Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận cao học tài chính tiền tệ lam phat va tác hại của lạm phát với nền kinh tế nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.64 KB, 13 trang )

TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ

LỜI MỞ ĐẦU
Một Nhà nước muốn điều hành tốt cả nền kinh tế vĩ mô và vi mô thì
trước hết phải có những chính sách kinh tế tốt. Một trong những vấn đề kinh
tế vĩ mô như công ăn việc làm, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu tư,
xuất nhập khẩu một khi đã bị biến động thì sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh
tế. Lạm phát cũng vậy, nếu một quốc gia xảy ra lạm phát thì nó sẽ tác động
đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hôi
Không phải có lạm phát là xấu, lạm phát ở một mức độ vừa phải sẽ có
tác động kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát ở nước ta trong những năm
gần đây vẫn ở mức độ vừa phải, năm 1999 còn có giảm phát. Tuy nhiên, từ
đầu năm đến nay hiện tượng tăng gía ở nước ta đã là vấn đề gây xôn xao trong
dân chúng, trong các doanh nghiệp. Nó tác động không tốt đến thu nhập của
người dân, đến quá trính sản xuất trong xã hội. Phải chăng nước ta đã xẩy ra
lạm phát? Và nếu thực sự lạm phát xẩy ra thì nó sẽ tác động không tốt đến
toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền sản xuất bị ngưng trệ, đặc biệt là những
ngành phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, làm cho mức tiêu dùng xã hội
giảm xuống.

1


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM LẠM PHÁT.
1. Khái niệm lạm phát.
Lạm phát là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa tiền
tệ, còn sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ thì còn lạm phát, vấn đề là chỉ
nên kiềm chế lạm phát ở mức nào là hợp lý, bởi vì lạm phát ở mức đó không


khác gì tăng cung về tiền tệ, do đó kíck thích sản xuất và tiêu dùng. Có nhiều
quan điểm về lạm phát tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm đủ rộng về lạm
phát: lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm cho
tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng. Ngoài ra còn có một số khái
niệm về lạm phát.
Theo Các Mác trong bộ tư bản: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các
luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa, dẫn đến gía cả tăng vọt. ông cho rằng
lạm phát là “ bạn đường của chủ nghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột người lao
động bằng giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột
người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao
động giảm xuống.
Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát biểu thị một sự tăng
lên trong mức giá cả chung. Theo ông: “lạm phát xẩy ra khi mức chung của
giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, giá đất, tiền thuê
tư liệu sản xuất tăng”.
Còn Milton Friedman thì quan niệm: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh
và kéo dài”. Ông cho rằng: “ Lạm phát luôn luôn và bao giờ cung là một hiện
tượng của tiền tệ”. Ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc
phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.

2


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
2. Nguyên nhân của lạm
a. Lạm phát cầu kéo.
AS
4

Tổng

mức giá
cả P

AD
1
Yn
Y1

AD
2

AD
3

AS
3
AS
AS
2
1

AD
4
Tổng sản
phẩm,Y

Hình: Lạm phát cầu kéo
Có một chính cách khác mà mục tiêu công ăn việc làm có thể dẫn đến
chính sách tiền tệ lạm phát. Ngay cả khi công ăn việc làm đầy đủ, thất nghiệp
lúc nào cũng tồn tại do những xung đột xảy ra trên thị trường lao động, làm

cho những người công nhân và những người chủ khó gặp nhau. Do vậy một
tỷ lệ thất nghiệp khi có công ăn việc làm đầy đủ (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) sẽ
lớn hơn không. Nếu những người hoạch định chính sách ấn định một chỉ tiêu
thất nghiệp thấp quá dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thì điều đó có thể
tạo ra một địa bàn cho một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn và làm cho lạm
phát phát sinh. Chúng ta co thể chỉ ra điều đó xẩy ra như thế nào bằng cách sử
dụng đồ thị hình
Nếu những nhà hoạch định chính sách có một chỉ tiêu thất nghiệp là 4%
chẳng hạn thấp hơn tỷ lệ tự nhiên là 6%, thì họ sẽ cố gắng đạt được một chỉ
tiêu sản phẩm lớn hơn mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm. Mức chỉ tiêu sản
phẩm đó ký hiệu là Yt trên hình. Giả định lúc đầu chúng ta ở điểm 1, nền kinh
tế ở mức tự nhiên của sản phẩm, nhưng dưới mức sản phẩm Yt. Để đạt được
mức tỷ lệ thất nghiệp là 4%, các nhà hoạch định chính sách sẽ ban hành
3


