Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.34 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á –
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ NGỌC HUỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGHÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI Á – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH “do PHAN THỊ
NGỌC HUỆ, sinh viên khóa 34, nghành quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn
(chữ ký )

_________________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên )

Ngày Tháng

Năm 2012

Tháng Năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên )

Ngày Tháng Năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Thời gian trôi đi không chờ đợi ai cả, nay em cũng sắp tốt nghiệp. Những năm
tháng được ngồi trên ghế nhà trường giờ cũng sắp kết thúc. Vui có, buồn có nhưng
trên hết em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, một hành trang khởi đầu bước vào xã hội.
Trước hết, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, người đã nuôi dưỡng
con nên người ngày hôm nay, không có gì có thể đo được công lao ấy. Vì thế con sẽ cố
gắng phấn đấu trở thành một người tốt, một người thành đạt để không phụ lòng cha
mẹ, giúp đỡ gia đình và xã hội.
Trong suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học, em đã trưởng thành
hơn rất nhiều nhờ sự truyền đạt kiến thức quý báu, bổ ích và dạy dỗ tận tâm, không gì
có thể nói hết của Thầy Cô. Ngàn lời tri ân sâu sắc xin gửi đến Thầy cô khoa Quản Trị
Kinh Doanh. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương đã
dành nhiều thời gian quý báu của mình để hướng dẫn em rất tận tình ngay từ những
bước đi đầu tiên trong quá trình hoàn tất đề tài tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo Ngân Hàng TMCP Đại Á; các
anh, chị làm việc trong Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các anh chị ở
Phòng giao dịch Thủ Đức đã giúp đỡ thật nhiều cũng như tạo điều kiện thuận lợi, dạy
bảo em rất nhiệt tình, mọi người đã cho em cơ hội trải nghiệm phần nào kiến thức đã
học đưa áp dụng vào thực tế để có thể hoàn thành luận văn này.
Đồng hành cùng em còn có sự giúp sức của các bạn, những người đã giúp em
về mặt vật chất và tinh thần trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học.
Mình xin cám ơn các bạn rất nhiều.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi còn có những
thiếu sót cũng như hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý thầy cô và anh chị.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
TP.HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Phan Thị Ngọc Huệ


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ NGỌC HUỆ. Ngày 04 Tháng 05 Năm 2012. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Hạn Chế Rủi Ro An Toàn Tín Dụng Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Đại Á – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”.
PHAN THI NGOC HUE. On 04 May 2012. “Current Situation and Measures To
Reduce The Safety Risk Credit for Great Asia Commercial Joint Stock Bank –
Branch in Ho Chi Minh City ”.
Khóa luận “Thực Trạng Và Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro An Toàn Tín Dụng Tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” tập
trung phân tích về tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Đại Á – CN Thành Phố
Hồ Chí Minh gồm hoạt động huy động vốn, cho vay, thu nợ, đi sâu phân tích thực
trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, tình hình quản lý rủi ro tín dụng, xác định nguyên
nhân rủi ro và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hoạt
động kinh doanh tín dụng cho ngân hàng .

Khóa luận sử dụng nguồn số liệu thứ cấp 2 năm 2010-2011 do các phòng ban
của ngân hàng TMCP Đại Á – CN TP.HCM cung cấp, trên sách báo, internet…. và
tiến hành điều tra 40 khách hàng đã từng giao dịch tại ngân hàng và bị nợ quá hạn,.
Để hoàn thành khóa luận, các phương pháp sau đã được sử dụng: phương pháp
so sánh, phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tích tổng hợp….


