Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT CACAO ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ UTZ TẠI TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ PHI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CACAO ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ UTZ
TẠI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ PHI YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CACAO ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ UTZ
TẠI TỈNH BẾN TRE

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT CACAO ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC
TẾ UTZ TẠI TỈNH BẾN TRE” do TRẦN THỊ PHI YẾN, sinh viên khóa 2008-2012,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

___________________________
Ngày .................... tháng ................ năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày………..tháng………..năm

Ngày………..tháng…………năm



LỜI CẢM TẠ
Vậy là 4 năm đại học đã trôi qua, từ lúc bước chân vào giảng đường đại học đến
bây giờ tôi đã trải qua rất nhiều kỉ niệm với bạn bè, với thầy cô và những người tôi yêu
quý nhất. Giờ đây khi đang ngồi viết những dòng này cũng là lúc tôi sắp sửa hoàn
thành những công đoạn cuối cùng trên con đường đại học và đánh dấu một bước ngoặc
lớn trong cuộc đời tôi. Để đi được một chặng đường dài đến ngày hôm nay cho tôi xin
gửi lời cảm tạ đến những người thân, người thầy và cả những người bạn đã đồng hành
cùng, động viên và giúp đỡ tôi suốt thời gian qua.
Trước tiên, tự đáy lòng mình con xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến ba mẹ
và những người thân trong gia đình mình, những người đã động viên, an ủi và tạo điều
kiện cho con trong suốt thời gian qua.
Khóa luận hoàn thành cũng là lúc cho em xin gửi lời cảm tạ đến quý thầy cô
trong Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường và Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Đặng Thanh Hà đã
tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai anh Nguyễn Duy Khánh chủ nhiệm CLB
cacao UTZ ở xã Thành Thới A và anh Nguyễn Quang Thịnh chủ nhiệm CLB cacao
UTZ ở xã Ngãi Đăng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em điều tra, thu thập thông tin trong
thời gian thực tập.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ và chia
sẻ cùng tôi suốt những năm qua. Được gặp gỡ, làm quen với mọi người là điều hạnh
phúc với tôi. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống.
Sinh viên
Trần Thị Phi Yến


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ PHI YẾN. Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế của Mô

Hình Sản Xuất Cacao Đạt Tiêu Chuẩn Quốc Tế UTZ tại Tỉnh Bến Tre”.
TRAN THI PHI YEN. June 2012. “An Asessment of the Economic Efficiency of the
UTZ Certified Cacao Production Model at Ben Tre Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ, từ đó so sánh hiệu quả kinh tế với mô hình sản xuất cacao không theo tiêu
chuẩn UTZ. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 80 hộ bao gồm 15 hộ áp dụng sản
xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ, 15 hộ không áp dụng tại các xã Thành Thới A, Ngãi
Đăng, Phước Hiệp của huyện Mỏ Cày Nam và 5 hộ áp dụng sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ, 45 hộ không áp dụng từ số liệu điều tra của nhóm sinh viên KM34 tại
huyện Châu Thành.  Qua đó đề tài sử dụng phương pháp phân tích gồm có phương
pháp thống kê, mô hình hàm sản xuất phân tích các số liệu về năng suất và chi phí sản
xuất, mô hình Logit về khả năng chấp nhận sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ của người
dân ở tỉnh Bến Tre.
Kết quả cho thấy ở những vùng khác nhau thì năng suất của cây cacao cũng
khác nhau, tùy thuộc vào địa hình, đất đai, thổ nhưỡng và tập quán chăm sóc của mỗi
vùng. Ở huyện Châu Thành, lợi nhuận chênh lệch giữa hộ áp dụng cacao theo tiêu
chuẩn UTZ và không áp dụng là 2.845.000đ / 10002 / năm. Ở huyện Mỏ Cày Nam, lợi
nhuận chênh lệch giữa hộ áp dụng cacao theo tiêu chuẩn UTZ và không áp dụng là
612.000đ / 10002 / năm. Vậy sản xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ hiệu quả hơn so với
không sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Thông qua mô hình Logit ta biết được các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng theo tiêu chuẩn của người dân là trình độ học
vấn, kiến thức về kỹ thuật trồng cacao UTZ và số lần tham gia tập huấn khuyến nông.
Do đó, cần có chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật và liên kết người dân với các
doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn cacao chất lượng. Khi đó khả năng
chấp nhận áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ trong sản xuất cacao tại tỉnh Bến Tre
mới có thể thành công trên qui mô rộng.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan cây cacao

6

2.2.1. Tình hình trên thế giới

6


2.2.2. Tình hình ở Việt Nam

8

2.2.3. Tình hình phát triển cacao tại Bến Tre
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

11
14

2.3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội

14

2.3.2. Tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển

18

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Khái niệm Nông nghiệp bền vững (Sustainable agriculture SA)

20

3.1.2. Chứng nhận


21

3.1.3. Giới thiệu về cây cacao

25

3.1.4. Ca cao đạt chuẩn UTZ

27

3.1.5. Khái niệm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

30

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

32

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

32

3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả


32

3.2.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

33

3.2.5. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

33

3.2.6. Phương pháp hàm sản xuất

33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội hộ điều tra

40

4.2. Nhận định về canh tác cacao của hộ

44

4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất ca cao UTZ

46


4.3.1. Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 công đất trồng ca cao xen dừa

