Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ RÁC THẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TP. ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN QUỐC TÍN

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
VÀ RÁC THẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH Ở TP. ĐÀ LẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN QUỐC TÍN

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
VÀ RÁC THẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH Ở TP. ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Đặng Thanh Hà

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI
DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ RÁC THẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Ở TP. ĐÀ LẠT” do NGUYỄN QUỐC TÍN sinh viên khóa 34 ngành KINH TẾ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_______________________

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn
______________________________
Ngày

Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________

____________________________


Ngày

Tháng

Năm

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của nhiều người cùng với nổ lực
của bản thân, để đáp lại sự giúp đỡ đó tôi xin gởi lời cảm ơn đến :
Lời đầu tiên xin cảm ơn đến gia đình và bố mẹ đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện
cho tôi có được như ngày hôm nay.
Cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đặc biệt là các thầy cô trong khoa kinh tế đã tạo mọi điều kiện, tận tâm giảng
dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn giúp tôi hoàn thiện khóa luận này.
Cảm ơn các cô chú quản lý tại các khu du lịch ở thành phố Đà Lạt và anh Khoa
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ, chia sẽ cùng tôi
trong suốt quãng thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Quốc Tín


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN QUỐC TÍN. Tháng 07 năm 2012. “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm nguồn
nước và rác thải đối với hoạt động du lịch ở Tp. Đà Lạt”.
NGUYEN QUOC TIN. July 2012. “An evaluation of damage effects caused by
waste and water pollution to tourism industry in Da Lat city”.
Khóa luận sử dụng phương pháp CVM thông qua 100 mẫu phỏng vấn, điều tra
du khách tại một số khu du lịch ở Tp.Đà Lạt để phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chấp nhận mức sẵn lòng trả và đánh giá tổn hại do ô nhiễm nguồn nước và
rác thải đối với hoạt động du lịch ở thành phố Đà Lạt. Từ kết quả có được sau đó đưa
ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm giúp nâng cao hơn nữa ngành
du lịch của Tp. Đà Lạt.
Kết quả khóa luận tính được mức sẵn lòng trả thêm trung bình cho vé vào cổng
là ≈ 10.2 (ngàn đồng). Qua đó tính được tổng giá trị thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước
và rác thải đối với hoạt động du lịch ở Tp. Đà Lạt là ≈ 19.4 (tỷ đồng)..
Từ kết quả nghiên cứu đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị để hạn chế mức độ ô
nhiễm nhằm phát triển ngành du lịch của Tp. Đà Lạt bền vững hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.4 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 4
2.2. Tổng quan Thành Phố Đà Lạt ................................................................................... 5
2.2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 6
2.2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 6
2.2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và du lịch. .................................................... 8
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 10
2.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị .......................................................................................... 12
2.2.4. Thuận lợi, khó khăn .......................................................................................... 13
2.3.Tổng quan về nghành du lịch ................................................................................... 14
2.3.1. Ngành du lịch thế giới ...................................................................................... 14
2.3.2. Ngành du lịch Việt Nam................................................................................... 15
2.3.3. Ngành du lịch của Đà Lạt ................................................................................ 16
2.4. Tổng quan vấn đề môi trường của Tp.Đà Lạt ....................................................... 17
2.4.1. Công tác quản lý môi trường tại các điểm du lịch của Tp.Đà Lạt .............. 17
2.4.2 Các ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp .......... 17
v


2.4.3. Các ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động công nghiệp......................... 18
2.4.4. Các ảnh hưởng đến môi trường do phát triển đô thị..................................... 18
2.4.5. Các ảnh hưởng đến môi trường do du lịch .................................................... 18
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 20
3.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 20
3.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch ........................................................................... 20
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của du khách ......................... 21