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... .ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1  Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 
1.2  Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 
1.2.1  Mục tiêu tổng quát ......................................................................................2 
1.2.2  Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2 
1.3  Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2 
1.4  Cấu trúc luận văn ..............................................................................................3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4 
2.1 Tổng quan tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam hiện
nay ...............................................................................................................................4 
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Á ................................................................5 
2.3 Giới thiệu về Ngân hàng Đại Á - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh ..............9 
2.3.1 Về địa bàn hoạt động .....................................................................................9 
2.3.2 Về cơ cấu tổ chức – chức năng nhiệm vụ các phòng ban .............................9 
2.3.3 Các sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đại Á ...............................12
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ .14
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................14 

3.1.1 Ngân hàng thương mại .................................................................................14 
v


3.1.2 Tín dụng ngân hàng ....................................................................................15 
3.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro .................................................................18 
3.1.5 Phân loại nợ ................................................................................................21 
3.1.6 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng.....................................................22 
3.1.7 Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng - tác động của nó và chỉ tiêu đo lường ...23 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................25 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................25 
3.2.2  Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................26 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................27 
4.1 Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á – CN TP. Hồ Chí
Minh...........................................................................................................................27 
4.1.1 Hoạt động huy động vốn .............................................................................27 
4.1.2  Hoạt động cho vay ....................................................................................32 
4.2 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á - CN Thành Phố
Hồ Chí Minh ..............................................................................................................38 
4.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng theo mục đích vay................................................39 
4.2.3 Phân tích rủi ro tín dụng theo đối tượng vay ...............................................40 
4.2.4 Phân tích rủi ro tín dụng theo thời hạn vay .................................................41 
4.3. Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Đại Á - CN TP. Hồ Chí Minh
...................................................................................................................................44 
4.3.1. Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng chi nhánh đã áp dụng .................44 
4.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH
TMCP Đại Á – CN TP. Hồ Chí Minh ...................................................................46 
vi



4.3.3. Thành tựu và tồn tại của NH trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ..........47 
4.3.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á – CN
Thành Phố Hồ Chí Minh .......................................................................................49 
4.4 Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NH .......................................54 
4.4.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh TP.HCM .54 
4.4.2. Giải pháphạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh
TP.HCM ....................................................................................................................55 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................60 
5.1 Kết Luận ............................................................................................................60 
5.2 Kiến nghị ...........................................................................................................61
5.2.1 Đối với Chính Phủ ................................................................................... ..61
5.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước ...................................................................61 
5.2.3 Đối với Ngân Hàng TMCP Đại Á ..............................................................62 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

Máy Rút Tiền Tự Động (Automatic Teller Machine )

