Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo khối trung tần và khuếch đại thị tần đài rađa MP 102

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.35 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo khối trung tần và
khuếch đại thị tần đài Rađa MP-102” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

KS. Mai Văn Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu em đã hoàn thành khóa học và luận văn tốt
nghiệp của mình. Tập luận văn này là kết quả học tập tại Viện Sau đại học – Đài
học Hàng Hải - Ngành Kỹ thuật Điện Tử và thay lời cảm ơn chân thành nhất của
em đến tất cả các thầy cô giáo, những người đã tận tâm, nhiệt tình giảng dạy tất cả
các môn học để em có kiến thức thực hiện tốt đề tài.
Qua đây em gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Xuân Việt, người Thầy đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, những người đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong việc học tập và động viên giúp đở em cố
gắng làm tốt đề tài tốt nghiệp.
Sau cùng, là lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè, các anh chị đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập tại trường.

Hải Phòng, ngày 01 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn



KS. Mai Văn Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...............................................................3
1.1 Tổng quan trạm rađa MP-102:.........................................................................3
1.2.1. Hệ thống thu – phát, hiển thị..................................................................6
1.2.2. Đồng bộ quá trình làm việc, đo chính xác cự ly......................................9
1.2.3. Liên kết đồng bộ và truyền tham số......................................................10
1.2.4. liên kết đồng bộ và truyền tham số cho máy 5......................................16
1.2.5. Xác định tham số bắn lôi.......................................................................16
1.2.6. Giới thiệu về máy thu trung tần và khuếch đại thị tần đài rađa MP102:..................................................................................................................18
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY THU TRUNG
TẦN VÀ KHUẾCH ĐẠI THỊ TẦN RA ĐA MP-102.............................................21
2.1. Máy thu trung tần và khuếch đại thị tần ra đa MP-102 do Nga chế tạo:......21
2.2. Nguyên lý hoạt động của khối trung tần và khuếch đại thị tần kênh 2:
(thuộc nội dung nghiên cứu đề tài)..........................................................................22
2.2.1 Nguyên lý hoạt động của khối 2-2, 2-3:.................................................22
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của khối 2-4:........................................................24
2.2.3 Nguyên lý hoạt động của khối 2-5 như sau:...........................................26

2.2.4 Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại theo thời gian РУВ:...........27
2.3. Nguyên lý hoạt động khối trung tần và khuếch đại thị tần ra đa MP-102
cải tiến:....................................................................................................................28
2.3.1 Nguyên lý hoạt động của khối 2-2M:.....................................................28

iii


2.3.2 Nguyên lý hoạt động của khối 2-3M:.....................................................28
2.3.3 Nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại thị tần và tạo xung PYB cải
tiến (khối 2-5M):.............................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ CÁC KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.........35
3.1. Kết quả đạt được sau cải tiến:.......................................................................35
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.......................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................39
PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA KHỐI TRUNG TẦN CẢI TIẾN ĐÀI
RAĐA MP-102..................................................................................................1/PL1
PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ MẠCH IN KHỐI TRUNG TẦN CẢI TIẾN ĐÀI RAĐA
MP-102..............................................................................................................1/PL2
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHỐI MÁY CẢI TIẾN.................1/PL3

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
AПЧ
УПЧ
ЛБВ
ИКО

ВИКО
РУВ

Giải thích
Tự động điều chỉnh tần số
Khuếch đại trung tần
Đèn sóng chạy
Màn hình nhìn vòng
Màn hình nhìn vòng để ngoài
Điều chỉnh khuếch đại theo thời gian

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Bảng so sánh các chỉ tiêu tham số kỹ thuật của máy thu trung

34

tần của Nga và máy thu cải tiến

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ chức năng máy thu trung tần và khuếch đại thị tần đài

19

2.1

rađa MP-102
Sơ đồ chức năng của Máy thu trung tần và khuếch đại thị tần

20

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

2.9
2.10

đài rađa MP-102
Sơ đồ chức năng Khối ΑΠЧ (khối 2-4) của đài ra đa MP102
Sơ đồ nguyên lý khối 2-2 cũ
Sơ đồ nguyên lý khối 2-3 cũ
Sơ đồ nguyên lý khối 2-4 cũ
Sơ đồ nguyên lý khối 2-5 cũ
Sơ đồ chức năng khối cải tiến đài rađa MP-102
Sơ đồ chức năng của phần tạo tín hiệu điều khiển PYB
Đặc tuyến soát tần của hệ thống ΑΠЧ
Sơ đồ chức năng khối ΑΠЧ cải tiến (khối 2-4M)

20
22
23
25
26
28
30
31
32

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Căn cứ vào nhu câu cấp thiết của công tác bảo đảm kỹ thuật trong tình hình

mới, xét khả năng khai thác và tạo nguồn vật tư kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay
cũng như cho những năm tiếp theo của nghành khí tài điện tử. Với đặc thù là một
đơn vị bảo đảm kỹ thuật khí tài điện tử cho toàn quân chủng Hải quân. Các trang bị
phải bảo đảm thuộc ngành quản lý hết sức đa dạng về chủng loại của nhiều nước
khác nhau và thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
Đài rađa MP-102 là một trong các trang bị quan trọng của Quân chủng Hải
quân. Các đài ra đa MP-102 hầu hết đã qúa niên hạn sử dụng nhiều năm, hiện nay
không còn giữ được tham số ban đầu, các bộ phận đã xuống cấp nghiêm trọng,
trong đó có máy thu trung tần và khuếch đại thị tần cũng không tránh khỏi tình
trạng tương tự, số lượng các ra đa này trong quân chủng hiện còn rất nhiều bộ. Với
sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, linh kiện bán dẫn đã thay thế hầu hết
cho thế hệ đèn điện tử, mang lại độ ổn định tin cậy, hoạt động chính xác cho trang
bị, giảm thiểu tối đa thời gian và ngân sách cho việc bảo đảm kỹ thuật, góp phần
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó em đã xây dựng đề tài “Nghiên cứu thiết
kế, chế tạo khối trung tần và khuếch đại thị tần đài rađa MP-102”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp nghiên cứu chế tạo khối khuếch đại trung tần và thị tần
mới thay thế các khối cũ do Nga sản xuất, nhằm nâng cao độ ổn định, nâng cao
chất lượng cho việc thu nhận, cử lý tín hiệu mục tiêu của trang bị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào nghiên cứu đặc
tính tuyến thu của đài Ra đa MP-102, khả năng dung hòa điện từ và đưa ra những
dự báo về kết quả và tính hiệu quả của việc cải tiến.

