Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HỘI XÃ TÂN HỘI HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TRIỆU TRÍ TÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HỘI XÃ TÂN HỘI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TRIỆU TRÍ TÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HỘI XÃ TÂN HỘI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S VŨ THANH LIÊM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo tiểu luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN HỘI XÃ
TÂN HỘI HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG”, do TRIỆU TRÍ TÂN, sinh
viên khóa 34, ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________ .

Giáo viên hướng dẫn
Ths.Vũ Thanh Liêm

_______________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Người đầu tiên mà con muốn gửi lời cảm ơn đến là ba,mẹ. Cảm ơn vì ba, mẹ đã
sinh ra con, cho con hình hài, dưỡng dục và nuôi con khôn lớn. Con sẽ không bao giờ
có thể quên được công ơn to lớn, những gian lao vất vả theo ba, mẹ suốt cả cuộc đời
và những hi sinh cao cả mà ba, mẹ đã dành cho con. Con sẽ nhớ mãi.
Cảm ơn quý thầy, quý cô. Người đã cho em kiến thức, cho em những ước mơ
và giúp em nuôi dưỡng nó. Đồng cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh tế đã tận tình
giúp đỡ, chỉ dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học ở trường.
Một lần nữa cho phép em được gửi lời tri ân đến quý thầy cô, chúc thầy cô luôn mạnh
khỏe và công tác tốt.
Qua đây, em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các anh
chị trong Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Hội, đặc biệt là các anh chị tại Phòng tín
dụng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, chỉ dẫn em tận tình trong suốt ba tháng
thực tập, cung cấp những số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành đề tài của mình.
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên tôi, động viên, an ủi tôi những lúc khó
khăn, quan tâm góp ý và sát cánh cùng tôi trong quá trình làm đề tài cũng như chia sẻ
mọi niềm vui, nỗi buồn với tôi trong suốt quãng đời sinh viên đại học. Xin cảm ơn các
bạn.
Em không quên cảm ơn thầy Vũ Thanh Liêm, người đã tận tình chỉ dạy, hướng
dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Không biết nói gì hơn
ngoài lời cảm ơn chân thành nhất em muốn gửi đến thầy.
Lời cuối cho phép em gửi lời cảm ơn đến những người đã luôn yêu thương, ủng
hộ và giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua. Xin cảm ơn tất cả và tất cả!

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Triệu Trí Tân


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRIỆU TRÍ TÂN. Tháng 6 năm 2012. “Phân tích tình hình tín dụng ngắn
hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Hội xã Tân Hội huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng”.
TRIEU TRI TAN. June 2012. “Analysis of short-term credit situation in the
People's Credit Fund Tan Hoi - Duc Trong, Lam Dong province”.

Trong những năm trở lại đây, quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Lâm Đồng nói
chung đã phát triển một cách nhanh chóng và rõ rệt. Quỹ tín dụng với chức năng là
trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của người dân vùng nông thôn, đã làm tốt
nhiệm vụ là cầu nối trung gian về tài chính của các thành phần kinh tế với quy mô
tương đối nhỏ. Tuy quy mô hoạt động còn hạn chế nhưng quỹ tín dụng thực sự trở
thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế nông thôn liên tục phát triển, góp phần đẩy lùi
lạm phát, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức tín
dụng nói chung và các quỹ tín dụng nói riêng. Với tư cách là tổ chức huy động để
cho vay, quỹ tín dụng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các
thương nhân, cá nhân, giúp họ có thêm vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, tận dụng được cơ hội làm ăn, tăng lợi nhuận cho chính mình. Tín dụng ngắn
hạn là một hình thức tín dụng rất phổ biến hiện nay và đang phát triển mạnh mẽ
trong hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng. Đây là một hình thức tín dụng có thời
gian đáo hạn dưới một năm giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân có được một số
vốn để đầu tư cho những loại tài sản lưu động hoặc giải quyết những khó khăn cấp
thiết trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Vì vậy muốn hiểu rõ hơn về hình thức

tín dụng này nên em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Quỹ
Tín Dụng Nhân Dân Tân Hội xã Tân Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” để làm
đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của em.

MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................. 2
1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................ 2
1.4. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội ................................................................. 4
2.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức .......................................................... 4
2.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động ........................................................................ 5
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................. 5
2.1.4 Tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội................................. 6
2.1.5 Định hướng phát triển của QTD ND Tân Hội hiện nay ................................. 9
CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10

3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 10
3.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng .................................................................10
3.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng .................................................................10
3.1.3 Các hình thức tín dụng ..................................................................................11
3.1.4 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn ..................................................................12
3.1.5 Rủi ro của tín dụng .......................................................................................14
3.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng...................................................16
3.1.7 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế ..........................................................17
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 18
vi


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................18
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................18
3.2.3 Phương pháp phân tích .................................................................................18
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................19
4.1 Tình hình hoạt động của QTD .............................................................................................. 19
4.1.1 Kết quả hoạt động của QTD trong 3 năm qua ..............................................19
4.1.2 Đặc điểm của những sản phẩm tín dụng hiện tại ..........................................21
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của QTD Tân Hội ............................24
4.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội xã Tân
Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................... 25
4.2.1 Quy trình tín dụng ngắn hạn tại QTD ND Tân Hội ......................................25
4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn .................................................................28
4.2.3 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn ..........................................................33
4.2.4 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTD ND Tân Hội....51
4.2.5 Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTD
ND Tân Hội ...........................................................................................................54
4.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTD nhân dân Tân
Hội....................................................................................................................................................... 56

4.3.1 Lợi thế, cơ hội và thách thức ........................................................................56
4.3.2 Định hướng phát triển của QTD ND Tân Hội ..............................................57
4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại QTD ND Tân Hội .......58
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................64
5.1 Kết luận ..................................................................................................................................... 64
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNNHNN

Chi nhánh ngân hàng nhà nước.

HĐTV

Hội đồng hành viên.

HĐV

Huy động vốn

HMTD

Hạn mức tín dụng.

LNST


Lợi nhuận sau thuế.

LNTT

Lợi nhuận trước thuế.

ND

Nhân dân.

QT

Quản trị.

QTD

Quỹ tín dụng.

TCTD

Tổ chức tín dụng.

TCKT

Tổ chức kinh tế.

TMCP

Thương mại cổ phần.


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp.

TW

Trung Ương.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 
Trang
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh QTD ND Tân Hội ........................................19
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn phân theo hình thức huy động ...............................29
Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn huy động ...................................31
Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng huy động. ..............................32
Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng cho vay ...........................34
Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay ........................37
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng vay.....................................39
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay ...........................41
Bảng 4.9 Doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng vay......................................43
Bảng 4.10 Doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay ..........................45
Bảng 4.11 Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn phân theo đối tượng cho vay ....................47
Bảng 4.12 Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn phân theo ngành nghề cho vay .................49
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ ngắn hạn / Doanh số cho vay ngắn hạn ...........................51
Bảng 4.14 Nợ ngắn hạn quá hạn / Doanh số cho vay ngắn hạn ...................................52
Bảng 4.15 Nợ ngắn hạn quá hạn / Tổng dư nợ ngắn hạn .............................................53
Bảng 4.16 Tổng dư nợ ngắn hạn / Tổng vốn huy động ................................................54


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Trang


Hình 2.1 Tổ chức hoạt động của đơn vị ......................................................................... 6
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy và khách hàng ........................................... 7
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của QTD ND Tân Hội .......20
Hình 4.2 Sơ đồ thể hiện quy trình tín dụng tại QTD ND Tân Hội ...............................26
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo hình thức huy động ..............29
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo kỳ hạn huy động...................31
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động ..............33
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng cho vay .35
Hình 4.7 Biểu đổ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay38
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng cho vay ....40
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay .42
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng vay .........44
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề cho vay 46
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện tình hình nợ ngắn hạn quá hạn phân theo đối tượng cho
vay ................................................................................................................................48
Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện tính hình nợ ngắn hạn quá hạn phân theo ngành nghề cho
vay ................................................................................................................................50
 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

1. Mẫu giấy gởi tiền.
2. Mẫu giấy lĩnh tiền.
3. Mẫu phiếu chi lãi.
4. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn.
5. Báo cáo thẩm định.
6. Giấy đề nghị vay vốn.