3.1.3. Ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường chính ..................... 24
3.1.3.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường........................................................ 24
3.1.3.2. Các dạng ô nhiễm môi trường chính ............................................... 24
3.1.4. Mối quan hệ giữa môi trường và hoạt động du lịch ..................................... 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 28
3.2.2 Phương pháp phân tích,xử lý số liệu ............................................................... 28
3.2.3. Phương pháp CVM ........................................................................................... 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 35
4.1. Diễn biến và thực trạng ô nhiễm ............................................................................ 35
4.1.1. Chất lượng nước suối Cam Ly (thuộc lưu vực đầu nguồn sông Đa Dâng
của hệ thống sông Đồng Nai) ............................................................................................... 35
4.1.2.Kết quả quan trắc tại Hồ Xuân Hương qua các tháng ................................... 38
4.1.3 Hiện trạng rác thải tại Hồ Than Thở và Thác Cam Ly .................................. 41
4.2. Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách nội địa .......................................... 43
4.3. Nhu cầu, hành vi của khách du lịch ....................................................................... 46
4.4. Ý kiến của du khách về vấn đề môi trường ở các khu du lịch ........................... 51
4.5. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình................................................................. 55
4.5.1. Kiết xuất mô hình hồi quy Logit ban đầu ...................................................... 55
4.5.2. Mô hình hồi quy sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa ....................... 56
4.5.2.1. Kiểm định mô hình ước lượng......................................................... 57
4.5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của khách du lịch ...... 58
4.5.2.3. Xác định mức sẵn lòng trả trung bình và tổng mức sẵn lòng trả ..... 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
vi


5.1. Kết luận...................................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 61
5.2.1. Đối với các ban ngành và ban quản lý các khu du lịch ................................ 61

5.2.2. Đối với các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn và người dân ....... 62
5.2.3. Đối với các cơ sở chế biến và nông dân ........................................................ 62
5.2.4. Đối với khách du lịch ....................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 63
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CĐ/ĐH

Cao Đẳng / Đại Học

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


STT

Số thứ tự

TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp

Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNTNM

Tài nguyên thiên nhiên môi trường

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng ........................... 33 
Bảng 4.1. Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi.................................................................. 45 
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát........................................................... 47 
Bảng 4.3.Số Lần Du Khách đến Khu Dịch Được Phỏng Vấn ......................................... 49 
Bảng 4.4. Lý Do Đến Các Khu Du Lịch của Đà Lạt ........................................................ 50 
Bảng 4.5. Phân loại Ý Kiến của Du Khách về Mức Độ Ô Nhiễm của Nguồn Nước ... 53 
Bảng 4.6. Phân Loại Ý Kiến của Du Khách về mức Độ Ô Nhiễm của Rác Thải ......... 53 
Bảng 4.7. Phân Loại Ý Kiến của Du Khách về Việc Thiết Lập Khung Pháp Luật Bảo
Vệ Môi Trường ...................................................................................................................... 54 
Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Qui Logit Ban Đầu................................. 56 
Bảng 4.9. Mô Hình Sau Khi Loại Bỏ Các Biến Không Có Ý Nghĩa ............................. 57
Bảng 4.10. Kết Quả Kiểm Định P-value với Mức Ý Nghĩa 10% và Dấu Ước Lượng
của Các Biến. ......................................................................................................................... 57 
Bảng 4.11. Đặc Điểm Các Biến Trong Mô Hình Hồi Quy .............................................. 59 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Thành Phố Đà Lạt.................................................................................... 7 
Hình 3.1. Hàm Cầu về Mức Sẵn Lòng Trả ........................................................................ 32 
Hình 4.1. Hàm Lượng COD và BOD5 (Trung Bình) tại Các Vị Trí Quan Trắc Nước