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
những chính sách để tăng tổng cầu, và tác động của những chính sách đó di
chuyển đường tổng cầu đến AD2 và nền kinh tế đến điểm 1’. Sản phẩm đạt
mức sản lượng Yt và đạt được mục tiêu thất nghiệp 4%.
Nếu tỷ lệ lạm phát được chỉ tiêu hoá ở tại mức tỷ lệ tự nhiên là 6% thì
sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, bởi vì ở tại mức Yt tỷ lệ 4% thất nghiệp là
dưới mức tỷ lệ tự nhiên, nên lương sẽ tăng lên và đường tổng cung sẽ di
chuyển vào đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ sang điểm 2. Nền kinh tế lại
lui về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 6% nhưng ở mức giá cả P2 cao hơn. Chúng ta
có thể dừng ở đây, nhưng bởi vì thất nghiệp lại cao hơn mức chỉ tiêu, các nhà
hoạch định chính sách sẽ di chuyển đường tổng cẩu ra đến AD3 để đạt đến chỉ
tiêu sản phẩm đến điểm 2’, và toàn bộ quá trình sẽ tiếp tục đẩy nền kinh tế
đến điểm 3 và xa hơn nữa. Kết quả là gía cả tăng liên tục và lạm phát xẩy ra.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ có khả năng tiếp tục di chuyển đường

tổng cầu ra như thế nào? chúng ta biết rằng chính sách tài chính không thể
làm được điểu đó vì chúng ta biết rằng có một giới hạn trong chi tiêu của
chính phủ và giảm thuế. Thay vào đó họ sẽ áp dụng một chính sách tiền tệ,
tức là liên tục tăng cung tiền tệ.
b. Lạm phát chi phí đẩy.
AS
4

Tổng
mức giá
cả P

AD
3

AS
3
AS
AS
2
1

AD
4

AD
AD
2
1
Hình: Lạm phát chi phí Tổng sản

phẩm,Y
đẩy
Để hiêu về lạm phát chi phí đẩy, ta sẽ phân tích hình vẽ dưới đây. lúc
đầu nền kinh tế đang ở tại điểm 1, là giao điểm của đường tổng cầu AD1 và
4


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
đường tổng cung AS1. Giả định là công nhân đấu tranh đòi tăng lương thanh
công bởi vì họ muốn tăng lương thực tế hoặc họ dự đoán lạm phát sẽ lên cao,
vì vậy họ đòi hỏi và đạt được tăng lương để khớp với mức lạm phát. ảnh
hưởng của việc tănng lương như vậy là làm cho đường tổng cung di chuyển
vào đến AS2. nếu chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ vẫn không
thay đổi, thì nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1’ là giao điểm của đường tổng
cung AS2 với đường AD1. Sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên
của nó (Y’) trong khi mức giá cả tăng lên đến P1’.
Do sản phẩm giảm và thất nghiệp tăng, họ sẽ thực hiện chính sách
nhằm tăng đường tổng cầu lên đến AD2 do đó chúng ta lai quay lại với mức
sản phẩm tự nhiên tai điểm 2 và với mức giá cả P2.
Công nhân đã đòi tăng lương rồi, nay có thể họ lại đòi tăng lương nữa.
Thêm vào đó, các công nhân khác bây giờ có thể thấy rằng lương của mình
bầy giờ đã sụt xuống so với những người khác, do đó họ sẽ lại đòi tăng lương
của mình lên. Kết quả là đường tổng cung lại di chuyển vào AS3.
Thất nghiệp lại phát triển khi chúng ta chuyển đến điểm 2’, và các chính
sách lại đưa đường tổng cầu đến AD3 và đưa nền kinh tế trở lại tình hình công
ăn việc làm đầy đủ với mức gía cả P3. Nếu quá trình này tiếp tục, thì kết quả
là việc tăng liên tục của mức giá cả, nghĩa là một tình trạng lạm phát chi phí
đẩy.
Chính sách tiền tệ lạm phát đóng một vai trò gì trong lạm phát chi phí
đẩy? Lạm phát chi phí đẩy chỉ có thể xẩy ra khi đường tổng cầu di chuyển ra