7. Đơn xin xác nhận diện tích canh tác.
8. Dự án sản xuất kinh doanh vay vốn QTD ND Tân Hội.
9. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
10. Biên bản định giá.
11. Chứng nhận quyền sử dụng đất.
12. Giấy nhận nợ.
13. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
14. Hợp đồng tín dụng.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm trở lại đây, quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Lâm Đồng nói
chung đã phát triển một cách nhanh chóng và rõ rệt. Quỹ tín dụng với chức năng là
trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của người dân vùng nông thôn, đã làm tốt
nhiệm vụ là cầu nối trung gian về tài chính của các thành phần kinh tế với quy mô
tương đối nhỏ. Tuy quy mô hoạt động còn hạn chế nhưng quỹ tín dụng thực sự trở
thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế nông thôn liên tục phát triển, góp phần đẩy lùi lạm
phát, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và thực hiện công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức tín
dụng nói chung và các quỹ tín dụng nói riêng. Với tư cách là tổ chức huy động để cho
vay, quỹ tín dụng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các
thương nhân, cá nhân, giúp họ có thêm vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, tận dụng được cơ hội làm ăn, tăng lợi nhuận cho chính mình. Tín dụng ngắn
hạn là một hình thức tín dụng rất phổ biến hiện nay và đang phát triển mạnh mẽ trong

hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng. Đây là một hình thức tín dụng có thời gian
đáo hạn dưới một năm giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân có được một số vốn để
đầu tư cho những loại tài sản lưu động hoặc giải quyết những khó khăn cấp thiết trong
hoạt động của doanh nghiệp mình. Vì vậy muốn hiểu rõ hơn về hình thức tín dụng này
nên em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân

1


Dân Tân Hội xã Tân Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” để làm đề tài cho chuyên
đề tốt nghiệp của em.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các hoạt động tín dụng, dựa trên những phân tích nhận định về tình
hình tài chính ngắn hạn của quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội huyện Đức Trọng tỉnh
Lâm Đồng. Từ đó xác định những ưu và khuyết điểm trong từng hoạt động, qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các cách tổ chức hoạt động, xây dựng kế hoạch tài
chính tốt nhất trong năm 2012.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tình hình hoạt động của QTD.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của QTD.

-

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các tổ chức hoạt động xây dựng kế hoạch tài

chính cho những năm tới.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội xã Tân Hội, huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2012.
Thời gian nghiên cứu đề tài là từ năm 2009-2011
1.4. Cấu trúc khóa luận
Tiểu luận gồm 5 chương:
-

Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, chọn công ty đưa ra các mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu của đề tài.

2


-

Chương 2: tổng quan về đề tài nghiên cứu: gồm có tổng quan về tài liệu nghiên
cứu, tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tổng quan về công ty.

-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: đưa ra cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu đề tài.

-


Chương 4: Kết quả và thảo luận xử lý, phân tích số liệu, tình hình hoạt động tín
dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của QTD và đưa ra các giải pháp
thích hợp.

-

Chương 5: Kết luận và đề nghị: đưa ra các kết luận chung của khóa luận và ý
nghĩa của nó. Đồng thời đưa ra các hạn chế của bài khóa luận.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội
2.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức
Vào những năm giữa thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo một
cơ cấu hợp lý, trong đó ngành nông nghiệp và kinh tế nông thông đang từng bước
chuyển dịch hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn hơn, đa dạng hơn.
Vấn đề vốn và dịch vụ tài chính là một trong những động lức chủ yếu để phát triển
nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn lúc bấy giờ. Do đó, Quỹ Tín Dụng Nhân
Dân Tân Hội ra đời để tạo ra một động lực mới thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát
triển cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách tín dụng tiền tệ ngân hàng trên
địa bàn nông thôn theo chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước.
Tên tổ chức: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Hội
Giấy phép hoạt động: số 015 / NH LD cấp 12/08/1996 do chi nhánh Ngân Hàng
Nhà Nước tỉnh Lâm Đồng cấp và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/08/1996.
Địa chỉ: xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Số điện thoại: 0633845025
Fax:

0633675225

Mã số thuế:

5800069546

Tài khoản số: 411101002030 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn chi nhánh tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

