Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ gemcitabine và cisplatin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 99 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trên toàn thế
giới, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới tại các nước phát triển và
đang phát triển đồng thời có xu hướng ngày càng gia tăng [1]. Theo cơ quan
nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) 2012, UTP trên thế giới mới mắc có
khoảng 1,83 triệu ca chiếm tỷ lệ 12,9% tổng số ca mới mắc, có 1,59 triệu ca
tử vong chiếm tỷ lệ 19,4% tổng số ca tử vong do ung thư. Tỷ lệ mắc UTP cao
nhất ở Bắc Phi với tỷ lệ 33,8%. Còn tại Việt Nam, UTP cũng đứng hàng đầu
ở nam và đứng thứ ba ở nữ với khoảng 21865 ca mới mắc chiếm tỉ lệ 17,5%
tổng số ca mới mắc, số ca tử vong là 19559 chiếm tỷ lệ 20,6% tổng số ca tử
vong do ung thư [1], [2].
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, UTP được chia thành 2 nhóm
chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó
UTPKTBN chiếm 80 - 85% [3], [4]. Tại thời điểm chẩn đoán, có khoảng 40%
bệnh nhân KTBN đã có di căn và không còn khả năng phẫu thuật hoặc hóa xạ
trị đồng thời [5], [6]. Bệnh sử tự nhiên của UTPKTBN di căn thường có tiên
lượng rất xấu với thời gian sống trung bình khoảng 4 tháng và chỉ 5 - 10% số
bệnh nhân đó có thể sống 1 năm [6].
Từ năm 1990 hóa trị có platin (Cisplatin hay Carboplatin) đã cho thấy
có sự cải thiện về thời gian sống đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai
đoạn muộn. Đến thập kỉ sau, cùng với sự ra đời của các thuốc được xem như
thế hệ ba (Gemcitabine, các Taxane, Vinorelbin) thì sự kết hợp giữa chúng
với nền tảng là một thuốc nhóm Platin đã cho thấy những ưu thế khả quan về
thời gian sống thêm toàn bộ hay không bệnh. Và cho đến nay sự kết hợp đó
vẫn được xem là phác đồ chuẩn đối với những bệnh nhân UTPKTBN giai
đoạn muộn [6].


2



Gemcitabine là một thuốc thuộc nhóm thế hệ ba có hiệu quả cao trong
điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn muộn. Cisplatin so với Carboplatin,
mặc dù dung nạp kém hơn nhưng lại có ưu thế về hoạt tính chống u trong
UTP giai đoạn muộn [6]. Sự kết hợp giữa Gemcitabine và Cisplatin đã mang
lại nhiều ý nghĩa trong việc cải thiện thời gian sống toàn bộ cũng như thời
gian sống không tiến triển của bệnh [6].
Trên thế giới phác đồ này đã được sử dụng từ nhiều năm và cho kết quả
khả quan trong một số nghiên cứu đối với UTPKTBN giai đoạn muộn như
Crino 1999 [7], với tỉ lệ đáp ứng 38%, thời gian sống trung bình là 8,6 tháng;
Melo 2002 [6], với tỉ lệ đáp ứng là 48%, thời gian sống thêm trung bình là 9,4
tháng hay YanWang 2011[8], tỉ lệ đáp ứng là 41,7%… Đây cũng là lựa chọn
điều trị hàng đầu cho nhóm bệnh nhân này tại Châu Âu [9], [10]. Tại bệnh
viện K, phác đồ này đã được sử dụng từ nhiều năm nay và đã có một vài
nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của chúng, tuy vậy chưa có nghiên cứu cụ
thể nào trên những bệnh nhân KTBN giai đoạn IV. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine và Cisplatin” với 2 mục tiêu:
1.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế
bào nhỏ giai đoạn IV.

2.

Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV
bằng phác đồ Gemcitabine và Cisplatin.