46

4.3.2. Chi phí sản xuất cho 1 công đất trồng ca cao xen dừa

47

4.3.3. So sánh doanh thu và lợi nhuận trung bình của hai mô hình trên một công
đất

48
4.3.4. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá

49

4.4.Mô hình ước lượng hàm năng suất ca cao

50

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mô hình sản xuất
cacao đạt chuẩn UTZ

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61


5.1 Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ


CPNC

Chi phí nhân công

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

EU

Liên minh Châu Âu

HV

Học viên

ICCO

Tổ chức cacao quốc tế

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KNKN


Khuyến nông khuyến ngư

LN

Lợi nhuận

LD

Lao động

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OLS

Bình phương bé nhất

TCPSX

Tổng chi phí sản xuất

UTZ

Tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Cân Bằng Cung – Cầu Cacao Thế Giới và Chỉ Số DựTrữ/Tiêu
thụ Của ICCO, Barclays Capital .....................................................................................7
Bảng 2.2. Tình Hình Phát Triển Cacao Bến Tre (từ năm 2000 đến 30/09/2011) .........11
Bảng 3.1. Nhận Dạng các Lợi Ích - Chi Phí của Phương Án Trồng Cacao theo Tiêu
Chuẩn UTZ ....................................................................................................................30
Bảng 3.2. Bảng Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất ....................35
Bảng 3.3. Bảng Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Logistic ................................38
Bảng 4.1. Đặc Điểm của Các Hộ Điều Tra ...................................................................40
Bảng 4.2. Quy Mô Đất Canh Tác Nông Nghiệp và Cơ Cấu Thu Nhập Của Các Hộ
Điều Tra .........................................................................................................................41
Bảng 4.3. Đặc Điểm Sản Xuất của Các Hộ Trồng Cacao .............................................42
Bảng 4.4. Năng Suất và Giá Bán Cacao của Các Hộ Điều Tra Năm 2011 ...................43
Bảng 4.5. Nguồn Thông Tin về Kỹ Thuật Canh Tác Cacao của Các Hộ Điều Tra ......44
Bảng 4.6. Tổng Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu của 2 Mô Hình Cây Trồng .........................46
Bảng 4.7. Chi Phí Sản Xuất của 2 Mô Hình Cây Trồng ...............................................47
Bảng 4.8. Doanh Thu Trung Bình Từ Cacao – dừa Của 2 Mô Hình Cây Trồng ..........48
Bảng 4.9. Các Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của 2 Mô Hình Cây Trồng .........49
Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Qui Chưa Hiệu Chỉnh.........................50
Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Sau Khi Loại Bỏ Các Biến Không
Có Ý Nghĩa ....................................................................................................................52
Bảng 4.12. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung ...................54
Bảng 4.13. Kết Xuất Kiểm Định LM ............................................................................54
Bảng 4.14. Kết Quả Kiểm Định P-value với Mức Ý Nghĩa 10% và Dấu Ước Lượng
Của Các Biến. ................................................................................................................56
Bảng 4.15. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ..........................................................58

Bảng 4.16. Kết Quả Kiểm Định P-Value Với Mức Ý Nghĩa 10% và Dấu Ước Lượng
Của Các Biến .................................................................................................................59
 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Diện Tích Cacao Việt Nam từ Năm 2005 – 2011



Hình 2.2. Biểu Đồ Thống Kê Diện Tích Cacao Trồng Chuyên Canh và Xen Canh



Hình 2.3. Biểu Đồ Thống Kê Diện Tích Cacao Đã Thu Hoạch và Chưa Thu Hoạch



Hình 2.4. Bảng Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

14 

Hình 3.1. Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

21 

Hình 3.2. Mục Tiêu Xây Dựng Chuỗi Giá Trị Cacao Chứng Nhận UTZ


28 

Hình 4.1. Cơ Cấu Thu Nhập của Các Hộ Trồng Cacao ở Huyện Châu Thành

42 

Hình 4.2. Cơ Cấu Thu Nhập của Các Hộ Trồng Cacao ở Huyện Mỏ Cày Nam

42 

Hình 4.3. Đánh Giá Của Các Hộ về Mức Đóng Góp Của Cây Cacao Hiện Nay Cho
Thu Nhập Của Gia Đình

45 

Hình 4.4. Đánh Giá Của Hộ Về Năng Suất Cacao Của Gia Đình

45 

Hình 4.5. Đánh Giá Của Hộ về Yếu Tố Ảnh Hưởng Quan Trọng Nhất Đến Năng Xuất
Cây Cacao

45 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh về Cây Cacao Theo Tiêu Chuẩn UTZ

Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Hàm Năng Suất Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 5: Kết Xuất Kiểm Định LM
Phụ lục 6. Kết Xuất Mô Hình Logit
Phụ lục 7. Bảng Mẫu Điều Tra Nông Hộ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc nâng cao chất
lượng các sản phẩm trong nước nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường thế
giới là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp và các
nhà sản xuất. Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế
cả nước. Đời sống vật chất ngày càng nâng cao, con người ngày càng quan tâm đến
sức khỏe và chất lượng môi trường xung quanh. Hơn nữa, chất lượng là yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để khẳng định và giữ vững vị trí của mình
trên trường quốc tế, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều chương trình quốc tế về sản
xuất nông nghiệp bền vững như VietGAP, Global GAP, sản xuất sạch hơn….
Cacao là một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu, hiệu quả kinh tế
cao, góp phần chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập cho nông dân.
Cacao được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu
Long. Chủ yếu trồng xen cacao trong vườn cây ăn trái. Từ năm 2000 đến nay, diện tích
cây cacao ở nước ta ngày càng nhân rộng. Hạt cacao xuất khẩu mạnh và giữ được vị
thế trên thương trường quốc tế. Trong năm 2011, cả nước đã xuất khẩu được 240 tấn
hạt cacao, đạt kim ngạch xuất khẩu 520 nghìn USD. Để đạt được những kết quả trên,

người nông dân phải thực hiện đảm bảo đạt cơ bản các tiêu chí về kỹ thuật canh tác
cacao, vệ sinh an toàn lao động, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật…Đồng thời
cacao phải đạt chuẩn UTZ.
UTZ là chứng nhận chất lượng tốt bên trong của sản phẩm nông nghiệp. Hiện
nay UTZ chỉ chứng nhận cà phê, cacao, trà, dầu cọ trên phạm vi toàn cầu. Để đạt được
chứng nhận chất lượng UTZ, các nhà vườn, trang trại và cơ sở sản xuất chuyên canh


cacao phải đảm bảo quá trình sản xuất bền vững và thực hiện nghiêm ngặt theo một
quy trình cụ thể; tiêu chí về môi trường, chất lượng nguồn nguyên liệu tinh lọc, kinh tế
và xã hội. Sở dĩ, UTZ có khác hơn VIETGAP là UTZ quan tâm nhiều hơn đến người
sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận UTZ gồm các yếu tố văn hóa, y tế, xã hội như
giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tuổi lao động trẻ em, nhà ở mọi người, nước
sạch và môi trường sản xuất nông nghiệp tự nhiên bền vững, còn VIETGAP cũng có
nhưng đặc biệt chú trọng kỹ thuật canh tác theo hướng sạch nhiều hơn.
Việc lựa chọn tiêu chuẩn UTZ cho cacao giúp cho người tiêu dùng trong và
ngoài nước sử dụng sản phẩm cacao biết được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, đảm bảo
chất lượng, hướng đến sản xuất hữu cơ và thương mại công bằng, nhằm đạt được mục
tiêu trước mắt là xây dựng chuỗi giá trị ca cao hiệu quả, bền vững với số lượng nông
dân tham gia tăng dần, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản xuất và lâu dài là nâng cao điều
kiện sống của người nông dân…
Với những lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội như trên, câu hỏi đặt ra là việc
áp dụng mô hình sản xuất cacao đạt chuẩn UTZ có thực sự hiệu quả hơn mô hình sản
xuất cacao thường hay không, có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc mở rộng
diện tích cacao đạt chuẩn UTZ, yếu tố nào sẽ quyết định đến việc mở rộng? Đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cacao đạt tiêu chuẩn Quốc tế
UTZ tại tỉnh Bến Tre” được thực hiện sẽ làm rõ các vấn đề trên và định hướng chính
sách phát triển cacao tại Bến Tre.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cacao đạt tiêu chuẩn Quốc tế
UTZ tại tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích tình hình sản xuất cacao tại tỉnh Bến Tre.
2. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cacao đạt chuẩn UTZ và mô hình
cacao thường.
3. Phân tích ảnh hưởng của mô hình cacao đến năng suất.
4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng mô hình sản xuất cacao đạt
chuẩn UTZ.
2


5. Đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích mở rộng phát triển mô hình sản
xuất cacao UTZ tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi về không gian: tỉnh Bến Tre.
Phạm vi về thời gian: từ ngày 30/3/2012 đến ngày 27/5/2012.
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng được khảo sát nghiên cứu là những nông dân
trồng cacao đạt chuẩn UTZ và cacao thường tại địa phương.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu – Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích và nội dung
nghiên cứu cũng như phạm vi và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan – Sơ lược về tình hình sản xuất cacao ở Việt Nam và
trên thế giới. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những điều kiện
thuận lợi và khó khăn của tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá chung tác động đến tình hình
sản xuất kinh doanh của nông dân.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu – phần cơ sở lý luận nêu
lên các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình. Về phần phương pháp
nghiên cứu trình bày chi tiết về phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp phân tích và xử lý số liệu,

phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phân
tích lợi ích chi phí, phương pháp hàm sản xuất.
Chương 4: Kết quả và thảo luận – Nội dung chủ yếu của chương này là trình
bày và thảo luận các kết quả của nghiên cứu bao gồm thực trạng sản xuất cacao, so
sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ và
không áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, đưa ra hàm năng suất của cây cacao và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mô hình sản xuất theo tiêu
chuẩn UTZ của người dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị – trình bày tóm tắt lại các về các kết quả đạt
được từ nghiên cứu, nêu lên những đề xuất, chính sách cần hỗ trợ nông dân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu và thực hiện mô hình trồng xen cacao trong vườn dừa cũng đã
được thực hiện từ nhiều năm trước trên thế giới. Trong thí nghiệm trồng xen được theo
dõi trong suốt 9 năm ở Philipin cho thấy không có ảnh hưởng xấu đến năng suất dừa
khi trồng xen cacao (Mangabat và Marquez, 1972). Ngoài ra còn một nghiên cứu khác
cũng của Philippin, cho thấy khi trồng xen cacao trong vườn dừa có đầu tư thâm canh
còn làm năng suất dừa tăng lên rõ rệt. Nghiên cứu của Nair và Varghise, năm 1976, tại
Ấn Độ cho thấy việc trồng xen cacao làm tăng 55% năng suất dừa so với trồng
chuyên. Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các nhà khoa học là do: lượng lớn
lá cacao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm
độ đất trong mùa khô. Đặc biệt, lá cacao còn làm tăng nguồn hữu cơ, làm gia tăng
đáng kể một số các loại vi sinh vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân…) trong đất, từ
đó giúp cho bộ rễ dừa hoạt động tốt, độ phì nhiêu đất được duy trì. Nghiên cứu của