CN TP.HCM

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

CNTT

Công Nghệ Thông Tin


CNĐKKD

Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh

EBIT

Lãi Từ Hoạt Động Kinh Doanh

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

KHCN

Khách Hàng Cá Nhân

KHDN

Khách Hàng Doanh Nghiệp

KTTH

Kế Toán Tổng Hợp

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM


Ngân Hàng Thương Mại

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

PGD

Phòng Giao Dịch

PGS.TS

Phó Giáo Sư Tiến Sĩ

QLTD

Quản Lý Tín Dụng

ROA

Lợi nhuận trên tài sản

ROE

Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Vốn Chủ Sở Hữu

RRTD

Rủi Ro Tín Dụng


TTQT

Thanh Toán Quốc Tế
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình Hình Nhân Sự Tại Chi Nhánh
Bảng 4.1 : Lãi Suất Tiền Gửi tại CN năm 2010-2011
Bảng 4.2 : Tình Hình Tăng Trưởng Nguồn Vốn Huy Động
Bảng 4.3 : Tình Hình Huy Động Vốn Theo Đối Tượng
Bảng 4.4 : Tình Hình Huy Động Vốn Theo Kỳ Hạn
Bảng 4.5 : Tình Hình Huy Động Vốn Theo Loại Tiền Gửi
Bảng 4.6 : Tình hình cho vay tại Chi Nhánh TP.HCM
Bảng 4.7: Doanh Số Cho Vay Theo Mục Đích Vay
Bảng 4.8: Doanh Số Cho Vay Theo Đối Tượng Vay
Bảng 4.9: Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Vay
Bảng 4.10: Nợ Quá Hạn Theo Mục Đích Vay
Bảng 4.11: Nợ Quá Hạn Theo Đối Tượng Vay
Bảng 4.12: Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay
Bảng 4.13: Tổng Hợp Chỉ Số Rủi Ro Tín Dụng
Bảng 4.14: Biện Pháp Xử Lý Nợ Quá Hạn Tại Chi Nhánh Năm 2011
Bảng 4.15: Mục Đích Vay Vốn Của Khách Hàng
Bảng 4.16. Nguyên Nhân Dẫn Đến NQH Từ Phía Khách Hàng
Bảng 4.17. Thời Gian Trễ Hạn của Khách Hàng Có NQH
Bảng 4.18: Tình Hình Khách Hàng Đến Gia Hạn Nợ
Bảng 4.19: Khó Khăn Của Khách Hàng Khi Đi Vay
ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Chi Nhánh
Hình 4.1: Tình Hình Tăng Trưởng Nguồn Vốn Tại Chi Nhánh
Hình 4.2 : Tổng Hợp Hoạt Động Tín Dụng
Hình 4.3: Cơ Câu Dư Nợ Cho VayTheo Mục Đích Vay
Hình 4.4: Cơ Cấu Dư Nợ Cho Vay Theo Đối Tượng Vay
Hình 4.5: Cơ Cấu Dư Nợ Cho Vay Theo Thời Hạn Vay
Hình 4.6: Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Theo Mục Đích Vay
Hình 4.7: Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Theo Đối Tượng Vay
Hình 4.8: Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay
Hình 4.9: Tổng Hợp Rủi Ro Tín Dụng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu
mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và từng bước hội nhập với nền
kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều khó khăn, thử
thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để đạt được
điều đó phải nói đến có sự đóng góp của ngành ngân hàng với vai trò là “đòn bẩy kinh
tế” thông qua hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng có vai trò rất quan trọng. Nó huy động
vốn nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân rồi phân phối lại cho các cá nhân, tổ chức có
nhu cầu vốn. Từ đó các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn, thuận
lợi hơn, mang lại lợi ích cho xã hội. Trong kinh doanh ngân hàng, việc đương đầu với

rủi ro tín dụng (RRTD) là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro trong hoạt động tín dụng
không chỉ tác động đến bản thân ngân hàng mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro luôn được các ngân hàng quan tâm. Thừa nhận
một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan
hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp
nhận được.
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Á nói chung, ngân hàng
TMCP Đại Á – CN Thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đóng vai trò
nòng cốt góp trong thành công chung của hệ thống. Chi nhánh đạt được nhiều thành
quả to lớn là do sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên, tuy nhiên RRTD và
quản lý RRTD vẫn là vấn đề rất khó khăn và phức tạp đối với hoạt động tín dụng của
chi nhánh. Vì vậy việc nghiên cứu đo lường, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn


chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây
dựng và phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Đại Á - CN Thành Phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em quyết định chọn đề tà : “Thực trạng
và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh
Thành Phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể
đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, làm cơ sở tham khảo cho Ngân
hàng trong hoạt động của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh
Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết : Bản chất của
rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tác động của nó tới bản thân

ngân hàng và với nền kinh tế.
- Phân tích tình hình huy động và cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi
Nhánh TP.HCM
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng .
- Thấy được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
- Đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh TP.HCM
1.3

Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi

Nhánh TP.HCM
- Về thời gian : Đề tài được nghiên cứu từ ngày 27/02/2012 đến 27/04/2012.
Đề tài sử dụng số liệu tại Chi Nhánh năm 2010, 2011

2


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng
TMCP Đại Á – Chi Nhánh TP.HCM.
1.4

Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương :
Chương 1 : Mở đầu
Chương này bao gồm các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu của việc
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
Chương 2 :Tổng quan

Mô tả khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Á, tình hình tổ chức hoạt động của
Chi Nhánh TP.HCM và tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011
Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng, rủi ro tín dụng và giới
thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần quan trọng, là nội dung chính của khóa luận. Nêu lên các kết quả
đạt được trong quá trình nghiên cứu, phân tích rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh TP.HCM.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở phân tích ở chương 4 rút ra những kết luận chính và đề ra giải pháp
hữu ích góp phần giúp cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á ngày càng
hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam
hiện nay
P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân
hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều
đó cho thấy RRTD luôn luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân
hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Bởi vì có những rủi ro nằm
ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng
có năng lực quản trị RRTD là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận
được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với mục tiêu hoạt

