứu về cá chủ yếu do người Pháp tiến hành. Hầu hết các nghiên cứu này


tập trung vào lãnh vực hình thái phân loại, khu hệ cá và phân bố địa lý của các loài cá.
Trong thời gian này, các công trình nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển của nghề nuôi
chưa có và các cán bộ khoa học người Việt Nam cũng chưa được tham gia vào các công
trình nghiên cứu.
* Thời kỳ sau hoà bình 1954
- Miền Bắc: Các nghiên cứu về Ngư loại học chủ yếu do các cán bộ khoa học
Việt Nam tiến hành. Nhiều công trình đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển
của nghề nuôi và khai thác cá.
- Miền Nam: Chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về khu hệ cá.
* Thời kỳ sau 1975 - nay
Những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về cá được tiến hành trên cả nước đã
góp phần giúp Thủy sản chiếm một vị trí khá quan trọng nền kinh tế quốc dân.


Chương II

HÌNH DẠNG & CÁC CƠ QUAN
BÊN NGOÀI CƠ THỂ CÁ
I. Hình dạng cơ thể cá
Hiện nay trên thế giới đã có hơn 20.000 loài cá đã được định danh nên hình dạng cơ
thể của các loài cá cũng rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để dễ dàng cho việc nhận dạng

và mô tả các loài cá, người ta đã dựa trên 3 trục chính trên cơ thể là trục đầu - đuôi, trục
lưng - bụng và trục phải - trái cá để xếp chúng vào 4 nhóm chính và một nhóm đặc biệt
như sau:
1. Dạng thủy lôi, hình thoi dài
Cơ thể những loài cá dạng thủy lôi có trục đầu - đuôi dài nhất, trục phải - trái và trục
- lưng bụng tương đương nhau; Những loài cá cơ thể thuộc dạng này thường có đầu nhọn,
đuôi thon nên chúng bơi lội nhanh nhẹn và chiếm tỉ lệ cao ở các thủy vực, các tầng nước.
Những loài cá dữ, cá có tập tính di cư cơ thể thường có dạng này ví dụ như cá lóc,
cá lóc bông, cá bống tượng, cá hú, cá thu, cá ngừ...
2. Dạng dẹp bên
Cơ thể của các loài cá dạng dẹp bên có trục phải - trái ngắn nhất, trục đầu - đuôi và
trục lưng - bụng tương đương nhau. Bọn cá này thường bơi lội chậm chạp nên thường
sống ở các thủy vực nước tĩnh hoặc nước chảy yếu như : Đầm, hồ, ao, hạ lưu các sông. Ví
dụ như: Cá he vàng, cá sặc, cá nâu, cá chim,...
3. Dạng dẹp bằng
Cơ thể cá dạng dẹp bằng có trục lưng - bụng ngắn nhất, trục đầu - đuôi và trục trái phải tương đương nhau. các loài cá này bơi lội chậm chạp và thường sống ở tầng đáy
của các thủy vực ví dụ như cá đuối, cá chai,...
4. Dạng ống dài
Các loài cá này cơ thể có trục đầu - đuôi rất dài, trục lưng - bụng và trục phải - trái
ngắn hoặc tương đương nhau. Hầu hết có tập tính sống chui rúc trong bụi rậm, hang nên
các vi kém phát triển, bơi lội chậm chạp như lươn, cá bống kèo, cá chình, ... Bên cạnh đó,
cũng có một số loài sống ở tầng mặt của các thủy vực như cá lìm kìm, cá nhái.


