Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.67 KB, 3 trang )

Giáo án Sinh Học Trường THCS Trần Quốc Toản
Ngày soạn:
Tiết 6: Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
A. Mục tiêu: học xong bài này học sinh cần nắm được:
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp
với lối sống ký sinh.
- Nhận biết được nơi ký sinh, những tác hại từ đó rút ra các biện pháp phòng
chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin qua kênh hình.
- Kĩ năng phân tích tổng hợp.
- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
B. Phương pháp: - Quan sát tìm tòi, thảo luận.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
2. Học sinh: phiếu học tập.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến
hình như thế nào?
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề: ĐVNS tuy nhỏ nhưng gây cho người nhiều bệnh nguy
hiểm. Hai bệnh thường gặp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. Chúng ta cần
biết về các thủ phạm của 2 bệnh này để có cách chủ động phòng chống tích cực.
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: - Trùng kiết lị
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và hình
vẽ 6.1 - 6.2; tìm hiểu cấu tạo trùng kiết lị trên
cơ sở đó so sánh với trùng biến hình.
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập
trắc nghiệm.


? So sánh đặc điểm giống và khác của trùng
kiết lị và trùng biến hình?
? Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị? Quá
trình dinh dưỡng của trùng kiết lị diễn ra như
thế nào?
? Quá trình phát triển của trùng kiết lị?
? Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác
hại như thế nào?
Nội dung kiến thức
- Thích nghi cao với lối sống kí sinh (ở
thành ruột).
* Cấu tạo:
- Trùng kiết lị có chân giả ngắn, hình
thành bào xác.
- Trùng kiết lị không có không bào.
* Dinh dưỡng:
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu.
* Phát triển:
- Môi trường kết bào xác vào
ống tiêu hoá người chui ra khỏi bào
xác bám vào thành ruột.
b. Hoạt động 2: - Trùng sốt rét.
- GV hướng dẫn HS dựa vào hình 6.3 - 6.4 1. Cấu tạo và dinh dưỡng:
Hồ Thị Bình Phương - 1 -
Giáo án Sinh Học Trường THCS Trần Quốc Toản
SGK. Yêu cầu thấy được trùng sốt rét do muỗi
Anôphen gây ra.
? Trùng sốt rét có cấu tạo như thế nào?
- GV nhấn mạnh: Cấu tạo TB của trùng sốt

rét: nhân, chất nguyên sinh, màng tế bào.
? Dinh dưỡng của trùng sốt rét?
- GV lưu ý: Trùng sốt rét không kết bào xác
mà sống ở động vật trung gian: muỗi Anôphen
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 - 6.4 SGK,
thảo luận nhóm về vòng đời của trùng sốt rét.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi kết
quả vào bảng so sánh trùng kiết lị và TSR.
* Cấu tạo:
- Không có cơ quan di chuyển.
- Không có các không bào.
- Kí sinh trong máu người và thành ruột,
tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
* Dinh dưỡng:
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
2. Vòng đời:
- Trong tuyến nước bọt của muỗi
vào máu người chui vào hồng cầu
sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.
c. Hoạt động 3: - Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK kết hợp
với thông tin thu thập được.
? Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện nay
như thế nào? (đã được đẩy lùi, chỉ còn một số
vùng miền núi)
? Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng
đồng? (ngăn chặn không cho muỗi tiếp xúc
với người).
? Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền

núi? (vì ở đây môi trường thuận lợi cho nhiều
loại muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng
sốt rét).
? Biện pháp phòng chống sốt rét?
- GV thông báo chính sách của nhà nước trong
công tác phòng chống bệnh sốt rét:
+ Tuyên truyền ngủ có màn.
+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn
phí.
+ Phát thuốc cho người bệnh.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần
được thanh toán.
- Phòng chống sốt rét: vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân, diệt muỗi…
IV. Củng cố:
? So sánh dinh dưỡng của TSR và TKL? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với
sức khoẻ con người?
? Tại sao người bị sốt rét da tái xanh, người bị kiết lị đi ngoài ra máu?
( Sốt rét: do hồng cầu bị phá vở; Kiết lị: do thành ruột bị tổn thương).
? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Hồ Thị Bình Phương - 2 -
Giáo án Sinh Học Trường THCS Trần Quốc Toản
V. Dặn dò, hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà:
- Học bài, Chuẩn bị bài:”Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS”
- BTVN: 1, 2, 3 SGK/T25.
Hồ Thị Bình Phương - 3 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×