ngoài liên tục, trong cách phân tích của Keynes, sự di chuyển đầu tiên của
đường tổng cầu đến AD2 chắc chắn có thể đạt được bằng một sự tăng lên của
việc chi tiêu của chính phủ hoặc bằng một đợt giảm xuống của thuế. Nhưng
về sự di chuyển tiếp theo của đường tổng cầu đến AD3 và tiếp theo, tiếp theo
nữa sẽ như thế nào? Những giới hạn về mức chi tiêu tối đa của chính phủ và
mức tối thiểu của thuế sẽ ngăn chặn việc sử dụng chính sách tài chính của
chính phủ trong thời gian dài. Như vậy nó không được sử dụng để di chuyển
5


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
liên tục đường tổng cầu. Mặt khác đường tổng cầu có thể di chuyển liên tục ra
ngoài bằng cách liêng tục tăng trưởng cung tiền tệ, nghĩa là bằng việc đi đến
một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn. Do đó lạm phát chi phí đẩy cũng là một
hiện tượng tiền tệ vì nó không có thể tự xẩy ra mà không có chính sách điều
hoà được các nhà hoach định chính sách tiền tệ đồng ý một tỷ lệ tăng trưởng
tiền tệ cao hơn.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NƯỚC TA.
1. Thực trạng lạm phát ở nước ta.
Diễn biến về chỉ số gía tiêu dùng (CPI) của Việt Nam mấy năm trở lại đây,
gần nhất là từ đầu năm 2003 đến nay không thể hiện sự tăng mức giá liên tục.
Từ tháng 3/2004 theo số liệu của Tổng cục Thống kê mức giá có xu hướng
tăng qua các tháng. Đến tháng 9/2004, CPI tăng 8% so với năm trước.
Các nhà nghiên cứu kinh tế đều thống nhất rằng, chỉ số giá tiêu dùng 9
tháng qua tăng ở ngoài mức dự kiến, chủ yếu là do tác động tăng giá của một
số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu và tăng giá lương thực phẩm. Vậy các mặt
hàng chủ yếu này đến cuối năm có xu hướng biến động và mức độ tác động
đến chỉ số gía như thế nào? Chúng ta có thể đánh giá xu hướng biến động của
các mặt hàng chủ yếu sau đây.
1.1. Mặt hàng thép.

Theo đánh giá của tổ điều hành thị trường trong nước, đến đầu tháng 8
giá thép liên tục tăng, đặc biệt là giá phôi thép đẵ tăng 73,8% so với cùng kỳ
năm 2003 và tăng gần 57% so với mức giá bình quân cả năm 2003. Giá thép
tăng do nhu cầu thép trên thế giới tăng, nguồn cung ứng các nguyên liệu thô
trở nên khan hiếm, chi phí vận chuyển gia tăng do biến động trên thị trường
dầu mỏ, thép dự trữ của nhiều nước nhập khẩu giảm mạnh và tác động của giá
đồng đôla Mỹ giảm.
Giá phôi thép trên thế giới đến đầu tháng 8 đã có dấu hiệu giảm, nhưng
theo đánh giá của các chuyên gia thương mại, trong thời gian tới giá thép vẫn
6


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
còn có nhiều biến động phức tạp.Về nhu cầu thép trong nước, Bộ Công
Nghiệp cho biết năm 2004 nhu cầu thép của Việt Nam là 3 triệu tấn, trong khi
chỉ có khả năng sản xuất được 750.000 tấn. Theo đó chúng ta chỉ đáp ứng
được 20% nhu cầu thép trong nước, số còn lại phải nhập khẩu. Như vậy có
thể nói là giá thép trong nước vẫn chịu tác động của giá thép thế giới.
1.2. Về giá xăng dầu.
Xăng dầu đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng mà phải nhập khẩu hoàn
toàn, do vậy giá xăng dầu trong nước chịu tác động của giá xăng dầu trên thế
giới. Trong 9 tháng qua giá xăng dầu đã tăng tới mức kỷ lục, cho đến thời
điểm bây giờ giá dầu đã lên tới 53USD/1thùng.
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng Mỹ cho thấy giá xăng dầu tiếp
tục tăng cao và có thể vượt 60USD/1thùng. Như vậy là giá xăng dầu trên thế
giới gia tăng kéo theo giá xăng dầu trong nước tăng và kéo theo nó là hàng
loạt các mặt hàng khác tăng giá như nghành vận chuyển, phân bón vv…
1.3. Về giá phân bón.
Giá phân bón trong nước cũng chịu sự tác động của giá phân bon trên
thị trường thế giới do nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ

yếu là do nhập khẩu. Trong thời gian qua, giá phân bón tăng chủ yếu do tác
động của giá phân bón trên thị trường quốc tế cộng với chi phí vận chuyển,
bốc xếp. Trong khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu phân
bón. Như vậy khả năng từ nay đến cuối năm giá phân bón vẫn chịu ảnh hưởng
của sự tăng giá phân bón trên thị trường quốc tế.
1.4. Về gía tân dược.
Nhóm dược phẩm y tế tăng giá 5,2 % so với tháng 12/2004. Giá dược
phẩm y tế tăng một phần do giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc
tăng, công tác quản lý, phương thức cung ứng thuốc gây nên tình trạng độc
quyền và một số công ty kinh doanh dược phẩm lợi dụng tình thế đó để độc
chiếm thị trường.

7


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
2. Hậu quả của lạm phát tới nền kinh tế nước ta.
2.1. Giảm sút của đồng tiền giấy.
Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền giấy sụt giá thường được biểu hiện
trên ba mặt, sụt giá đối với hàng hoá, sụt giá đối với ngoại tệ và sụt gió so với
vàng. Ba mặt biểu hiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mức độ biến
động của từng mặt một không nhất trí với nhau.
- Tiền giấy sụt giá đối với vàng.
Trong tình trạng lạm phát, giá trị thực tế mà tiền giấy đại biểu xuống do
"giá" vàng biểu hiện bằng tiền giấy khi mua vàng cao hơn "giá" vàng trước
đó.
- Tiền giấy sụt giá đối với hàng hoá
Do lạm phát, sức mua của tiền tệ giảm đi nên giá cả hàng hoá tăng lên,
điều đó chứng tỏ tiền giấy sụt giá so với hàng hoá.
- Tiền giấy sụt giá đối với ngoại tệ.

Ngoại tệ cũng là một hàng hoá đặc biệt, do vậy ngoại tệ có giá cả. Trên
thị trường hối đoái, tiền tệ của nước có thị trường hối đoái xuống giá thì giá
cả của ngoại tệ cũng sẽ tăng lên.
Tiền giấy sụt giá đối với vàng, đối với hàng hoá, do vậy ngoại tệ biểu
hiện ở các mặt "giá" vàng tăng lên, giá hàng hoá tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng
lên có một sự quan hệ mật thiết với nhau và mức độ biến động không nhất trí
với nhau.
2.2.ảnh hưởng xấu đến thu nhập.
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không thay đổi, lạm phát xẩy ra
sẽ làm thu nhập thực của người lao động giảm xuống. Cái mà người mua xem
là giá cả thì cũng chính là cái mà người bán xem là thu nhập. Với 1000.000
đồng tiền lương một tháng hiện nay, một công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo (với
giá gạo là 5000đ/1kg). Vào năm sau nếu tiền lương của người công nhân này
không thay đổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế là 50% so với năm

8


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
trước, tức là giá gạo tăng lên đến 7.500/1kg thì với số tiền lương nhận được,
người công nhân này chỉ có thể mua được 133,3 kg gạo mà thôi.
2.3 Tạo nên sự bất ổn trong nền kinh tế.
Vì tác dụng tái phân phối của nó, lạm phát còn làm tăng những căng
thẳng kinh tế và xã hội. Những căng thẳng giữa người lao động và người quản
lý, giữa chính phủ và nhân dân, và giữa những người tiêu dùng có thể bao
trùm lên toàn bộ xã hội và các thể chế của nó.
Một người đã nhận xét như sau: cái chi phí thực tế quan trọng của lạm
phát chính là cái mà nó tác động đến đạo đức, đến sự cấu kết xã hội, và đến
thái độ cư xử của người này đến người khác.
II. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.