A

B

C


Hình 1A và B. Cá có cơ thể dạng thủy lôi (Cá nhám, cá bốp)
C. Cá có cơ thể dạng dẹp bên (Cá móm)


A

B

C

Hình 2. A. Cá có cơ thể dạng dẹp bằng (Cá đuối)
B. Cá có cơ thể dạng ống dài (Cá lìm kìm)
C. Cá có cơ thể dạng đặc biệt (cá lưỡi hùm)


5. Dạng đặc biệt
- Cá bơn: Sống đáy thường nằm sát mặt đáy thủy vực nên hai mắt kém phát triển, và bị lệch
về một bên.
- Cá nóc hòm có bộ giáp do các vẩy gắn lại với nhau để chịu đựng áp suất cao ở đáy biển
sâu

B. CÁC CƠ QUAN BÊN NGOÀI CƠ THỂ CÁ
I. Các cơ quan ở phần đầu
Các cơ quan ở phần đầu thường nằm sát 2 bên hoặc ẩn sâu vào xương đầu; Có thể
kể như: Miệng, râu, mũi, mắt, mang...
1. Miệng
Hình dạng cấu tạo, vị trí và kích thước của miệng thay đổi theo tập tính của từng
loài.

* Hình dạng miệng:

- Miệng tròn, dạng giác bám: Cá bám
- Miệng nhọn, dài dạng mũi kiếm: Cá đao, cá nhái
- Miệng thon dài dạng ống hút: Cá ngựa, cá lìm kìm cây, cá chìa vôi
* Vị trí miệng: Dựa vào chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới để xếp miệng

cá vào 3 dạng :
- Cá miệng trên: Chiều dài xương hàm trên nhỏ hơn chiều dài xương hàm dưới ví
dụ như cá thiểu, cá lành canh, cá mè trắng, ...
- Cá miệng giữa: Rạch miệng nằm ngang, chiều dài xương hàm trên tương đương
với chiều dài xương hàm dưới. Ví dụ như cá tra, cá chim.
- Cá miệng dưới: Rạch miệng hướng xuống, chiều dài hàm trên chiều dài lớn hơn
chiều dài xương hàm dưới. Ví dụ như cá trôi, cá hú.
* Kích thước miệng :
- Cá miệng rộng như: Cá mào gà, cá lóc, cá nhám, ...
- Cá miệng hẹp như: Cá sặc rằn, cá linh, cá heo,...

1
0


A

Miệng

Nắp và lỗ mang

Mũi
Mắt

Đường bên

Vi lưng

Vi hậu môn
Vi mỡ

Râu

Lỗ niệu sinh dục
Lỗ hậu môn
Vi bụng
Hinh 3. A. Cá có cơ thể dạng đặc biệt (Cá nóc)
B. Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá

9

Vi đuôi


2. Mũi
- Cá miệng tròn chỉ có một đôi lỗ mũi.
- Cá sụn và cá xương thường có hai đôi lỗ mũi nằm hai bên đầu của cá . Đôi lỗ mũi trước
thường thông với đôi lỗ mũi sau.
3. Râu
Số lượng và chiều dài của râu khác nhau tùy loài cá. Các loài cá sống và kiếm ăn
tầng đáy thường có râu phát triển (cả về số lượng lẫn chiều dài). Cá thường cá có bốn đôi
râu và được gọi tên theo vị trí của chúng như sau:
- Râu mũi: Một đôi nằm kề bên đôi lỗ mũi trước.
- Râu mép: Một đôi nằm hai bên mép. Đây là đôi râu dài nhất.
- Râu càm: Một đôi nằm ở dưới càm.
- Râu hàm: Một đôi nằm kế đôi râu mép.

4. Mắt
Cá thường có hai mắt nằm ở phần đầu của cá. Vị trí hình dạng và chức năng của
mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá.
- Cá sống tầng mặt: Mắt thường to và nằm ở hai bên nửa trên của đầu. Ví dụ: Mắt cá trích,
cá mè, cá he.
- Cá sống chui rúc hoặc sống ở tầng đáy: Mắt thường kém phát triển hoặc thoái hóa. Ví dụ:
Lươn, cá trê, cá lưỡi mèo.
- Cá sống vùng triều: Mắt thường nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu. Ví dụ: Cá thòi
lòi, cá bống sao, cá bống kèo.
5. Khe mang (lỗ mang)
- Cá miệng tròn: Có 7 - 14 đôi lỗ mang hình tròn hoặc bầu dục nằm hai bên đầu.
Các lỗ mang không có nắp mang.
- Cá sụn: Có 5 - 7 đôi khe mang nằm ở mặt bụng hoặc hai bên đầu cá tùy theo loài. Ở cá
sụn các khe mang hẹp, dài và được che chở bởi nắp mang giả do vách ngăn mang kéo dài
ra tạo thành.
- Cá xương: Có 4 - 5 đôi khe mang nằm trong khe mang và thông ra ngoài bằng 1 - 2 đôi lỗ
mang nằm ở hai bên đầu cá. Ở cá xương các lỗ mang rộng và được che chở bởi hai nắp
mang bằng xương.