3


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ
1.1.1. Dịch tễ học
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong vài thập kỷ qua và
có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây [1]. Tỷ lệ mắc ung thư
phổi rất khác nhau giữa các nước và chỉ có khoảng 15,6% số bệnh nhân sống
qua 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh [2]. Theo số liệu của các ghi nhận ung thư
trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới cao hơn ở nữ giới, xét riêng về
yếu tố gây ung thư phổi là thuốc lá thì nam giới có tỉ lệ hút và nghiện cao hơn
nữ giới, tuy nhiên những năm gần đây tỉ lệ hút thuốc ở nam giảm trong khi đó
ở nữ lại có xu hướng gia tăng vì vậy làm thay đổi tỉ lệ mới mắc ung thư [2].
Theo IARC tỷ lệ ung thư phổi năm 1998 đứng đầu ở nam với 18%, đứng thứ
5 ở nữ với 7% tăng 30% ở nam vào năm 2002 và 12,6% ở nữ trên toàn toàn
thế giới. Năm 2008 ung thư phổi có 1.608.000 ca mới mắc chiếm tỷ lệ 12,7%
tổng số ca ung thư mới mắc, trong đó nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ mắc chuẩn
theo tuổi ở nam 34/100.000 dân và ở nữ là 13,5/100.000 dân. Trên thế giới tỉ
lệ mới mắc ung thư phổi cao nhất là vùng Đông Á, Bắc Mỹ đặc biệt là vùng
Trung Đông và một số nước như Nhật Bản, Singapore, Anh quốc, tỉ lệ thấp
nhất ở phía đông và giữa Châu Phi với tỉ lệ mới mắc của nam gấp 4 lần so với
nữ. Tại Nhật Bản theo số liệu ghi nhận của Trung tâm ghi nhận UT của
Hiroshima kết quả trong 5 năm từ 1993 đến 2001, UTP có tỉ lệ mới mắc là
40,3/100.000 dân đứng vị trí thứ 4, ở Nagasaki là 43,9/100.000 dân và Osaka
UTP có tỉ lệ là 44,6/100.000. Còn tại Trung quốc, trong giai đoạn 2000 đến
2005 UTP chiếm tỉ lệ cao nhất ở nam và đứng thứ đứng thứ 3 ở nữ. Và riêng


4


ở Singapore, năm 2002 UT có tỉ lệ mắc cao nhất ở nam giới cũng vẫn là ung
thư phổi với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 55,8/100.000 dân [2].
Tại Việt Nam, từ những năm 50 của thế kỷ trước, đã có nhiều nghiên
cứu của các tác giả tìm hiểu về tình hình ung thư nói chung và ung thư phổi
nói riêng, kết quả nghiên cứu của các tác giả đều nhận định rằng ung thư phổi
là loại hay gặp nhất ở nam giới. Ghi nhận ung thư tại Hà Nội giai đoạn 1996 1999, ung thư phổi có tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất ở nam giới là
24,6/100.000 dân, ở nữ giới ung thư phổi đứng thứ ba sau ung thư vú và ung
thư dạ dày, đến giai đoạn 2004 - 2008 tỉ lệ mắc chuẩn ung thư phổi ở nam
tăng 39,9/100.000 dân và ở nữ thì tỉ lệ này đứng thứ ba [2], [11], [12], [13],
[14]. Tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Bắc như Hải Phòng,
Thái Nguyên, ung thư phổi đứng đầu ở nam giới và lần lượt đứng thứ ba, thứ
tư và thứ hai ở nữ. Ở cả hai giới, tỉ lệ ung thư phổi bắt đầu tăng nhiều từ độ
tuổi 40 - 44, nam tăng nhiều hơn nữ. Và tại Hà Nội, nam giới nhóm tuổi 65 69 có tỉ lệ mới mắc ung thư phổi lên đến 320/100.000 dân [2].
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ
- Thuốc lá: Mối liên quan giữa hút thuốc và bệnh ung thư đã được biết
vào khoảng những năm 1964, khi báo cáo đầu tiên của Surgeon General về
thuốc lá và sức khỏe được công bố. Có nhiều bằng chứng thuyết phục về mối
liên quan giữa hút thuốc lá và tăng nguy cơ ung thư phổi, trong đó hút thuốc
có liên quan đến 90% các trường hợp UTP và là yếu tố liên quan nhất của
bệnh ung thư này. So với người chưa từng hút thuốc, thì người hút thuốc có
nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 10 - 20 lần phụ thuộc vào thói quen và thời
gian hút. Các tác nhân ung thư trong khói thuốc lá tương tác với các DNA và
thúc đẩy các đột biến gen trong tế bào phổi dẫn đến hình thành ung thư.
Những người hút thuốc cũ có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn so với những


