Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận cao học môn chính sách đối ngoại về CHÍNH TRỊ của BARACK OBAMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.65 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Chương II. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ CHÍNH TRỊ CỦA BARACK OBAMA.....................14
2.1 Về lý luận....................................................................................................................14


Chương I. GIỚI THIỆU VỀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP
1.1 Bối cảnh lịch sử.
Đầu năm 2009 - năm cuối của thập kỷ đầu trong thế kỷ 21 - là thời điểm
thích hợp để nói về quyền lực và những người có quyền lực nhất thế giới, bởi
trật tự thế giới đang được sắp xếp lại theo rất nhiều cách, với sự vươn lên của
các cường quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, và đặc biệt là trong bối
cảnh suy thoái kinh tế. Những hậu quả về văn hóa, chính trị và kinh tế do khủng
hoảng gây ra không thể bị xem nhẹ.
Năm 2009 là một năm rất khó khăn đối với kinh tế thế giới do chưa thoát
khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề
“Định hình thế giới sau khủng hoảng” diễn ra từ 28-1 đến 1-2-2009 tại Đa-vốt
(Thụy Sỹ), dư luận được chứng kiến những dự báo không mấy lạc quan. Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng của thế giới năm 2009 sẽ chậm nhất
trong vòng 60 năm trở lại đây, với mức tăng 0,5%.
Do khủng hoảng, số doanh nghiệp bị phá sản, dự tính, sẽ nhiều hơn, tình
trạng thất nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng và các nền kinh tế xoay như chong
chóng trong nỗ lực tự cứu mình. Những lời kêu gọi: phải cải cách hệ thống tài
chính và trật tự của kinh tế thế giới, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong
các phương án cứu trợ kinh tế của một số nước, thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha
v.v.. liên tục được đưa ra.
So với đại suy thoái 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế hiện nay có rất nhiều điểm khác biệt. Khi đó, nền kinh tế chưa toàn cầu
hoá nên để vượt qua đại suy thoái kinh tế, chủ yếu chỉ cần sự nỗ lực riêng lẻ của
từng quốc gia. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hoá, nền kinh tế của mỗi quốc
gia là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, nên các quốc gia đều nhận thấy cần
phải có sự phối hợp hành động mới thoát khỏi thảm hoạ của khủng hoảng tài


chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Biện pháp các quốc gia đưa ra đều giống
nhau ở một điểm là sự can thiệp của nhà nước thông qua các gói kích thích kinh
tế, tuy nhiên, việc triển khai ở từng quốc gia lại dẫn đến những bất đồng, phản
ứng, bởi “chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch” đang có dấu hiệu quay trở lại, làm ảnh
2


hưởng đến tự do hóa thương mại. Những nước có nền kinh tế dựa nhiều vào
xuất khẩu sẽ chịu tác động tiêu cực khi hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước
khác được dựng lên.
Quan hệ giữa Mỹ với một số nước trên thế giới:
Quan hệ Mỹ - Nga. Đây là quan hệ phức tạp nhất, khó giải quyết nhất, vì
trong đó đan xen những mâu thuẫn mới phát sinh với tàn dư của cuộc “chiến
tranh lạnh” giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.
Hiện nay, trong quan hệ với Nga, Mỹ tỏ ra sẽ tăng cường các cuộc tiếp xúc
mang tính đối thoại, xây dựng hơn là đối đầu. Một trong những ưu tiên hàng đầu
của Tổng thống B.Ô-ba-ma trong quan hệ với Nga năm 2009 được thể hiện
trong buổi họp báo đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ rằng, Oa-sinh-tơn sẵn
sàng đàm phán với Mát-xcơ-va về một hiệp ước mới nhằm cắt giảm tới 80% số
lượng vũ khí tiến công chiến lược; Mỹ và Nga sẽ đi đầu trong quá trình ngăn
chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Hai nước sẽ tiến hành đàm phán để ký kết hiệp
ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tiến công chiến lược sẽ hết hiệu lực vào tháng 122009, và Hiệp ước mới này, theo ông B.Ô-ba-ma, sẽ có các nội dung pháp lý
buộc các bên phải thực sự cắt giảm vũ khí có thể kiểm soát được. Đây có thể coi
là tiến bộ có tính đột phá trong quan hệ Mỹ - Nga. Động thái đầu tiên để hiện
thực hóa tuyên bố trên là Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ tạm ngừng kế hoạch triển
khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Đầu tháng 2-2009, tân Ngoại trưởng Mỹ Hi-lary Clin-tơn tuyên bố: trong năm 2009, Oa-sinh-tơn có thể sẽ xem xét lại quan
điểm về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở Đông Âu, và, việc
xem xét đó tuỳ thuộc vào quan điểm của I-ran, thái độ của Mat-xcơ-va đối với
Tê-hê-ran trong vấn đề hạt nhân của I-ran.
Về phía Nga, Tổng thống Đ.Met-vê-đép tuyên bố, Nga sẵn sàng đàm phán

với Mỹ về nhiều vấn đề trong quan hệ hợp tác song phương, chứ không chỉ vấn
đề giải trừ trang bị. Đáp lại việc Oa-sinh-tơn tạm ngừng kế hoạch triển khai lá
chắn tên lửa ở Đông Âu, Nga sẽ rút lại kế hoạch bố trí tên lửa I-xcan-đơ ở Ca-linin-grat. Nga cũng sẽ nỗ lực giúp Mỹ ổn định tình hình ở Áp-ga-ni-xtan. Bằng

3


chứng là, Tổng thống Đ.Met-vê-đép đã tuyên bố, Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ
trong cuộc chiến chống khủng bố ở Áp-ga-ni-xtan.
Những động thái nói trên của Mỹ và Nga cho thấy, mối quan hệ giữa hai nước
có thể diễn ra theo chiều hướng hòa dịu.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ khẳng định tầm quan trọng của mối
quan hệ này: “Quan hệ Mỹ - Trung sẽ trở thành quan hệ song phương quan
trọng nhất trên thế giới trong thế kỷ XXI”. “Mối quan hệ đó có ý nghĩa sống còn
đối với hòa bình và sự thịnh vượng không chỉ ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương mà trên toàn thế giới”.
Mỹ sẽ tăng cường hợp lực với Trung Quốc để vượt qua khủng hoảng tài chính,
bởi Mỹ là nước “xuất khẩu” đồng USD duy nhất trên thế giới, còn Trung Quốc
là “công xưởng lớn nhất của thế giới”, giúp Trung Quốc thu về khối lượng ngoại
tệ dự trữ bằng đồng USD lớn nhất thế giới.
Trung Quốc là nước chủ nhà của Cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên nên có vai trò rất quan trọng trong quá trình phi hạt nhân
hoá bán đảo Triều Tiên. Chính quyền mới của Mỹ mong muốn các cuộc đối
thoại với Trung Quốc được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác thay vì chỉ chú
trọng tới kinh tế như trong chính quyền tiền nhiệm. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri
Clin-tơn tuyên bố, Mỹ và Trung Quốc cần có các cuộc đối thoại toàn diện, và
cam kết sẽ hợp tác với Nhà Trắng, Bộ Tài chính, các cơ quan khác của Mỹ để
xây dựng ''một cách tiếp cận toàn diện hơn'' phù hợp với vai trò quan trọng của
Trung Quốc trong khu vực và quốc tế đối với các vấn đề chủ chốt.
Việc bà Hi-la-ri Clin-tơn chọn Trung Quốc là một trong những điểm đến của

chuyến công du đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng của mình là một sự khẳng
định thái độ của chính quyền mới của Mỹ đối với Trung Quốc. Tân Ngoại
trưởng đã phát biểu rằng, Mỹ và Trung Quốc có thể được lợi cũng như đóng góp
vào thành công của nhau, việc hai nước hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ
những cơ hội và mối lo ngại chung là “nằm trong lợi ích của Mỹ”, và, "Thậm
chí, giữa hai nước có nhiều bất đồng, Mỹ vẫn cam kết theo đuổi một mối quan
hệ tích cực với Trung Quốc, một điều mà chúng tôi tin là vô cùng quan trọng đối
4