Sông Cam Ly Năm 2009 ...................................................................................................... 36 
Hình 4.2. Hàm Lượng N-NH4+ và N-NO2- (Trung Bình) tại Các Vị Trí Quan Trắc
Nước Sông Cam Ly Năm 2009 ........................................................................................... 37 
Hình 4.3. Nguồn Nước Ô Nhiễm Tại Thác Cam Ly ........................................................ 37 
Hình 4.4. Diễn Biến Hàm Lượng N-NH4+ và P-PO43- (Trung Bình) tại Hồ Xuân
Hương Qua Bảy Tháng Cuối Năm 2009 ............................................................................ 38 
Hình 4.5. Diễn Biến Hàm Lượng COD (TB) tại Hồ Xuân Hương Năm 2009.............. 39 
Hình 4.6. Diễn Biến Hàm Lượng BOD5 (TB) tại Hồ Xuân Hương Năm 2009 ............ 40 
Hình 4.7. Ô Nhiễm Tảo Lam ở Hồ Xuân Hương .............................................................. 40 
Hình 4.8. Rác Thải Từ Hoạt Động Nông Nghiệp Phía Đầu Nguồn Hồ Than Thở ....... 41 
Hình 4.9. Rác thải Đọng Phía Dưới Thác Cam Ly ........................................................... 42 
Hình 4.10. Số lượt Du Khách Nội Địa đến Đà Lạt từ 2006-2011................................... 43 
Hình 4.11. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ............................................................... 44 
Hình 4.12. Khách Du Lịch Phân Theo Giới Tính ............................................................. 44 
Hình 4.13. Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập ............................................................. 46 
Hình 4.14. Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện ........................................................ 48 
Hình 4.15. Hình Thức Di Du Lịch của Du Khách ............................................................ 49 
Hình 4.16. Phân Loại Hoạt Động Giải Trí của Du Khách ............................................... 51 
Hình 4.17. Phân Loại Ý Kiến về Công Tác Quản Lý Môi Trường tại các Khu Lịch ... 52 
Hình 4.18. Phân Loại Ý Kiến của Du Khách về Môi Trường Của Tp. Đà Lạt ............. 54 
Hình 4.19. Phân Loại Các Lĩnh Vực Cần Cải Thiện Trong Công Tác Quản Lí Ô Nhiễm
................................................................................................................................................. 55 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Suất Eviews Mô Hình Ước Lượng Mức Sẵn Lòng Trả Để Cải Thiện
Môi Trường Du Lịch
Phụ lục 2. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả (Descriptive statistics)

Phụ lục 3. Một số hình ảnh qua điều tra thực tế
Phụ lục 4 . Tổng quan dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tại thành phố Đà
Lạt – tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 5. Bảng giá tr ị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt theo quy
chuẩn QCVN 08 : 2008/BTNMT
Phụ lục 6. Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Du lịch có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.
Du lịch thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế như một phần của “Khái niệm ngôi làng toàn
cầu”. Khách du lịch luôn mong muốn có được một trải nghiệm mang tính tổng thể.
Việc đến thăm các tượng đài tưởng niệm, các viện bảo tàng hay các di tích văn hóa có
thể khiến mong muốn này trở thành hiện thực. Các hoạt động như giải trí, thể thao, âm
nhạc, khiêu vũ, hội hè, thám hiểm, nấu ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay các hoạt
động liên quan đến kinh tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách.
Nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng cùng với những tiến bộ hiện đại về giao thông,
truyền thông và những cải thiện chung về an sinh kinh tế.
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước ta đang là điểm đến
nổi tiếng của thế giới.
Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Khí
hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm
thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. So với các đô thị khác của
Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Những thắng

cảnh của thành phố, nằm rải rác ở cả khu vực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, như hồ
Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn... từ lâu đã trở
nên nổi tiếng. Tuy nhiên, Do nguồn chất thải của Thành phố bao gồm nước thải và
rác thải sinh hoạt, từ các hoạt động Nông nghiệp, Công nghiệp, Du lịch... chưa được
xử lý triệt để và quản lý chưa tốt đã làm cho một số danh lam thắng cảnh và di tích
của Đà Lạt hiện nay rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát. Đồng thời, chưa có những
tính toán cụ thể nào về mức thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước và rác thải đối với hoạt