5

người hiện hiện hút, nguy cơ ấy giảm trong vòng 2 - 3 năm đầu sau khi bỏ

thuốc và giảm đều đặn trong 10 năm sau đó, mặc dù nguy cơ không bao giờ
đạt đến mức của những người chưa từng hút thuốc. Bỏ thuốc đem lại lợi ích
cho hầu hết những người hút thuốc lá bất chấp tuổi, giới và mức độ hút, đặc
biệt ở trung niên nguy cơ này có thể giảm tới 90% [2], [3], [15].
- Tuổi: Tuổi hay gặp ung thư phổi từ 40 - 60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên
70 tuổi tỷ lệ cũng thấp [15].
- Giới: Nam hay gặp nhiều hơn nữ, hiện nay tỷ lệ nam/nữ là 4/1 [2], [15].
- Các yếu tố môi trường [15], [16], [17], [18], [19]:
+ Do chất thải môi trường, chất thải từ động cơ, xe máy, ô tô, các chất
phóng xạ, arsen, hydrocacbon…
+ Các yếu tố hóa học:


Khí Radon: những người thợ mỏ, người bị phơi nhiễm cao với khí

Radon có khả năng tăng nguy cơ bị UTP.


Chất gây UT như amiăng, benryllium, ête, hydrocarbon thơm đa

vòng, crôm, nickel và những hợp chất asen vô cơ.
- Bệnh lý mãn tính ở phổi: các nốt vôi hóa, các sẹo cũ, tổn thương lao,
các viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì.
- Yếu tố gen trong UTP: UTPTBN và KTBN khác nhau về các đặc trưng
hình thái, phương pháp điều trị và tiên lượng. Sự khác nhau này có liên quan đến
những khác nhau về phân tử giữa các kiểu mô bệnh học, gồm cả những gen có
ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào.


6


Bảng 1.1: Đột biến gen trong UTPKTBN [20]
Biểu hiện

Tỉ lệ

Gen ức chế khối u
Đột biến Rb (13q14)

15%

Đột biến p16/ CDKN2 (9p21)

60%

Đột biến p53 (17p13)

50%

Mất đoạn 3p

50%

Bất thường gen sinh UT
Đột biến Kras

30%

Biểu hiện quá mức của Her2/neu


25%

Biểu hiện quá mức của BCL-2

25%

Khuếch đại Myc

10%

1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Phổi là một cơ quan nằm sâu bên trong nên các triệu chứng được phát
hiện muộn và nghèo nàn. Một số bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng mà tình cờ được chụp X quang phát hiện thấy khối u phổi (5% 10%). Còn lại, đại đa số các ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn
với các biểu hiện lâm sàng phong phú và được chia thành 4 loại:
* Các triệu chứng do sự phát triển tại chỗ, tại vùng của khối u:
- Các khối u ở trung tâm thường gây ho, ho ra máu, các triệu chứng bít
tắc phế quản và gây viêm phế quản tắc nghẽn.
- Các khối u ở ngoại vi thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng
khi còn nhỏ.


7

- Các triệu chứng do khối u xâm lấn vào trung thất:
+ Đau do xâm lấn màng phổi hoặc lồng ngực.
+ Khàn tiếng hoặc giọng đôi khi khối u xâm lấn vào dây thần kinh
quặt ngược.
+ Nấc, khó thở do tổn thương dây thần kinh phế vị và dây thần kinh hoành.

