Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 154 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ TÚ ANH

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU THĂNG LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ TÚ ANH

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU THĂNG LONG


Ngành: Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. ĐÀM THỊ HẢI ÂU

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận” Kế Toán Doanh Thu Chi Phí
Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập
Khẩu Thăng Long , sinh viên Trần Thị Tú Anh khóa 34, ngành Kế Toán, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng ngày__________
Đàm Thị Hải Âu
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2012

tháng

năm 2012


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


 

LỜI CẢM TẠ
Suốt khoảng thời gian học tập tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh được sự quan tâm giảng dạy tận tình của các thầy cô. Các thầy cô đã tận tình
truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và quý báu. Đó là hành trang để cho em
vững bước vào đời, là vốn quý hiện tại và tương lai cùng góp phần cho sự phát triển
của bản thân và xã hội. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất
Nhập Khẩu Thăng Long, qua công việc thực tiễn đã giúp em cũng cố lại kiến thức, tiếp

cận đi sâu vào thực tế để không bỡ ngỡ với công việc sau này.
Em xin được gửi tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ người đã
sinh thành và nuôi nấng dạy dỗ con nên người.
Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các quý thầy cô trường Đại
học Nông Lâm nói chung và quý thầy cô khoa kinh tế nói riêng đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích trong những năm tháng học tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đàm Thị Hải Âu đã hết lòng giúp đỡ và
hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty Cổ phần thương mại xuất
nhập khẩu Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
thực tập tại công ty, để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.

Một lần nữa, em xin gửi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn chân thành nhất đến
tất cả quý thầy cô.
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể anh chị trong Công ty Cổ Phần Thương
Mại XNK Thăng Long nhiều sức khỏe, may mắn và thành đạt. Chúc cho sự nghiệp
phát triển kinh tế của Đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả và vững mạnh hơn nữa
Sinh viên
TRẦN THỊ TÚ ANH


 

NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ TÚ ANH tháng 06 năm 2012. “Kế Toán Doanh Thu-Chi Phí và
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu
Thăng Long”.

TRAN THI TU ANH June 2012. “Turnover- Expenses and Determined
Business Result Accounting at Thang Long Commercial Import Joint Stock
Company”.
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ tất cả các phòng
ban của Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thăng Long, đặt biệt là phòng kế
toán.
Nội dung chủ yếu của đề tài là mô tả công tác kế toán xác định kết quả kinh
doanh tại công ty. Từ những kết quả đạt được đồng thời đưa ra những ví dụ nhằm làm
nổi bật nội dung của khóa luận, đưa ra những nhận định của bản thân hoàn thiện hơn
cho công tác kế toán tại công ty. Đề tài bao gồm:
+ Phương pháp hạch toán doanh thu
+ Phương pháp hạch toán chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính
+ Phương pháp hạch toán doanh thu sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động

tài chính.
+ Phương pháp hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh


 

MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix 

DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC HÌNH

xi 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề




1.2 Mục tiêu nghiên cứu



1.3 Phạm vi nghiên cứu



1.3.1 Phạm vi về không gian



1.3.2 Phạm vi về thời gian



1.3.3 Phạm vi về số liệu



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty




2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty



2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ



2.2.2 Quyền hạn



2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty



2.3.1 Cơ cấu của bộ máy quản lý



2.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban



2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

10 

2.4.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán


11 

2.4.2 Nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán

11 

2.4.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

12 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

16 
16 

3.1.1 Khái niệm về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

16 

3.1.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

18 

v


 

3.1.3 Doanh thu bán hàng nội bộ


21 

3.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

23 

3.1.4 Kế toán giá vốn hàng bán

24 

3.1.5 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

26 

3.1.6 Chi phí hoạt động tài chính

28 

3.1.7 Kế toán chi phí bán hàng

30 

3.1.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

31 

3.1.9 Kế toán thu nhập khác, chi phí khác

32 


3.1.10 Kế toán chi phí thuế TNDN

35 

3.1.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

38 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

40 

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty

41 
41 

4.1.1 Đặc điểm

41 

4.1.2 Đặc điểm về khách hàng

41 

4.1.3 Hình thức thanh toán

41 


4.1.4 Quá trình xuất kho bán hàng

42 

4.2 Kế toán doanh thu bán hàng

45 

4.2.1 Đặc điểm

45 

4.2.2 Tài khoản sử dụng

46 

4.2.3 Chứng từ sử dụng

46 

4.2.4 Phương pháp hạch toán kế toán DT bán hàng

47 

4.2.5. Một số nghiệp vụ minh họa

47 

4.3. Kế toán giá vốn hàng bán


49 

4.3.1 Đặc điểm

49 

4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

49 

4.3.3 Chứng từ sử dụng

50 

4.3.4 Phương pháp hạch toán

50 

4.3.5 Một số nghiệp vụ minh họa

50 

4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

51 

4.5 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

52 


vi


 