Trần Văn Hâu và cộng tác viên (Đại học Cần Thơ), năm 2009 tại các vùng trồng cacao
ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng cho kết quả tương tự.
Chương trình phát triển cacao chứng nhận tại Việt Nam (Eco-Cacao) (20102014) do Helvetas cùng các đối tác là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, UBND tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, Trung Tâm KNKN tỉnh Bến Tre, Sở
KH&CN tỉnh Tiền Giang và các công ty tư nhân nước ngoài phối hợp thực hiện đã
bước đầu cho thấy những tính hiệu tích cực: từ 22 nông dân trồng thử nghiệm ban đầu,
hiện nay có khoảng 300 nông dân ở Tiền Giang và 300 nông dân ở Bến Tre đăng kí
tham gia canh tác cacao chứng nhận. Những thách thức chủ yếu với việc phát triển


cacao chứng nhận là vấn đề vệ sinh môi trường (cầu tiêu cá) và quản lý chất thải từ
chăn nuôi (chăn nuôi heo).
Tác giả Nguyễn Hữu Nam (11/2011) trong bài báo cáo về tình hình thực hiện
các mô hình cacao hữu cơ sau 5 năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Dak Lak đã nêu lên bật
những lợi ích của việc sử dụng phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises Heavens
Green). Những lợi ích đó là: sử dụng phân sinh học WEHG giúp cây phát triển tốt,
nhiều chồi và cành, lá bóng và dày kháng được nhiều sâu bệnh, giảm chi phí do không
sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, quả bóng và đẹp hơn, phát sinh nhiều thiên
địch hơn, làm cho đất ngày càng tơi xốp và giữ ẩm tốt, năng suất trái liên tục tăng qua
các năm dù thời tiết bất thường hay mưa nhiều, về sâu bệnh như sâu ăn lá và câu cấu
đã giảm hoặc hầu như không phát hiện ở một số hộ. Sử dụng phân sinh học WEHG
còn bảo vệ môi trường và an toàn cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Nguyễn Văn Thiết – đại diện UTZ Certified Việt Nam (2011) đã nêu ra những
lợi ích về mặt kinh tế sau khi người nông dân tham gia sản xuất cacao theo tiêu chuẩn
UTZ so với sản xuất theo cách truyền thống. Theo tác giả, trên cùng một đơn vị canh
tác là 1ha, sản xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ đem lại lợi nhuận là 61,6 triệu đồng,
trong khi đó sản xuất theo phương thức truyền thống đem lại lợi nhuận là 30 triệu
đồng. Như vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ sẽ làm tăng lợi nhuận là 31,6 triệu đồng
so với sản xuất truyền thống. Phần lợi ích này bao gồm lợi ích do sản lượng tăng và
mức tiền thưởng khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Mức chi phí bỏ ra khi ẩn

xuất theo tiêu chuẩn (32 triệu đồng) cũng nhiều hơn so với sản xuất truyền thống (25
triệu đồng), tuy nhiên mức tổng thu (90 triệu đồng so với 55 triệu đồng) cao hơn rất
nhiều so với chi phí bỏ ra, vì vậy mà lợi nhuận của nông dân sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ cũng cao hơn nhiều so với những nông dân canh tác theo phương thức
truyền thống.
Các nghiên cứu về cacao theo tiêu chuẩn chứng nhận trước đây đã nêu ra được
những sự khác biệt về kĩ thuật chăm sóc cũng như lợi ích chi phí của việc sản xuất
cacao theo tiêu chuẩn chứng nhận so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này chỉ thiên về tính kĩ thuật, cách xác định lợi ích chi phí chưa rõ ràng, chưa có
hệ thống. Mặc khác, tùy từng vùng miền, từng địa phương với những đặc điểm và điều
kiện khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác
5