+ Khó nuốt do u chèn ép xâm lấn thực quản.
+ Phù cổ mặt hoặc phù áo khoác do u chèn ép tĩnh mạch chủ trên (bên
phải) hoặc thân tĩnh mạch cánh tay đầu (bên trái) gây phù hố thượng đòn trái.
- Hội chứng Pancoast - Tobias: đau vai và cánh tay cùng bên với dị cảm
vùng da chi phối bởi đốt sống cổ 7 (C7) và ngực 1 (D1) do u xâm lấn đỉnh
phổi, phá hủy xương sườn I gây chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.
- Hội chứng Claude-Bernard-Horner: sụp mi, co đồng tử, lác ngoài, đau
vai gáy do u đỉnh phổi xâm lấn hạch thần kinh giao cảm và đám rối thần kinh
vùng cổ.
- Đau và tiêu xương sườn do ung thư xâm lấn.
- Tràn dịch màng phổi ác tính.
* Các hội chứng cận u:
- Các hội chứng nội tiết:
+ Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp ADH (SIADH):
gây hạ natri trong huyết thanh, có thể dẫn đến lú lẫn, ngủ lịm hay co giật.
+ Hội chứng tăng tiết ACTH: sút cân, tăng huyết áp, phù, giảm kali
huyết, ACTH huyết thanh cao.
+ Tăng calci huyết.
+ Hội chứng do tăng sản sinh βHCG: biểu hiện lâm sàng là chứng vú to
ở nam giới và dậy thì sớm ở nữ giới.
+ Tăng sản sinh các hormon khác: calcitonin, prolactin, serotonin, insulin.


8

- Các hội chứng thần kinh:
+ Hội chứng Lambert - Eaton (hội chứng nhược cơ giả): viêm đa dây
thần kinh dẫn đến nhược cơ, yếu cơ gốc chi và mệt mỏi.
+ Bệnh thần kinh cảm giác bán cấp tính.
- Hội chứng Pierre Marie: to đầu chi, đau nhức phì đại xương khớp.

- Các hội chứng cận u biểu hiện ở da: viêm cơ da, dày lớp gai, chai
hoặc đa sừng hoá ở lòng bàn tay và gót chân.
- Các biểu hiện ở tim mạch, huyết học: viêm nội tâm mạc, huyết tắc
không nhiễm khuẩn, huyết tắc ở xa, tình trạng máu nhanh đông chiếm 10 15%. Số lượng tiểu cầu tăng, tăng sinh sợi huyết 54% các trường hợp.
- Các biểu hiện ở thận: viêm cầu thận màng và các hội chứng về thận.
* Các triệu chứng di căn: Di căn trong UTP thường xảy ra bằng đường máu
vì có một lượng lớn máu đi qua động mạch phổi. Các cơ quan thường bị di
căn nhiều nhất là: não, xương, gan, tuyến thượng thận và thận. Triệu chứng
lâm sàng của di căn xa đôi khi có thể nổi bật hơn triệu chứng của u nguyên
phát, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
- Di căn não:
+ Não là vị trí hay gặp di căn nhất của UTPKTBN giai đoạn IV với tỷ
lệ 25%. Những bệnh nhân không điều trị có thời gian sống thêm trung bình
dưới 3 tháng.
+ Các tổn thương não thường là có triệu chứng, gần một nửa bệnh nhân
di căn não có đau đầu
+ Các triệu chứng về thần kinh như yếu, liệt nửa người rất hay gặp ở
khoảng 40% bệnh nhân.
+ Các triệu chứng khác như rối loạn ngôn ngữ, động kinh và những
thay đổi về thị giác ít gặp hơn.
- Di căn xương:
+ Xâm lấn tủy xương gặp 15 - 30% tại thời điểm chẩn đoán nhưng chỉ
có 2 - 6% bệnh nhân có duy nhất tổn thương di căn tủy.


9

+ Di căn xương có thể gặp ở bất cứ vị trí nào nhưng thường gặp là các
xương trục (gồm xương sọ, cột sống) và các xương dài.
+ Triệu chứng phổ biến là đau, hạn chế vận động, gãy xương bệnh lý.