6. Lỗ phun nước
Lỗ phun nước chỉ có ở cá sụn, nằm ở phía trước các khe mang.
I. Các cơ quan ở phần thân và đuôi
1. Vây (vi)
Vây là cơ quan di chuyển và giữ thăng bằng của cá. Cấu tạo của vây cá gồm 3 phần:
* Màng da: Nằm ở ngoài cùng. Nhiệm vụ của màng da là bao quanh và nối các tia vây với
nhau.
* Tia vây: Dựa vào hình dạng cấu tạo có thể chia các tia vây làm 4 loại:
- Gai cứng: Là loại tia vây hoá xương hoàn toàn, không phân đốt, không phân
nhánh, có cấu trúc đơn.

- Gai mềm (gai giả): Là loại tia vây hoá xương chưa hoàn toàn, không phân
đốt, không phân nhánh, có cấu trúc đôi.
- Tia mềm không phân nhánh (tia đơn): Là loại tia vây có phân đốt, không phân
nhánh, có cấu trúc đôi.
- Tia mềm phân nhánh: Là loại tia vây có phân đốt, phân

nhánh và cấu trúc

đôi.
* Cơ gốc vây: Nằm ở gốc các vây. Các cơ nầy phối hợp với các tia vây giúp cá bơi
lội và giữ thăng bằng.
2. Cơ quan đường bên
Cơ quan đường bên thường nằm ở hai bên thân cá. Đây là một trong những cơ
quan cảm giác của cá.
3. Lỗ hậu môn
Lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng của cá, phía trước lỗ sinh dục. Đây là cơ quan bài tiết
các chất thải trong quá trình tiêu hoá của cơ thể cá.
4. Lỗ sinh dục
Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng của cá, phía trước gốc vi hậu môn. Lỗ sinh dục là nơi
cá phóng trứng hoặc cá con ra môi trường ngoài.


Chương III

DA & SẢN PHẨM CỦA DA
A. DA
I. Nhiệm vụ của da
- Chống mầm bệnh
- Tham gia quá trình hô hấp và bài tiết
- Tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của máu cá.

- Tạo ra các sản phẩm của da: Tuyến đơn bào, tuyến đa bào, tuyến độc, vẩy, cơ quan phát
sáng...
II. Cấu trúc của da
1. Biểu bì
Được tạo thành bởi nhiều tế bào hình bọt. Số lượng các tế bào biểu bì thay đổi theo
loài, lứa tuổi, vị trí trên cơ thể cá. Biểu bì thường mềm và mỏng. Tuy nhiên biểu bì của da
cá có thể hóa sừng từng bộ phận trong một thời gian (biểu bì gốc vi ngực của cá mè trắng
bị hoá sừng trong mùa sinh sản) hoặc suốt đời (biểu bì của môi cá ăn rong, rêu bám trên
đá bị hoá sừng suốt đời). Trong cùng của lớp biểu bì là tầng sinh trưởng.
2. Bì
- Bì nằm bên dưới lớp biểu bì. Bì được tạo thành bởi các mô liên kết nên khá dai.
Bên trong lớp bì có nhiều mạch máu và dây thần kinh phân bố. Dưới cùng của lớp bì có
nhiều mô mỡ tích lũy. Đây là nơi tạo ra vẩy của cá.
B. CÁC SẢN PHẨM CỦA DA
1. Tuyến dịch nhờn
Tuyến dịch nhờn của cá có dạng hình ống. Các tuyến này phân bố rải rác giữa các
tế bào biểu bì. Nhiệm vụ của tuyến dịch nhờn là:
- Tiết ra dịch nhờn làm trơn bề mặt cơ thể, lắp đầy các chổ lõm trên cơ thể nhằm làm giảm
ma sát khi cá di chuyển.
- Tiết ra dịch nhờn làm trơn bề mặt cơ thể, lắp đầy các chổ lõm trên cơ thể nhằm làm giảm
ma sát khi cá di chuyển.
- Tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu.
- Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của các mầm bệnh.


