Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đáp án cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.5 KB, 11 trang )

THÔNG TIN DỰ THI
CUỘC THI “ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC THỦ ĐÔ NĂM HỌC 2017 – 2018”
1. Thông tin của thí sinh dự thi
Họ và tên:.............................................................................................................................
Ngày sinh:............................................................................................................................
Lớp:......................................................................................................................................
Trường:................................................................................................................................
Số điện thoại cá nhân (nếu có).............................................................................................
2. Thông tin trường
Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại:...............................................................................................................
Email:......................................................................................................................
3. Thông tin gia đình
Họ và tên bố............................................

Nghề nghiệp:.................................................

Số điện thoại:..........................................

Email:............................................................

Họ và tên mẹ...........................................

Nghề nghiệp:.................................................

Số điện thoại:..........................................

Email:............................................................

Địa chỉ gia đình....................................................................................................................
BỐ/MẸ THÍ SINH



THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô năm học 2017-2018, em có kế
hoạch gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?”
Bài làm
Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô năm học 2017 – 2018, đầu
tiên tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà một bộ phận người dân, học sinh, sinh
viên không thích đọc sách.
Có người đã từng phân tích: tình trạng không ham đọc sách của người Việt
Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục
không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép,
thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy
độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp
đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu,
sáng tạo. Là sản phẩm của một hệ thống giáo dục như thế, người ta khó mà có mà
niềm vui trong việc đọc sách, bởi đọc sách là để được tự do thả mình theo các ý
tưởng, để tìm hiểu, để tiếp nhận tri thức, nhưng cũng còn là để tranh luận, phản
biện với sách. Đọc sách mà bị gò bó, không được khuyến khích nói ra quan điểm
của mình, việc đọc ấy không thể đem lại cảm hứng được.
Nhiều nhà trí thức, nhà nghiên cứu giáo dục hàng đầu (như GS. Hoàng Tụy, nhà
văn Nguyên Ngọc…) đã nói nhiều về cải cách giáo dục Việt Nam, nhưng tình
hình có vẻ vẫn chưa thay đổi căn bản. Vấn đề hẳn là phức tạp, và tôi không muốn
nói tới ở đây. Chỉ xin nhấn mạnh rằng: người ta không ham đọc sách là có
nguyên nhân hàng đầu ở hệ thống giáo dục. Giáo dục sai.

Tiếp theo là những yếu tố ngoại cảnh. Người Việt Nam hiện nay đang phải sống
trong một môi trường khá bất lợi cho việc đọc sách. Ở các nước phát triển, nhiều
người đọc sách khi đi trên xe điện hoặc họ đọc sách vào những kỳ nghỉ. Ở Việt
Nam, đa phần đi xe máy và cả năm hầu như không có kỳ nghỉ nào đủ dài. Cứ tính
ra thời gian đi lại mỗi ngày 30 phút, một năm 180 giờ, cộng thêm 30 ngày nghỉ


(mỗi ngày có thể dành 2 giờ cho việc đọc sách), công dân ở các nước phát triển đã
có hàng năm nhiều hơn người Việt Nam tới… 240 giờ đọc sách rồi. Quý vị cứ thử
tưởng tượng xem, với 240 giờ, ta có thể đọc những gì? Một người có tốc độ đọc
chậm cũng có thể đọc 10 trang sách / 1giờ, như vậy với 240 giờ, anh ta có thể
đọc… 2.400 trang sách!
Bên cạnh giao thông bất tiện, ít ngày nghỉ dài, điều kiện sống của người Việt Nam
hiện nay cũng rất bất tiện cho việc đọc sách: ồn ào, chật chội. Người nào không có
phòng riêng để đọc sách (phần lớn người Việt Nam hiện nay), sẽ phải ngồi đọc
sách giữa tiếng tivi, tiếng nói chuyện của những người xung quanh. Đọc sách như
thế, khó mà thấy hứng khởi được.
Rồi còn phải nói đến thói quen ăn uống, sinh hoạt của người Việt Nam: rất dềnh
dàng, rườm rà, mất nhiều thời gian.
Vậy là, vừa không được hệ thống giáo dục khuyến khích, hướng dẫn, tập cho thói
quen đọc sách, vừa bị các yếu tố ngoại cảnh và thói quen sinh hoạt chi phối, người
Việt Nam hiện nay đang bị rơi vào một hoàn cảnh rất bất lợi cho việc đọc sách.
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân, tôi sẽ tìm cách giải quyết như:
1. Cùng bạn bè đến các thư viện
Khi đến các thư viện và gặp các thủ thư, nhân viên thư viện mọi người sẽ được
tiếp xúc với môi trường sách vở thực sự. Trong chuyến tham quan này các giáo
viên và thủ thư sẽ chỉ cho mọi người các cuốn sách hấp dẫn, chỉ cho ta cách sắp
xếp các cuốn sách và làm như thế nào để chọn được các cuốn sách hay.
2. Chia sẻ kế hoạch đọc sách với bạn bè và những người xung quanh.
Mọi người cần một hình mẫu để hiểu cách lập kế hoạch cho việc đọc. Phụ huynh