4


Vốn điều lệ: ban đầu là 200 triệu đồng. Sau gần 16 năm đi vào hoạt động,
QTDND Tân Hội đã nâng vốn điều lệ lên 3.900 triệu đồng, tăng gấp 19 lần cho với
ngày mới thành lập.
Địa bàn hoạt động: liên xã gồm xã Tân Hội và Tân Thành, vào năm 2006 mở
rộng địa bàn hoạt động thêm hai xã là Phú Hội và Ninh Gia. Đặc biệt QTD ND Tân
Hội đã mở thêm một phòng giao dịch tại trung tâm xã vào ngày 17/11/2006.
Phạm vi hoạt động: Hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân
hàng theo nguyên tắc kinh doanh nhằm mục tiêu tương trợ cộng đồng. Vốn hoạt động
của QTD được hình thành từ nguồn vốn tự có, vốn huy động, vốn vay và vốn khác để
cho vay thành viên và khách hàng. Được liên kết với nhau thông qua hệ thống QTD
TW và Hiệp Hội QTD ND Việt Nam.
Một số hoạt động chính của ngân hàng là: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn
với các hình thức tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiếp nhận vốn đầu tư
và phát triển, cho vay ngắn hạn, trung hạn….
2.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động

QTD ND Tân Hội hoạt động dựa trên nguyên tắc
 Tự nguyện gia nhập của các thành viên, được quyền quản lý, kiểm tra và
giám sát một cách dân chủ, bình đẳng.
 Tự chịu trách nhiệm và cùng nhau phân chia lợi nhuận theo sự thống nhất
chung của Hội Đồng Thành Viên.
 Hợp tác và phát triển cộng đồng, xây dựng một nền kinh tế phát triển bền
vững cho thành viên và khách hàng.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
QTDND phải thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư,
của mọi tố chức. Đồng thời cung ứng nhu cầu vay vốn cho nội bộ thành viên và một số
khách hàng của tổ chức mình nhằm trợ giúp các hộ phát triển sản xuất kinh doanh, cải
thiện đời sống, nhất là tích cực tham gia vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm

5


nghèo của địa phương. QTDND còn trực tiếp xâu dựng khối đoàn kết, tương trợ cộng
đồng ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi, góp phần tích cực ổn định thị trường tiền tệ,
đãm bảo công bằng xã hội.
2.1.4 Tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Tân Hội
a) Tổ chức hoạt động của QTD ND Tân Hội
Trong bất kỳ một tổ chức nào thì nguồn nhân lực luôn đóng vai trò hết sức
quan trọng vì nó là yếu tố chính quyết định sự tồn tại phát triển của tổ chức đó. Trong
QTD ND Tân Hội nguồn nhân lực luôn được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTD, cơ cấu tổ chức và quản lý giúp ta
thấy được phần nào tầm quan trọng đó.
Hình 2.1 Tổ chức hoạt động của đơn vị
HỘI ĐỒNG TV

HỘI ĐỒNG QT


BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

Nguồn: Phòng hành chính của QTD
Hội đồng TV: có quyền quyết định cao nhất của QTDND Tân Hội
Hội đồng QT: là cơ quan quản lý của QTDND Tân Hội, được HĐTV bầu ra và
được sự đồng ý của CNNHNN, nhiệm kỳ 3 năm một lần, gồm có 5 thành viên: 1 chủ

6


tịch và 4 ủy viên. Hội đồng QT thường họp một tháng/ lần để quyết định các vấn đề có
liên quan đến hoạt động của QTD.
Ban kiểm soát: được Hội đồng TV bầu ra và được sự chuẩn y của CNNHNN, là
cơ quan kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của QTDNH Tân Hội, gồm 3 thành viên: 1
kiểm soát trưởng kiêm kiểm soát chuyên trách và 2 Kiểm soát viên.
Ban điều hành: có 01 giám đốc được lựa chọn trong số thành viên của Hội đồng
QT, được Hội đồng QT bổ nhiệm và được CNNHNH chuẩn y, phó giám đốc và kế
toán trưởng được giám đốc lựa chọn và Hội đồng QT quyết định, các nhân viên do
giám đốc tuyển chọn.
b) Tổ chức bộ máy của QTDND Tân Hội
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy và khách hàng

BAN GIÁM ĐỐC

TÍN DỤNG

KIỂM SOÁT TD


KẾ TOÁN KHO QUỸ

KHÁCH HÀNG
Nguồn: Phòng hành chính của QTD
 Giám đốc:

Ông Triệu Văn Chương.

 Trưởng phòng tìn dụng:

Ông Nguyễn Thanh Huy.

 Kiểm soát trưởng:

Bà Hồ Ngọc Nguyên.

7


 Kế toán trưởng:

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga.

 Thủ quỹ trưởng:

Bà Nguyễn Thị Thu Trang.