4.5.1 Đặc điểm

52 

4.5.2 Tài khoản sử dụng

52 

4.5.3 Chứng từ sử dụng

52 

4.5.4 Phương pháp hạch toán

52 

4.5.5 Một số nghiệp vụ minh họa

52 

4.6 Kế toán chi phí hoạt động tài chính

53 


4.6.1 Đặc điểm

53 

4.6.2 Tài khoản kế toán sử dụng

54 

4.6.3 Chứng từ sử dụng

54 

4.6.4 Phương pháp hạch toán

54 

4.6.5 Một số nghiệp vụ minh họa

54 

4.7 Kế toán chi phí bán hàng

55 

4.7.1 Đặc điểm

55 

4.7.2 Tài khoản kế toán sử dụng


55 

4.7.3 Chứng từ sử dụng

56 

4.7.4 Phương pháp hạch toán

56 

4.7.5 Một số nghiệp vụ minh họa

56 

4.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

59 

4.8.1 Đặc điểm

59 

4.8.2 Tài khoản kế toán sử dụng

59 

4.8.3 Chứng từ sử dụng

60 


4.8.4 Phương pháp hạch toán

60 

4.8.5 Một số nghiệp vụ minh họa

60 

4.9 Kế toán thu nhập khác

62 

4.9.1 Đặc điểm

62 

4.9.2 Tài khoản kế toán sử dụng

62 

4.9.3 Chứng từ sử dụng

62 

4.9.4 Phương pháp hạch toán

62 

4.9.5 Một số nghiệp vụ minh họa


63 

4.10 Kế toán chi phí khác

63 

4.10.1 Đặc điểm

63 
vii


 

4.10.2 Tài khoản kế toán sử dụng

64 

4.10.3 Phương pháp hạch toán

64 

4.11 Kế toán chi phí thuế TNDN

64 

4.11.1 Chứng từ sử dụng

64 


4.11.2 Nghiệp vụ minh họa

64 

4.12 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

65 

4.12.1 Tài khoản kế toán sử dụng

65 

4.12.2 Phương pháp hạch toán

65 

4.12.3 Một số nghiệp vụ minh họa

65 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69 

5.1 Kết luận

69 

5.1.1 Về tổ chức hoạt động của Công ty


69 

5.1.2 Về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị

70 

5.2 Kiến nghị

70 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73 

viii


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

CB CNV

Cán bộ công nhân viên

CP


Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPNVL

Chi phí nguyên vật liệu

CPNC

Chi phí nhân công

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CTGS

Chứng từ ghi sổ

DT

Doanh thu


DN

Doanh nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

GTGT

Giá trị gia tăng



Hóa đơn

HĐKT

Hợp đồng kinh tế

KH

Khách hàng

KQKD

Kết quả kinh doanh

NVL


Nguyên vật liệu

NSNN

Ngân sách nhà nước

PXK

Phiếu xuất kho

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


XNK

Xuất nhập khẩu

ix


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Mã Hàng Các Mặt Hàng Kinh Doanh Tại Công Ty .......................................... 7

x


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý ......................................................................... 8 
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại công ty ......................................................11 
Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ..............................13 
Hình 4.1: lưu đồ bán hàng giao hàng tại kho DN ..........................................................42 
Hình 4.2. lưu đồ bán hàng giao hàng tại kho của KH ...................................................44 
Hình 4.3. Sơ đồ hạch toán DT bán hàng cho KH ..........................................................48 
Hình 4.4. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán .................................................................51 
Hình 4.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ............................................53 
Hình 4.6: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính ..................................................................55 
Hình 4.7: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng..................................................................58 
Hình 4.8: Sơ đồ hạch toán chi phí QLDN .....................................................................61 
Hình 4.9: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ......................................................................63 