với hòa bình, sự tiến bộ và thịnh vượng trong tương lai của nước Mỹ", bà Hi-lari khẳng định.
Trong quan hệ với các nước đồng minh, Mỹ sẽ hàn gắn lại quan hệ với
các đồng minh đã từng bị tổn thương sau cuộc chiến tranh I-rắc và sự bất đồng
liên quan đến việc mở rộng NATO. Dư luận vẫn chưa quên tuyên bố của cựu
Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ sau cuộc chiến tranh I-rắc do Mỹ phát động năm
2003 là “Mỹ sẽ tha thứ cho nước Đức, không cần để ý đến quan điểm của Nga
và sẽ trừng phạt nước Pháp”.
Ở châu Á, Mỹ sẽ thắt chặt quan hệ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrây-li-a với chiến lược hướng tới châu Á của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma.
Chính sách đối ngoại của Tổng thống B.Ô-ba-ma, theo các nhà bình luận quốc
tế, sẽ tạo ra những động thái mới đối với tình hình chính trị thế giới.
Khả năng, triển vọng giải quyết các điểm nóng của thế giới
Thứ nhất, việc ổn định tình hình ở Áp-ga-ni-xtan. Ngay trong những ngày đầu
tháng 2-2009, trong chuyến công du một số nước ở Nam Á, Tổng thư ký Liên
hợp quốc Ban Ki Mun đã tới Áp-ga-ni-xtan. Ông tuyên bố, đối với Liên hợp
quốc, Áp-ga-ni-xtan sẽ là một trong nhưng ưu tiên trong năm 2009, xuất phát từ
tình hình an ninh ở quốc gia này đang ở mức tồi tệ nhất kể từ khi chế độ Ta-liban bị lật đổ năm 2001. Theo thống kê của lực lượng liên quân, Ta-li-ban không
ngừng gia tăng các vụ tấn công với tần suất hàng năm khoảng 400-500 vụ. Còn
đối với Mỹ, ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng
tuyên bố rằng, Áp-ga-ni-xtan sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính
quyền mới ở Oa-sinh-tơn. Mỹ đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lính Mỹ tại Ápga-ni-xtan lên 60.000 quân trong vòng 12-18 tháng tới.

Nhiều người bình luận rằng, sự lựa chọn Áp-ga-ni-xtan thể hiện một “tầm nhìn
chiến lược” của nước Mỹ bởi quốc gia Trung Á này nằm lọt giữa “tam giác
chiến lược” gồm Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Áp-ga-ni-xtan là đầu mối cuối
cùng trong vòng cung chiến lược của Mỹ, kéo dài từ Cô-xô-vô ở Ban Căng, qua
Gru-di-a ở phía Nam Cáp-ca, đến Trung Á. Tại Cô-xô-vô, Mỹ đã có ảnh hưởng
khá vững chắc; với Gru-di-a, Mỹ đã ký kết Hiệp định đối tác chiến lược. Nếu
5


kiểm soát được Áp-ga-ni-xtan, Mỹ sẽ kiểm soát được vòng cung chiến lược
xuyên Âu - Á.
Vì thế, Áp-ga-ni-xtan sẽ là thách thức lớn nhất mà ông Ô-ba-ma phải đương đầu
ngay trong năm 2009 - năm cầm quyền đầu tiên ở Nhà Trắng. Với sự lựa chọn
Áp-ga-ni-xtan, nước Mỹ đã ngồi vào “bàn cờ lớn” của thế kỷ XXI.
Thứ hai, giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ngay trong
những tuần đầu tiên của năm 2009, CHDCND Triều Tiên liên tiếp đưa ra những
tuyên bố như “chiến tranh có thể sẽ nổ ra trên bán đảo Triều Tiên”, “sẽ tiến hành
đối đầu toàn diện với Hàn Quốc”, hoặc “không bao giờ đơn phương từ bỏ vũ khí
hạt nhân”. Có nhiều động thái chứng tỏ, CHDCND Triều Tiên đang ráo riết
chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo Tê-pô-đông-2 với tầm bắn 6.700km, hoàn toàn có
khả năng vươn tới mục tiêu ở miền Tây nước Mỹ. Diễn biến mới này đang đẩy
mối quan hệ liên Triều cũng như triển vọng phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên
đi vào giai đoạn bế tắc mới. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là hậu
quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên do Mỹ gây ra cách đây gần 60 năm. Do đó,
để giải quyết căn bản vấn đề này, vai trò của Mỹ có tính quyết định. Liệu với
chiến lược “thay đổi”, tân Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma có tạo ra đột phá mới
so với những Tổng thống Mỹ tiền nhiệm?
Thứ ba, vấn đề hạt nhân của I-ran. Đầu tháng 2-2009, 5 nước thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức đã có cuộc gặp cấp cao để tham vấn về các
chính sách đối với I-ran. Đây là cuộc tham vấn thường niên, nhưng có ý nghĩa

đặc biệt vì diễn ra sau khi nước Mỹ có chính quyền mới. Tân Tổng thống Ba-rắc
Ô-ba-ma đã từng công khai tuyên bố về việc sẽ đối thoại trực tiếp với I-ran để
giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân, một quan điểm đi ngược lại với người
tiền nhiệm là bao vây và cô lập. Các nước và I-ran đang chờ xem Tổng thống
B.Ô-ba-ma sẽ thể hiện quan điểm này ra sao và có những bước đi cụ thể nào
trong thực tế. I-ran cũng chưa tỏ rõ dấu hiệu chấp nhận đối thoại song phương
vô điều kiện với Mỹ như giới phân tích dự báo. Tê-hê-ran đang đặt ra những
điều kiện cứng rắn như yêu cầu Oa-sinh-tơn phải đưa ra lời xin lỗi sau hàng thập
kỷ tiến hành chính sách thù địch đối với I-ran.
6


Tháng 6-2009, tại I-ran sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Vì thế, việc giải quyết
cuộc khủng hoảng hạt nhân này có thể sẽ có bước ngoặt trong năm 2009. Hiện
chưa thể khẳng định được sự thay đổi của chính quyền ở Mỹ và cả của I-ran vào
tháng 6-2009 sẽ có tác động ra sao tới tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của
I-ran.
Vấn đề giải giáp hạt nhân của I-ran được đánh giá là phức tạp hơn rất nhiều so
với vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên bởi nó liên quan đến chiến lược
của các nước lớn đối với Trung Đông, trong đó I-ran là một tâm điểm. Chủ
trương lâu dài của Mỹ không chỉ là vấn đề hạt nhân của I-ran mà còn nhiều vấn
đề khác liên quan đến chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực này. Đây sẽ là một
bài toán có thể có cách giải mới, đầy bất ngờ, trong năm 2009.
Thứ tư, vấn đề I-rắc. Đầu tháng 2-2009, kết quả sơ bộ cuộc bầu cử hội đồng địa
phương ở I-rắc đã được công bố, theo đó Liên minh Nhà nước luật pháp của Thủ
tướng Nu-ri An Ma-li-ki giành thắng lợi trước các chính đảng cũng thuộc dòng
Hồi giáo Si-ai khác. Đây là thắng lợi quan trọng củng cố thêm vị thế của ông
Ma-li-ki trước cuộc bầu cử Quốc hội I-rắc sẽ được tổ chức vào cuối năm 2009.
Dư luận quốc tế và I-rắc cho rằng, dường như Thủ tướng Nu-ri An Ma-li-ki đã
vượt qua được cuộc "sát hạch" về vai trò lãnh đạo cũng như khả năng kiểm soát

tình hình đất nước sau khi quân Mỹ bắt đầu rút quân. Tuy nhiên, cục diện chính
trị ở I-rắc vẫn là một ẩn số ở quốc gia Trung Đông vốn đầy bất ổn và mâu thuẫn
tôn giáo.
Kết quả bầu cử tại một số nước
Năm 2009, trên thế giới sẽ diễn ra một số cuộc bầu cử hứa hẹn sẽ mang lại
những thay đổi lớn. Vào tháng 5-2009, dự kiến sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển của
Ấn Độ - đất nước đông dân thứ 2 thế giới và đang ngày càng nổi lên như một
nền kinh tế động lực toàn cầu.
Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, năm 2009 có thể sẽ là năm quyết
định đối với Đảng cầm quyền Dân chủ tự do LDP. Họ có tiếp tục giành được
quyền lãnh đạo đất nước như trong mấy thập kỷ vừa qua, hay phải nhường chỗ
cho đảng đối lập là Đảng Dân chủ DPJ trong cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới.
7