- Di căn gan khá thường gặp ở bệnh nhân UTP gây mệt, sút cân, khó
chịu vùng thượng vị, nôn, buồn nôn và vàng da, suy kiệt ở giai đoạn sau. Khi
có di căn gan thường tiên lượng xấu.
- Tràn dịch màng phổi, màng tim ác tính:
+ Khoảng 15% bệnh nhân UTP có tràn dịch màng phổi lúc chẩn đoán.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu chèn ép gây khó thở. Quản lý tràn dịch màng
phổi chủ yếu dựa vào tình huống lâm sàng, mức độ tràn dịch ít, trung bình
hay nhiều của bệnh nhân.
+ Tràn dịch màng ngoài tim gặp ở 5 - 10% bệnh nhân UTP. Bệnh nhân
thường khó thở và đặc biệt là khó thở khi nằm. Các triệu chứng khác như lo
âu, cảm giác bó chặt ngực dưới xương ức, giãn tĩnh mạch cổ, gan to khi có
biểu hiện chèn ép tim. Tràn dịch màng ngoài tim có thể là biến chứng muộn
của xạ trị khi một phần đáng kể của tim nằm trong trường chiếu xạ.
- Di căn tuyến thượng thận ít gặp, thường gặp ở TBN, triệu chứng
nghèo nàn, không đặc hiệu.
- Di căn đôi khi thấy ở vị trí khác như da, mô mềm, tụy, ruột, buồng
trứng và tuyến giáp. Quản lý các vị trí này thường theo triệu chứng.
* Các triệu chứng toàn thân:
- Chán ăn, gầy sút cân là triệu chứng phổ biến.
- Thiếu máu, sốt.
Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của UTPKTBN thường không đặc
hiệu nên chỉ có ý nghĩa gợi ý cho chẩn đoán [15], [16], [17], [18], [19], [21], [22].


10

1.2.2. Cận lâm sàng
1.2.2.1. Chẩn đoán hình ảnh: là phương pháp chẩn đoán quan trọng và hữu
ích giúp chẩn đoán và điều trị UTP [15], [19], [23], [24].
- Chụp Xquang phổi thường thẳng - nghiêng

Chụp X quang lồng ngực là xét nghiệm thường quy được sử dụng trong
chẩn đoán UTP. Chụp đúng quy cách, tư thế với hướng tia X đi từ sau ra
trước và tư thế nghiêng với bên phổi có tổn thương sát phim, sẽ cho chúng ta
biết hình ảnh, vị trí, tình trạng xâm lấn xung quanh của khối u phổi.
Chụp X quang lồng ngực thường quy, đủ tiêu chuẩn có thể phát hiện
các dạng tổn thương khối đơn độc trong nhu mô phổi có kích thước từ 1 cm
trở lên, nếu kèm theo các triệu chứng lâm sàng thì tổn thương có khả năng ác
tính và nguyên phát. Tổn thương khối trên 4 cm, hoặc có bờ không đều, tua
gai thường có nguy cơ ung thư rất cao và thấy rất rõ trên phim Xquang.
Chụp Xquang chẩn đoán UTP có độ nhạy 58,5% đối với UT phế quản
phế nang và 78,6% với các loại UT khác. Tổn thương có kích thước nhỏ hơn
1,5 cm ở phổi sẽ rất khó chẩn đoán được bằng Xquang đơn thuần.
- Chụp CT Scanner: Nhằm đánh giá khối u nguyên phát (T), di căn
hạch (N) và tình trạng di căn xa (M). Phân loại này có vai trò quan trong
trong xác định khả năng phẫu thuật và tiên lượng.
+ Đối với u nguyên phát: Có thể phát hiện được khối u < 1 cm nhưng
cũng không thấy được tổn thương < 0,5 cm.
+ Đối với hạch: Hiệu quả phát hiện sự xâm nhập vào hạch của CT thế hệ
mới có độ nhạy là 80% - 90%. Độ đặc hiệu 63% - 94% tuỳ từng nghiên cứu.
- Chụp MRI: cho thấy những tổn thương < 0,5cm và nhiều ổ tổn thương
cùng lúc. Mặt khác do thấy được không gian 3 chiều nên có thể định vị được
tổn thương, đặc biệt với những khối u ở đỉnh phổi, vùng trên cơ hoành, màng
tim, mạch máu lớn và thành ngực.