1


4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các khối khuếch đại trung tần và thị tần do Nga chế tạo, tìm ra

những hạn chế, bất cập cũng như những ưu điểm cần kế thừa và phát triển thêm.
Làm cơ sở tiền đề cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào cải tiến, chế tạo khối
mới có cùng công năng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài thành công sẽ góp phần thúc đẩy công nghệ sản xuất, chế tạo vật tư
trang bị bằng các nguồn hiện có trong nước, thúc đấy việc tự học tập nghiên cứu
nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tính chủ động trong công tác bảo đảm kỹ
thuật cho trang bị.
Ý nghĩa thực tiễn
Thay thế các linh kiện điện tử, bán dẫn rời rạc, độ ổn định và tin cậy kém
bằng IC tích hợp có độ ổn định và chất lượng cao hơn. Đễ khai thác trên thị
trường, giá thành rẻ hơn nhiều so với linh kiện nhập về từ nước ngoài, chủ động
được nguồn vật tư phục vụ công tác sửa chữa, bảo đảm.

2


CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan trạm rađa MP-102:
Trạm rađa MP-102 là trạm rađa hai toạ độ được dùng để điều khiển bắn lôi.
Trạm được lắp đặt trên các xuồng phóng lôi 206 và 206МЭ.
Trạm đảm bảo quan sát phát hiện các mục tiêu mặt nước, nhận biết và xác
định chính xác toạ độ, tham số chuyển động của mục tiêu, tham số bắn lôi. Ngoài
ra còn dùng để đảm bảo dẫn đường hàng hải trong điều kiện thời tiết xấu.
Tham số bắn lôi dựa trên các tham số đầu vào sau :
- Hướng tàu đưa tự động từ la bàn.
- Vận tốc tàu đưa tự động từ máy tính đường hoặc đặt bằng tay.
- Vận tốc lôi, độ dài mục tiêu, góc lệch, vận tốc lan toả của lôi được đặt bằng

tay. Trạm làm việc theo hai chế độ: sục sạo và bám sát (ОБЗОР và
CОПРВОЖДЕНИЕ).
Trong chế độ sục sạo ОБЗОР thực hiện quan sát nhìn vòng, nhận biết mục tiêu.
Trong chế độ bám sát xác định chính xác toạ độ tức thời mục tiêu, tham số
chuyển động của mục tiêu, tham số bắn.
Trạm có hai máy phát công suất nhỏ và lớn và có thể làm việc ở cả hai chế
độ sục sạo và bám sát.
Các tham số bám là góc quay của lôi có tính đến góc tản khi bắn loạt và góc
lệch, quãng đường đi của lôi đến điểm cắt hướng chuyển động của mục tiêu, các
góc zích zắc.
Trong trường hợp sự cố có thể bắn thẳng.

3


Thành phần của trạm bao gồm:
Ký hiệu
Máy 1A
Máy 2
Khối 2-1
Khối 2-2
Khối 2-3
Khối 2-4
Khối 2-5
Khối 2-6
Máy 2A
Khối 2a-1
Khối 2a-2
Khối 2a-3
Máy 3

Khối 3-1
Khối 3-2
Khối 3-3
Khối 3-4
Khối 3-5
Khối 3-6
Khối 3-7
Khối 3-9
Khối 3-10
Khối 3-11
Khối 3-12
Khối 3-13A
Khối 3-14
Máy 4
Khối 4-1
Khối 4-2
Khối 4-3
Máy 5
Khối 5-1
Khối 5-2
Khối 5-3
Khối 5-4
Khối 5-5
Khối 5-6
Khối B-6000
Máy 6
Khối 6-1
Khối 6-2

Ý nghĩa

Máy antenna
Máy thu phát
Khối thu phát cao tần
Khối tiền khuếch đại trung tần
Khối khuếch đại trung tần chính
Khối tự động điều chỉnh tần số
Khối khuếch đại thị tần
Khối điều chế xung phát và đèn từ
Máy thu phát công suất nhỏ
Khối thu phát cao tần
Khối tiền khuếch đại trung tần
Khối khuếch đại trung tần chính
Máy chỉ thị
Khối chuyển mạch các thang đo cự ly
Khối tạo quét cự ly màn ТИ và НКД
Khuếch đại thị tần
Khối tạo quét ИКО và ВИКО
Khối đèn hình
Khối chỉnh lưu cao áp
Khối dao động thạch anh
Khối tạo dạng xung ПВД và ВЦУД
Khối chỉnh lưu
Khối tạo quét theo góc hướng màn ТИ
Khối chuyển mạch
Khối tạo dạng xung kích
Khối giữ chậm điều chỉnh
Máy tự động
Khối toạ độ X và thành phần Vцx
Khối cự ly và cơ cấu thời gian.
Khối toạ độ u và thành phần Vцу