Những khó khăn kinh tế và sự ra đi liên tiếp của 3 vị thủ tướng thuộc đảng Dân
chủ tự do LDP trong 2 năm trở lại đây đang tạo lợi thế rất lớn cho đảng Dân chủ
DJP. Tuy vậy, uy tín của LDP vẫn lớn trên chính trường Nhật Bản vì họ luôn
giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử và liên tục cầm quyền từ năm 1955 đến
nay, chỉ trừ 10 tháng quyền lực rơi vào tay lực lượng đối lập.
Ngoài cuộc bầu cử tại hai nước lớn ở châu Á, năm 2009 cũng là năm diễn ra
nhiều cuộc bầu cử quan trọng tại các nước như Mỹ, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Áp-gani-xtan v.v.. Những cuộc bầu cử này không chỉ có ý nghĩa chính trị nội bộ của
từng nước, mà nó còn có tác động trực tiếp tới quá trình giải quyết các “điểm
nóng” trên thế giới trong năm 2009.
1.2 Thân thế sự nghiệp.
Barack Hussein Obama sinh ngày 4.8.1962 tại Honolulu, Hawaii trong
một gia đình cha là Barack Obama.Sr người da đen ở Nyang’oma Kogelo, vùng
Siaya, Kenya Phi Châu; mẹ là Ann Dunham người Mỹ da trắng ở Wichita, tiểu
bang Kansas. Cha là sinh viên du học gặp mẹ khi cùng học đại học Hawaii ở
Manoa. Sau đó hai người lấy nhau, rồi ly dị lúc Barack Obama mới 2 tuổi. Gia

đình tan vỡ, cha Obama trở về Kenya và chỉ gặp mặt con một lần nữa trước khi
chết trong một tai nạn xe hơi vào năm 1982. Khi Obama lên 6 thì mẹ lại kết hôn
với nhà địa chất Lolo Soetora và gia đình dời về nhà chồng ở Indonesia năm
1967. Lúc 10 tuổi Barack Obama học trường địa phương ở thủ đô Jakarta,
nhưng sau đó trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, tiếp tục chương trình học
vấn tại trường Punahou cho tới khi mãn khoá trung học vào năm 1979. Mẹ
Obama chết vì bệnh ung thư năm 1995.
Thời kỳ còn học trung học, Obama tự thú từng hút marijuana, cocaine và
nghiện rượu. Ông thú nhận đó là thời kỳ luân lý suy đồi nhất. Sau trung học phổ
thông, Obama di chuyển về Los Angeles và học ngành khoa học chính trị tại đại
học Columbia ở Nữu Ước. Obama đậu cử nhân năm 1983 tại đại học Columbia
và làm việc một năm cho công ty dịch vụ quốc tế (Business International
Corporation) và nhóm nghiên cứu lợi ích công chúng Nữu Ước (New York
Public Interest Reasearch Group).
8


Sau 4 năm ở thành phố Nữu Ước, Obama di chuyển về Chicago làm việc
như một nhà tổ chức, từ tháng 6/1985 tới tháng 5/1988, giám đốc của Chương
trình Phát triển Các cộng đồng (The Development Communities Project: DCP),
một tổ chức Cộng đồng Giáo hội bao gồm 8 giáo xứ Thiên Chúa giáo ở Greater
Roseland. Trong nhiệm kỳ giám đốc 3 năm, nhóm tham mưu của Obama gia
tăng từ 1 tới 13 nhân viên, ngân sách tăng từ 70.000MK lên tới 400.000MK;
thành lập chương trình huấn nghệ, sư phạm và thành lập tổ chức bênh vực quyền
lợi của những người thuê mướn nhà cửa ở khu Aligeld Gardens. Obama cũng
làm cố vấn và huấn luyện cho Hội Gamaliel, một viện tổ chức cộng đồng.
Obama học luật khoa đại học Hardvard năm 1988. Cuối năm đầu, dựa
trên khả năng và bài viết thi đua, Obama được chọn làm chủ bút tạp chí trường
luật và qua năm thứ hai được chọn làm chủ tịch (chủ nhiệm) của ban biên tập có
80 cộng sự viên. Năm 1990, Obama là người da đen đầu tiên được chọn vào

chức vụ chủ nhiệm tạp chí trường luật Harvard và tốt nghiệp tiến sĩ luật năm
1991.
Việc được chọn làm chủ nhiệm tạp chí trường luật của đại học Harvard là
cơ hội tốt khiến đại học luật Chicago trao tặng Obama bằng hữu nghị và cung
cấp một văn phòng để viết sách. Ban đầu Obama tính viết xong quyển sách
trong vòng một năm. Nhưng sách bị kéo dài vì có liên quan tới hồi ký cá nhân.
Để công việc không bị gián đoạn, Obama và vợ du lịch tới Bali, Indonesia, nơi
Obama dùng thời gian rỗi và cảnh trí yên tĩnh để viết sách trong nhiều tháng.
Bản thảo kết thúc và in thành sách có tựa đề "Những ước mơ từ cha tôi" (The
Dreams from My Father) xuất bản giữa năm 1995.
Obama gặp vợ, nữ luật sư Michelle Robinson, vào tháng 6/1989, khi ông
được nhận làm việc cho công ty luật pháp Sidley Austin. Hai người thành hôn
vào ngày 3/10/1992 và cho ra đời hai con gái: Malia sinh năm 1998 và Natasha
năm 2001. Do lợi tức bán sách, năm 2005 gia đình dời Hyde Park thuộc tiểu
bang Chicago tới căn nhà trị giá 1,6 triệu Mỹ-kim (MK) ở vùng phụ cận
Kenwood. Tháng 12/2007, tạp chí Money ước lượng gia đình Obama có khoảng
1,3 triệu MK. Dựa vào số tiền thuế trả lại người ta biết lợi tức của gia đình
9


Obama khoảng 4,2 triệu MK, gia tăng 1 triệu so với năm 2006 và 1,6 triệu so
với năm 2005. Lợi tức thu được phần lớn do việc bán các tác phẩm của Obama:
"Những ước mơ từ cha tôi" (The Dreams from My Father (1995) – "Sự dũng
cảm của Hy vọng" (The Audacity of Hope (2006) - "Quốc gia của người Mỹ da
đen" (The State of Black America (2007) - "Cải tiến lãnh đạo Mỹ" (Renewing
American Leadership (2007) -"Ông ta tin gì?" (What He Believes In (2008) –
"Barack Obama và John McCain" (Barack Obama vs. John McCain 2008).
Về bên cha, Obama có 7 anh chị em cùng cha khác mẹ, 6 người còn sống.
Về bên mẹ Obama có cô em gái cùng mẹ khác cha tên Maya Soetoro-Ng. Cô
Maya kết hôn với một người Tầu quốc tịch Gia Nã Đại. Trong tác phẩm "Những