động du lịch ở đây. Do đó đề tài " ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC VÀ RÁC THẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TP. ĐÀ LẠT " được
thực hiện để tính toán mức thiệt hại là bao nhiêu đối với hoạt động du lịch của Thành
Phố đồng thời đưa ra những phương thức quản lý thích hợp và hiệu quả.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá tổn hại do ô nhễm nguồn nước và rác thải đối với hoạt động du lịch ở
thành phố Đà Lạt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng ô nhiễm nguồn nước và rác thải đối với các cảnh quan du
lịch tại Tp.Đà Lạt.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của du khách.
- Đánh giá thiệt hại ở những khu du lịch do ô nhiễm nguồn nước và rác thải.
- Đưa ra một số khuyến cáo nhằm cải thiện tình hình môi trường và lợi ích ở
các khu du lịch của Tp. Đà Lạt.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại một số điểm du lịch ở Tp. Đà Lạt.

b) Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012.
1.2.4 Cấu trúc của đề tài
Chương 1. Mở đầu
Giới thiệu đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu một số kết quả thực tiễn của một vài tác giả đã nghiên cứu liên quan
đến du lịch, bảo tồn và ô nhiễm môi trường như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng trả ở Hồ Than Thở Tp.Đà Lạt, xác định giá trị bảo tồn vườn cò Quận
9,TP. Hồ Chí Minh, Đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Bến Đình tại phường 6 Tp.
Vũng Tàu.
Sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Tp. Đà Lạt thuận lợi,
2


khó khăn cho phát triển du lịch và miêu tả các ảnh hưởng đến môi trường tại các khu
du lịch.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên một số khái niệm về môi trường du lịch, khách du lịch, chi
phí du hành, nguồn nước du lịch, các phương pháp để xây dựng mô hình sẵn lòng trả.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Nghiên cứu và thảo luận một số kết quả.
Phân tích diễn biến của ô nhiễm tại một vài điểm du lịch của Tp. Đà Lạt.
Hành vi khách du lịch nội địa. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách
như trình độ, nghề nghiệp, thu nhập, giới tính, sẽ ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả.
Hành vi của du khách nội địa có thể cho thấy rõ du khách đến khu du lịch từ
đâu, bằng phương tiện gì, hình thức đi du lịch, lí do du khách đến khu du lịch, những
loại hình giải trí muốn tham gia, số lần đến khu du lịch, từ đó thấy được những hạn
chế cần khắc phục, đề xuất nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến đây.

Ý kiến của du khách về một số vấn đề liên quan đến môi trường ở các khu du
lịch ở Tp. Đà Lạt.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mức sẵn lòng trả
của du khách.
Đánh giá tổn hại do ô nhiễm nguồn nước và rác thải đối với hoạt động du lịch
nơi đây. Xác định WTP thêm vào tiền vé vào cổng trung bình thông qua các mức giá
đưa ra.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận và một số kiến nghị để cải thiện ô nhiễm môi trường và thu hút
du khách đến các khu du lịch ở Đà Lạt.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Hiện nay nghiên cứu về lĩnh vực ô nhiễm môi trường và lĩnh vực du lịch đã có
vài đề tài của các tác giả. Nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối
với nghành du lịch là đề tài còn mới. Với lý do nguồn số liệu thứ cấp cần thiết và khó
thu thập. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài này luận văn tham khảo một vài các
nghiên cứu trước và các nguồn số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
LÊ THỊ LÝ. Tháng 07 năm 2008. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Mức
Sẵn Lòng Trả của Du Khách để Cải Thiện Môi Trường Du Lịch ở Hồ Than Thở, Tp.
Đà Lạt”. Khóa luận thông qua phương pháp CVM và số liệu của 120 mẫu điều tra về
tình hình môi trường du lịch ở khu du lịch hồ Than Thở, Tp. Đà Lạt để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của du khách cho việc cải thiện môi trường du
lịch. Từ việc xác định các nhân tố tố ảnh hưởng đó đưa ra các khuyến cáo nhằm giúp
cho khu du lịch hoạt động hiệu quả hơn.