Máy hiển thị ngoài và vị trí chỉ huy
Khối đèn hình
Khối khuếch đại thị tần
Khối hiệu chỉnh quãng đường của lôi
Khối phát độ dài mục tiêu và kiểm tra hướng mục tiêu
Khối sen sin kiểm tra các tham số bắn lôi
Khối tính vận tốc mục tiêu
Khối chỉnh lưu cao áp
Máy điều khiển và cấp nguồn
Các bộ phận điều khiển
Khối tính toán
4


Ký hiệu
Khối 6-3
Khối 6-4
Khối 6-5
Khối 6-6
Máy 7
Khối 7-1
Khối 7-2
Khối 7-3
Máy 8
Khối 8-1
Khối 8-2
Máy 9, 9A
Máy 10
Máy 11
Máy 13

Máy 15
Máy 19

Ý nghĩa
Khối chỉnh lưu
Khối ổn áp
Khối chỉnh lưu
Máy rơ le
Xác định tham số bắn lôi
Khối tính quãng đường đi của lôi
Khối tính góc quay của lôi
Khối hướng tàu và mục tiêu
Đặt zích zắc
Khối vận tốc lan toả của lôi
Khối thay đổi hướng zích zắc
Các khối khuếch đại
Cơ cấu chấp hành
Máy tính cơ
Chuyển tiếp hướng tàu
Hộp sóng vọng
Máy bù

5


1.2 Nguyên lý hoạt động của trạm
1.2.1. Hệ thống thu – phát, hiển thị.
Máy thu phát nối với anten nhờ tuyến ống dẫn sóng. Xung dao động siêu
cao tần được tạo ra từ đèn từ qua van ferit và chuyển mạch ống dẫn sóng đưa
vào tuyến ống dẫn sóng tới anten (tới loa phát xạ và gương phản xạ). Từ gương

phản xạ năng lượng cao tần phát xạ vào không gian dưới dạng búp sóng hẹp
theo hướng trục quang của anten.
Trong một nhánh của tuyến ống dẫn sóng có bộ phân nhánh định hướng.
Nhờ bộ phân nhánh định hướng mà một phần năng lượng cao tần máy phát được
phân nhánh từ tuyến ống dẫn sóng tới đèn chỉ thị. Đèn sáng báo cho biết máy
phát đang làm việc. Bộ phân nhánh định hướng còn được sử dụng để đo hệ số
sóng chạy của tuyến anten-ống dẫn sóng.
Chuyển mạch dẫn sóng dùng để chuyển mạch máy phát kênh chính hoặc
kênh 2A vào anten-ống dẫn sóng. Chuyển mạch dẫn sóng có 4 vị trí. Các vị trí
làm việc được đặt nhờ chuyển mạch đặt ở phía trước mặt máy 3.
Ở vị trí pPibOP 2A - AHTEHHA sẽ nối tuyến anten-ống dẫn sóng với máy
thu phát công suất nhỏ (máy 2a).
Ở vị trí pPibOP 2 - AHTEHHA sẽ nối tuyến anten-ống dẫn sóng với máy
thu phát chính (máy 2).
Ở vị trí pPibOP 2 - eKBiBAlEHT sẽ nối máy thu phát 2 với anten tương
đương.
Ở vị trí pPibOP 2A - eKBiBAlEHT sẽ nối máy thu phát chế độ hàng hải
với anten tương đương.
Hai vị trí chế độ làm việc sau được sử dụng khi hiệu chỉnh máy thu phát không
phát xạ vào không gian (nghĩa là nối máy thu phát với anten tương đương).
1.2.1.1 Tạo xung điều chế và xung kích trong máy 2
Khi trạm làm việc ở chế độ pPibOP 2-AHTEHHA và pPibOP 2eKBiBAlEHT trong khối điều chế xung từ (khối 2-6) tạo ra các xung điện áp để
điều chế

6


dao động của đèn từ và tạo ra các xung đồng bộ để kích các máy chỉ thị.
Khi trạm làm việc trong hai chế độ trên điện áp xoay chiều 3 pha 220V
400Hz được đưa tới đầu vào khối 2-6.

Trong mạch nạp của từng pha trong mỗi chu kỳ của pha các tụ sẽ nạp điện
áp với biên độ đến 750V. Các điện áp này vẫn giữ được độ lệch pha là 120 0.
Trong tầng nén thứ nhất của từng pha sẽ tạo ra xung dòng phóng điện của
tụ với độ rộng nhỏ hơn 25 lần so với chu kỳ điện áp vào.
Trong tầng nén thứ 2 các xung này sẽ được nén nhỏ 10 lần nữa. Tầng này sẽ tổ
hợp 3 pha thành 1, làm tăng 3 lần tần số lặp lại. Biên độ ở tầng này là 7,5 kV.
Tầng hình thành sẽ nạp từ xung của tầng nén thứ 2 với độ rộng xung 4 s.
Khi phóng điện sẽ tạo ra xung có dạng gần như xung vuông với độ rộng 0,7 s,
biên độ 3,5 kV. Biến thế xung có tác dụng phối hợp trở kháng của tầng hình
thành và đèn từ, đồng thời tăng biên độ xung âm đến 13 -15 kV.
Khi bộ điều chế làm việc trong tầng hình thành xung đồng bộ của trạm, tạo
ra các xung nhọn vượt trước xung kích máy phát khoảng 3,5s. Xung này được
đưa qua đường dây giữ chậm tới máy 3 kích mạch tạo quét màn chỉ thị và mạch
điều chỉnh hệ số khuếch đại máy thu theo thời gian PuB (khối 2-5), đưa qua
đường dây giữ chậm 0-5s tới kích máy hỏi đáp.
1.2.1.2. Thu nhận, biến đổi và khuếch đại tín hiệu phản xạ trong máy 2.
Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và nhận được nhờ anten, qua tuyến ống dẫn sóng tới
chuyển mạch dẫn sóng, chuyển mạch ferit, đèn phóng điện chân không bảo vệ máy thu,
tới đầu vào khuếch đại cao tần, thực hiện trên đèn sóng chạy lbB.
Tín hiệu được khuếch đại và được đưa đến bộ lọc cộng hưởng, sau đó đưa
tới đầu vào trộn tần upq, Ở đầu vào khác của bộ trộn là tín hiệu từ dao động nội.
Một phần năng lượng siêu cao tần từ đèn phát qua bộ suy giảm đưa tới đầu
vào bộ trộn tần apq. Tín hiệu trung tần ở đầu ra của bộ trộn đưa tới đầu vào của
tầng khuếch đại trung tần thứ nhất trong khối 2-4. Khối 2-4 giữ cho tần số trung
tần (hiệu của tần số đén dao động nội và đèn từ) luôn là 30 MHz bằng cách điều
chỉnh tần số dao động nội.
7