nhau. Do đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp một kết quả rõ ràng, có hệ thống những
lợi ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Tổng quan cây cacao
2.2.1. Tình hình trên thế giới
Theo chuyên trang thông tin nông sản toàn cầu gappingworld, trong 50 năm
qua, nhu cầu về cacao đã tăng lên gấp 4 lần, từ 800.000 tấn lên gần 4 triệu tấn/năm.
Thị trường xuất khẩu cacao hàng năm vào khoảng 2,5 triệu tấn. Đối tượng tiêu thụ
chủ yếu là các nước có thu nhập cao. Hiện trên thế giới có trên 80 quốc gia nhập khẩu
cacao, chủ yếu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (chiếm 76,22% tổng sản lượng hạt cacao
trên thế giới). Tây Phi là khu vực sản xuất nhiều cacao nhất thế giới với sản lượng
chiếm khoảng 68% tổng sản lượng toàn cầu, chủ yếu là Bờ Biển Ngà và Ghana. Châu
Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng 15,5% với nước sản xuất nhiều nhất
là Indonesia và Papua New Guinea. Khu vực Nam Mỹ với đại diện chủ yếu là
Ecuador và Braxin, sản xuất xắp xỉ 14,4% (theo Tổ chức cacao Quốc Tế ICCO).
Nhu cầu thế giới ngày càng tăng cao, tuy nhiên trước những diễn biến thất
thường của thời tiết, vật hại đã khiến cho tình hình sản xuất cacao thế giới có nhiều

biến động, đặc biệt là thâm hụt cung – cầu cacao thế giới. Những vấn đề như cắt giảm
hỗ trợ nhiên liệu, thời tiết bất lợi và mùa vụ bị tàn phá bởi vật hại đang ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động sản xuất cacao và khiến thế giới thâm hụt mặt hàng hàng này.
Theo ICCO, niên vụ 12/2011, nguồn cung cacao của thế giới sẽ thâm hụt 71
ngàn tấn cacao, mùa vụ thâm hụt thứ 6 liên tiếp. Nhu cầu đối với cacao, tính bằng sản
lượng nghiền, sẽ tăng 2% lên mức 3,99 triệu tấn, nhờ sản lượng tăng 10% tại châu Phi
và tình hình chính trị tại Bờ Biển Ngà (nước sản xuất cacao hàng đầu thế giới) ổn định
hơn sau khi sản lượng sụt giảm trong năm 2010 do nội chiến.
Tuy nhiên, sản lượng cacao giảm đến 8% so với mức sản lượng kỷ lục của niên
vụ 2010, xuống dưới mức 4 triệu tấn, sau khi diễn biến thời tiết xấu đi tại khu vực Tây
Phi. Sản lượng cacao giảm mạnh tại châu Phi, giảm 384 ngàn tấn, xuống mức 2,84
triệu tấn do điều kiện thời tiết bất lợi.
Thiệt hại mùa vụ do thời tiết bất lợi: Trong khi mùa cacao tại Bờ Biển Ngà bắt
đầu khá tốt, thì mưa lớn và gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến mùa vụ tại khu vực trung
tâm vành đai cacao Bờ Biển Ngà và dẫn đến những mối lo ngại về tốc độ sinh trưởng
6


của vụ chính sau tháng 1/2012. Sản xuất cacao rất nhạy cảm với tình hình thời tiết Bờ
Biển Ngà, chịu ảnh hưởng của những cơn gió mạnh thổi từ sa mạc Sahara, là gió mùa
đông hàng năm, sẽ khiến sản lượng cacao của nước này sụt giảm 160 ngàn tấn, xuống
mức 1,53 triệu tấn.
Sâu bướm gây hại mùa màng: Tại Nigeria, nhà sản xuất cacao lớn thứ 4 thế
giới, sản lượng sẽ giảm khoảng 10%, xuống mức 210 ngàn tấn do mưa lớn triền miên
và độ ẩm cao, gây hại cho sản xuất cacao. ICCO cũng nhấn mạnh những ảnh hưởng tới
mùa vụ do những tranh cãi xoay quanh quyết định của Tổng thống Goodluck Jonathan
của nước này về việc cắt giảm hỗ trợ nhiên liệu. Việc chính phủ ngừng trợ cấp nhiên
liệu, vốn được xem là biện pháp không bền vững sẽ gây thiệt hại cho ngành cacao, do
ngành cacao cần nhiên liệu để chuyển cacao thu hoạch từ các nông trại tới các trung
tâm phân loại tại các thị trấn và thành phố, đồng thời từ kho đến các cảng xuất khẩu.

Trong khi đó, Cameroon, nhà sản xuất cacao lớn thứ 5 thế giới, có sản lượng dự
đoán giảm 20% so với mức sản lượng kỷ lục của niên vụ trước, do vật hại tấn công
khu vực trung du và sâu bướm gây hại cho mùa vụ tại khu vực phía Tây Nam.
Sản lượng cacao tại Indonesia được cải thiện lên mức 500 ngàn tấn nhờ ảnh
hưởng tốt của hiện tượng La Nina, thường mang đến cho nước này những cơn mưa bất
thường và tốt cho mùa vụ.
Bảng 2.1. Tình Hình Cân Bằng Cung – Cầu Cacao Thế Giới và Chỉ Số
DựTrữ/Tiêu thụ Của ICCO, Barclays Capital
Năm

Cung – cầu (tấn)