động để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con
người và những RRTD khác có thể kiểm soát được.
Đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới, phần hoạt động tín dụng chỉ
chiếm một tỷ lệ khoảng 1/3 trong hoạt động ngân hàng trong khi đó ở Việt Nam hoạt
động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60 – 70% trong danh mục tài sản
có. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các
doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của
các ngân hàng ở Việt Nam và có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.
“Ngày 19/8, Tổ chức đánh giá tín dụng của thế giới là Standard& Poor (S&P)
phát đi tuyên bố hạ xếp hạng tín dụng đồng nội tệ dài hạn của Việt Nam từ mức
“BB”xuống mức “BB-”.”Đồng thời ngày 01/12/2011, theo Tamnhin.net thì : “Moody,
Fitch Rating và Credit Suisse, Standard & Poor của Mỹ (S&P) là một trong những tổ
chức xếp hạng tín nhiệm độc lập dành mối quan tâm khá đặc biệt đến các vấn đề kinh
tế và tài chính vĩ mô của Việt Nam trong những năm gần đây.


Vào đầu tháng 11/2011, trong một công bố mới nhất của mình, S&P đã điều
chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ "Nhóm 9”lên
"Nhóm 10”(nhóm cuối cùng trong thang 10 nhóm của S&P), tức hệ thống ngân hàng
Việt Nam đang nằm trong "mức độ rủi ro rất cao". Tình trạng này xuất phát từ việc
Việt Nam có nguy cơ cao trong mất cân bằng kinh tế, thể hiện qua tăng trưởng tín
dụng nhanh trong vài năm qua. Tăng trưởng mạnh về nhà đất cũng góp phần vào mức
độ rủi ro khi giá cả rớt mạnh. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức
nằm trong nhóm những quốc gia có độ rủi ro rất cao, cùng với Hy Lạp và Belarus.
Và theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
và cũng là một thành viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của chính
phủ, nếu hạch toán đầy đủ thì con số nợ xấu tại các ngân hàng phải lên đến khoảng
100.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD). Trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất
vốn) chiếm tới 47%, và nếu thanh tra toàn diện và hạch toán đúng thì còn một tỷ lệ rất
lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4.”

“Ngày 18/01/2012 – Tạp chí kế toán: “Hệ số an toàn vốn bình quân của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam thấp (dưới 5%) chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử
dụng tài sản Có thấp (dưới 1%) lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và
rủi ro tỷ giá.
Theo PGS.TS Lê Hoàng Nga, Học viện tài chính ngân hàng nếu trích lập đầy
đủ những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam nhất là Ngân hàng thương mại Việt Nam ở tình trạng âm.”
Việc có ít các khoản vay nguy hiểm sẽ giúp các ngân hàng không phải tốn một
lượng lớn vốn trích lập dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính . Chính từ điều này
sẽ giúp ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động khác như: mở thêm nhiều chi nhánh,
mua sắm máy móc thiết bị, tăng cường các sản phẩm dịch vụ mới…
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Á
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đại Á
Tên giao dịch: GREAT ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: DAIABANK
Vốn điều lệ: 3.100.000.000.000 VND
5


Mạng lưới hoạt động: 63 chi nhánh và Phòng giao dịch trên cả nước (tính đến
tháng 12/2011)
Hội sở: 56-58 đường CMT8, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng
Nai
Điện thoại: (061) 3846831 - 3941066 Fax : (061) 3842926
Email:
Website: www.daiabank.com.vn
Logo :