Từ hàm sẵn lòng trả ta xác định được có bốn yếu tố ảnh hưởng đến WTP của du khách
để cải thiện môi trường du lịch, đó là thu nhập, số lần đến khu du lịch, đánh giá của du
khách về hiện trạng môi trường du lịch ở đây, trình độ học vấn, chi phí du hành.
Kết quả thực hiện đã xác định được WTP thêm vào tiền vé vào cổng trung bình là
5643 (đồng), lợi ích thu được nếu tiến hành cải thiện môi trường du lịch là 179.1 (triệu
đồng).
NGUYỄN ĐẮC TIẾN, Tháng 07 năm 2010. “Ứng Dụng Phương Pháp Đánh
Giá Ngẫu Nhiên Để Xác Định Giá Trị Bảo Tồn Vườn Cò Quận 9, TP. Hồ Chí Minh”.
Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, tiến hành khảo sát tìm hiểu sự quan
tâm của người dân đến các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường và mức sẵn


lòng trả của các hộ dân cho việc bảo tồn vườn cò. Qua quá trình phỏng vấn 150 hộ gia
đình ở TP. HCM, kết quả cho thấy phần lớn người dân đều quan tâm đến các vấn đề tài
thiên nhiên môi trường trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng ước tính được tổng mức sẵn
lòng trả của người dân TP HCM cho việc bảo tồn khu vườn cò này vào khoảng 169,2
tỷ VNĐ. Nghiên cứu cũng cho thấy tuy sẵn sàng đóng góp ủng hộ cho kế hoạch bảo
tồn nhưng đây không phải là vấn đề được người dân quan tâm nhất trong số các vấn đề
về thiên nhiên và môi trường. So với chi phí thực hiện dự án bảo tồn thì lợi ích thu
được là rất lớn, và dự án bảo tồn vườn cò là đáng mong đợi. Với kết quả này khóa luận
cũng đề xuất một số chính sách nhằm khai thác, phát triển và bảo tồn Vườn cò trong
tương lai.
HOÀNG THị CHI. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Kênh Bến
Đình Tại Phường 6 Tp. Vũng Tàu”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm của kênh Bến Đình, Sử dụng phương
pháp giá thị trường để tính toán thiệt hại đối với sức khỏe, đối với giá trị đất đai, đối
với giá trị nguồn lợi thủy sản do ô nhiễm kênh gây ra thông qua điều tra 60 hộ dân
trong khu vực. kết quả cho thấy ô nhiễm gây ra thiệt hại rất lớn cho người dân sống ở
đó thiệt hại về sức khỏe là 122.359.520đ về giá trị đất đai là 1.908.126.000đ, về nguồn
lợi thủy sản là39.328.240đ đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm kênh.

Và qua đó đề ra một số giải pháp để giúp giảm thiểu ô nhiễm.

5


2.2. Tổng quan Thành Phố Đà Lạt
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
a) Địa hình
Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ
cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Với tọa độ địa lý11°48’36’’ đến
12°01’07’’ vĩ độ bắc và 108°19’23’’ đến 108°36’27’’ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn
trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp
huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức
Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao
gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân
Thọ, Xuân Trường, Tà Nungvà Trạm Hành.
Địa hình Đà Lạt được phân thành dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình
nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành
phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu
vực lòng chảo trung tâm. Từ thành phố nhìn về hướng bắc, dãy Lang Biang như một
tường thành theo hướng đông bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia.
Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mét và 2.064 mét. Án ngữ phía
đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình
núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các
dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình
bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12
km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về
hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Nơi cao nhất trong
trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất

là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mét.