hoặc những người xung quanh có thể cùng nhau xây dựng kế hoạch đọc sách
trong hè của mình và chia sẻ những gì bạn nghĩ sau khi đọc xong một cuốn sách.
Điều đó sẽ khiến mỗi người nghĩ về việc đọc của chúng.
3. Lập kế hoạch khi đọc sách
Mỗi người cẩn phải lập ra cho mình kế hoạch cụ thể: khi nào ở nhà? khi nào
đi chơi? khi nào đến thăm họ hàng? khi nào đi du lịch?... Khi chúng ta được tự
mình lập kế hoạch, chúng ta sẽ có trách nhiệm hơn đối với thời khóa biểu mà
chúng ta đặt ra.
4. Tạo không gian cho việc đọc sách
Chúng ta có thể chọn những địa điểm đọc sách mà mình muốn Đó có thể là
một góc yên lặng với chiếc ghế thoải mái? Hoặc một không gian trong lành,
thoáng mát ngoài công viên?... việc thảo luận giúp ta nghĩ về nơi mà chúng sẽ
đọc và cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.
6. Xây dựng kế hoạch cho việc trao đổi sách trong mùa hè:
Trước khi kì nghỉ kết thúc, hãy tổ chức các nhóm trao đổi sách cùng bạn của
mình. Bạn có thể lập một nhóm những người bạn của bạn, sau đó tự trao đổi các
cuốn sách mà chúng đọc để được đọc những cuốn sách mới. Điều này vừa tạo cơ
hội để mỗi người nói về các cuốn sách mà không phải tốn chi phí. Nếu chúng ta
vẫn không nhận đủ sách để đọc thì cần mở rộng mạng lưới trao đổi sách.
7. Mở các sự kiện trao đổi sách
Tôi sẽ thuyết phục mọi người cùng mở các sự kiện trao đổi sách. Tôi gửi
đến bạn bè lịch hẹn “trao đổi sách” trong hè, điều này tạo cơ hội để mọi người vẫn
được gặp mặt nhau trong kì nghỉ đồng thời giúp duy trì việc đọc.


8. Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
Một số giáo viên, gia đình và học sinh tổ chức các câu lạc bộ sách trong mùa hè.
Học sinh đọc một cuốn sách nào đó sau đó sẽ cùng nhau thảo luận. Các hoạt động

này sẽ mang đến sự hứng thú đối với việc đọc.
9. Giúp mọi người lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng sẽ đọc
Phụ huynh cần tạo chút “áp lực” cho việc đọc bằng cách giới hạn thời gian trẻ
đọc. Chúng ta giúp trẻ sắp xếp thời gian, lựa chọn các thể loại sách để đọc như:
truyện tranh, tiểu thuyết, sách khoa học, sách kĩ năng, tạp chí, và cả đọc trên
mạng.
10. Ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ đã đọc được trong mùa hè
Khi kì nghỉ hè kết thúc, năm học mới bắt đầu, giáo viên có thể tổ chức một buổi
“book talk” để chia sẻ về những gì trẻ đã đọc trong kì nghỉ. Nếu không khí hào
hứng, tích cực đến từ một số bạn thực sự yêu sách nó sẽ lan tỏa một cách tự nhiên
đến các học sinh khác. Sự tham gia của phụ huynh, những phần thưởng cũng là
yếu tố khiến trẻ cảm thấy được “ghi nhận” về những nỗ lực trong kì nghỉ vừa qua.
Ngoài ra tôi còn áp dụng một số phương pháp để chính bản thân mình ham
đọc sách hơn, tôi xin chia sẻ như sau:
1) Đừng đọc khi đến giờ lên giường đi ngủ.