Hình 4.10 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh ..............................................67 

xi


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Sổ cái TK 511
Hợp Đồng Kinh Tế số 13/2012/HĐKT-PHANBON
Hóa đơn GTGT số 0001837, 0001897, 0001863
Phụ lục 2
Sổ cái TK 632
Phiếu xuất kho số X03-0003, 81-03-TP, ANLAC-03
Phụ lục 3
Sổ cái TK 515
Phiếu trả lãi tài khoản
Phụ lục 4
Phiếu báo nợ
Sổ phụ khách hàng
Phụ lục 5
Sổ cái TK 635
Phiếu báo nợ
Sổ hạch toán chi tiết tài khoản
Phụ lục 6
Sổ cái TK 641
Phụ lục 7
Bảng thanh toán tiền lương Công ty Thăng Long tháng 02/2012
Sổ chi tiết tài khoản 334

Phụ lục 8
Phiếu chi số C03-0088
Hóa đơn bán hàng số 0093119, 0093117
Phụ lục 9
Giấy đề nghị thanh toán
Bảng kê hóa đơn
xii


 

Phụ lục 10
Hóa đơn GTGT số 0000231
Phiếu thu của Công ty TNHH Vận Tải DL & TM Nam Bắc
Phụ lục 11
Sổ cái TK 642
Phụ lục 12
Phiếu chi số C02-0018
Chứng từ giao dịch ngân hàng
Phụ lục 13
Phiếu chi số C03-0073
Hóa đơn dịch vụ viễn thông (GTGT) số 0735941, 0739705
Phụ lục 14
Sổ cái TK 711
Hóa đơn bán hàng (Kiêm phiếu xuất kho)
Phụ lục 15
Sổ cái TK 821
Tờ khai thuế TNDN tạm tính (mẫu 01A/TNDN)
Phụ lục 16
Sổ cái TK 911

Sổ cái TK 421
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh

xiii


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế theo định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Khi nước ta đã là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới việc hội nhập kinh tế có tác động đến quá trình hoạt động
kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp như:
doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, mở rộng
thị trường tiêu thụ… Bên cạnh những điều kiện thuận lợi do hội nhập kinh tế mang lại
các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường gay gắt hơn. Chính những điều đó
đòi hỏi DN phải không ngừng hoàn thiện, khẳng định bản thân, biến những thách thức
thành cơ hội để tồn tại và phát triển trong thời kì kinh tế hội nhập quốc tế.
Lợi nhuận đã trở thành động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi DN đều phải tính toán, linh hoạt đề ra phương
án hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm mục đích tăng doanh thu giảm chi phí
để đạt được mục đích tối đa trong kinh doanh để mở rộng và tái đầu tư trong DN.
Để đạt được mục đích đó thì sự đóng góp của bộ phận kế toán rất quan trọng,
đặc biệt là kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh vì công tác hạch toán
doanh thu-chi phí có hệ thống, đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán sẽ cung
cấp thông tin cho các nhà quản trị để có biện pháp thích hợp, kịp thời trong việc đề ra
các biện pháp nâng cao doanh thu cho DN. Chính xuất phát từ các vấn đề trên mà em

chọn đề tài “Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công
ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thăng Long”.


 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Quan sát, mô tả quá trình hạch toán về kế toán các khoản doanh thu, kế toán
chi phí, và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Tìm hiểu và phản ánh trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình xác định doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh cùng hình thức ghi sổ kế toán tại công ty.
Trên cơ sở những kiến thức đã học tại trường và tham khảo tài liệu xem xét sự
vận dụng các chế độ kế toán tại công ty có phù hợp hay không? Đưa ra nhận xét và
kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị.
Đây còn là cơ hội gắn kết kiến thức đã học với môi trường thực tiễn nhằm nâng
cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm trong môi trường làm việc mới sau khi ra trường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Thương Mại
Xuất Nhập Khẩu Thăng Long tại số 75, Đường 19, Khu Phố 2, P. Bình An, Quận 2,
TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2012 đến ngày 20/05/2012
1.3.3 Phạm vi về số liệu
Số liệu được phân tích là số liệu phát sinh trong quý I năm 2012
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và sơ lược cấu

trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thăng
Long: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán cũng như các
vấn đề khác liên quan đến công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2


 

Trình bày một số lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc
nghiên cứu thực tế.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả công việc tập hợp, báo cáo doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số ưu và khuyết điểm, trên cơ sở đó
đưa ra nhận xét, kết luận và một số kiến nghị.