1. Giải pháp tác động vào cầu.
Chính phủ cần có chiến lược chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu,
xây dựng cơ sở nguyên liệu trong nước tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước
ngoài và đặc biệt là chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp và cả nền kinh tế. Đối với việc điều hành giá cả, trước mắt chưa thực
hiện tăng giá đối với các mặt hàng thiết yếu do nhà nươc định giá như giá
điện, than, xi măng, xăng dầu; các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước
cung ứng như: gía cước vận tải công cộng, vận tải đường sắt, đường thủy,
đường hàng không. Tiếp tục thực hiện chính sách giảm giá đối với các dịch vụ
bưu chính viễn thông theo lộ trình.
Tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức ngân hàng nhà nước phải dùng các
biện pháp có thể giảm cung tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết
khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các
chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội
chi ngân sách nhà nước. Áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung
ứng trong nền kinh tế như: ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ và vay, phát hành các công cụ nợ

9


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế để bù đắp khoản thâm hụt của
ngân sách Nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiết kiệm dân cư.
Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể
giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc
dân, do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Ở
Việt Nam, các biện pháp này đã đựơc áp dụng thành công vào cuối những
năm 80, đến những năm 90.
2. Giải pháp tác động vào cung.

Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, chi phí lưu thông giá thành và giá
cả đối với các hàng hoá, dịch vụ độc quyền hoặc quan trọng thiết yếu. Tập
trung chỉ đạo trước hết đối với các ngành chịu tác động lớn do tăng giá, hạn
chế tối đa các tác động tiêu cực của sự biến động giá cả tới sản xuất. Về phía
các doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm nghiêm ngặt chi phí sản xuất, hạ
giá thành, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh để ổn định giá sản phẩm
bán ra. Trước mắt thực hiện tốt chỉ thị thực hiện tiết kiệm 10% xăng dàu của
thu tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất và giá bán của các
sản phẩm độc quyền, chống tình trạng lợi dụng tăng giá bán phi kinh tế của
các doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực quản lý điều hành thị trường, chống đầu cơ, độc
quyền hoặc liên kết độc quyền về gía, lũng đoạn thị trường. Mục tiêu là đảm
bảo cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường trong mọi tình huống, không để
mất cân đối cung cầu giữa sản xuất trong nước và nhập khẩum, giữâ các vùng
miền, giữa các thời kỳ trong năm. Trước mắt cần tập trung quản lý, điều hoà
việc thu mua gạo xuất khẩu, có tiến độ xuất khẩu gạo hợp lý, tránh tình trạng
tranh mua tranh bán đẩy giá lên. Tiếp tục thực hiện chủ trương kiểm soát để
phá giá độc quyển trong nhập khẩu và phân phối thuốc chữa bệnh, kỉêm soát
chặt chẽ việc phân phối thuốc trong các bệnh viện. Có biện pháp kiên quyết
chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; sắp xếp lại mạng lưới phân phối
lưu thông hàng hoá hợp lý, điều hoà tốt việc lưu thông các mặt hàng hóa thiết
10


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
yếu như sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu….không để mất cân đối cung
cầu.
thực hiện tốt công tác thu nhập phân tích dự báo giá cả thị trường và
thông tin, tuyên truyền về chính sách điều hành giá cả thị trường. Sớm hoàn
thiện phương pháp tính toán chỉ số giá và chỉ số lạm phát cơ bản để tạo căn cứ

chính xác, tin cậy cho việc điều hành chính sách tài chính tiền tệ. Nâng cao
chất lượng công tác phân tích, dự báo giá cả thị trường trong nước và thế giới
phục vụ cho việc xây dựng chính sách quản lý điều hành giá của nhà nước.
Chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh
nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ chính sách và sự điều hành giá cả của nhà
nước, mối quan hệ giữa giá cả trong nước và gía cả thị trường quốc tế trong
bối cảnh hội nhập để ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao.

11


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ

12


TiÓu luËn tµI chÝnh tiÒn tÖ
KẾT LUẬN
Lạm phát là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hoá- tiền tệ,
còn sản xuất hàng hoá và lưu thông tiền tệ thì còn lạm phát, vấn đề chỉ là nên
kiềm chế lạm phát ở mức nào là hợp lý. Bởi vì lạm phát ở mức đó không khác
gì là tăng cung về tiền tệ do đó nó sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng làm cho
nền kinh tế ngày càng phát triển.
Trên đây là những hiểu biết của em về lạm phát, do kiến thức có hạn nên
không thể có những sai sót mong các thầy cô xem và sửa chữa cho em để em
làm tốt ở những bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

13




×