Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Địa Lý 12 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TÊ ( tài liệu bài giảng, ôn thi chi tiết có dẫn chứng số liệu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.5 KB, 7 trang )

Bài 57 Vấn đề phát triển kinh t ế, an ninh
quốc phòng ở biển Đông và các đảo
quần đảo.

1 Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên:


Nước ta có vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 1 triệu km2 chiếm gần ⅓ biển



Đông.
Diện tích biển Đông lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, đường bờ biển dài 3.260



km
Vùng biển đảo gồm có 5 bộ phận: nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải; đặc



quyền kinh tế; thềm lục địa.
Trong thời đại ngày nay khi các nguồn tài nguyên trên đất liền hạn chế, suy
thoái, cạn kiệt thì việc đẩy mạnh khai thác vùng biển có vai trò rất quan trọng
( thế kỉ 21 là thế kỉ tiến ra biển và đại dương)

b Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Nguồn lợi sinh vật biển.


Biển nước ta có độ sâu trung bình, biển nhiệt đới ẩm quanh năm nhiều ánh sáng





giàu oxi , độ mặn trung bình 30- 33%.
Trữ lượng hải sản 3,9- 4 triệu tấn/ năm cho phép khai thác 1,9 triệu tấn/ năm




Sinh vật biển phong phú giàu thành phần loài, nhiều thành phần có giá trị kinh
tế cao, nhiều loại đặc sản: đồi mồi, hải sâm, tổ yến,.. Có giá trị xuất khẩu cao.



Một số loài quý hiếm cần bảo vệ đặc biệt.
Nước ta có ngư trường trọng điểm:
+ Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).
+ Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ).
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

*Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên.


Biển là nguồn muối vô tận, ven biển có nhiều vùng thuận lợi sản xuất muối,
nhất là ven biển Nam Trung Bộ. Hàng năm các cánh đồng muối cung cấp



khoảng 900 nghìn Tấn.

Vùng biển có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: ôxit titan có giá trị
xuất khẩu, cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu



quý để làm thủy tinh, pha lê.
Vùng thềm lục địa có nhiều bể dầu khí, nhiều mỏ đã và đang được phát triển,
thăm dò, khai thác.

*Điều kiện phát triển kinh tế biển.



Nước ta nằm gần các tuyến đường biển quốc tế trên biển Đông.
Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh biển kín thuận lợi xây dựng hải cảng
nhất là cảng nước sâu.

* Điều kiện phát triển du lịch biển đảo




Đường bờ biển dài 3.260 km từ Bắc vào Nam nước ta có 125 bãi biển lớn nhỏ,
nhiều bãi tắm rộng phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi phát triển du lịch và an




dưỡng.
Nhiều hoạt động du lịch: an dưỡng, thể thao, tắm biển,.. Có thể phát triển.

Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, du lịch biển đảo đang là loại hình thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước .

2 Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế và an ninh vùng biển.
a vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.


Nước ta có đảo lớn đông dân: Phú Quốc; Cái Bầu; Cát Bà; Lý Sơn; Phú Quý.
Có nhiều quần đảo trong đó có hai quần đảo lớn xa bờ là Hoàng Sa và Trường



Sa.
Vai trò của đảo và quần đảo:
+ Các đảo, quần đảo là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi về vùng
+



biển, hải đảo, thêm lục địa.
Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới,

khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là một bộ phận
lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước ta. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta
đối với đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và




thềm lục địa quanh đảo và quần đảo và vùng trời của cả nước.
Các đảo và quần đảo là cơ sở phát triển kinh tế giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống nhân dân.

b Các huyện đảo ở nước ta :




Nước ta có 12 huyện đảo:
+ Huyện đảo vân đồn; cô tô: tỉnh quảng ninh
+ Huyện đảo cát bà; bạch long vĩ: thành phố hải phòng
+ Huyện đảo cồn cỏ: quảng trị
+ Huyện đảo hoàng sa: thành phố đà nẵng
+ Huyện đảo lý sơn: tỉnh quảng ngãi
+ Huyện đảo trường sa: tỉnh khánh hòa
+ Huyện đảo phú quý: tỉnh bình thuận
+ Huyện đảo côn đảo: tỉnh bà rịa- vũng tàu
+ Huyện đảo kiên hải; phú quốc: kiên giang .