3


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Giám đốc: TRẦN ĐỨC NGHĨA
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
THĂNG LONG
Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG COMMERCIAL IMPORT EXPORT
JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết viết tắt: THANG LONG IMEX JSC
Trụ sở chính: 75, Đường 19, Khu Phố 2, P. Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.37402979
Fax: 08.37402969
Mã số thuế: 0307771958
Email:
Nhà máy sản xuất dầu nhớt Solube được vận hành hoạt động tại Km 9, Xa Lộ
Hà Nội, Quận Thủ Đức, TP.HCM – là nơi sản xuất ra các dòng sản phẩm Solube nổi
tiếng dành cho tất cả các loại động cơ trên thị trường hiện nay.
Công ty hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: kinh doanh dầu nhớt và phân bón.
* Quá trình thành lập và hoạt động
Công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thăng Long được sở Kế Hoạch
và Đầu Tư TP.HCM cấp giấy phép đăng ký thành lập và hoạt động từ ngày
20/03/2009, số 0307771958. Công ty hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp được Quốc
hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005, với số vốn điều lệ là 13.500.000.000 đồng (Mười ba tỷ năm trăm triệu
đồng) được góp từ các cổ đông thành lập.
4


 

Công ty đã mua lại dây chuyền công nghệ sản xuất và thương hiệu dầu nhớt
Solube của Công ty Kho Vận Miền Nam_Kho bãi cảng Sotrans tại Km 9, Xa Lộ Hà
Nội, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

Nhà máy dầu nhớt Solube được thành lập ngày 27/10/2001. Giai đoạn đầu
thành lập, phương châm của Nhà máy là: “Uy tín và chất lượng là hàng đầu”. Giai
đoạn 2003-2005, nhà máy tiếp tục duy trì phương châm hoạt động trên, đồng thời chú
trọng việc đổi mới liên tục để phát triển.
Là một nhãn hiệu trong nước 100%, sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các đối
thủ trực tiếp là các Tập đoàn dầu nhớt toàn cầu như ExxonMobil, Bp-Castrol, Caltex,
Shell với tiềm lực tài chính thâm hậu và nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh dầu
mỡ bôi trơn, Nhà máy dầu nhớt Solube đã gặp không ít khó khăn trong những năm
2001-2002. Cùng với đội ngũ nhân viên tiếp thị và bán hàng sẵn có, nhà máy đã chủ
động cho tuyển dụng và đào tạo gấp rút đội ngũ nhân viên bán hàng. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kinh nghiệm và trí thức, cùng với sản phẩm chất lượng và uy tín lâu năm
trong ngành kinh doanh dầu nhờn trước đó đã giúp cho Solube nhanh chóng được
khách hàng và người tiêu dùng biết đến. Chỉ sau chưa đầy 2 năm, Solube đã có chỗ
đứng trên thương trường và vượt qua các nhà sản xuất trong nước khác đứng vào top
thương hiệu dẫn đầu về “uy tín và chất lượng”.
Nhà máy không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật để đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vậy là từ chỗ chỉ có 700m3 bồn
chứa với 2 dây chuyền sản xuất phuy và can, hiện Nhà máy đã có tổng dung tích bồn
chứa gần 2.000m3, 5 dây chuyền sản xuất - đóng gói, 1 phòng Hóa nghiệm trang bị các
máy móc, thiết bị của Đức, Mỹ, Hà Lan, 2 bồn trộn phụ gia và 1 xưởng sản xuất - gia
công vỏ phuy. Văn phòng làm việc và văn phòng xưởng sản xuất được nâng cấp, các
hoạt động quản lý kinh doanh/kế toán và các giao dịch với khách hàng được tin học
hóa.
Bên cạnh đó, Nhà máy dầu nhớt Solube còn chú trọng đầu tư phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu với việc nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm chuyên dụng, chất
lượng ngày càng cao và liên tục cải tiến nhãn mác hàng hóa, mẫu mã bao bì. Chính
nhờ thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư phát triển và liên tục cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2000 mà Nhà máy Dầu nhớt Solube ngày càng
5



 