Tế bào sắc tố

Tuyến dịch nhầy

Gai vẩy


Vẩy

Biểu bì
Hạ bì
Vẩy

A

liên kết
Mô Mô
T

V

Tế bào sắc tố



á
c
h
c
ơ
M

c
h
m
á

u

Tế bào sắc tố


B

Hình 4 A. Cấu trúc của
da cá. B. Tế bào
sắc tố của cá
(Theo Largler
K. F. et all,
1977)


2. Tuyến độc
- Tuyến độc do các tế bào biểu bì biến đổi thành.
- Phân bố rải rác ở gốc các gai vi, gai xương nắp mang.
- Chất độc sau khi được tuyến độc tiết ra được tích trữ ở gốc các gai và được phóng ra khỏi
các gai để tự vệ và bắt mồi.
3. Cơ quan phát sáng
Cơ quan phát sáng của cá được hình thành bởi những vi sinh vật sống ký sinh trên
cá hoặc do các tế bào biểu bì của da cá biến đổi thành. Cơ quan phát sáng do tế bào biểu
bì của da cá biến đổi thành có thể là tuyến đơn bào hoặc tuyến đa bào. Nếu là tuyến đa
bào chúng gồm các phần như: Tế bào tuyến, tế bào thủy tinh thể, tầng sắc tố, tầng phản
quang.
4. Tế bào sắc tố và màu sắc của cá
* Tế bào sắc tố
- Dạng hình sao.
- Các tế bào sắc tố được gọi tên theo màu sắc của chúng. Ví dụ: Tế bào sắc tố vàng

được gọi là Xanthophyl, tế bào sắc tố đen được gọi là Melathophyl.
- Phân bố ở chân bì của da và màng bảo vệ của xoang nội quan, xoang bao tim, cơ quan
phát sáng.
* Màu sắc của cá: Giúp cá thích nghi, hoà lẫn với môi trường sống để dễ dàng trong việc tự
vệ và bắt mồi. Ví dụ:
- Cá sống tầng mặt: Lưng thường có màu xanh.
- Cá sống tầng đáy: Lưng thường có màu xám, xám đen.
- Cá sống ở các thủy vực có nhiều rong rêu, cây cỏ thủy sinh: Lưng thường có màu xanh
rêu.
5. Vẩy
Dựa vào nguồn gốc phát sinh và cấu tạo, vẩy cá được chia làm 3 loại là vẩy tấm,
vẩy láng và vẩy xương.
*.Vẩy láng: Chỉ có ở cá cổ và cá hóa thạch.
* Vẩy tấm: Có ở cá đuối và cá nhám.
* Vẩy xương: Có ở cá xương.


Phần bên trên của vẩy

Phần trước của vẩy

P

Tâm vẩy

Phần sau của vẩy

Gai vẩy
Tế bào sắc tố


Rãnh xuyên tâm

Rãnh đồng tâm
(Vân tăng trưởng)

Vòng tuổi
Phần bên dưới của vẩy
Hình 5. Vẩy của cá xương (Theo Largler K. F. et all, 1977)