ước mơ từ cha tôi", Obama thắt chặt tình liên đới với gia đình mẹ để chứng
minh tiền nhân là dòng dõi Mỹ, giống như hoàn cảnh của Jefferson Davis, tổng
thống Liên bang miền Nam trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ.
Trong tác phẩm "Sự dũng cảm của Hy vọng" Obama viết ông không lớn
lên trong một gia đình có tín ngưỡng, mẹ sinh trưởng trong một gia đình không
tôn giáo (có nơi ông nói không thực hành đạo giáo phái Phúc Âm (Methoist) và
Rửa Tội (Baptist). Cha ông lớn lên là người Muslim, nhưng coi như vô thần khi
cha mẹ cưới nhau; còn người cha ghẻ thì coi tôn giáo không đặc biệt hữu dụng.
Trong sách Obama giải thích rằng qua làm việc với các nhà thờ người da đen lúc
20 tuổi, với tư cách người tổ chức, ông hiểu được sức mạnh phong tục tôn giáo
của người Mỹ gốc Phi Châu có khả năng kích thích sự thay đổi xã hội.
Obama gặp người vợ tương lai của mình, Michelle Robinson, năm 1988
khi nhận một công việc mùa hè cho văn phòng luật sư Sidley & Austin ở
Chicago. Là cố vấn cho Obama tại công ty, Robinson cùng làm việc với Obama
trong các hoạt động xã hội theo nhóm. Đến cuối hè, họ bắt đầu hẹn hò, đính hôn
năm 1991 và kết hôn vào tháng 10 năm 1992. Con gái đầu của hai người, Malia
Ann, chào đời năm 1999, kế đó là Natasha ("Sasha") năm 2001.
Năm 2005, gia đình Obama dọn đến ngôi nhà mới trị giá 1,6 triệu USD ở
Kenwood. Tháng 12 năm 2007, tạp chí Money ước tính tài sản của gia đình
Obama là 1,3 triệu. Khoản hoàn trả thuế năm 2007 cho thấy lợi tức của họ là 4,2
10


triệu USD, tăng từ khoảng 1 triệu USD năm 2006, và 1,6 triệu USD năm 2005,
hầu hết là nhờ vào tiền bán sách[144].
Obama có bảy anh chị em cùng cha khác mẹ, sáu trong số họ còn sống, và
một em gái cùng mẹ khác cha, Maya Soetoro-Ng. Soetoro-Ng kết hôn với một
người Canada gốc Hoa. Obama thích chơi bóng rổ, thời trung học từng là thành
viên đội bóng rổ liên trường. Ông thuận tay trái, nhưng lại thích sử dụng tay
phải trong một số động tác chơi bóng. Trước khi tuyên bố tranh cử, Obama bắt

đầu bỏ thuốc lá, ông nói với tờ Chicago Tribune "Trong vài năm qua, từng hồi
từng lúc tôi đã bỏ thuốc. Vợ tôi kiên quyết yêu cầu tôi bỏ thuốc, nếu không tôi
sẽ không chịu đựng nổi áp lực của chiến dịch tranh cử". Đầu năm 2011, vợ ông
tự hào tuyên bố với báo chí rằng ông đã cai thuốc thành công.
1.3 Các hoạt động của Barack Obama
-Về dân sự:
Obama là giảng sư dậy luật hiến pháp tại đại học luật Chicago 12 năm
(1992-2004). Năm 1993, Obama cộng tác với công ty Barnhill & Galland gồm
12 luật sư nghiên cứu về dân quyền và phát triển kinh tế vùng phụ cận. Năm
1992, Obama là một trong các hội viên của ủy ban giám đốc thành lập công ty
vô vị lợi "Public Allies" nhằm phát triển tài năng lãnh đạo của tuổi trẻ. Sau đó
ông từ chức trước khi vợ (Michelle) trở thành giám đốc điều hành của công ty
Public Allies Chicago vào năm 1993. Obama còn làm việc trong ban giám đốc
điều hành của Quỹ Bác ái (Woods Fund of Chicago) nhằm giúp đỡ người nghèo
(1985) và Hội Bác ái Joyce Foundation (1994-2002), Phát triển chuyên nghiệp
và trợ giúp kỹ thuật.
-Về chính trị
Obama được bầu thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois năm 1996 và tái đắc cử
năm 1998 và 2002. Năm 2003, Obama trở thành chủ tịch Ủy ban y tế và nhân sự
của Thượng viện Illinois. Ông từ chức thượng nghị sĩ tiểu bang để tranh cử vào
Thượng Viện Hoa Kỳ vào tháng 11/2004
Với bằng tiến sĩ luật, kinh nghiệm hành nghề và khả năng ăn nói trước
quần chúng, Obama đã tiến nhanh trên chính trường Hoa Kỳ. Sự nổi tiếng đầu
11


tiên bắt đầu vào tháng 7/2004, khi Obama xuất hiện và phát biểu tại đại hội quốc
gia của Đảng Dân Chủ nhân cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. Trong đại hội này
Obama đề cập tới hai sự kiện quan trọng:
Đề cao cựu chiến binh trong Đệ Nhị Thế chiến; trong đó có ông ngoại của

mình;-đề cao chương trình "Sự phân phối mới" (New Deal) mà tổng thống
Franklin D. Roosevelt đã đề ra từ năm 1933-1939, sau cuộc khủng hoảng tài
chính và kinh tế thế giới năm 1929, nhằm mục tiêu giúp đỡ người nghèo, cải tổ
hệ thống tài chính và phục hồi kinh tế;
Đề cao Đạo luật Chiến binh "G.I.Bill" (tên chính là Servicemen’s
Readjustment Act of 1944) nhằm giúp lính Mỹ trở về từ chiến trường Đệ II Thế
chiến được đền bù một năm lương thất nghiệp; cho họ vay tiền mua nhà và mở
mang nghề nghiệp.
Dựa vào lịch sử Hoa Kỳ, Obama phê bình quan điểm của người tham gia
bầu cử và đặt vấn đề dân chúng Mỹ phải tìm ra sự thống nhất trong các khác biệt
qua lời phát biểu: "Không có một nước Mỹ tự do và một nước Mỹ bảo thủ; chỉ
có Hiệp Chủng Quốc Mỹ" (There is not a liberal America and a conservative
America; there’s the United States of America).
Dựa vào lịch sử và thành quả của các chính sách của cố tổng thống
Roosevelt, Obama chú tâm vào chương trình thay đổi kinh tế và các ưu tiên về
xã hội của chính phủ Mỹ. Obama đặt vấn đề với chính quyền Bush về điều khiển
chiến tranh Iraq và trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với các chiến binh.
Bài diễn văn được phần lớn hệ thống truyền thông và báo chí phổ biến khiến
Obama trở thành một nhân vật chính trị được nhiều người biết tiếng. Nhờ vậy,
Obama thành công trong cuộc tranh cử vào Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2004.
Tháng 11/2004, Obama đạt được 70% số phiếu, tỷ lệ cao nhất trong lịch sử bầu
cử của tiểu bang Illinois. Đối thủ Alan Keyes chỉ được 27%. Obama là thượng
nghị sĩ da đen thứ năm trong Thượng Viện Hoa Kỳ và là người thứ ba được dân
bầu.
Tranh cử tổng thống năm 2008:

12


Ngày 10.2.2008, Barack Obama tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ từ

mặt tiền của thủ đô cũ của tiểu bang Illinois là tòa nhà Springfield, nơi vào năm
1858, cố tổng thống Abraham Lincoln đã đọc bài diễn văn vang danh trong lịch
sử "The House Divided Speech" vào ngày 16.6.1858, khi được đảng Cộng Hòa
chỉ định làm ứng cử viên Thượng Viện Mỹ.
Dưới con mắt của các nhà bình luận chính trị thì Obama khá khôn ngoan
khi gợi lại cho dân chúng biết quá trình lịch sử thành hình của quốc gia Hoa Kỳ.
Biến cố quan trọng nhất là chính sách về sự thống nhất lãnh thổ và xóa bỏ chế
độ nô lệ mà tổng thống Abraham Lincoln đã đề ra.
Những người am hiểu lịch sử và đối lập cho rằng Obama khá láu cá và tư cao tự
đại, dám đem trường hợp tranh cử của mình so với đường lối của một trong các
tổng thống lừng danh nhất của Hoa Kỳ, tổng thống Abraham Lincoln. Ngày
7.6.2008, sau khi phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton thất bại trong cuộc vận
động để được đảng Dân Chủ đề cử, Obama đương nhiên trở thành ứng cử viên
chính thức của đảng Dân Chủ tranh cử tổng thống.