6


Hình 2.1.Bản Đồ Thành Phố Đà Lạt

Nguồn : Wikipedia
b) Khí hậu
Nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc
biệt là rừng thông bao quanh, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đà Lạt vẫn có
một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Ở Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả
trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ
trung bình tháng thấp. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn
trên 14°C. Theo số liệu thống kê từ năm 2005-2010, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt
là 18,13°C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao
nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng
mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng
trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C. Độ
dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11
đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong
năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng
12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140
7



kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân
cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng
chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn
hòa.
Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung
hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian
từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù
bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng
gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi
tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày.
c) Mạng lưới thuỷ văn
Đà Lạt có hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối
Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn
thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào
mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc
Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương, chính là hệ thống suối
lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm
thành phố. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ
phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành
phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà
Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ
hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km.
2.2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và du lịch
a)Tài nguyên thiên nhiên,khoáng sản
Tài nguyên đất
Đà lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha. Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều
nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất… Các loại đất thường gặp
ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha),
đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit

nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj),
8


đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối
khá, diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất
có độ dốc lớn nên rất dễ bị rữa trôi và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và
dinh dưỡng không cao. Đất dành cho nông nghiệp của Thành phố khoảng 10500 ha
trong đó có trên 4600 ha đất chuyên canh tác rau hoa các loại. Mỗi năm, Đà Lạt cung
cấp cho thị trường khoảng 240 ngàn tấn rau và hơn 600 triệu cành hoa, riêng sản
lượng hoa xuất khẩu đạt 25%, Đà Lạt cũng là địa phương chiếm thị phần hoa xuất
khẩu lớn nhất Việt Nam.
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng Đà Lạt có chừng 16.400ha. Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim,
rừng hỗn giao, trảng cỏ và bụi rậm. Rừng lá kim với cây thông ba lá chiếm diện tích
khá lớn. Thông có mặt khắp nơi trong thành phố. Ngoài thông ba lá, thành phố còn có
những dải rừng hẹp của thông hai lá như kiểu rừng thưa ở khu vực Manline. Đặc biệt,
thông năm lá – một loài cây đặc hữu quý hiếm của Đà Lạt đã được tìm thấy ở một số
nơi như Trại Mát, Biđup. Rừng hỗn giao cũng phân bổ khắp nơi quanh thành phố với
nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, hùynh đàn, chò ngọc lan,… chính
nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại ở một độ cao hợp lý, nên Đà
Lạt mới có được một khí hậu ôn hoà và nguồn không khí tốt lành. Chính cây thông đã
làm tăng lượng oxy cho Đà Lạt.
Rừng nơi đây đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên những nét đặc sắc về tiểu
khí hậu, môi sinh ở nơi này. Không khí trong rừng thông trong lành, dễ chịu là điều
kiện tốt cho sự nghỉ dưỡng.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản tại Thành phố Đà Lạt thuộc thời đại khoáng Nlenozoi muộn –
Kainozoi sớm và thời đại sinh khoáng Kainozoi.
Thời đại khoáng Nlenozoi muộn – Kainozoi sớm là thời kỳ hoạt hóa mắcma kiến tạo

mạnh mẽ nhất và đã hình thành phụ đới sinh khoáng Đà Lạt – Bảo Lộc. Thời đại này
đặc trưng bởi các quặng hóa Au, Ag, Sn, W, Pb, As và khoáng sản vật liệu xây dựng.
Trong hoạt động địa chất mới, ngoài cát xây dựng cao lanh có nguồn gốc phong hóa,
tái trầm tích, các bồn trũng giữa các đồi núi còn chứa than bùn là một nguồn humic
đáng kể. Về quặng thiếc Đà Lạt, tỷ lệ thu hồi quặng cao, có chỗ lên tới 25%, hàm
9