Ở đầu ra của bộ trộn tín hiệu upq tín hiệu được đưa tới đầu vào bộ tiền

khuếch đại trung tần (khối 2-2).
Khối 2-2 khuếch đại tín hiệu và đưa tới khối khuếch đại trung tần chính 2-3
để khuếch đại và tách sóng thành tín hiệu thị tần và đưa tới đầu vào khối tiền
khuếch đại thị tần 2-5, sau đó đưa đến đầu vào khối khuếch đại thị tần trong
máy 3 (khối 3-3).
Trong khối 2-5 có mạch điều chỉnh khuếch đại theo thời gian PuB. Mạch
điều chỉnh khuếch đại theo thời gian tạo ra các xung PuB đưa tới lưới các đèn
của tầng khuếch đại trung tần upq. Xung kích mạch PuB là xung từ máy phát.
1.2.1.3. Chuyển tần số làm việc của máy thu phát 2
Chuyển tần số làm việc của máy thu phát 2 bao gồm chuyển tần số đèn từ, tần số
cộng hưởng của bộ lọc, tần số bộ dao động klistron nhờ các cơ cấu chuyển tần với 4 vị
trí cố định. Các cơ cấu làm việc nhờ các động cơ điện 35, 42, 95. Việc chuyển tần số
được thực hiện nhờ chuyển mạch trên mặt máy 6. Điều chỉnh chính xác tần số dao
động nội được thực hiện nhờ mạch Apq (khối 2-4).
1.2.1.4.Tạo xung điều chế và xung kích trong máy 2a.
Khi trạm làm việc ở chế độ pPibOP 2A-AHTEHHA chế độ máy 2 ngắt
khỏi anten, còn máy 2A được nối với anten, lúc này bộ dao động blocking trong
máy 2A làm việc ở chế độ tự dao động tạo ra tần số 4000 Hz.
Xung dao động blocking dùng để kích màn hiển thị và mạch PuB.
Các xung này còn được đưa qua mạch lặp lại catốt và dây giữ chậm 4 s
đưa tới lưới đèn trinatron và mở đèn.
Khi đèn ở trạng thái đóng mạch hình thành đã được nạp từ nguồn chỉnh lưu
cao áp qua mạch nạp.
Khi đèn trinatron mở mạch hình thành sẽ phóng điện qua cuộn sơ cấp của
biến áp xung và trên cuộn thứ cấp sẽ tạo ra xung điều chế.
1.2.1.5 Thu, biến đổi và khuếch đại tín hiệu phản xạ trong máy 2a.
Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu về nhận được ở anten và đưa qua chuyển
mạch dẫn sóng tới khối 2a-1 trong máy 2A, ở đây tín hiệu được trộn với tín

8



hiệu dao động nội (dao động ngoại sai), tín hiệu sau khi được trộn được đưa tới
đầu vào bộ tiền khuếch đại trung tần upq (khối 2A-2). Khuếch đại và tách sóng
được đưa tới mạch khuếch đại thị tần khối 2-5 và đưa đến hiển thị trên các máy
3 và máy 5. Nhờ các này ta sẽ quan sát được tình trạng mặt nước xung quanh
tàu, đo chính xác toạ độ và đưa ra các tham số chuyển động của mục tiêu.
1.2.2. Đồng bộ quá trình làm việc, đo chính xác cự ly
Đồng bộ tạo quét iKo và BiKO được thực hiện nhờ các xung kích được
đưa liên tục từ máy phát. Tần số lặp xung kích phát máy 2 bằng 3 lần tần số điện
áp nguồn (1200Hz). Tần số lặp lại xung kích phát máy 2A là 4000 Hz. Đồng bộ
tạo quét màn hiển thị chính xác ti trong góc quạt đã chọn của anten (góc đưa lên
màn hiển thị chính xác) được thực hiện nhờ các xung kích từ máy phát. Khi
anten nằm ngoài góc quạt xung kích tạo quét màn hiển thị chính xác lấy từ mạch
đo cự ly.
Mạch đo cự ly gồm : mạch dao động thạch anh (khối 3-7), khối tạo xung
kích (khối 3-13A) và khối tạo xung pBd, Bjud (khối 3-9). Các bộ quay pha cự
ly nằm trong máy 4. Rotor của quay pha được gắn cơ khí với trục cự ly d.
Dao động thạch anh tạo ra tần số chuẩn 20 kHz, sau khi được khuếch đại
đến biên độ đủ lớn được đưa đến quay pha trong máy 4 và khối 3-13A. Trong
khối 3-13A tiến hành làm nhọn dao động hình sin tần số 20 kHz, sau đó được
đưa đến mạch dao động blocking chia tần số 1:16 và 1:6 (khối 3-13A), tạo ra
các xung tần số 1250 Hz và 3400 Hz tương ứng với máy 2 và 2A.
Trong chế độ 2 và 2A xung đầu ra khối 3-13A đưa tới khối 3-14 đến chuyển
mạch đi ốt. Trong khối 3-14 có mạch fantastron dùng để giữ chậm xung kích.
Xung tạo ra từ mạch fantastron kích mạch dao động blocking và đầu ra nhận được
các xung kích quét màn hiển thị chính xác (khối 3-2) và kích mạch dao động
blocking tạo ra xung Bjud (khối 3-9).
Chuyển mạch điốt đưa xung kích từ máy phát hoặc từ mạch đo cự ly - phụ
thuộc vào vị trí anten (trong quạt hay ngoài quạt) - đến đấu vào fantastron. Biến trở