13


Chương II. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ CHÍNH TRỊ CỦA BARACK
OBAMA
2.1 Về lý luận
Tháng 7 năm 2004, Obama viết và đọc bài một diễn văn quan trọng tại
Đại hội Đảng Dân chủ năm 2004 tại Boston, Massachusetts. Sau khi thuật lại
những trải nghiệm của ông ngoại mình như là một cựu chiến binh Thế chiến thứ
hai và là người đang thụ hưởng những trợ cấp từ các chương trình FHA và Đạo
luật G.I. của thời kỳ New Deal, Obama nói tiếp:
Obama mạnh mẽ đả kích tư tưởng bè phái trong các cuộc bầu cử và thúc
giục người dân Mỹ tìm kiếm sự hiệp nhất trong sự đa dạng, ông nói: "Không có
một nước Mỹ cấp tiến, cũng không có một nước Mỹ bảo thủ; chỉ có một Hiệp
Chúng Quốc Hoa Kỳ". Bài diễn từ được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện

truyền thông đã giúp kiến tạo hình ảnh của Obama như là một chính khách tầm
cỡ quốc gia, và là điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tranh cử vào Thượng viện
của ông.
Một chủ đề trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Đại hội Toàn quốc Đảng
Dân chủ năm 2004, cũng là tựa đề một quyển sách xuất bản năm 2006 của
Obama, The Audacity of Hope, được truyền cảm hứng bởi quản nhiệm nhà thờ
của ông, Mục sư Jeremiah Wright. Trong chương 6 tựa đề "Đức tin", Obama
viết ông "không được nuôi dưỡng trong một gia đình có niềm tin tôn giáo";
nhưng mẹ ông, khi đến với tôn giáo, trở thành "người sùng tín nhất mà tôi từng
biết". Obama miêu tả người cha gốc Kenya của mình dù "được giáo dưỡng trong
môi trường Hồi giáo" lại là "một người vô thần" và người cha kế gốc Indonesia
là "người xem tôn giáo là điều chẳng mang lại lợi ích cụ thể nào".
Cuốn sách cũng thuật lại sự kiện Obama, lúc ấy ở tuổi hai mươi, khi đang
làm việc cho một nhà thờ địa phương trong cương vị một nhân viên tổ chức
cộng đồng, đã nhận ra rằng "sức mạnh của truyền thống tôn giáo trong cộng
đồng người Mỹ gốc Phi có thể kích hoạt các thay đổi trong xã hội". Obama viết:
"Từ những nhận thức này – niềm tin tôn giáo không đòi hỏi tôi phải từ bỏ ý thức
phê phán, chấm dứt các nỗ lực tranh đấu cho sự công bằng xã hội và kinh tế, hay
14


rút lui khỏi thế giới mà tôi hiểu biết và yêu quí – tôi đã đến Nhà thờ Trinity
United Church of Christ (thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn) để chịu lễ báp têm”.
2.2. Về thực tiễn
Obama đắc cử vào Thượng viện Illinois năm 1996, thế chỗ của Alice
Palmer để đại diện cho Hạt 13 của thành phố Chicago[27]. Obama giành được sự
ủng hộ lưỡng đảng cho các dự luật chấn hưng đạo đức và cải tổ hệ thống chăm
sóc sức khỏe. Ông cũng đứng ra bảo trợ luật tăng mức tín dụng cho công nhân
lợi tức thấp, thương thảo cho kế hoạch cải tổ phúc lợi và vận động cho đề án
tăng các khoản trợ cấp cho việc chăm sóc trẻ em. Năm 2001, trong cương vị

đồng chủ tịch ủy ban lưỡng đảng về nguyên tắc hành chính, Obama ủng hộ bộ
qui định của Thống đốc Ryan (Đảng Cộng hòa) về việc trả tiền góp cho các
khoản vay nợ, cũng như bộ qui định về thế chấp bất động sản nhằm ngăn chặn
việc tịch thu nhà trả góp trước thời hạn.
Trong năm 2003, Obama bảo trợ và lãnh đạo cuộc vận động thông qua luật
giám sát việc phân loại hồ sơ theo chủng tộc bằng cách yêu cầu cảnh sát tường
trình chủng tộc của người lái xe khi bị bắt giữ, và một đạo luật khác đã biến
Illinois thành tiểu bang đầu tiên buộc phải ghi hình các cuộc thẩm vấn nghi can
trong các vụ giết người.
Năm 1998, Obama tái đắc cử vào Thượng viện Illinois và tiếp tục đắc cử
lần thứ ba năm 2002. Trong năm 2000, ông thất bại khi ra tranh cử vào Viện
Dân biểu Hoa Kỳ, đối đầu với Dân biểu đương nhiệm Bobby Rush với cách biệt
một chống hai. Tháng 1 năm 2003, Obama trở thành chủ tịch Ủy ban Y tế và
Dân sinh Thượng viện Illinois khi các nghị viên Đảng Dân chủ giành được thế
đa số sau mười năm chờ đợi. Trong chiến dịch tranh cử vào Thượng viện Hoa
Kỳ năm 2004, đại diện cảnh sát tuyên dương Obama vì sự cộng tác tích cực
trong việc ban hành luật cải cách án tử hình. Obama từ nhiệm khỏi Thượng viện
Illinois sau khi đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ tháng 10 năm 2004.
Chiến dịch tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ
Đến giữa năm 2002, bắt đầu tính đến khả năng tranh cử vào Thượng viện Hoa
Kỳ, Obama tuyển dụng nhà chiến lược David Axelrod và tuyên bố tranh cử vào
15


tháng 1 năm 2003. Việc hai thượng nghị sĩ, Peter Fitzgerald thuộc Đảng Cộng
hòa (đương nhiệm) và Carol Moseley thuộc Đảng Dân chủ (trước Peter
Fitzgerald), quyết định không tham gia cuộc đua đã thu hút đến 15 ứng viên
thuộc hai đảng. Vị thế của Obama được củng cố bởi hình ảnh của cố Thị trưởng
Chicago Harold Washington và sự ủng hộ của con gái cố Thượng Nghị sĩ Paul
Simon. Trong kỳ bầu cử sơ bộ, Obama nhận được 52% phiếu bầu, 29% nhiều

hơn đối thủ kế cận. Đối thủ của Obama trong kỳ tổng tuyển cử, ứng viên Đảng
Cộng hòa Jack Ryan rút lui khỏi cuộc đua vào tháng 6 năm 2004 vì một scandal.
Tháng 8 năm 2004, khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng trước ngày bầu cử, Alan
Keyes chấp nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa để thay thế Jack Ryan. Là cư dân
lâu năm ở Maryland, Keyes trở thành cư dân Illinois khi nhận sự đề cử. Trong
kỳ bầu cử tháng 11 năm 2004, Obama nhận được 70% phiếu bầu, trong khi
Keyes chỉ có được 27%. Đây là sự cách biệt lớn nhất trong một kỳ bầu cử toàn
tiểu bang trong lịch sử của Illinois.
Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, 2005-2008
Ngày 4 tháng 1 năm 2005, Obama tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ. Dù
chỉ là một cư dân mới của Washington, ông đã kịp tuyển dụng một nhóm cố vấn
vững chãi và có chuyên môn cao nhằm mở rộng các chủ đề vượt quá yêu cầu
dành cho một tân nghị sĩ như ông. Ông thuê Pete Rouse, 60 tuổi, một chuyên gia
nhiều kinh nghiệm về chính trị liên bang và là cựu chánh văn phòng của Lãnh tụ
Đảng Dân chủ tại Thượng viện, cho vị trí chánh văn phòng của ông, và Karen
Kornbluh, một kinh tế gia, từng là phó chánh văn phòng cho Bộ trưởng Ngân
khố Robert Rubin phụ trách về chính sách. Ông cũng tuyển dụng Samantha
Power, một tác giả về nhân quyền và nạn diệt chủng, Anthony Lake và Susan
Rice, từng phục vụ trong chính phủ Clinton trong cương vị cố vấn đối ngoại.
Trong lịch sử của Thượng viện Hoa Kỳ, Obama là thượng nghị sĩ người Mỹ
gốc Phi thứ năm, và là người thứ ba được bầu theo thể thức phổ thông đầu
phiếu. Hiện ông là người da đen duy nhất phục vụ ở Thượng viện. Dựa trên
những phân tích bỏ phiếu ở Thượng viện trong thời gian 2005-2007, CQ
Weekly, một tập san không đảng phái, xếp loại Obama là "Đảng viên Dân chủ
16