Tổ chức bộ máy gồm 11 người: 01 Chủ tịch Hội đồng QT chuyên trách, 01
giám đốc, 01 trưởng phòng giao dịch, 01 kế toán trưởng, 01 kiểm soát thường trực, 03

cán bộ tín dụng và 2 thủ quỹ.
Ban giám đốc tổ chức và điều hành hoạt động của QTD nhằm phục vụ khách
hàng, riêng kiểm soát thường trực chịu sự điều hành của giám đốc nhưng vẫn kiểm
soát được toàn bộ hoạt động của QTD.
Chức năng của các phòng ban
 GIÁM ĐỐC:
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của QTD, tiếp nhận các chỉ thị nghị quyết
của cấp trên, hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong
phạm vi của cấp trên giao.
- Quyết định tổ chức miễn nhiệm, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên
trong tổ chức có thành tích xuất sắc.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng TV về kết quả hoạt động kinh doanh của
QTD.
 PHÒNG KẾ TOÁN
- Thực hiện các nhiệm vụ hạch toán, kế toán nội bộ.
- Theo dõi, hạch toán kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoản tạm ứng, phải
thu, tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khỏi phải trả, phải nhập, chi phí.
- Hạch toán kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác tài chính, để có thể
xử lý, đánh giá nhiệm vụ, công tác của phòng có chất lượng và hiệu quả.
 PHÒNG NGÂN QUỸ
Là nơi thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động ngân quỹ, là bộ
phận quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngân phiếu thanh toán, các loại
ngoại tệ, các chứng từ có giá, là nơi lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, giấy tờ của
khách hàng đảm bảo khi vay vốn, thực hiện quản lý tài sản cầm cố, thế chấp của
khách hàng và một số nghiệp vụ có liên quan đến chức năng ngân quỹ.

8


- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.

- Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.
- Kinh doanh vàng, đá quý, thu đổi ngoại tệ.
 PHÒNG TÍN DỤNG
- Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng đồng thời tiến hành thẩm định
tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng trình lên giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, hướng dẫn đôn
đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay theo sự chỉ đạo của QTDTW sao
cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa bàn hoạt động.
- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án
khả thi để đầu tư,
- Thực hiện báo cáo sơ kết tháng, quý và năm.
2.1.5 Định hướng phát triển của QTD ND Tân Hội hiện nay
Mục tiêu hiện nay của QTD ND Tân Hội là phấn đấu mở rộng quy mô hoạt
động và nâng cao uy tín trên thị trường tín dụng để trở thành một trong các QTD hiện
đại của tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả,
không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế, cộng đồng và xã hội.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng được hiểu là xuất phát từ các khái niệm tín dụng trong nền kinh tế.
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi

được thực hiện dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hàng hóa. Tín dụng cũng là sự
biểu hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được thực hiện bằng những
cam kết do hai bên thõa thuận dưới hình thức bằng tiền hoặc hàng hóa. Tín dụng là
một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, điều hòa vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh
tế từ nơi thừa sang nơi thiếu….nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng là một trong những chức năng hoạt động của hầu hết các
định chế tài chính. “ Tín dụng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể.
Trong đó một bên là người cho vay ( các tổ chức tín dụng ) chuyển giao một lượng giá
trị ( tiền hoặc hàng hóa ) cho người đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế
khác ) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thõa thuận đồng thời bên đi vay
phải cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn
thanh toán”.
3.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng
a) Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng trong nền kinh tế thị trường được thể hiện qua hình thức
vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm mục đích thúc

10


đẩy sản xuất, phát triền kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho dân
chúng.
b) Chức năng của tín dụng


Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả

Thực hiện chức năng này tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền
kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh

nghiệp và cá nhân có chu cầu vay vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng. Hiện nay vốn tín dụng là một bộ phận quan trọng trong vốn lưu động và nguồn
vốn cố định của doanh nghiệp.
 Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thong cho xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát
triển đa dạng, từ đó nó thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh
toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm được khối lượng giấy bạc
trong lưu thong và giảm được các chi phí lưu thong giấy bạc ngân hàng.


Phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát trình độ hoạt động của nền

kinh tế.
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ
nhu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh tống hợp và nhạy bén tình hình
hoạt động của nền kinh tế. Tín dụng còn coi là một trong những công cụ quan trọng
của nhà nước để kiểm soát và thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược hoạch định
phát triển kinh tế.
3.1.3 Các hình thức tín dụng
Tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo những tiêu thức phân
loại khác nhau.
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
 Tín dụng ngắn hạn
 Tín dụng trung hạn
 Tín dụng dài hạn
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, công thương nghiệp.
11



 Cho vay phục vụ tiêu dùng cá nhân
 Cho vay bất động sản
 Cho vay nông nghiệp
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:
 Tín dụng tín chấp
 Tín dụng thế chấp
 Căn cứ vào phương thức cho vay:
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo HMTD
 Cho vay theo dự án đầu tư
 Cho vay hợp vốn
 Cho vay trả góp
 Cho vay theo HMTD dự phòng
 Cho vay thong qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thể tín dụng
 Cho vay theo hạn mức thấu chi.
3.1.4 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn
a) Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Là khoản vay có thời hạn cho vay đến một năm. Mục đích của loại hình tín
dụng này thường là nhằm bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt cá nhân.
b) Các nguyên tắc của tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Vốn vay luôn phải được giá trị vật tư, hàng hóa làm đảm bảo:
Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận được tiền vay và trong suốt quá trình
sử dụng vốn vay, đơn vị phải có một số lượng vật tư hàng hóa tương đương làm đảm
bảo cho khoản vay đó, bao gồm:
-

Nguyên vật liệu, hàng hóa dự trữ cho quá trình kinh doanh.


-

Chi phí sản xuất và chi phí lưu thông hàng hóa.

-

Giá trị sản phẩm dở dang.
12


-

Giá trị thành phẩm xuất kho.

 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã cam kết khi vay.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện thực
hiện hoàn trả nợ của đơn vị.
Mục đích vay như đã nêu là nhằm bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản
xuất kinh doanh, nó được xác định trước khi cho vay và được kiểm soát trong quá
trình sử dụng vốn vay.
Đơn vị vay vốn có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết. Nếu tố
chức tín dụng phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích có thể thu hồi vốn trước thời
hạn.
 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi theo đúng thời hạn ấn
định.
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi trước tiên là đơn vị sử dụng vốn vay có hiệu
quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên trên thực tế do tác động của nhiều nguyên nhân
khiến cho đơn vị có nhiều khi không trả được nợ vay. Để đảm bảo nguyên tắc này,
TCTD buộc đơn vị phải thế chấp tài sản và thực hiện phát mãi tài sản thế chấp để thu

hồi nợ trong trường hợp đơn vị không trả được nợ.
c) Các phương thức cho vay ngắn hạn
Các tổ chức tín dụng cho các tổ chức kinh tế vay theo các phương thức sau đây:
 Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn.
Mức tín dụng ngắn hạn là số dư nợ cho vay cao nhất mà TCTD cam kết sẽ thực
hiện cho một khách hàng , có hiệu lực trong một thời gian nhất định (tháng, năm).
HMTD được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đáp
ứng của TCTD. Khi đã được TCTD ấn định thì khách hàng được quyền vay vốn với số
dư trong phạm vi của HMTD đó.
 Cho vay từng lần ( cho vay theo món)
Hình thức cho vay này được áp dụng cho các tố chức kinh tế có nhu cầu vay
vốn không thường xuyên có tính chất đột xuất, không được ấn định HMTD.
Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký
hợp đồng tín dụng.

13


 Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc mà TCTD thõa thuận bằng văn bàn chấp thuận cho khách hàng chi vượt
số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của
chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tố
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi
HMTD để thanh toàn tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động hoặc các điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân thủ các quy định của chính phủ và
Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thé tín dung.
3.1.5 Rủi ro của tín dụng

a) Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro về tốn thất tài chính ( trực tiếp hoặc gián tiếp ) xuất
phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất
khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro
tín dụng là đặc trưng tiêu biếu nhất, dễ xáy ra nhất trong hoạt động kinh doanh của
TCTD.
b) Các loại rủi ro tín dụng
Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi ro kiểm
soát được và rủi ro không kiểm soát được. Các TCTD thường tập trung ngăn chặn
những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẩn có thể xáy ra, điển hình là những
rủi ro sau:
-

Không thu được lãi đến hạn dẫn đến thiếu lãi, nghĩa là đến kỳ hạn trả lãi mà
doanh nghiệp không thể trả lãi nên TCTD phải hoãn lại để chờ thu vào kỳ sau.

-

Không thu được nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điều này sẽ làm
ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của các TCTD gây thâm hụt vốn.

-

Không đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phải giảm miễn lãi. Việc
này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của TCTD từ thu lãi cho vay, mà đây lại là
nguồn thu nhập chính của các TCTD.
14



×