• Hình dạng cấu tạo: Một vẩy thường được chia làm 4 phần:
- Phần trước: Cắm vào da, có nhiều rãnh đồng tâm và xuyên tâm
- Phần sau: Lộ ra ngoài, hướng về phía sau, có nhiều tế bào sắc tố phân bố, đôi khi có gai ở
rìa sau của vẩy. Trong phân loại cá, có thể dựa vào phần sau của vẩy để chia vẩy xương
làm 2 loại là: Vẩy tròn và vẩy lược.
- Phần bên trên và phần bên dưới có nhiều rãnh đồng tâm.
Hình dạng cấu tạo của một vẩy đường bên ngoài 4 phần trên còn có thêm ống cảm
giác nằm ở mặt trên của phần sau vẩy.
• Ý nghĩa của vẩy xương
Trong nghiên cứu về phân loại cá, số lượng vẩy đường bên (vẩy đường dọc), vẩy
trên đường bên, vẩy quanh cuống đuôi, …là những chỉ tiêu thường được dùng để xác định
các giống, loài.
Trong nghiên cứu về sinh học, các vân tăng trưởng của vẩy cá (còn gọi là rãnh
đồng tâm) được ứng dụng trong nghiên cứu về dinh dưỡng và tăng trưởng của cá,
Trong sản xuất, vẩy cá là nguyên liệu dùng trong sản xuất keo, phim ảnh, dùng
trong công nghiệp dệt.


Chương IV

BỘ XƯƠNG CÁ

I. Một số khái niệm

* Dây sống: Là sợi dây nhỏ có 2 đầu nhọn hoặc bằng, có
tính đàn hồi
- Bên ngoài được bao bằng lớp bao liên
kết dầy
- Bên trong chứa chất dịch dạng keo
* Xương sống: Là trục chính nâng đỡ cơ thể cá. Xương
sống được tạo thành bởi nhiều đốt sống nối với nhau
bằng các mấu khớp và mô liên kết.
* Sụn: Dạng keo, chứa nhiều nước nên kém cứng
chắc hơn xương cá.
* Xương: Cứng chắc do chứa nhiều muối khoáng
và chứa ít nước.
II. Bộ xương cá
- Là bộ khung giúp cá ổn định hình dạng cơ thể
và bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể cá. Dựa
vào vị trí và cách sắp xếp có thể chia bộ xương cá
thành 2 phần:
* Xương trục chính: Gồm có xương sọ, xương
sống, xương sườn và xương dăm.
* Xương chi: Gồm có xương đai vai, đai hông và
các tia vi.
1. Xương trục chính
a. Xương sọ

• Sọ não: Quá trình phát sinh của sọ não cá trãi qua 4 giai
đoạn
- Giai đoạn hình thành tấm cơ sở: Khi dây sống xuất
hiện và hoàn chỉnh, não nguyên thủy phình to và phân

hoá, dưới não xuất hiện 2 đôi tấm sụn (đôi tấm sụn
trước dây sống và đôi tấm sụn bên dây sống). Cùng
lúc đó, xung quanh 3 đôi gíác quan cũng hình thành 3


đôi túi sụn là đôi

triển lên trên rất nhanh để tạo nên một hộp sọ không

túi sụn mắt, đôi

có nắp.

túi sụn mũi và đôi
túi sụn tai.
- Giai

đoạn

kết

hợp: Đôi tấm sụn
trước dây sống,
đôi tấm sụn bên
dây

sống

cùng


phát triển và gắn
liền

nhau

hình

thành đáy sọ não
gọi là tấm nền.
Sau đó, đôi túi
sụn mũi và đôi túi
sụn tai cũng gắn
vào tấm sụn nền.
Chỉ riêng đôi túi
sụn mắt là không
gắn vào tấm nền
và đôi túi sụn này
sẽ về sau sẽ trở
thành màng cứng
của mắt cá.
- Giai đoạn phát
triển lên trên của
tấm nền đáy: Ở
giai

đoạn

này,

phần sau và hai

phần bên của tấm
sụn nền sẽ phát


A

A

Xương lá mía
Xương mũi
Xương khứu giác giữa
Xương trán
Xương sau trán
Xương cánh tay
B

Xương chẩm trên
Xương đỉnh
Xương vẩy
Xương thái dương
Xương chẩm bên
Xương chẩm bên