9


điều chỉnh độ giữ chậm của fantastron được đặt ở trong máy 4, trục của nó cũng
như trục của bộ quay pha được liên kết cơ khí với trục cự ly d.
Khi quay trục cự ly đồng thời thay đổi giá trị giữ chậm xung trong mạch
fantastron và pha điện áp trên đầu vào mạch làm nhọn 20 kHz (khối 3-9).
Các xung nhọn đưa tới khởi động mạch blocking và ở đầu ra nhận được
xung pBd, xung này đưa tới mạch khuếch đại thị tần (khối 3-3).
Xác định sơ bộ cự ly và đưa điểm dấu mục tiêu lên màn hiển thị chính xác
đạt được khi làm trùng điểm dấu Bjud với điểm dấu mục tiêu trên màn iKo và
BiKO.
Đo chính xác cự ly đạt được khi làm trùng điểm dấu pBd với điểm dấu mục
tiêu trên màn hiển thị chính xác Ti.
Làm chính xác toạ độ mục tiêu được tiến hành nhờ mạch thiết lập đưa lượng
hiệu chỉnh (dùng tay quay hiệu chỉnh). Khi mối mạch này khớp nối điện từ sẽ ngắt
trục biến trở khỏi trục cự ly, nhờ vậy giá trị giữ chậm của mạch fantastron không
thay đổi trong thời gian làm trùng điểm dấu pvd với điểm dấu mục tiêu, còn
lượng hiệu chỉnh theo cự ly là dc được nhớ ở bộ nhớ cơ khí mk. Khi ngắt mạch
thiết lập thì bộ nhớ mk xoay trục biến trở 1 đại lượng bằng dc.
Giá trị cự ly dưới dạng điện áp từ biến áp lvt được đưa tới hệ thống điều khiển bắn.
1.2.3. Liên kết đồng bộ và truyền tham số.
+ Đo chính xác góc.
Liên kết đồng bộ và truyền tham số thực hiện bằng việc quay đồng bộ và
đồng pha cuộn lái tia ico và vico với anten, tạo quét theo góc của màn hình chính
xác tương ứng với vị trí anten, đưa ra chỉ thị mục tiêu và đưa vào các lượng hiệu
chỉnh theo góc và cự ly từ máy 5 và 3 vào máy tính.
Quay cuộn lái tia đồng bộ, đồng pha với anten được thực hiện nhờ các sen
sin: sen sin phát 9 gắn trên trục phương vị máy 1A, sen sin vi phân 20 gắn trên trục

Kc máy 7, hai sen sin thu 22 trong máy 3 và 5. Một trong hai sen sin này quay
cuộn lái tia ico và sen sin kia quay cuộn lái tia vico. Sen sin vi phân đảm bảo ổn
định hình ảnh theo hướng Bắc.
10


Tự động đồng bộ cuộn lái tia ico và vico với vị trí của anten được thực hiện
bởi sen sin 7 trong máy 1A và sen sin vi phân 31 trong máy 7 và 2 sen sin thu 21
trong máy 3 và 5 làm việc trong chế độ biến áp. Điện áp đầu ra sen sin thu nhận
được đưa đến khối 3-12 để điều khiển làm việc của rơ le. Rơ le nối các pha sen sin
quay cuộn lái tia.
Tạo quét góc trên màn hiển thị chính xác đồng bộ với quay anten và được
thực hiện nhờ các sen sin phát, thu tạo quét làm việc ở chế độ biến áp. Rotor sen
sin phát tạo quét 8 trong máy 1A liên kết với trục quay anten, còn rotor sen sin thu
7 liên kết với trục góc mạn qc trong máy 7.
Điện áp đầu ra sen sin thu được đưa tới đầu vào mạch tạo quét góc khối 3-11.
Đầu ra của khối đưa tới cuộn lái tia, đảm bảo tạo tia quét theo góc trên màn hiển
thị chính xác. Đo chính xác góc mạn đạt được khi làm trùng điểm dấu mục tiêu với
đường ngắm góc trên màn hiển thị chính xác. Giá trị góc mạn đo được đặc trưng
cho góc quay của sen sin thu tạo quét so với vị trí 0 quy ước.
Mạch đưa lượng hiệu chỉnh góc làm việc như sau :
Khi nối mạch thiết lập mạch tạo quét theo góc được ngắt khỏi sen sin thu tạo
quét và nối với đát trích thiết lập ( sen sin 25 máy 7 ). Rotor của sen sin này nhờ
khớp điện từ liên kết cơ khí với trục phương vị. Đường ngắm góc khi này là đường
quét cự ly trùng với điểm giữa của điểm dấu mục tiêu. Việc làm trùng được thực
hiện nhờ quay trục phương vị máy 7.
+ Đưa lượng thay đổi hướng và vận tốc tàu :
Lượng thay đổi hướng tàu được đưa theo đường truyền đồng bộ bằng biến thế
quay từ la bàn đến. Đường truyền bao gồm biến thế quay phát đặt trong máy 13,
biến thế quay thu đặt trong máy 7, khuếch đại ucmv-2208 số 19 đặt trong máy 9,

động cơ chấp hành 13 làm quay trục Kc máy 7.
Sen sin 20 gắn trên trục Kc và sen sin quay lái tia 31 máy 3 và 5 trong đường
truyền đồng bộ thô quay lái tia. Các sen sin này đảm bảo ổn định hình ảnh màn
hiển thị theo hướng Bắc trên màn nhìn vòng máy 3 và 5.