trở thành lựa chọn của các nhà đầu tư, nhà cung cấp và cả các đơn vị kinh doanh dầu
nhớt khác đặt hàng sản xuất - gia công. Năm 2001, sản phẩm Solube được tiêu thụ chủ
yếu ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nay đã phát triển mạnh khu
vực miền Bắc và miền Trung.
Năm 2002, Nhà máy dầu nhớt Solube đã được tặng bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ và năm 2005, Nhà máy Dầu nhớt Solube vinh dự đón nhận Huân chương
Lao động hạng III, năm 2006 giải thưởng Sao Vàng Đất Việt… Đó là một phần
thưởng xứng đáng cho những phấn đấu không ngừng của CB CNV Nhà máy và là
động lực to lớn khuyến khích Nhà máy phải nổ lực hơn nữa trong việc phát triển sản
xuất kinh doanh.
Tháng 7- 2007 được đánh giá là bước ngoặt về sự chuyển mình của nhà máy.
Đơn vị chủ quản mới là công ty Cổ Phần Thương Mại XNK Thăng Long. Sự chuyển
đổi về bộ máy hành chính cũng như cách thức làm việc ngày càng phù hợp với tình
hình biến động của thị trường. Đến nay công ty đã và đang tiếp tục phát huy truyền
thống nhằm đẩy mạnh thương hiệu Solube lên 1 tầm cao mới.
Hiện nay Công ty đang chú trọng phát triển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
sản phẩm dầu nhớt Solube với nhiều dòng sản phẩm dầu nhớt dành cho xe máy, động
cơ-diezel, máy công nghiệp, hóa chất công nghiệp; Kinh doanh phân bón: phân D.A.P,
phân Ure, phân đạm, phân Kali.

6


 

Bảng 1: Mã Hàng Các Mặt Hàng Kinh Doanh Tại Công Ty
MÃ VẬT TƯ

BONLA
DAP TQ
DAPXHH
KALIN
T.CAM
T.CUC3
T.CUC4
T.DA
TDD TR
UREAHT
UREATQ
BONLA
DAP TQ
DTLH46.01
DTNST500.01
HM.01
HM.02
HM.5
HM.6
NCHD40.01
NCHD50.01
NCHD50.02
NCHDX40.01
NCHDX50.01
NCMD40.01
NCMD50.01
NCMD50.02
NXMWD01
NXMWD02
NXMWF01

NXMWF02
NXMWG01
NXMWG02
BS150
DHDP140N
DHDP140S
GX140.01
H68.01
HD40-18L
HD50.01.CA
HD50-25L
HD50.01
HDX40.18
MD50-18L
SCOOTER.01
SN150
SN500
SPS1.18
WIND-1L
WINDSF-0.8L
WINDSG-0.8L
WINDSG-1L

TÊN VẬT TƯ
Phân bón lá nước
DAP Trung Quốc
DAP xanh Hồng Hà
Kali nhuyễn
Than cám
Than cục 3

Than cục 4
Than đá
Than đá trộn
Urea hạt trong
Urea Trung Quốc
Phân bón lá nước
DAP Trung Quốc
Dầu thủy lực H46 200l
Dầu truyền nhiệt SOLUBE
Hàng mẫu Supper Heavy F1C
Hàng mẫu Supper Heavy F1
Nhớt xe tay ga scooter-1l
Nhớt xe tay ga scooter-0.8
Nhớt HD40 18 lít
Nhớt HD50 18 lít
Nhớt HD40 25 lít
Nhớt HDX40 18 lít
Nhớt HDX50 18 lít
Nhớt MD40 18 lít
Nhớt MD50 18 lít
Nhớt MD40 25 lít
Nhớt xe máy WIND 0.8lit
Nhớt xe máy WIND 1 lít
Nhớt xe máy WINDSF 0.8l
Nhớt xe máy WINDSF 1lit
Nhớt xe máy WINDSG 0.8l
Nhớt xe máy WINDSG 1lit
Dầu gốc BS150
Dầu hóa dẻo P140 Nhựa
Dầu hóa dẻo P140 Sắt

Dầu bánh răng GX 140 200L
Solube H68
Nhớt can HD40-18L
Dầu động cơ HD50 200L (CA)
Nhớt can HD50-25L
Dầu động cơ HD50 200L
Nhớt can HDX40-18L
Solube MD50-18L
Scooter 0.8L
Dầu gốc SN150
Dầu gốc SN500
Super heavy F1-18L
Nhớt lon Wind-1L
Nhớt lon Windsf-0.8L
Nhớt lon Windsg-0.8L
Nhớt lon Windsg-1L

7

ĐVT
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Tấn

Tấn
Tấn
Tấn
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít

Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít
Lít


 

2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Tuân thủ các quy định của pháp luật.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn vốn, tối đa hóa giá trị của công ty, hoạt
động hiệu quả theo yêu cầu của cổ đông.
Tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo điều hình của hệ thống phân phối của toàn công
ty…
2.2.2 Quyền hạn
Là đơn vị hạch toán độc lập. Được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Được quyền tự chủ về mặt tài chính, tuyển chọn lao động theo quy định
của pháp luật…
2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.3.1 Cơ cấu của bộ máy quản lý