Dự trữ/tiêu thụ

2011 – 2012

-71.000

-42,70%

2010 – 2011

3.471.000

-45,40%

2009 – 2010

-121.000


-40,20%

2008 – 2009

52.000

-45,60%

2007 – 2008

-34.000

-41,20%

2006 – 2007

-302.000

-431%
Nguồn tin: Số liệu thống kê

7


2.2.2. Tình hình ở Việt Nam
1. Về sản xuất
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt tại Hội nghị Quốc tế về cacao Việt Nam ngày
13/12/2011, tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích cacao cả nước hiện nay có khoảng
20.100ha, tăng bình quân 2.638 ha/năm. Trong đó, có 2.300ha trồng chuyên canh, còn
lại là trồng xen canh. Diện tích thu hoạch đến nay khoảng 8.062ha, chiếm 40% tổng

diện tích, nhưng đa số diện tích thu hoạch ở tuổi thứ ba. Vùng có diện tích nhiều nhất
là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 12.115ha, (Bến Tre 9.000ha); Tây Nguyên
4.555ha, Đông Nam Bộ 3.405ha… Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây cacao
hiện nay là năng suất thấp, bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 7,1 tạ/ha, phụ thuộc vào
các yếu tố: thổ nhưỡng, trồng xen nên phân tán nhỏ lẻ khó tác động cacao bền vững tại
Việt Nam. Trong đó, tập trung đánh giá thực trạng và định hướng kỹ thuật và nhất là
trình độ người trồng.
Hình 2.1. Diện Tích Cacao Việt Nam từ Năm 2005 – 2011

Nguồn tin: Số liệu thống kê
Do nhu cầu ca cao của thế giới tăng liên tục, giá cacao thế giới cũng tăng hàng
năm, nên cacao đang được xem là sản phẩm có khả năng tăng thu nhập cho bà con
nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phê duyệt Đề án phát triển
cây cacao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu đến năm 2015,
diện tích cacao cả nước đạt 60.000ha, trong đó có 35.000ha kinh doanh cho sản lượng
8


hạt khô 75.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 50-60 triệu USD. Năm 2020, trồng mới
50.000ha, sản lượng 50.000 tấn, tổng giá trị xuất khẩu 100 triệu USD.
Mục tiêu thực hiện của Bộ NN&PTNT xoay quanh các vấn đề xúc tiến thương
mại và phát triển phát triển; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao chất
lượng sản phẩm cacao, tình hình chế biến, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế.
Nhìn chung, tốc độ phát triển diện tích trồng cacao trên cả nước có tăng hàng
năm nhưng còn chậm so với chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT đưa ra. Năng suất ca cao bình
quân trong cả nước còn thấp, khoảng 7,1 tạ hạt/ha. Một số diện tích thiếu chăm sóc
(chỉ đạt 2-3 tạ hạt/ha), trong khi đó nếu đầu tư thâm canh, năng suất sẽ đạt 1,5 - 2,5 tấn
hạt/ha. Về sản lượng, hiện nay đạt khoảng 5.760 tấn hạt khô/năm. Tuy năng suất bình
quân chưa cao, chưa ổn định nhưng 6 năm qua sản lượng đã tăng 165 lần. Giá thu mua
hạt cacao trong nhiều năm qua đều tăng, năm 2005 giá hạt 15.000 đ/kg, hiện nay tăng

lên 50.000 đ/kg, một số thời điểm tăng lên trên 60.000đ/kg. Cả nước có trên 10 doanh
nghiệp và hàng trăm điểm thu mua, chế biến cacao.
Hình 2.2. Biểu Đồ Thống Kê Diện Tích Hình 2.3. Biểu Đồ Thống Kê Diện Tích
Cacao Trồng Chuyên Canh và Xen Cacao Đã Thu Hoạch và Chưa Thu
Hoạch (2011)

Canh (2011)

Nguồn tin: Số liệu thống kê

9


2. Về tiềm năng kinh doanh
Trên thị trường thế giới hiện nay, nguồn nguyên liệu cacao đang trở nên hiếm
và đắt đỏ, sản lượng cacao toàn cầu những năm qua không tăng nhiều do bất ổn ở
những nước sản xuất cacao hàng đầu như Bờ Biển Ngà, Ghana, Indonesia…Trong khi
đó, nhu cầu sử dụng hạt cacao trên thế giới vẫn tăng, dẫn đến tình trạng cung không đủ
cho nguồn cầu, đặc biệt là các nước như Brazil, Nga, Ucraina, vùng Trung Đông…
trong khi giá ca cao thế giới từ niên vụ 2006 – 2007 đến 2010 – 2011 luôn có xu
hướng đi lên. Trước tình hình trên, những nhà chế biến cacao sẽ gặp khó khăn trong
việc tìm nguồn cung thay thế trong thời gian tới. Có thể nói, đây là cơ hội cho Việt
Nam phát triển diện tích và sản lượng cacao. Năm 2004 cacao Việt Nam bắt đầu thu
hoạch và có sản lượng hàng hóa để xuất khẩu, nhưng sản lượng vẫn còn rất nhỏ trên
bản đồ những nước trồng cacao thế giới. Tuy vậy, các nhà chế biến ca cao tại châu Âu
lại kỳ vọng Việt Nam sẽ là nước sản xuất hạt ca cao như Indonesia. Qua việc các nước
tài trợ cho việc trồng cacao xen vườn dừa, trái cây, cà phê… ở Bến Tre, Tiền Giang,
Đồng Nai, Bình Phước cho thấy, dù năng suất chưa phải là cao so với thế giới, nhưng
chất lượng hạt lại được các nhà chế biến trên thế giới công nhận vào loại hàng đầu.
Để trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như cà phê, tiêu, điều, thì cây