Hình 6A. Quá trình hình thành xương sọ não của cá
B. Xương sọ não của cá xương (Theo Trương Thủ Khoa, 1984)


- Giai đoạn phủ trùm: Phần bên của hộp sọ phát triển theo bề ngang tạo thành nắp
đậy hộp sọ có nhiều lỗ trống để các dây thần kinh não bộ đi ra ngoài.
* Sọ hầu: Thường gồm có 7 đôi

• Một đôi cung hàm: Gồm có hàm trên và hàm dưới
- Hàm trên: Có hai xương trước hàm và hai xương hàm trên.
- Hàm dưới: Có hai xương khớp và hai xương răng
• Một đôi cung lưỡi: Gồm có xương đuôi lưỡi, xương gốc lưỡi, hai xương dưới lưỡi, hai
xương góc lưỡi và hai xương giang lưỡi nối với các tia màng mang.
• Năm đôi cung mang: Mỗi cung mang có 5 loại xương là xương gốc mang, xương dưới
mang (hai), xương góc mang (hai), xương trên mang và xương hầu mang (hai).
b. Xương sống: Do nhiều đốt sống nối với nhau bằng các mấu khớp và các mô liên

kết. Cấu tạo của một đốt sống thường gồm có 3 phần:
- Thân sống: Hình trụ với 2 mặt lõm. Trên tiết diện ngang của thân sống có nhiều
vòng tròn đồng tâm lồng vào nhau.
- Cung thần kinh: Nằm bên trên thân sống, bao bọc lấy tủy sống. Bên trên cung thần kinh
có gai thần kinh.
- Cung huyết: Nằm bên dưới thân sống, bao bọc lấy mạch máu vùng bụng . Bên dưới cung
huyết có gai huyết. Riêng các đốt sống bụng thường không có gai huyết mà chỉ có mấu
huyết.
c. Xương sườn: Có 2 loại là xương sườn lưng và xương sườn bụng
d. Xương dăm: là những xưng nhỏ phân bố rãi rác trong các bó cơ.

2. Xương chi
a. Xương vi chẳn

* Vi ngực: Gồm có đai vi ngực và vi ngực
- Đai vi ngực: Có hai xương vẩy, hai xương thái dương, hai xương trên đòn, hai
xương đòn, hai xương mỏ quạ và hai xương bả vai.
- Vi ngực: Gồm có xương gốc vi và các tia vi.
* Vi bụng: Cũng gồm có xương đai hông và vi bụng
- Đai hông: Gồm có 2 xương cánh gốc nằm cạnh nhau ở mặt bụng của cá.
- Vi bụng: Chỉ có các tia vi bụng gắn trực tiếp vào xương cánh gốc.

2
0


Xương khớp
Xương đuôi lưỡi
Xương răng
Xương gốc lưỡi
Xương dưới lưỡi
Xương tia màng mang
Xương góc lưỡi
Xương gian lưỡi
Xương gốc mang
Xương dưới mang
Xương góc mang
Xương hầu mang
Xương trên mang

Gai thần kinh
B

Cung thần kinh
Thân sống.
Cung huyết
Mấu

huyết.

Gai


huyết Xương sườn
bụng

Hình 7A. Xương sọ hầu của cá xương (Theo Trương Thủ Khoa, 1984)
B.

Xương sống của cá xương (Theo Largler K. F. et all, 1977)
21


b. Xương vi lẻ

* Vi lưng và vi hậu môn: Có cấu tạo khá giống nhau, gồm có các xương nâng vi nằm bên
trong cơ thể và các tia vi nằm bên ngoài cơ thể cá.
* Vi đuôi: Dựa vào hình dạng cấu tạo có xếp vi đuôi cá vào 3 dạng:
- Dạng nguyên thủy: Đoạn cuối của xương sống đi vào giữa vi đuôi, các tia vi
đuôi gắn trực tiếp vào các đốt sống.
- Dạng dị hình: Vi đuôi chia làm 2 phần không bằng nhau. Đoạn cuối của xương sống đi
vào thùy vi đuôi lớn. Các tia vi đuôi cũng gắn trực tiếp vào các đốt sống.
- Dạng đồng hình: Vi đuôi chia làm 2 phần tương đương nhau. Đoạn cuối của xương sống
không đi vào vi đuôi. Các tia vi đuôi không gắn trực tiếp vào các đốt sống cuối.


