Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TRIẾT LÍ VĂN CHƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.98 KB, 1 trang )

NGUYỄN HUY THIỆP
1. Triết lý về văn chương
Con đường văn chương chính là con đường của sáng tạo trí tuệ mà Nguyễn
Huy Thiệp đã in hằng lên đó những dấu chân không bao giờ lu mờ trong tâm trí
độc giả. Con đường mà Nguyễn Huy Thiệp đi là một con đường mang đây sự tìm
kiếm, khám phá bản chất sâu thẳm bên trong con người. Khi đọc những tác phẩm
của ông độc giả phần nào có thể chạm vào những quan niệm về văn chương ông
gửi gắm trong đó. Không trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ thành những tuyên ngôn buộc
người đọc phải có một cái nhìn tinh tế, một giác quan nhạy cảm để nhận ra triết lý
văn chương mà ông lặng lẽ, bình thản để nhân vật của mình truyền tải.
Triết lý văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong những
truyện ngắn của ông qua vài ba câu nói của những nhân vật trong truyện. Điều đầu
tiên khi nhắc đến nghề cầm bút chính là phải thể hiện được cái khát vọng của mình
đối với văn chương: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên.
thoát thành bướm và hoa. Đó là chí thánh.” – Giọt máu. Để tung hô được cái đẹp
trong văn chương đòi hỏi nhà văn phải đi khám phá, tìm tòi, phải suy ngẫm và có
khả năng quan sát đời sống bằng lăng kính của chủ thể. Muốn có văn chương hay
phải sống chung, ăn ở chung với những thứ mà ta ấp ủ để tìm ra cái đẹp, cái giá trị
riêng cho tác phẩm cũng như là cho đời.
Đối với ông mọi sự đều tồn tại trong mình bản chất thật nhất cho dù vẻ
ngoài có muôn hình vạn trạng hay tầm vóc thế nào, và nhà văn chính là kẻ phải bổ
tất cả, phải đục phải khoan sâu vào để tìm ra cái lõi cái nhân ấy. Vì là cái bản chất
thật nên văn chương không thể chỉ có cái cao cả mà còn là cái tồi tệ, cái đau đớn:
“Bác ơi, chữ nghĩa nó ghê gớm lắm. Nó là ma đấy, yếu bóng vía là nó ám mình, nó
làm cho thê thảm và đau đớn mất thôi.” – Giọt máu.
Và văn chương chính là những làn gió dịu dàng len lõi vào những khe rãnh
tâm hồn cái bản chất của tất cả mọi vật, để nuôi dưỡng và thanh tẩy tâm hồn con
người. Cuộc đối thoại giữa ông liên và người khách qua đường trong Giọt máu đã
nói lên hết sức mạnh của văn chương: người đó bảo: “Chữ nghĩa có ăn được
không?” ông Liên bảo: “Không ăn được”. Ông còn nói tiếp: “Gì thì gì, nó cũng
hơn cày cuốc”. Người đó bảo: “Nhiều chữ nghĩa thì người đó có đạo đức à?”. Ông


Liên bảo: “Phải.”
Chêm xen giữa những lời phát biểu của các nhân vật về văn chương còn có
những lời trực tiếp của tác giả như một kiểu tin vắn. Kết thúc truyện Kiếm sắc,
Nguyễn Huy Thiệp đã tự mình xông vào: “công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn,
phức tạp, lại buồn tẻ nữa.” Đây chính là sự ý thức của Nguyễn Huy Thiệp về nghề
văn, phải không ngừng nghỉ tự vấn bản thân để tìm được chân giá trị và gìn giữ nó.
Vậy ta có thể thấy được triết lí văn chương dù được bộc lộ trực tiếp từ chính
nhà văn hay gián tiếp quan phát ngôn của nhân vật thì cũng nhằm vào mục đích vì
con người và cảm hóa con người. Trong sứ mệnh cao cả đó Nguyễn Huy Thiệp
luôn không ngừng tạo ra một lối đi đúng, một lối viết đúng và trung thực với cuộc
đời, để tạo ra một thứ văn chương không thể dối trá, sáo rỗng.



×