trung kiên", còn tờ National Journal gọi ông là thượng nghị sĩ có khuynh hướng
cấp tiến nhất.Nhưng Obama tỏ ý nghi ngờ về phương pháp khảo sát của những
tờ báo trên, gọi đó là lề thói của "nền chính trị già nua" phân biệt các lập trường

chính trị ra "bảo thủ" hoặc "cấp tiến" nhằm tạo ra các định kiến và ngăn cản nỗ
lực giải quyết các vấn nạn của đất nước.
Lập pháp
Kiên định với lập trường bảo vệ môi trường, Obama bỏ phiếu ủng hộ Đạo
luật Chính sách Năng lượng năm 2005. Obama tích cực vận động ở Thượng
viện cho kế hoạch cải tổ những quy định nhập cư và an ninh biên giới. Năm
2005, ông đồng bảo trợ Dự luật An ninh Mỹ Quốc và Nhập cư trong Trật tự đệ
trình bởi Thượng Nghị sĩ John McCain (Cộng hòa-Arizona). Về sau, ông thêm
ba tu chính án vào Đạo luật Cải tổ Di dân Toàn diện, được Thượng viện thông
qua vào tháng 5 năm 2006, nhưng không giành được đa số phiếu ở Viện Dân
biểu. Tháng 9 năm 2006, Obama ủng hộ một dự luật liên quan – Đạo luật Hàng
rào An ninh - cho phép xây dựng hàng rào và các thiết bị an ninh khác dọc theo
biên giới Mỹ-Mexico, được Tổng thống Bush ký ban hành vào tháng 10 năm
2006, gọi đó là "một bước tiến quan trọng hướng về nỗ lực cải tổ chính sách di
dân".
Hợp tác với hai thượng nghị sĩ Cộng hòa, Richard Lugar (Indiana) và Tom
Coburn (Oklahoma), Obama đệ trình thành công hai dự luật mang tên ông. Dự
luật "Lugar-Obama" mở rộng khái niệm giảm thiểu vũ khí nguy hại đến các loại
vũ khí quy ước như hỏa tiễn cầm tay và mìn cá nhân. Đạo luật Minh bạch
Coburn-Obama cho phép thiết lập công cụ tìm kiếm www.USAspending.gov,
bắt đầu hoạt động từ tháng 12 năm 2007 dưới sự điều hành của Văn phòng Ngân
sách và Quản trị. Sau khi cư dân bang Illinois than phiền về tình trạng ô nhiễm
nước thải gây ra bởi một nhà máy hạt nhân trong vùng, Obama bảo trợ một đạo
luật buộc chủ nhà máy tường trình với giới hữu trách tiểu bang và địa phương
nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush ký ban hành Đạo
luật xúc tiến Dân chủ, An ninh, Cứu tế tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đánh dấu
nỗ lực đầu tiên của chính quyền liên bang được khởi xướng bởi Obama.
17



Các ủy ban
Trong năm 2006, Obama có chân trong các ủy ban Thượng viện như
Ngoại giao, Môi trường và Tiện ích công và Cựu Chiến binh. Tháng 1 năm
2007, ông rời Ủy ban Môi trường và Tiện ích công, nhận nhiệm vụ ở Ủy ban Y
tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí và Ủy ban Nội chính và Chính quyền. Ông
cũng là Chủ tịch Tiểu ban Thượng viện về Âu châu.
Là thành viên Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, Obama mở các cuộc
viếng thăm chính thức đến Đông Âu, Trung Đông và Phi châu. Tháng 8 năm
2005, ông đến Nga, Ukraina và Azerbaijan. Chuyến đi tập chú vào chiến lược
kiểm soát nguồn cung cấp vũ khí quy ước, vũ khí sinh học và vũ khí hủy diệt
hàng loạt như là biện pháp ban đầu chống các cuộc tấn công khủng bố [70]. Sau
những lần thăm binh sĩ Mỹ trú đóng ở Kuwait và Iraq trong tháng 1 năm 2006,
Obama đến Jordan, Israel và lãnh thổ Palestine. Trong một lần gặp gỡ sinh viên
Palestine hai tuần lễ trước khi Hamas thắng cuộc bầu cử, Obama đã cảnh báo:
"Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận các ứng viên Hamas thắng cử trừ khi họ từ
bỏ lập trường xóa bỏ quốc gia Israel". Tháng 8 năm 2006, ông đến thăm Nam
Phi, Kenya, Djibouti, Ethiopia và Tchad. Khi diễn thuyết tại Đại học Nairobi,
ông đề cập đến nạn tham nhũng và sự bất hòa giữa các chủng tộc [71], khơi dậy
những tranh cãi trong vòng giới lãnh đạo Kenya, một số người xem nhận xét của
ông là thiếu chính xác và không công bằng, trong khi những người khác bênh
vực ông.
Tranh cử tổng thống năm 2008
Tháng 2 năm 2007, đứng trước tòa nhà Old State Capitol tại Springfield,
Illinois, Obama tuyên bố chính thức tham gia cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm
2008. Điểm lại quá trình hoạt động của mình tại Illinois trong hàm ý liên kết với
hình ảnh của Abraham Lincoln khi đọc bài diễn văn "Ngôi nhà bị chia cắt" năm
1858 tại chính địa điểm này, Obama nói: "Đó là lý do, ngay dưới bóng tòa nhà
Old State Capitol, nơi Lincoln đã một lần kêu gọi sự hòa giải và đoàn kết cho
ngôi nhà bị chia cắt, nơi những niềm hi vọng và những giấc mơ được mọi người


18


cùng chia sẻ vẫn còn sống động, hôm nay tôi đứng trước quí vị để thông báo
quyết định ra tranh cử Tổng thống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ."
Nói chuyện tại một buổi họp của Ủy ban Dân chủ Toàn quốc một tuần
trước khi tuyên bố tranh cử, Obama kêu gọi chấm dứt cung cách vận động tiêu
cực thường tập trung vào các yếu điểm của đối phương thay vì trình bày lập
trường và chính sách của mình. Trong các cuộc vận động tranh cử, Obama
thường nhấn mạnh đến lập trường chấm dứt Chiến tranh Iraq, gia tăng khả năng
độc lập về năng lượng và chế độ chăm sóc sức khỏe phổ quát, xem đó là ba ưu
tiên hàng đầu của ông.
Tổng số tiền thu được từ những khoản đóng góp ít hơn 200 USD đạt con
số kỷ lục 16,4 triệu USD. Chỉ trong tháng đầu tiên năm 2008, những người ủng
hộ gởi cho quỹ vận động tranh cử của Obama 36,8 triệu USD, chưa từng có ứng
viên nào làm được điều này trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ.
Tháng 10 năm 2007, chỉ hai tháng trước cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa và
New Hampshire, khi các cuộc thăm dò trên toàn quốc cho thấy đang bị dẫn
trước bởi Hillary Clinton, Obama lên tiếng cáo buộc đối thủ số một của mình là
thiếu sự minh bạch trong chính kiến. Khi đang vận động tranh cử tại Iowa,
Obama nói với tờ Washington Post rằng ứng cử viên Đảng Dân chủ cần phải thu
hút sự ủng hộ rộng lớn hơn cho cuộc tổng tuyển cử thay vì chỉ tập chú vào việc
giành sự ủng hộ từ cử tri Đảng Cộng hòa và các cử tri độc lập như cách Clinton
đang làm. Trong bữa tiệc gây quỹ tại Iowa trong tháng 11 năm 2007, Obama mở
rộng quan điểm này, phát biểu rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ "biến toàn
thể đất nước thành một phe đa số mới" nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho các
vấn nạn đã tồn tại từ lâu.
Đến ngày Thứ Ba trọng đại, Obama dẫn trước Clinton với cách biệt 20 phiếu cử
tri đoàn. Trong hai tháng đầu năm 2008, ông quyên góp được 90 triệu USD
trong khi Clinton chỉ huy động được 45 triệu USD. Sau ngày Thứ Ba trọng đại,