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý

Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát

Ban Giám Đốc

P. Tổ
chức
hành
chánh

P.Kinh
DoanhTổng Hợp

P.Tài
ChínhKế Toán

8

P. Kỹ
thuật
công
nghệ

P.Kiểm
Nghiệm


Nhà
Máy
Sản
Xuất


 

2.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
a)

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông tham gia góp vốn vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Công ty có quyền biểu quyết và chịu trách nhiệm theo tỷ lệ góp
vốn thực hiện các quyền và nhiệm vụ tại điều 70 của Luật Doanh Nghiệp.
b)

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập và thực hiện chức năng kiểm soát theo quy định của Luật Doanh nghiệp
và điều lệ công ty.
c)

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là bộ phận quản lí của công ty, có chức năng quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại điều 20.2
điều lệ
d)

Ban giám đốc

Giám đốc công ty là do Hội đồng quản trị bầu ra và chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị. Giám đốc là người quyết định tất cả các hoạt động hàng ngày của công
ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị
phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lí nội bộ công ty.
e)

Phòng hành chánh

Phòng hành chánh thức hiện nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp cán bộ, công nhân viên,
tuyển dụng lao động, xây dựng hệ thống tiền lương, thưởng nhằm khuyến khích sản
xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng hệ thống định mức lao động, chế độ bảo hiểm
xã hội, y tế và các chính sách khác.
f)

Phòng kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ, tìm kiếm lựa chọn các nhà cung cấp,
lập kế hoạch mua máy móc, thiết bị, nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, tổ chức và
quản lí các dự án.

9



 

g)

Phòng tài chính kế toán

Tổ chức công tác hoạch toán kế toán, tập hợp, phân tích và báo cáo các nghiệp
vụ kế toán phát sinh chính xác, kịp thời, đầy đủ, đúng quy chế quy định, phù hợp với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính, phân tích,
đánh giá kết quả tình hình kinh doanh, báo cáo thống kê, quyết toán tài chính hàng
năm cho các ban ngành theo đúng chế độ quy định, theo dõi kiểm tra các thu chi, công
nợ, thanh toán, nộp ngân sách, lưu trữ bản quản và giữ bí mật các tài liệu kế toán, kiểm
kê thường tài sản nguyên vật liệu, xuất nhập tồn kho trong qua trình sản xuất kinh
doanh.
h)

Phòng kỹ thuật công nghệ

Lập kế hoạch phát triển kỹ thuật, công nghệ từng thời kỳ; nghiên cứu thử
nghiệm, ứng dụng, cải tiến các thiết bị, công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất; đề
xuất các giải pháp, phương án xử lý kỹ thuật và tham mưu cho Giám đốc Công ty về
việc quản lý, mua sắm, đổi mới các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ.
i)

Phòng kiểm nghiệm

Kiểm tra chất lượng trực tiếp theo quy trình sản xuất, lấy mẫu và kiểm nghiệm
chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm chung về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
cho đến bán thành phẩm và sản phẩm bán ra trên thị trường.
2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
trong tổ chức công tác kế toán tại công ty, quyết định chất lượng của công tác kế toán.
Đó là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế
toán cho các đối tượng khác nhau.

10


 

2.4.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tổng hợp

Kế toán
công nợ

Kế toán
thuế và
tiền
lương

Kế toán
hàng hóa
kiêm Thủ
kho


Kế toán
chi phí
-giá
thành

Thủ
quỹ

2.4.2 Nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán
a)

Kế toán trưởng

Giám sát điều hành toàn bộ công tác kế toán của công ty. Tổ chức phân công,
bố trí công tác cho các bộ phận kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên, chỉ đạo
trực tiếp và quyết định các phương pháp hạch toán kế toán. Tổ chức công việc hạch
toán kế toán theo quy chế hoạt động của công ty dựa trên Luật kế toán Việt Nam hiện
hành.
Kiểm tra và kí duyệt các loại hóa đơn, chứng từ, tài liệu, các bảng biểu và báo
cáo tài chính có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty
Tổ chức thực hiện nộp báo cáo tài chính kịp thời, đầy đủ, đúng hạn cho Cơ
quan quản lý Nhà nước.
Định kì báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Cổ đông góp vốn về mọi
thông tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty.
b)

Kế toán tổng hợp

Là bộ phận kế toán kiểm soát tổng thể tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại
Đơn vị để báo cáo lên Kế toán trưởng và các cấp quản lý.

11


×