3 Khai thác tổng hợp các tài nguyên Vùng Biển và Hải đảo.
a Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên Vùng Biển và Hải đảo.


Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: Gồm có 4 ngành ( Khai thác, nuôi trồng,
chế biến thủy hải sản; phát triển kinh tế du lịch biển và đảo; khai thác khoáng



sản biển; giao thông vận tải biển )

Chỉ khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường
Môi trường biển không thể chia cắt được: một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt



hại cho cả vùng bờ biển, các vùng nước và đảo xung quanh.
Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của nó không giống như trên đất liền



lại có diện tích rất nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người nên cần
phải chú ý bảo vệ môi trường , ví dụ: việc chặt phá rừng làm mất lớp phủ thực
vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt biến đảo thành nơi con người
không thể cư trú được..
b Khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo. ( hiện trạng phát triển)


* khai thác tài nguyên sinh vật biển+ đảo.




Sản lượng thủy sản tăng nhanh:
+ Khai thác là 2,25 triệu tấn ( 2009)
+ Nuôi trồng là 2,6 triệu tấn ( 2009) nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
đang được đẩy mạnh,
Tuy nhiên trong quá trình khai thác tài nguyên sinh vật biển cần chú ý:
+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, khai thác quá mức đối tượng có
giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy
diệt mạnh, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ góp phần khai thác tốt hơn nguồn lợi

thủy sản. Khẳng định và bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của
nước ta, đấu tranh chống tàu thuyền của nước ngoài vi phạm chủ quyền của
nước ta.

* Khai thác tài nguyên khoáng sản:


Làm muối là nghề truyền thống phát triển mạnh ở nhiều địa phương, tập trung
nhất là ở duyên hải Nam Trung Bộ. Sản lượng muối khoảng 900 nghìn Tấn/
năm. Hiện nay sản xuất muối theo phương pháp công nghiệp năng suất cao khá



phát triển.
Việc khai thác thăm dò dầu khí trên vùng thềm lục địa được đẩy mạnh cùng với
các dự án liên doanh với nước ngoài. Khai thác dầu khí mốc bắt đầu từ năm
1986 sản lượng là 40 vạn tấn đến năm 2009 là 16,4 triệu tấn. Việc khai thác các
mỏ khí tự nhiên thu hồi khí đồng hành đưa vào đất liền tạo sự phát triển cho
công nghiệp làm khí hóa lỏng, phân bón, sản xuất điện. Các nhà máy lọc hóa
dầu xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hoạt động kinh tế của công
nghiệp dầu khí. Tuy nhiên cần chú ý tránh sự cố về môi trường trong thăm dò,



khai thác vận chuyển và chế biến dầu khí.
Khai thác Titan, Cát trắng đang được đẩy mạnh.


* Phát triển du lịch biển:




Du lịch biển được phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Nhiều điểm du lịch nổi tiếng, trung tâm du lịch biển, vùng biển đảo mới đưa



vào khai thác: hạ long; cát bà; đồ sơn; nha trang; vũng tàu,...
Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch biển được xây dựng, nâng cấp loại hình du



lịch đa dạng: thể thao, tắm biển, du lịch an dưỡng…
* giao thông vận tải biển:



Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho giao thông vận tải biển phát triển nhanh.
Chính sách mở cửa kinh tế đối ngoại phát triển góp phần thúc đẩy giao thông



vận tải biển.
Hàng loạt cảng biển lớn được xây dựng, nâng cấp cải tạo.



4 Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải
quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
* Tại sao phải tăng cường hợp tác?



Biển Đông là biển chung của Việt Nam với các nước láng giềng hiện nay ranh
giới biển ở một số vùng giữa các quốc gia còn chưa được phân định rõ. Hiện
tượng tranh chấp vùng biển chủ quyền đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia có



chủ quyền trên biển Đông.
Tăng cường hợp tác đem lại nhiều ý nghĩa to lớn, ví dụ:
+ Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của
Nhà nước và nhân dân ta.


+

Khẳng định và giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ vùng đất, vùng biển,
vùng trời của nước ta.

* Các giải pháp, giải quyết vấn đề biển Đông và thềm lục địa.


Kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế phải giải quyết bằng biện
pháp hòa bình, hữu nghị, hợp tác.



×