Obama chiến thắng trong 11 cuộc bầu cử sơ bộ và các caucus. Trong các cuộc
bầu cử sơ bộ ở Vermont, Texas, Ohio và Rhode Island vào ngày 4 tháng 3,
phiếu bầu hầu như được chia đều cho hai ứng viên. Nhưng những ngày cuối
19


tháng 3 được đánh dấu bởi những chiến thắng của Obama tại Wyoming và
Mississippi.
Tháng 3 năm 2008, bùng nổ những tranh cãi liên quan đến Jeremiah
Wright, mục sư của Obama trong suốt 20 năm. Sau khi ABC News tung ra
những clip về những bài thuyết giáo của Wright bị cáo buộc là có định kiến về
chủng tộc và chính trị. Obama chỉ trích và chấm dứt mối quan hệ của Wright với
cuộc vận động tranh cử. Liên quan đến cuộc tranh cãi, Obama đã đọc một diễn
từ tựa đề "Một sự hiệp nhất hoàn hảo hơn" (A More Perfect Union), mạnh mẽ
chỉ trích Wright, người mà ông cho là "đã trình bày một thế giới quan trái ngược
với tính cách và lập trường của tôi". Ngày 31 tháng 5 năm 2008, sau khi Michael
Pfleger, một linh mục Công giáo, được mời đến thuyết giáo tại Nhà thờ Trinity,
lên tiếng chế giễu Hillary Clinton, Obama quyết định rút tên khỏi giáo đoàn này.
Trong các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra vào các tháng 4, 5 và 6 ở
Pennsylvania, North Carolina, Indiana, West Virginia, Kentucky, Oregon,
Puerto Rico, Montana và South Dakota, Obama chỉ thành công ở North
Carolina, Oregon và Montana, trong khi Clinton giành được sự ủng hộ của các
tiểu bang còn lại. Tuy nhiên, Obama vẫn tiếp tục dẫn trước Clinton theo số
phiếu cộng dồn của cử tri đoàn; hơn nữa Obama giành nhiều phiếu hơn Clinton
trong siêu cử tri đoàn. Đến ngày 3 tháng 6, với tổng số phiếu được kiểm, Obama
vượt qua ngưỡng 2118 phiếu cử tri đoàn để được xem là ứng viên cho Đảng Dân
chủ. Ngay trong ngày, tại St. Paul, Minnesota, ông đọc diễn văn tuyên bố chiến
thắng.
Ngày 23 tháng 8 năm 2008, Obama chọn Thượng Nghị sĩ Joe Biden (đại
diện cho Delaware) vào liên danh tranh cử của ông cho chức vụ Phó Tổng

thống. Tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ ở Denver, Colorado, đối thủ cũ của
Obama, Hillary Clinton, đọc diễn văn mạnh mẽ ủng hộ ông. Ngày 28 tháng 8,
diễn thuyết trước 84.000 người ủng hộ tụ họp về vận động trường Invesco Field
ở Denver, Obama chấp nhận sự đề cử của đảng và trình bày chi tiết các chính
sách của ông.

20


Ngày 2 tháng 11 năm 2008, bà ngoại của Obama, Madelyn Dunham, mất vì
bệnh ung thư ở tuổi 86. Obama biết tin này vào ngày 3 tháng 11, chỉ một ngày
trước kỳ tổng tuyển cử.
Ngày 4 tháng 11, Obama đánh bại John McCain để trở thành tổng thống
thứ 44 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong
lịch sử nước Mỹ được bầu vào chức vụ này. Trong kỳ tổng tuyển cử này, ông
giành được 365 phiếu đại cử tri, gấp hơn 2 lần so với số phiếu được bầu cho
thượng nghị sĩ John McCain (163 phiếu). Về số phiếu phổ thông, Obama giành
được 53% so với 46% của McCain.
Trong diễn từ chiến thắng đọc trước một đám đông hơn 100 000 người ở
Chicago, Obama tuyên bố "sự thay đổi đã đến với nước Mỹ." Vang vọng từ bài
diễn văn "Tôi đã lên đỉnh núi" của lãnh tụ Phong trào Dân quyền Mỹ, Martin
Luther King, Jr., ông nói: "Con đường phía trước sẽ còn dài, dốc núi còn cao.
Có thể chúng ta sẽ không đến đó trong một năm, thậm chí trong một nhiệm kỳ,
nhưng nước Mỹ chưa bao giờ hi vọng như đêm nay rằng chúng ta sẽ tới đích".
Ngày 13 tháng 11, Obama tuyên bố sẽ rời khỏi chức vụ ở Thượng viện kể từ
ngày 16 tháng 11 để chuẩn bị nhậm chức tổng thống.
Ngày 8 tháng 1 năm 2009, trước phiên họp chung của lưỡng viện Quốc
hội Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney đã xác nhận kết quả bầu cử
dựa trên kết quả kiểm phiếu đại cử tri rằng Barrack Obama được đa số phiếu đại
cử tri. Ông tuyên bố rằng Barak Obama sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 44

vào ngày 20 tháng 1 và Joseph Biden sẽ là Phó tổng thống Hoa Kỳ.
Là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ,
Barack Obama, ở tuổi 47, được xem là một trong số các tổng thống trẻ tuổi nhất
trong lịch sử nước Mỹ.
• Đối với nước Mỹ
Ngay từ đầu, Obama đã chống đối chính sách của Chính phủ Bush về Iraq.
Ngày 2 tháng 10 năm 2002, thời điểm Tổng thống Bush và Quốc hội đi đến một
sự đồng thuận về Iraq, trong cuộc tụ họp chống chiến tranh Iraq tổ chức tại
Quảng trường Liên bang ở Chicago, Obama lên tiếng chỉ trích quyết định này.
21