Giấy phép hoạt động : Số 0036NH – GP do Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước

cấp 23/06/1993.
Giấy CNĐKKD : Số 059169 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai cấp
cho đăng ký lần đầu ngày 22/7/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 20/10/2007.
Mã số thuế : 3600251642
a) Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiAbank) được thành lập và đi vào hoạt động từ
ngày 30/7/1993, là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Khởi đầu chỉ là Ngân hàng TMCP nông thôn hoạt động tại tỉnh Đồng Nai với 1
tỷ VNĐ vốn điều lệ, đến nay Đại Á Ngân hàng đã trải qua 18 năm phát triển vượt bậc.
b) Các cột mốc đáng nhớ:
2001 - sáp nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên
8 tỷ VNĐ.
2002 - tăng vốn điều lệ 16 tỷ VNĐ, với mạng lưới hoạt động 01 hội sở chính, 04 chi
nhánh tại Thành phố Biên Hòa và Thị xã Long Khánh.
2003 - tăng vốn điều lệ 25 tỷ VNĐ, thuộc sở hữu của 70 cổ đông trong đó có 02 cổ
đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công ty
Tín Nghĩa.

6


2004 - Ngân hàng Đầu tư Phát triển Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ trợ Đại
Á Ngân hàng trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp
vụ, cấp tín dụng.
Tháng 5 năm 2004, tham gia dự án Tài chính Nông thôn II do Hiệp hội Phát triển
Quốc tế (IDA) tài trợ.
Năm 2004, tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ VNĐ với số cổ đông sở hữu vốn là 73.
2006 tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ VNĐ với mạng lưới hoạt động gồm Hội sở chính, 05
chi nhánh và 01 phòng giao dịch.
2007 - Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình hoạt động

và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi sang mô hình Ngân
hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007.
Hệ thống mạng lưới hoạt động phát triển mạnh mẽ, phát triển thêm 04 PGD tại Đồng
Nai.
2008 - Ngày 26/2/2008 Sở Giao dịch I TP. Hồ Chí Minh, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên
sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động.
Cuối năm 2008 Đại Á Ngân hàng đạt 21 điểm giao dịch trên toàn quốc.
2009 - Quý I năm 2009, Đại Á Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VNĐ.
Đến cuối năm 2009 mạng lưới hoạt động đã lên 35 điểm giao dịch trên cả nước. Đã
được Ngân hàng Nhà Nước cấp phép cho triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế trực
tiếp và đã mở các tài khoản : Nostro tại Wachovia bank – New York, Nostro USD tại
Deutsche Banker Trust và Citibank USA, tài khoản Nostro EUR tại Deutsche Bank
AG – Germany và đã tham gia kết nối SWIFT cho thanh toán quốc tế trực tiếp từ
tháng 02/2010
2010 12/2010, Tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ VNĐ. Kết thúc năm 2010, DaiABank có
tổng số 51 điểm giao dịch trên cả nước.
2011 - 28/4, Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2011 - 2015.
30/7, Chính thức công bố, ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Tính đến tháng 12/2011, DaiABank có 63 điểm giao dịch trên toàn quốc với tổng tài
sản đạt được 22.300 tỷ đồng và đang tiến hành triển khai ISO 9001:2008 nhằm thực
hiện các quy trình sản phẩm dịch vụ chất lượng hơn để ngày càng thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng.
7


c) Thành tích đạt được và sự ghi nhận
Với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, nhạy bén trong điều hành, trong điều kiện
nghành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày
càng được cải thiện, đồng thời nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đang từng
bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Daiabank đã có những bước phát triển vượt

bậc nhưng an toàn và hiệu quả. Từ vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng sau 18 năm hoạt
động đã tăng lên 3.100 tỷ đồng, tăng 3.100 lần so với ngày thành lập
Năm 2011, Daiabank vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và
lọt vào top 300 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất năm (cụ thể đứng thứ 272 – lần thứ
2 liên tiếp nằm trong top này) do VietNamnet và VietNam report thực hiện.
Thành tích đạt được :
Năm 2002, Daiabank được nhận Bằng Khen của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam với thành tích “Đơn vị hoàn thành nhiệm vụ ”.
Năm 2003, Daiabank được nhận Bằng Khen của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam với thành tích “Đơn vị có nhiều thành tích ”.
Năm 2005, Daiabank được nhận Bằng Khen của Thủ Tướng Chính Phủ với
thành tích “Tập thể có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2001 đến năm 2005 ”.
Năm 2007, Daiabank vinh dự được Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng II
d) Sứ mệnh