cacao rất cần có chính sách hỗ trợ phát triển, thông qua việc lập quỹ hỗ trợ nông
nghiệp, giúp nông dân một phần về nguồn cây giống, vốn. Nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ
việc phát triển ca cao có thể tìm được thông qua một số ngân hàng các nước, như Ngân
hàng Rubabank của Hà Lan. Đây là một trong những ngân hàng lớn thế giới thường tài
trợ những dự án về nông nghiệp cho nhiều quốc gia ở các nước đang phát triển. Ngân
hàng này đang quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nhất là cây ca cao ở Việt Nam.
Hiện nay Công ty Cargill (Hà Lan) vẫn là đơn vị chủ lực mua hạt cacao, tổ
chức thu mua trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới cộng tác viên nông dân. Một số công
ty trong và ngoài nước khác cũng quan tâm đến sản phẩm cacao như VinaCacao,
Vinamilk, Olam, Armajaro, Touton, Mitsubishi, Dakman, Phạm Minh, Thảo Ly và các
công ty thu mua hạt hiện nay chủ yếu để xuất khẩu. Năm 2009, giá thu mua hạt cacao
luôn ổn định và ở mức cao khoảng 40.000 – 60.000đ/kg hạt khô. Nhiều điểm sơ chế và
thu mua hạt cacao (trái tươi và hạt khô) phát triển nhanh chóng tại các vùng trồng
cacao. Một số ít doanh nghiệp và hộ trồng cacao đang bắt đầu sản xuất một số sản
10


phẩm từ hạt cacao như bột cacao, rượu, kẹo socola, bánh và nhiều sản phẩm khác nữa.
Một số công ty thu mua, rang xay, chế biến cacao lớn trên thế giới đang rất quan tâm
tới cacao Việt Nam như Hà Lan, Nhật, Mỹ, Malayssia và nhiều nước khác…
2.2.3. Tình hình phát triển cacao tại Bến Tre
1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Tính đến hết tháng 09/2011 diện tích cacao toàn tỉnh là 8990,76 ha, trong đó
diện tích đang cho thu hoạch khoảng 5600 ha. Năng suất cacao bình quân toàn tỉnh
ước tính đạt gần 6000 kg trái tươi/ha/năm. Tổng sản lượng hạt cacao khô của toàn tỉnh
trong năm 2011 ước tính khoảng 3000 tấn hạt khô. Nhìn chung, tình hình sinh trưởng
và phát triển cacao trên toàn tỉnh đến nay khá tốt, các vùng bị ảnh hưởng do xâm nhập
mặn thiệt hại không đáng kể và đang phục hồi khá tốt. Hiện tỉnh đang có kế hoạch mở
rộng diện tích cacao trong giai đoạn sắp tới (2012 - 2015), mỗi năm trồng mới thêm
1500 ha. Tình hình phát triển cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2. Tình Hình Phát Triển Cacao Bến Tre (từ năm 2000 đến 30/09/2011)
TT

Đơn vị

DA hỗ trợ

Dân tự trồng

Tổng số

DT thu

KH 2012

(ha)

(ha)

(ha)

hoạch (ha)

(ha)

1

TP Bến Tre

280,7


30

310,7

-

-

2

Châu Thành

3092

210

3302

-

100

3

Chợ Lách

-

9


9

-

10

4

Thạnh Phú

107,19

-

107,19

-

50

5

Mỏ Cày Bắc

1215,45

308,88

1525,33


-

400

6

Mỏ Cày Nam

1153,4

164

1317,4

-

400

7

Giồng Trôm

1621

446

2067,0

-


450

8

Bình Đại

155,54

67,79

223,33

-

50

9

Ba Tri

113,81

15

128,81

-

40


7739,09

1250,67

8990,76

5600

1500

Tổng

Nguồn tin: Trung tâm KNKN Bến Tre
11


Diện tích cacao trồng mới tính đến cuối năm 2011 là 8995 ha. Nhằm tiếp tục
phát triển diện tích cacao đạt 15000 ha vào năm 2015, Ban Chỉ đạo dự kiến diện tích
trồng mới vào năm 2012 là 1500 ha, phân bổ cho các huyện: Giồng Trôm (450 ha);
Mỏ Cày Nam (350 ha); Mỏ Cày Bắc (350 ha); Châu Thành (250 ha); Bình Đại (50 ha);
Thạnh Phú (50 ha); Ba Tri (50 ha); Thành phố Bến Tre (30 ha); Chợ Lách (20 ha).
2. Tình hình sâu bệnh
Cũng giống như các loại cây công nghiệp khác, cây cacao cũng có nhiều tác
nhân gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển như: bọ xít muỗi, sâu hồng,
bọ cánh cứng hại lá, mối, nấm bệnh Phytophthora,…Theo báo cáo về thực trạng phát
triển cacao tại Bến Tre của sở NN & PTNT thì đối tượng gây hại chủ yếu trên cây
cacao là bọ xít muỗi và nấm bệnh Phytophthora. Tuy nhiên việc kiểm soát các tác
nhân gây hại này trong sản xuất hiện nay tương đối tốt, chủ yếu là sử dụng các biện
pháp quản lí tổng hợp.