11


Hiển thị hình ảnh theo hướng Bắc trên màn chính xác nhờ đưa lượng thay đổi
hướng tàu từ trục Kc và qc qua cơ cấu vi phân.
Trong trường hợp trên tàu có máy 13 thì hướng tàu được truyền đến máy 13
từ la bàn theo đường truyền sen sin. Trong máy 13 có sen sin thu 5 và sen sin vi
phân 3. Sen sin 5 gắn đồng bộ cơ khí với biến thế quay phát, sen sin vi phân gắn
với tay quay xoglaxxovani[ curxa và thang đo để lấy đồng bộ.
Vận tốc tàu được lấy từ biến thế quay đặt trong máy tính đưới dưới dạng điện
áp và được đưa đến máy 7.
Trong trường hợp hỏng máy tính đường trên máy 6 có cơ cấu đặt vận tốc bằng
tay và công tắc để chuyển chế độ.
Điện áp tỷ lệ với vận tốc đưa đến BT24 máy 7 có rotor gắn với trục phương vị
để phân tích thành 2 thành phần VCX và VCu.
Hai thành phần này dưới dạng điện áp đưa vào đầu vào hệ tống bám để tạo tín
hiệu thay đổi toạ độ do vận tốc tàu và mục tiêu gây ra.
+ Truyền và nhận chỉ thị mục tiêu :
Truyền chỉ thị mục tiêu nhờ làm trùng vạch ngắm chỉ thị mục tiêu với điểm
dấu mục tiêu trên màn hình máy 5 và các hệ dẫn động bám làm việc trong chế độ
bám sát để đảm bảo tự động chuyển đổi thay đổi toạ độ. Vì hệ thống tự động làm việc
ở hệ tọa độ trái đất ổn định vuông góc Xu, còn truyền và nhận chỉ thị mục tiêu trong
hệ toạ độ cực d, p. Như vậy trong quá trình truyền và nhận chỉ thị mục tiêu có hai lần
biến đổi toạ độ là biến đổi từ tọa độ cực thành toạ độ trái đất và ngược lại.
Tốc độ truyền chỉ thị thay đổi bằng cách thay đổi điện áp lấy ra từ biến thế

quay 5 và 4 ( cự ly và phương vị). Quay rotor biến thế quay nhờ tay quay có thể
thay đổi tốc độ dịch chuyển các vạch ngắm trên màn hiển thị.
Điện áp từ biến thế quay 4 và 5 được đưa đến máy 7 vào bién áp dựng hình 17
để biến đổi thành điện áp tỷ lệ với giá trị X, u. Điện áp này được đưa trực tiếp
đến điều khiển động cơ chấp hành 36, 38 trục X, u trong máy 4.
Trên trục X, u có gắn các biến thế quay tuyến tính 27, 30, 72, 76 để xác
định các thành phần cự ly Xa, ua.
12


Điện áp từ các đát trích này đưa đến dựng hình pvt22 máy 7 biến đổi thành
đại lượng cự ly và phương vị trong mạch bù trừ.
Trong mạch bù trừ xác định cự ly và phưưong vị có các linh kiện động cơ
chấp hành 37 trục cự ly máy 4, động cơ chấp hành 37 trục phương vị máy 7, biến
thế quay 27 trong máy 7 để lấy thành phần bù X và u, khuếch đại 14 và 20 trong
máy 9.
Khi xác định cự ly và phương vị ở đầu vào biến áp quay dựng hình 22 đưa
đến điện áp phát tỷ lệ với thành phần Xa, ua lấy ra từ BT27, 30, 72, 76 ngược pha
với điện áp lấy ra từ BT27. Hiệu các điện áp được đưa đến khuếch đại, sau đó điều
khiển động cơ chấp hành trục cự ly và phương vị.
Việc bù được thực hiện xong khi động cơ quay các trục theo giá trị cự ly và
phương vị đã cho.
Trên trục cự ly gắn biến trở điều chỉnh giữ chậm và quay pha 43. Sen sin 25 chế
độ thiết lập được nối với trục phương vị qua khớp nối điện từ khi ấn nút thiết lập.
Điện áp lấy từ biến trở và quay pha đưa đến máy 3 để tạo các điểm dấu ngắm
cự ly và phương vị.
Để dịch chuyển nhanh vạch ngắm chỉ thị mục tiêu trong trục X, u có cơ cấu
chuyển đổi tỷ số truyền. Nhờ cơ cấu này hệ số truyền tăng 40 lần.
+ Xác định toạ độ tức thời và tham số chuyển động của mục tiêu :
Sau khi nhận được chỉ thị mục tiêu trắc thủ tiến hành bám sát mục tiêu. Việc

bám sát mục tiêu được thực hiện trên màn hình chính xác máy 3 bằng cách theo
chu kỳ mỗi vòng quay của anten làm trùng đường ngắm với điểm dấu mục tiêu
trên màn hiểu thị chính xác. Việc làm trùng thực hiện nhờ tay quay hiệu chỉnh khi
ấn nút thiết lập.
Bám sát mục tiêu bao gồm hai thao tác song song :
- Hiệu chỉnh tham số toạ độ giải tính, tức là đưa tham số trùng với toạ độ quan
sát của mục tiêu.
- Làm chính xác dần quy luật chuyển động của mục tiêu, tức tốc độ thay đổi
toạ độ.