lượng thiếc trong quặng từ 55-70%. Một điểm nhỏ cần nhắc đến là các suối nước nóng
hình thành trên các khe nứt của vỏ quả đất cũng không xa Đà Lạt. Về phía Bắc, vượt
qua dãy Đa Treu, cách Đà Lạt không quá 50 km, là các mội nước nóng Đơng K’Nơ,
Đạ Tông... Hy vọng sẽ được khai thác phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng. Ngược lại,
các suối nước rất lạnh (Đạ Lơ Nghịt) vùng xã Lát cũng chưa được quan tâm. Với tiềm
năng khoáng sản phong phú. Đà Lạt đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, cũng
như nhà nghiên cứu địa chất.
b) Tìm năng du lịch,danh lam thắng cảnh
Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong
những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành
phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông.
Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp,
hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ
mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa.
Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn
loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy
giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ,
Italy,...như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi,
mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng...
Đà Lạt còn có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn
mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa. .
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Tình hình kinh tế
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp
. Năm 2011 tăng trưởng kinh tế đạt 17%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng (cơ cấu kinh tế du lịch - dịch vụ 74,1%, công nghiệp xây dựng 15%, nông lâm nghiệp 10,9%)... GDP bình quân 26,6 triệu đồng. Trong lĩnh
vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Một
số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết
đến rộng rãi. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất
trồng nhiều chè và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp
10


chế biến của thành phố. Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại
Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà
Lạt. Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc,
dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản...
b) Tình hình xã hội
Dân cư
Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn
gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày
nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người
Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Theo số liệu
năm 2010, Đà Lạt có dân số 209.301 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng,
mật độ 532 người/km².Đà Lạt có 188.225 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu
trúc theo giới tính, thành phố có 99.581 cư dân nam và 109.720 cư dân nữ. Cũng như
các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều
nhất ở các phường trung tâm như phường 1, phường 2, phường 6. Ở ngoại thành, cư
dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó
nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất
là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.
Văn hoá - Giáo dục

Trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 2 trường đại học, 3 trường cao đẳng (Cao
đẳng Kinh tế- Kỹ thuật, Cao đẳng nghề và Cao đẳng sư phạm), 2 trường trung cấp (y
tế, du lịch), Trường kỹ thuật lái xe…Hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu
cầu học tập của nhân dân. Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 93,7%. Cộng đồng dân cư gồm có
trên 20 dân tộc đang cùng nhau sinh sống như Kinh , K’kor , Lachr, Mạ , ChinK ,Sré
,Churu ,M’nông … Là nơi có nhiều dân tộc cư trú nên Đà lạt có một nền văn hóa rất
phong phú ,đa dang có thể nói bản sắc văn hóa của Tây Nguyên đẹp như huyền thoại
với nhiều lễ hội đặc sắc . Đà Lạt còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử xa xưa của
các dân tộc và thời kỳ người Pháp bắt đầu xây dựng nên thành phố Đà Lạt .
Y tế
Công lập có: Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng, Bệnh viện y học dân tộc. Dân lập
có Bệnh viện đa khoa Hoàng Mỹ. Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đà Lạt bắt đầu được xây
11


dựng trên đồi thông thuộc khu Thánh Mẫu - Tô Hiệu thuộc phường 8. Dự kiến hoàn
thành vào cuối năm 2013, Bệnh viện Nhi Đà Lạt có quy mô 150 giường bệnh, sẽ là
bệnh viện nhi đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bên cạnh các cơ sở y
tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có một mạng lưới y tế riêng bao gồm các cơ sở như Nhà
hộ sinh Thành phố, Văn phòng Trung tâm Y tế, các phòng khám đa khoa khu vực...
cùng các trạm y tế thuộc phường, xã. Những tổ chức hội y tế, gồm Hội Y Dược học,
Hội Y học cổ truyền và Hội Chữ thập đỏ, cũng tham gia vào các hoạt động y tế ở thành
phố. Theo số liệu thống kê năm 2010, Thành phố Đà Lạt có 176 bác sỹ, 137 y sỹ, 294
y tá và 1.111 giường bệnh.
Đơn vị hành chính
Thành phố Đà Lạt có 12 phường (được đánh số từ 1 đến 12) và 4 xã: Tà Nung,
Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị
a) Hệ thống cung cấp điện, nước,thông tin liên lạc
Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty

Điện lực Đà Lạt. Nước sạch được cung cấp bởi nhà máy nước suối vàng- Đan Kia - hồ
Chiến Thắng. Nhà máy nước hồ Tuyền Lâm đang đầu tư xây dựng. Mạng lưới bưu
chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước.
b) Giao thông
Đường bộ
-Quốc lộ: Quốc lộ 20 hướng đi thành phố Hồ chí Minh đến ngã ba Dầu Giây dài
khoảng 230km. Hướng đi thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận 36 km
đến thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương. Đoạn Quốc lộ 20 ngang qua thành phố Đà Lạt
dài 46 km.
-Tỉnh Lộ: tỉnh lộ 722: từ Phường 7 thành phố Đà Lạt đi huyện Lạc Dương theo
hướng Bắc đấu nối đường Đông Trường Sơn đi Tây Nguyên. Tỉnh lộ 723 từ phường
12 đi huyên Lạc Dương theo hướng Đông Bắc đi Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa đến
thành phố Nha Trang dài khoảng 138 km. Tỉnh lộ 725 từ thác Cam Ly phường 5 đi xã
Tà Nung 18 km đến các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh song song với
quốc lộ 20 sẽ được nâng cấp lên quốc lộ là quốc lộ 20B theo hướng Nam Tây Nam
tiếp giáp tỉnh lộ 721 đi quốc lộ 20 theo hướng Nam đến Miền Đông Nam Bộ và theo
12


hướng Tây đi tỉnh Bình Phước. Tỉnh lộ 725 có chiều dài toàn tuyến khoảng 125 km
Ngoài quốc lộ và tỉnh lộ, mạng lưới giao thông đô thị Đà Lạt khá phát triển,
thuận lợi giao lưu về mọi mặt đến tất cả các phường xã, đường vành đai phía Tây,
Đông, Nam, phía Bắc là các tuyến đường phục vụ du lịch (Phía Nam vào khu du lịch
hồ Tuyền Lâm; Phía Bắc và Đông có đường vòng Lâm Viên qua các khu du lịch đồi
Mộng Mơ, Thung lũng tình yêu, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở..; Phía Tây có đường
Cam Ly- Măng Lin từ thác Cam Ly đi khu du lịch thung Lũng Vàng, hồ Suối Vàng, hồ
Đan Kia..)
Đường hàng không
Sân Bay Cam Ly tại phường 5 dự kiến là sân bay trung chuyển từ sân bay Liên
Khương với mục đích phục vụ du lịch. Thành phố Đà Lạt cách sân bay Liên Khương

30 km về hướng Nam nối liền đường bộ qua đoạn cao tốc Liên Khương -Đà Lạt.
2.2.4. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi.
Tài nguyên và điều kiện của Đà Lạt khá phong phú, đặc biệt là tài nguyên khí
hậu đất,nước, rừng, cảnh quan…thuận lợi để phát triển thế mạnh ngành du lịch nghỉ
dưỡng, trồng và chế biến các loại rau hoa, quả dặc sản. Tiềm năng về khoáng sản cho
phép phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sành sứ…tìm năng rừng cho phép phát
triển hệ thống rừng đặc dụng và phòng hộ.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư và tăng cường trong nguồn
vốn đầu tư do ngân sách cấp và trong đó nhân dân đóng góp, hệ thống giao thông liên
xã, liên thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới,đáp ứng hầu hết việc di
chuyển. Hệ thống trụ sở các xã, trường học, trạm y tế phần lớn đã được đầu tư xây
dựng kiên cố.
Đảng bộ vững mạnh, chính quyền hoạt động có hiệu quả, kết hợp khá hài hoà
giữa phát triển kinh tế với xã hội, nổi bật nhất là giáo dục, y tế, văn hóa. Lực lượng lao
động tại chỗ dồi dào, cần cù, nhạy bén tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cơ
sở hạ tầng cơ bản đã được hình thành đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
b) Khó khăn
Tài nguyên thiên nhiên của Đà Lạt không phải là vô tận. Đồng thời, du lịch Đà
13


×