Ngày 16 tháng 3 năm 2003, khi Tổng thống Bush ra tối hậu thư yêu cầu Saddam
Hussein rời khỏi Iraq trước khi quân đội Mỹ xâm chiếm Iraq, Obama nói với
đám đông trong một cuộc tụ họp tại Quảng trường Daley rằng "đã quá trễ" để có
thể ngăn chặn cuộc chiến.
Obama cho biết nếu đắc cử ông sẽ cắt giảm 10 tỉ USD cho ngân sách quốc
gia, đình chỉ đầu tư cho hệ thống hỏa tiễn phòng thủ "chưa chứng minh được
tính hiệu quả", không "vũ trang hóa" không gian, "làm chậm quy trình phát triển
hệ thống chiến đấu tương lai" và vận động cắt giảm vũ khí hạt nhân. Obama ủng
hộ việc chấm dứt chương trình phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới, giảm
thiểu kho dự trữ hạt nhân của Hoa Kỳ và tìm cách thương thảo với Nga nhằm gỡ
bỏ tình trạng báo động về hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa.
Tháng 11 năm 2006, Obama kêu gọi rút binh sĩ Mỹ khỏi Iraq, và mở các
cuộc đàm phán ngoại giao với Syria và Iran. Tháng 3 năm 2007, khi nói chuyện
với AIPAC, một tổ chức vận động hành lang ủng hộ Israel, ông cho rằng đối
sách chính để ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân là đàm phán và sử dụng
các biện pháp ngoại giao, dù không loại trừ các hành động quân sự. Obama cũng
ngụ ý có thể tiến hành "biện pháp ngoại giao trực tiếp cấp tổng thống" với Iran
mà không cần điều kiện tiên quyết. Tháng 8 năm 2007, khi miêu tả chi tiết chiến

lược của ông cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, Obama nhận xét, "quả là
một sai lầm khủng khiếp khi không chịu hành động" kịp thời vào lúc các lãnh
đạo al-Qaeda tụ tập trong một cuộc họp tại một địa điểm ở Pakistan trong năm
2005, và nói thêm nếu là Tổng thống, ông sẽ không bỏ qua một cơ hội tương tự
như thế, ngay cả nếu không có được sự ủng hộ từ chính quyền Pakistan.
Trên chuyên mục "Quan điểm" của tờ Washington Post, tháng 12 năm 2005
và tại cuộc tụ họp Cứu Darfur vào tháng 4 năm 2006, Obama nói rằng cần có
một hành động thiết thực hơn nhằm chống lại nạn diệt chủng trong vùng Darfur
ở Sudan. Ông rút 180.000 USD tiền đầu tư chứng khoán liên quan đến Sudan và
kêu gọi mọi người thu hồi tiền đầu tư khỏi các công ty đang làm ăn tại Iran [123].
Trên tờ Foreign Affairs số tháng 7-8 năm 2007, Obama kêu gọi hướng về chính
sách ngoại giao hậu chiến tranh Iraq, đổi mới quân sự, ngoại giao và vai trò lãnh
22


đạo tinh thần của nước Mỹ trên thế giới, "chúng ta không thể rút lui khỏi thế
giới, cũng không thể hăm dọa để khiến thế giới phục tùng" và kêu gọi người Mỹ
"hướng dẫn thế giới bằng hành động và bằng cách làm gương".
Về các vấn đề kinh tế, tháng 4 năm 2005, Obama bênh vực chính sách phúc
lợi xã hội của Franklin D. Roosevelt và chống lại các đề án của Đảng Cộng hòa
nhằm thiết lập các tài khoản tư cho chương trình an sinh xã hội. Sau thảm họa
bão Katrina, ông lên tiếng chỉ trích thái độ vô cảm của chính phủ để cho khoảng
cách giàu nghèo gia tăng và kêu gọi hai chính đảng cùng hành động nhằm phục
hồi mạng lưới an toàn xã hội cho người nghèo. Chỉ ít lâu sau khi tuyên bố tranh
cử tổng thống, Obama cho biết ông ủng hộ kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mọi
người tại Hoa Kỳ. Obama giới thiệu kế hoạch giảm thuế cho công dân lớn tuổi
có lợi tức dưới mức 50.000 USD mỗi năm, đồng thời hủy bỏ chính sách giảm
thuế cho người có lợi tức trên 250.000 USD, cho tiền lãi từ các khoản đầu tư và
cổ tức, cũng như cần có biện pháp lấp các lổ hỗng trong hệ thống thuế đánh trên
các tập đoàn[128]. Tháng 10 năm 2007, khi công bố chiến lược năng lượng trong

cuộc vận động tranh cử, Obama trình bày đề án hệ thống đấu giá chứng chỉ giảm
khí thải (cap and trade) nhằm hạn chế lượng khí thải carbon, cũng như chương
trình đầu tư trong mười năm cho các nguồn năng lượng mới và giảm thiểu sự
phụ thuộc của nước Mỹ vào dầu mỏ nhập khẩu. Ông tin rằng nên bán đấu giá
các chứng chỉ giảm ô nhiễm mà không có sự đặc miễn nào dành cho các tập
đoàn dầu khí, và sử dụng số tiền thu được cho các chương trình phát triển năng
lượng và trang trải cho các loại chi phí chuyển đổi năng lượng.
Obama khuyến khích các thành viên Đảng Dân chủ tìm cách tiếp cận cộng
đồng Tin Lành (Evangelical) và các nhóm tôn giáo khác. Tháng 12 năm 2006,
cùng Thượng Nghị sĩ Sam Brownback (Cộng hòa-Kansas), Obama tham dự
"Hội nghị Toàn cầu về AIDS và Hội thánh" do Kay và Rick Warren tổ chức.
Warren, Brownback và Obama làm xét nghiệm HIV như ông từng làm gần bốn
tháng trước ở Kenya. Obama cũng khuyến khích "những người của công chúng
làm giống như vậy" mà không hổ thẹn.

23


Một phương pháp những nhà khoa học chính trị thường sử dụng để xếp
hạng mức xác tín ý thức hệ của các chính trị gia là so sánh các chỉ số hằng năm
của tổ chức Americans for Democratic Action (ADA) với chỉ số của American
Conservative Union (ACU). Căn cứ vào những hoạt động của Obama ở Quốc
hội, chỉ số bảo thủ trọn đời trung bình ACU dành cho ông là 7,6% trong khi chỉ
số cấp tiến trung bình trọn đời của ông, theo ADA, là 90%.

24


Chương 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Nhìn về phía ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ là ông Barack

Obama, chúng ta thấy nhân vật này có cả ưu điểm và hạn chế, nhưng không có
di lụy bất lợi do chính quyền của Đảng Dân Chủ để lại cho ông phải hứng chịu.
3.1 Ưu điểm của Barack Obama
Dù là có các nhược điểm về bẩm sinh là một người Da Đen và hoàn
cảnh gia đình (không xuât thân từ gia đình có thế lực, khác với những chính
khách khác như Tổng Thống Bush (cha), Tổng Thống Bush (con) và nhiều
chính khách khác), ông Barack Obama vẫn có thể đánh bại khoảng 6 ứng cử
viên người Da Trắng trong Đảng Dân Chủ để được bầu chọn làm đại diện cho
chính đảng này ra tranh cử với đại diện của Đảng Cộng Hòa, rồi lại đánh bại
luôn cả ứng cử viên người Da Trắng của Đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu vào
tháng 11 năm 2008 để trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Như vậy, tất nhiên là ông
Obama phải có những tài năng khác thường. Vấn đề đặt ra là ông Obama có
những tài năng nổi bật như thế nào?
Nhìn vào tiểu sử và cung cách ứng xử, theo dõi những họat động trong
hơn một năm từ khi nhậm chức cho đến nay, chúng ta thấy, Tổng Thống Obama
vừa là một nhà trí thức thuộc lọai tri hành hợp nhất, có tài tháo vát về chính trị,
có lý tưởng cao cả giúp cho đại khối nhân dân trút bỏ được gánh nặng lo âu về ý
tế, và có “cái tâm” cương quyết làm cho cái lý tưởng mà ông theo đuổi được cụ
thế hóa thành hành động.
Ngay từ khi nhậm chức vào ngày 20/1/2009, ông đã bắt tay vào việc vận
động cho dự luật cải cách y tế được cả Thượng Viện và Hạ Viện thông qua.
Ông đã thành công dù rằng Đảng Cộng Hòa và các thế lực liên minh với chính
đảng này chống đối vô cùng mãnh liệt, hết sức điên cuồng và man rợ giống như
những tín đồ Ki-tô trong các đoàn quân thập tự chiến trong thời Trung Cổ ở Âu
Châu và những người lính đạo người Việt chiên đấu bên cạnh Liên Quân Xâm
Lược Pháp - Vatican tại Đông Dương trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858
cho đến năm 1954 và trong đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ Vatican ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Bằng chứng là họ bất chấp cả
25



×