13


Làm việc của mạch hiệu chỉnh tương tự và trên các linh kiện của mạch truyền
chỉ thị mục tiêu.
Điều khiển dẫn động bằng tay quay hiệu chỉnh gắn với rotor biến thế quay
máy 3.
Khi xác định giá trị X và u động cơ làm quay đồng thời rotor đát trích 106,
108 trục vận tốc thành phần của mục tiêu VjX và Vju qua khớp nối.
Điện áp tỷ lệ với giá trị V jX ( Vju ) từ BT106 (108) đưa đến để cộng đại số với
tín hiệu tỷ lệ với VCX(VCu ) lấy ra từ BT24 máy 7. Hiệu điện áp này đưa đến mạch
tích phân. Mỗi mạch tích phân bao gồm các khối khuếch đại 11 (12), động cơ phát
tốc AT 19 (92), động cơ chấp hành 8 ( 95). Kết quả của quá trình tích phân là động
cơ sẽ tạo ra một lượng số gia Xa và ua.
Qua cơ cấu vi sai động cơ làm quay đát trích BT27, 72 và mạch dẫn động
bám sau khi biến đổi toạ độ sẽ tự động làm quay trục cự ly và phương vị, tức là tự
động bám sát mục tiêu.
Độ chính xác bám sát phụ thuộc vào việc chọn đúng giá trị VjX và Vju. Giá trị VjX
và Vju phụ thuộc vào hệ số truyền khi đưa lượng hiệu chỉnh X, u, VjX, Vju.
Hệ số truyền cần chọn tương ứng với thời gian giữa các lần hiệu chỉnh.

T = X/ VjX = u/Vju
Việc thay đổi hệ số nhờ các khớp truyền động được nối nhờ khớp nối điện từ.
Khớp nối điện từ được cấp nguồn từ cụm tiếp điểm cơ cấu thời gian.
+ Tạo xung quét ico và vico.
Xung kích từ máy phát đưa tới khối 3-4 kích mạch dao động blocking để tạo
ra các xung. Độ rộng các xung xác định độ rộng quét ở thang 1 hải lý. Khi làm việc
ở thang 1 hải lý xung dao động blocking đưa trực tiếp đến bộ tiền khuếch đại và
sau đó đưa tới mạch tạo xung quét.
Khi làm việc ở thang 5, 10, 20 và 40 hải lý xung của dao động blocking được
đưa tới kích mạch dao động đa hài. Độ rộng của xung dao động đa hài được thay
đổi tương ứng với các thang cự ly nhờ sơ đồ chuyển mạch bố trí trong khối 3-1.
Xung đầu ra của đa hài là xung vuông đưa tới mạch khuyếch đại. Mạch khuếch đại
14


xung vuông theo công suất, sau đó đưa tới đầu vào mạch khuếch đại xung vệt quét,
khuếch đại xung chiếu sáng ico và vico.
Ở thời điểm xung với công suất đủ lớn đưa tới cưc phát của transistor thì trở
kháng mạch cực góp coi như bằng 0. Khi đó trong cuộn lệch ico và vico mắc
trong mạch cực góp của transistor sẽ có xung dòng điện hình răng cưa.
Khi chuyển mạch thang đo sẽ nối các cuộn cảm tương ứng khác nhau nối tiếp
với cuộn lái tia. Điều này thay đổi tốc độ tăng của dòng điện khác nhau.
Xung chiếu sáng ico và vico từ các khuếch đại tương ứng được đưa tới cực
điều khiển của đèn hình.
+ Mạch tạo xung điểm dấu ncd.
Mạch tạo xung điểm dấu ncd bố trí trong khối 3-2.
Mạch bao gồm : dao động kích chấn cùng bộ khuếch đại với mạch phản hồi,
lặp lại cực phát, tầng hình thành và bộ dao động blocking. Mạch được kích bằng
các xung của tầng khuếch đại chiếu sáng ico. Chuyển tần số bộ dao động đồng thời
với việc chuyển thang đo bằng việc chuyển mạch khung dao động trong khối 3-1

(chuyển mạch xung ncd). Xung ncd từ đầu ra của bộ dao động blocking đưa tới
mạch trộn tín hiệu thị tần.
+ Trộn, khuếch đại và chia tín hiệu thị tần và điểm dấu cự ly.
Mạch khuyếch đại thị tần gồm mạch tiền khuếch đại thị tần (khối 2-5) và
khuếch đại thị tần (khối 3-3), khuếch đại thị tần vico (khối 5-2).
Tín hiệu đầu vào của bộ tiền khuếch đại thị tần được lấy từ máy thu kênh
chiếu đấu (máy 2) hoặc kênh hàng hải (máy 2a). Sau khi khuếch đại được đưa tới
các lặp lại catốt. Đầu ra của một lặp lại catốt sẽ lấy ra xung đưa tới hệ thống khác,
đầu ra của lặp lại kia sẽ lấy xung thị tần đưa tới khối 3-3.
Trong khối 3-3 sẽ trộn với các xung ncd, pvd, vjud và tín hiệu nhận biết,
xung tổng hợp được khuếch đại và phân chia thành 3 đường ( kênh ) đưa tới katốt
của 3 đèn hình ico, vico và ti.

15


1.2.4. liên kết đồng bộ và truyền tham số cho máy 5.
Nhờ máy 5 chỉ huy có thể quan sát tình trạng mặt nước xung quanh tàu, đưa
chỉ thị mục tiêu cho trắc thủ và xác định sơ bộ hướng và vận tốc mục tiêu.
Hướng và vận tốc mục tiêu được xác định nhờ mạch bù trừ theo thành phần
VjX và Vju. Điện áp tỷ lệ với VjX và Vju từ đát trích BT7, 79 máy 4 đưa đến mạch
dựng vectơ vận tốc pvt88. Điện áp lấy ra từ mạch dựng hình đưa đến điều khiển
động cơ chấp hành 102 trong máy 7 xác định hướng và động cơ chấp hành 33
trong máy 5 xác định vận tốc mục tiêu. Điện áp bù được lấy từ lvt31 máy 5 gắn
trên trục vận tốc và Bt97 gắn trên trục hướng mục tiêu ( máy 7 ).
Giá trị góc quay của lôi được xác định trong máy 7 đưa đến máy 5 theo đường
chỉ thị đồng bộ.
Góc tản được xác định bằng hiệu giữa góc quay của lôi mạn phải và mạn trái.
Giá trị góc quay lôi mạn phải và mạn trái được đưa từ máy 10 đến máy 5 và
giữa chúng được nối sen sin vi phân. Rotor sen sin vi phân sẽ quay góc .