Ngủ là ngủ, đọc là đọc.
Cái trò này người yêu sách chắc ai cũng làm rồi, nhưng thực sự thì đọc khi đấy
chữ khó nhập đầu, mà dễ ngắt mạch ngủ giữa chừng lắm. Hãy giành riêng một
khung thời gian sớm hơn vào buổi tối để đọc. Đọc xong nếu thích thì xem TV
cũng được.
2) Tránh xa cái điện thoại.

Điện thoại à? Vứt nó sang một bên và đọc sách đi!


Điện thoại kè kè bên mình là đặc trưng của thế hệ chúng ta. Nhưng mấy tiếng tin
nhắn bíp bíp ấy là thứ sẽ dụ ta rời xa khỏi sách truyện, bàn ăn, thậm chí cả giao
tiếp với người khác. Nhưng hãy mạnh mẽ lên! Hãy đặt điện thoại ở một cái phòng

khác hoặc ít nhất ở xa chỗ ngồi mỗi khi đọc.
3) Những ngày nghỉ, hãy thêm một khung giờ để đọc.

Ngày nghỉ, thời gian hợp lý để đọc sách.
Bạn có thể lấy đó là hoạt động khởi động ngày mới cùng tách cà phê. Tất nhiên
khung giờ tuỳ ý bạn chọn, nhưng hãy cứ chọn lấy một khung giờ và cố gắng bám
thật sát.
4) Nếu thấy quyển sách không hấp dẫn, hãy bỏ qua bên.


Đầu tư cho tri thức không bao giờ là phí phạm.
Có một số người dùng quy luật 25 trang: nếu đọc xong 25 trang sách mà không
thấy hay, bỏ qua quyển đấy luôn, không cần nghĩ nhiều. Nếu bạn thấy 25 trang là
quá hấp tấp, hãy nới rộng giới hạn thành 50 trang.
5) Nếu đọc sách mang nói về những vấn đề phức tạp, hãy dành hẳn cho nó
vài tiếng.

Dành thời gian cho sách không bao giờ là thừa.
Bắt đầu đọc tiểu sử Ron Chernow Hamilton à? Hay đó. Hãy cố gắng đừng đọc
từng đợt ngắn mà làm liền một lèo mấy tiếng luôn để có thời gian nghiền ngẫm
nhé.
6) Đừng ngại đọc truyện giải trí.


Tiểu thuyết, khoa học viễn tưởng,...
Tất nhiên, đọc các cuốn văn học mang tính kinh điển về nhân thời thế thái là rất
tốt, và giúp ta được lên mặt với bạn bè. Nhưng thực tình mà nói, đọc Người về từ
Sao Hoả hẳn sẽ giúp ta thư giãn hơn ngồi đọc Cổ học tinh hoa. Đừng ngần ngại
đọc trinh thám, Sci Fi, tiểu thuyết tình cảm, kinh dị,…
7) Lập danh sách những cuốn đã đọc.


Danh sách những cuốn sách cần đọc.


Bạn có thể tạo danh sách trên Goodreads hoặc viết blog hoặc — nếu là người hơi
cổ điển — mua một cuốn sổ tay và viết lại những cuốn đã đọc được. Nó sẽ giúp
bạn có thêm động lực “dãn dài” danh sách đó ra.
8) Tiện nói đến Goodreads, hãy thử tham gia một thử thách đọc sách.

Thử thách đọc sách, tại sao lại không tham gia nhỉ?
Nếu bạn có mục tiêu đọc được chừng nào sách thì hãy lên Goodreads và lập mục
tiêu thôi, hoặc bạn có thể lên các trang như popsugar.com để xem có thử thách
đọc sách nào thú vị mình có thể thử không.
9) Hãy thử nghe sách nói.


Sách nói - một sự lựa chọn thú vị.
Trong đời sống bận rộn thì thời gian đọc sách có lẽ rất khó, nhưng với sách nói,
bạn có thể vừa đi trên đường đi làm vừa lắng nghe cuốn sách yêu thích. Với kiểu
kẹt xe như ở nước ta thì có khi đến cơ quan, bạn đã nghe được gần một phần ba
quyển sách rồi ấy.



×