Xương đòn
Xương trên đòn
Xương cánh gốc
Tia vi bụng

A


Xương mỏ quạ
Xương bả vai
Xương gốc vi ngực
Tia vi ngực
A

B
Tia vi lưng (cá sụn)
Xương nâng vi

Xương nâng vi
Tia vi lưng (cá xương)
Tia vi hậu môn
Xương nâng lưng
Xương nâng vi hậu
môn (cá sụn)
Xương nâng vi hậu
môn (cá xương)

C

D

E

F

Hình 8 A. Xương đai vi ngực . B. Xương đai vi bụng
C. Xương nâng vi, tia vi lưng,vi hậu môn của cá xương & cá
sụn (Theo Trương Thủ Khoa, 1984)

D. Vi đuôi cá miệng tròn (Theo Amaoka et all,
1994). E.Vi đuôi cá sụn. F. Vi đuôi cá xương


Chương V

HỆ CƠ
Nhiệm vụ của hệ cơ là phối hợp với các xương, hệ thần kinh và các cơ quan cảm
giác để giúp cơ thể cá có thể hoạt động nhịp nhàng, hữu hiệu trong cuộc sống.
I. Các loại cơ
1. Một số khái niệm về cơ
Cơ thường chiếm phần lớn trọng lượng của cơ thể cá. Cơ cá (còn gọi là thịt cá)
chứa nhiều protid, lipid, vitamin, muối khoáng. Đây là loại cơ dễ tiêu hoá và hấp thu nên
cá là một trong những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, rất tốt cho
sức khỏe của con người.
Cơ cá chỉ hoạt động trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Vì vậy, khi nhiệt độ
môi trường vượt quá giới hạn phù hợp thì cơ cá sẽ ngừng hoạt động.
Đơn vị của cơ cá là tế bào cơ: Tế bào cơ có dạng thon, dài, tế bào chất biến thành
những sợi mảnh, dài, có tính đàn hồi nên được gọi là sợi cơ. Đặc tính nổi bậc của cơ là
khi bị kích thích chúng cùng co, giãn về một hướng đồng nhất.
2. Các loại cơ
Cơ thể cá cũng có 3 loại tế bào cơ giống như các động vật bậc cao là: Cơ trơn, cơ
vân và cơ tim.
* Cơ trơn
Tế bào cơ trơn có dạng hình thoi, ngắn, thô. Một tế bào cơ trơn chỉ có một nhân.
Cơ trơn chịu sự điều khiển của thần kinh giao cảm nên cơ trơn phản ứng chậm chạp, nhịp
nhàng. Chúng thường phân bố ở vách của ống tiêu hoá (dạ dày, ruột), các mạch máu, cơ
quan bài tiết và cơ quan sinh dục.
* Cơ vân
Tế bào cơ vân có dạng hình thoi, thon, dài. Một tế bào cơ vân có nhiều nhân do

nhân phân phân cắt nhanh hơn tế bào. Khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy tế bào chất
của các tế bào cơ vân có những đoạn đậm nhạt kế tiếp nhau do độ phản quang không
đồng nhất. Cơ vân chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương.nên cơ vân phản ứng
nhanh nhẹn. Cơ vân phân bố ở hai bên vách thân, mang, vách thực quản nên cơ vân
thường chiếm tỉ lệ cao trong trọng lượng cơ thể cá .


A

B

C

Đốt cơ thân
Vách cơ

Đốt cơ đuôi

Vách ngăn ngang

Hình 9A. Cơ thân của cá miệng tròn.
B. Cơ thân của cá sụn.
C. Cơ thân của cá xương
(Theo Largler K. F. et all, 1977)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×