Ngoài ra trên máy 5 còn có đường truyền chỉ thị đồng bộ tham số cự ly từ
máy 4.
Đặt giá trị độ dài mục tiêu và lượng hiệu chỉnh quãng đường đi của lôi nhờ
đát trích BT11 và 8 máy 5.
1.2.5. Xác định tham số bắn lôi
Các tham số bắn lôi bắn lôi bao gồm:
-

Góc quay của lôi .

-

Quãng đường của lôi eT

-

Góc zích zắc  1,  2.

-

Góc tản trong bắn đón 

Tham số  và eT xác định trong hệ toạ độ vuông góc của trái đất bằng cách
giải hệ phương trình:
Xa = eT sinKT + f2(,Kc) - (eT /VT)VjX

(1.1)

ua= eT cosKT + f1(,Kc) - (eT /VT)Vju


(1.2)

Trong đó :
16


f1(,Kc) = [R(1-cos) + asin]sinKT +[Rsin - R + acos - ]sinKT
f2(,Kc) = [Rsin - R + acos - ]sinKT -{[R(1-cos) + asin]cosKT
Giá trị f1,f2 được xác định trong biến đổi toạ độ bằng biến thế quay dựng
hình 55 máy 7.
Trên đầu vào biến đổi toạ độ là điện áp tổng tương ứng với giá trị :
[R(1-cos) + asin]

(1.3)

Rsin - R + acos - 

(1.4)

Điện áp tỷ lệ với phương trình 3 được nhận bằng cộng đại số điện áp lấy ra từ
biến thế quay của các đại lượng R, Rcos, asin. Giá trị R và a đặt bằng tay.
Điện áp tỷ lệ với phương trình 4 được nhận bằng cộng đại số điện áp lấy ra từ
biến thế quay của các đại lượng trên và giá trị R.
Giá trị R được xác định bằng cộng điện áp tỷ lệ với giá trị Rsin lấy ra từ
lvt78 và CKBT53, điện áp dịch chuyển điểm 0 lấy ra từ MBT77, điện áp hiệu
chỉnh lấy ra từ BT46.
Giá trị f1,f2 được đưa vào phương trình 1 và 2.
Các tham số Xa, VjX, ua, Vju được lấy từ đát trích máy 4 qua chuyển mạch
mEtod CtPEl
Giá trị VjX, Vju từ chuyển mạch đến lvt 106, 108 máy 7. Rotor của các BT này

quay góc tỷ lệ với eT /VT nhờ cơ cấu đặt hệ số bằng bánh răng khi vận tốc lôi đặt
theo nấc cố định. Trong trường hợp vận tốc lôi đặt không cố định giá trị VjX eT /VT
và Vju eT /VT được lấy từ BT105, 107 máy 7.
Tổng đại số các điện áp f2(,Kc) - Xa - (eT /VT)VjX, f1(,Kc) - ua (eT /VT)Vju được đưa đến so sánh với điện áp eT sinKT, eT cosKT.
Hiệu điện áp đưa đến mạch dựng hình quãng đường của lôi.
Điện áp đầu ra của mạch dựng hình đưa đến khuếch đại sau đó điều khiển
động cơ chấp hành mạch xác định et và hướng lôi KT.
Hướng đi của lôi KT cộng với hướng tàu KC nhờ cơ cấu vi sai để xác định .
 = KT-KC
17


Giá trị et và  được đưa đến máy 10.
Gócc zích zắc được xác định bằng phương trình :
1 =  - 1 + K3
2 =  + 1+ K3
Trong đó :
 = 1800 - 
1 = (VP).
Góc 1 được đặt bằng tay bởi trắc thủ trên thang Vp máy 8 theo lệnh của chỉ
huy. Khi này mỗi lôi phải và trái có vận tốc lan tỏa riêng.
Đát trích phát 1 mạn phải và 1 mạn trái là BT3 và 6 trong máy 8.
Điện áp từ đát trích này cộng với điện áp lấy ra tứ đát trích phát K3 mạn phải
(BT8) và trái (BT9), sau đó được cộng với điện áp lấy từ đát trích phát 1, 2
(BT83) trong máy 7 có rotor quay một góc .
Điện áp tổng sau đó được đưa đến máy 10 bằng đường truyền đồng bộ trên BT.
Trong radar MP-102 sử dụng 1 khuếch đại cho 2 tuyến 1 và 2. Khuếch đại
làm việc lần lượt với từng tuyến. Chuyển mạch trong mạch cộng đại số và và mạch
tính 1, 2 thực hiện nhờ rơle. Rơ le được điều khiển bằng cụm tiếp điểm cơ cấu
thời gian máy 4 và trục  máy 7.Góc tản được xác định bằng mạch bao gồm đát

trích phát độ dài mục tiêu BT11 đặt trong máy 5, đát trích phát BT67 gắn trên trục
 máy 7. Điện áp lấy ra từ BT67 đưa đến đầu vào khuếch đại trục dẫn 
p

 



2



l

 



2

Có thể cộng thêm vào góc quay của lôi giá trị góc lệch lấy từ đát trích phát
đặt trên máy 5.

18


×