3. Tình hình cung ứng giống
Trong năm 2011, các cơ sở sản xuất cacao giống tư nhân với quy mô lớn ở Bến
Tre đã sản xuất hơn 1.800.000 cây giống chất lượng khá chuẩn, chủ yếu là các giống:
TD3, TD5, TD8, TD9, TD10, TD11. Các huyện cung ứng giống chủ yếu là Chợ Lách,
Châu Thành. Lượng giống trên không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh mà còn cung
ứng phần nào cho các tỉnh bạn như: Vĩnh Long, Bình Phước, Tiền Giang, Đak Lak.
Với mức giá giao động từ 5500 đồng – 7000 đồng/cây, tùy theo nơi đặt hàng, người
sản xuất giống còn lãi khoản 1500 đồng/cây. Như vậy, nếu sản xuất cacao giống với
quy mô lớn, nhiều cơ sở sẽ thu được lợi nhuận rất cao.
4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp tham gia thu mua hạt cacao
cũng như cacao tươi. Các công ty trong nước như: Thành Hưng Thịnh, Phú Bình,
Phạm Minh…và các công ty nước ngoài như: Olarm, Cargill, Amazaro… Chính sự
tham gia thu mua của nhiều công ty đã tạo nên thị trường cạnh tranh, góp phần tạo tâm
lý an toàn cho người sản xuất. Từ niên vụ 2010 đến nay giá mua biến động từ 50.000 70.000 đồng/kg hạt khô. Với mức giá này, thu nhập của người nông dân đã tăng thêm
từ 10- 15 triệu đồng/ha. Đối với các hộ nông dân đầu tư thâm canh thu nhập có thể đạt
60 - 70 triệu đồng/ha. Trong điều kiện thâm canh đúng kĩ thuật, lợi nhuận từ việc canh
12


tác cacao xen trong vườn dừa có thể cho thu nhập tương đương hoặc hơn trồng các
loại cây trồng có múi (150-200 triệu đồng) nhưng với chi phí đầu tư thấp hơn.
5. Tình hình thực hiện cacao chứng nhận UTZ tại Bến Tre
Dự án Cacao chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ tại Bến Tre được Hevetas Việt
Nam hỗ trợ sẽ được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư trực tiếp triển khai thực
hiện giai đoạn 2010-2014. Hevetas Việt Nam sẽ đóng góp khoảng viện trợ không hoàn
lại trị giá 457.950 USD (tương đương khoảng 9 tỷ đồng Việt Nam), chiếm khoảng
90% tổng vốn đầu tư của dự án, còn lại 10% sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đóng
góp đối ứng cho các hoạt động khác của Dự án.
Ban đầu, dự án đã kết hợp cùng Helvetas và 2 công ty Phạm Minh,Thành Hưng

Thịnh hình thành 16 câu lạc bộ cacao chứng nhận tiêu chuẩn UTZ ở các huyện Châu
Thành (8 CLB), Mỏ Cày Nam (3 CLB), Giồng Trôm (3 CLB), Mỏ Cày Bắc (2 CLB).
Tổng số hộ tham gia dự án là 560 với tổng diện tích là 160 ha. Từ tháng 5/2011 đến
nay DA đã tổ chức 10 khóa học TOT cho cán bộ, ICS công ty, BCN CLB (364 lượt
người học) về các chủ đề UTZ yêu cầu như: Hệ thống kiểm soát nội bộ (50 học viên),
Tiêu chuẩn chứng nhận UTZ (50 học viên), Kỹ năng đánh giá/thanh tra nội bộ (26 học
viên), Nâng cao kỹ năng đánh giá/thanh tra nội bộ (33 học viên), Kỹ năng điều hành
cuộc họp và tập huấn cho CLB (22 học viên), Kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn
UTZ (37 học viên), Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả (37 học viên),
Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho các đội phun thuốc (16 HV), Thu hoạch
và sơ chế ca cao (51 học viên), Sơ cấp cứu và an toàn lao động (42 học viên)… Bên
cạnh đó, ban quản lý DA cũng đã phối hợp với các BCN CLB tổ chức hàng trăm buổi
tập huấn lại cũng như hướng dẫn giám sát thực hiện về 43 tiêu chí sản xuất UTZ,
những chuyên đề kĩ thuật,tỉa cành tạo tán, sử dụng thuốc BVTV, ghi chép nhật kí nông
hộ, sơ cứu an toàn lao động… cho các thành viên của các CLB.
Ngày 19/01/2012, công ty Phạm Minh cùng với 86 hộ sản xuất cacao của 9
CLB đã được Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu
(CAFECONTROL) chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ. Đây là kết quả khởi đầu khá hứa
hẹn sau hơn một năm hoạt động của dự án, mang lại dấu hiệu tích cực về tính bền
vững của sản xuất cacao sau khi dự án kết thúc. Dựa vào những kết quả khả quan ban
đầu, DA đang có kế hoạch mời thêm nhiều doanh nghiệp cùng tham gia hệ thống
13


chứng nhận, tăng thêm số lượng các CLB lên 20 - 25 CLB (mỗi CLB từ 20 đến 30
thành viên) cụ thể như sau: Châu Thành (8 - 10 CLB), Giồng Trôm (4 - 7 CLB), Mỏ
Cày Bắc (4 CLB), Mỏ Cày Nam (4 CLB).
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội
Hình 2.4. Bảng Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre


Nguồn: Internet
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện
tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh
và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông
Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành
phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh
Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.
b. Khí hậu: Tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
14


×