Mang lại lợi ích cao nhất cho DaiABank, cổ đông và xã hội



Tham gia đóng góp vào sự lớn mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng

thương mại Việt Nam


Là người bạn đồng hành của khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn hợp

lý. Vì sự phát triển, vì niềm tin của khách hàng và Ngân hàng



Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CBNV, cộng tác viên, và toàn thể khách

hàng, đối tác của DaiABank
e) Tầm nhìn


Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

8




Trong 5 năm từ 2009 – 2014, phấn đấu trở thành 1 trong 10 Ngân hàng hàng

đầu về công nghệ, dịch vụ.
f) Giá trị cốt lõi

2.3 Giới thiệu về Ngân hàng Đại Á - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Về địa bàn hoạt động
Chi nhánh TP.HCM là đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau khi thực hiện chuyển đổi
mô hình chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/02/2008 với tên gọi ban đầu là Sở
Giao dịch I TP. Hồ Chí Minh.
Đến cuối năm 2008 từ Sở Giao Dịch I TP.HCM đã chuyển đổi thành Chi
Nhánh TP.HCM theo quyết định của NHNN Việt Nam.
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, quận 5, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 5405 0666
2.3.2 Về cơ cấu tổ chức – chức năng nhiệm vụ các phòng ban
a) Sơ đồ

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Chi Nhánh

9


Giám Đốc CN

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng quan hệ

Phòng d.vụ

Phòng kế toán tài

Phòng hành

khách hàng

khách hàng

chính

chính nhân sự
Bộ Phận

Bộ Phận
Bộ phận


Ngân Quỹ

Thanh Toán

Bộ Phận

Bộ Phận

KHDN

Bộ Phận
Bảo Vệ

KTTH

Giao Dịch

Bộ Phận
KHCN

Bộ Phận
QLTD

Bộ Phận
TTQT

Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự Daiabank – CN TPHCM
b) Chức năng –nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc:

Gồm 3 người: 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc
Ban giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện
đúng các chức năng, nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Hoạch định chiến lược kinh
doanh, lập hội khen thưởng, kỷ luật cho công nhân viên, kí duyệt các hồ sơ vay vốn.
Cụ thể: Giám Đốc phụ trách phòng kế toán, các phòng giao dịch trực thuộc tổ
chức nhân sự, điều chuyển vốn nội bộ và chỉ tiêu nội bộ. Phó Giám Đốc phụ trách
phòng tín dụng, kiểm quỹ cuối ngày, ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp, cầm cố tài
sản. Điều hành chi nhánh khi Giám Đốc đi vắng và báo cáo lại công việc trong ngày.
Phòng quan hệ khách hàng:
10


Bao gồm: bộ phận khách hàng cá nhân và bộ phận khách hàng doanh nghiệp
Trực tiếp quản lý hồ sơ vay, theo dõi việc thu hồi nợ và lãi phát sinh; đôn đốc
những khách hàng chậm trả lãi và vốn gốc; thanh lý hợp đồng giải chấp; tiến hành các
thủ tục có liên quan đến việc thanh lý, phát mãi thu hồi vốn và lãi; lập hồ sơ khởi kiện
đưa lên tòa án giải quyết cho những khách hàng không có khả năng trả nợ.
Phòng dịch vụ khách hàng:
Bao gồm: bộ phận ngân quỹ, bộ phận giao dịch, bộ phận quản lý tín dụng và
bộ phận thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng như: Cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn, nghiệp vụ bảo lãnh , nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có
giá khi có qui định của Tổng Giám Đốc.
- Là trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống, tham mưu chỉ đạo nghiệp
vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Giám Đốc. Giúp việc và tham mưu cho Ban điều
hành trong việc soạn thảo các qui chế, qui trình liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng.
- Tiếp xúc và làm việc với các đối tác, khách hàng để có thể tiến đến ký hợp
đồng hợp tác, liên kết mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này
cho toàn hệ thống thực hiện.
Phòng kế toán tài chính:

Bao gồm: bộ phận thanh toán và kế toán tổng hợp
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính cho ngân hàng, quản lý chi phí điều
hành, kho quỹ. Đảm bảo thanh toán đối với nội bộ, khách hàng ngân hàng khác.
- Mở tài khoản cho khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ phòng tín dụng, giải
ngân, thu nợ, lập các bảng kê khai, sao kê nợ quá hạn cung cấp cho phòng tín dụng
theo dõi theo qui định.
Phòng hành chính nhân sự:
Bao gồm: phòng hành chính nhận sự và bộ phận bảo vệ
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, phân
phối, quản lý công cụ lao động, văn phòng phẩm theo qui định.
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, đảm nhận các công tác về lễ tân và hậu cần của
chi nhánh. Chịu trách nhiệm về tổ chức và theo dõi kiểm tra an ninh, phòng cháy chữa
cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
11


- Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện
các công tác quản trị nhân sự theo qui định. Xây dựng kế hoạch cho từng quí và theo
dõi đánh giá quá trình thực hiện.
c) Tình hình nhân sự tại chi nhánh
Bảng 2.1: Tình Hình Nhân Sự Tại Chi Nhánh TP.HCM năm 2011
Trình độ học vấn

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Đại học

37


88,1

Cao đẳng

5

11,9

Trung cấp

0

0

Tổng số lao động

42

100

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Daiabank-CN TPHCM
2.3.3 Các sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đại Á
- Huy động vốn: Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm VND, USD, vàng; Nhận và
chi trả tiền gửi thanh toán VND, USD; Hoạt động qua các sản phẩm, dịch vụ khác của
Ngân hàng TMCP Đại Á như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu…
- Sử dụng vốn : Cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng; Cho vay các tổ chức kinh
tế; Dịch vụ ngân hàng; Dịch vụ thanh toán trong nước; Dịch vụ thanh toán quốc tế;
Dịch vụ chi trả kiều hối; Dịch vụ thu đổi ngoại tệ; Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union; Dịch vụ thẻ ngân hàng; Sàn chứng khoán; Các dịch vụ khác theo ủy nhiệm của

ngân hàng TMCP Đại Á
- Sản phẩm chủ yếu:
Về cho vay: các sản phẩm: cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, sinh hoạt tiêu
dùng, mua nhà, tài trợ xuất nhập khẩu, bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh
doanh,…
Về huy động vốn: chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ KHCN và KHDN trên địa
bàn
Về dịch vụ: tập trung Western Union, chuyển tiền trong nước và quốc tế.
2.3.4 Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Á

12


Quy trình cấp tín dụng
Tiếp nhận, tiếp thị nhu cầu vay vốn

Chuyển giao hồ sơ vay để giải ngân

Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay

Đăng nhập t.tin khách hàng, tài sản

Thẩm định hồ sơ vay

Bàn giao, bảo quản tài sản đảm bảo

Phân tích và đề xuất cấp tín dụng

Lưu trữ hồ sơ vay


Tái thẩm định

Kiểm tra, giám sát vốn vay

Trình duyệt cấp tín dụng

Theo dõi việc trả nợ vay

Hoàn chỉnh hồ sơ cấp tín dụng

Báo cáo xử lý nợ quá hạn

Thủ tục pháp lý chứng từ

Giải quyết các vấn đề phát sinh khác

Công chứng, đăng ký giao dịch

Công tác báo cáo thống kê

Chuyển giao hồ sơ pháp lý chứng từ

Kết thúc hợp đồng tín dụng

Lưu trữ hồ sơ tất toán

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Daiabank – CN TPHCM

13



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Ngân hàng thương mại
a) Khái niệm NHTM
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân
hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và
hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của
công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài
nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại : Ngân hàng thương mại là tổ
chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là
nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
b) Các chức năng chủ yếu của NHTM
- Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là
chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung
gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu
về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay,
vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi



suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia:
người gửi tiền và người đi vay.
- Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho
các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc
nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác
theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán
tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín
dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán
phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền
để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một
phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng
này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc
độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
- Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản
chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính
cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính
đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức
năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín
dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng
sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi
trả của xã hội.
3.1.2 Tín dụng ngân hàng
a) Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức

tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá
15


×