11

- Chụp SPECT:
+ Là một công cụ chẩn đoán không xâm nhập sử dụng đồng vị phát tia
gama để ứng dụng xạ hình (99m Tc MIBI), có giá trị trong chẩn đoán đánh

giá di căn hạch trung thất để xác định giai đoạn trong UTP chính xác hơn CT
và giúp chúng ta dự báo khả năng đáp ứng và theo dõi đáp ứng hóa trị. Trong
nhiều nghiên cứu cho thấy độ nhậy 85,7% - 89,8%, độ đặc hiệu 100%, độ
chính xác trên 90%.
+ Cho phép phát hiện sớm tổn thương, đặc biệt phát hiện sớm hơn Xquang các tổn thương di căn xương từ đó đánh giá giai đoạn, tiên lượng và
đánh giá hiệu quả điều trị.
- Chụp PET - CT: là một phương pháp tương đối mới để đánh giá
những bệnh nhân UTPKTBN. Với nguyên lý là tế bào ung thư hấp thu và
chuyển hoá đường cao hơn 20 lần so với tế bào lành người ta tiêm chất 2(18F) fluoro-2-deoxy-D-glucose vào tĩnh mạch bệnh nhân, tế bào sau khi hấp
thu sẽ phát xạ và được ghi hình. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này
là 85% đến 90%. Tuy nhiên phương pháp này đắt tiền nên cũng ít chỉ định.
- Siêu âm ổ bụng: tìm di căn gan, hạch ổ bụng.
- Chụp CT Scanner hoặc MRI sọ não: đây là chỉ định xét nghiệm chẩn
đoán hình ảnh thường quy đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai
đoạn di căn, bởi có khoảng 20% bệnh nhân UTPKTBN .
1.2.2.2. Nội soi phế quản và nội soi lồng ngực:
- Nội soi phế quản là phương pháp thăm khám bên trong của hệ thống
khí phế quản nhờ vào hệ thống nội soi, tương đối an toàn, cho phép quan sát
được tổn thương qua đó lấy bệnh phẩm làm tế bào, mô bệnh học và đánh giá
khả năng phẫu thuật. Tuy nhiên, nội soi phế quản ống mềm chỉ soi được đến


12

nhánh phế quản thứ 6 (vùng trung tâm và vùng giữa), không thấy được tổn
thương ngoại vi.
- Nội soi lồng ngực: giúp quan sát tổn thương lồng ngực trong những
trường hợp tràn dịch màng phổi và sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học hoặc
sinh thiết hạch để chẩn đoán gián tiếp các khối u phổi.
1.2.2.3. Nội soi trung thất và PT mở trung thất: được chỉ định với tất cả bệnh

nhân UTP có hạch trung thất quan sát được trên phim CT giúp chẩn đoán giai
đoạn tuy nhiên do nhiều tai biến nên ít được chỉ định.
1.2.2.4. Xét nghiệm mô bệnh học: Giúp chẩn đoán xác định, phân loại mô
bệnh học, phân độ mô học
- Trước phẫu thuật: có thể sinh thiết qua nội soi phế quản, hoặc có thể
sinh thiết kim nhỏ xuyên thành ngực có sự hướng dẫn của CT Scanner.
- Xét nghiệm mô bệnh học bệnh phẩm sau phẫu thuật.
1.2.2.5. Tế bào học: xét nghiệm tế bào học các bệnh phẩm như: đờm, dịch
chải rửa phế quản, chất quét tổn thương qua soi phế quản, phiến đồ áp các
mảnh sinh thiết, bệnh phẩm sau phẫu thuật, chọc hút kim nhỏ xuyên thành
phế quản hoặc chọc hút kim nhỏ xuyên thành ngực. Với các trường hợp di căn
hạch, xương hoặc dưới da, xét nghiêm tế bào học giúp chẩn đoán gián tiếp.

Commented [h1]: Sinh thiết kim nhỏ FNA= tế bào, thay bằng
sinh thiết kim xuyên thành ngực


13

1.2.2.6 Phân loại mô bệnh học
Phân loại mô bệnh học UTPKTBN theo phân loại WHO 1999[4],[20]
gồm các typ sau:
Bảng 1.2: Phân loại mô bệnh học.
1. Carcinom tế bào vẩy
Biến thể: nhú, tế bào sáng, tế bào nhỏ, dạng đáy
2. Carcinom tuyến
Tuyến chùm nang
Tuyến nhú
Carcinom tiểu PQ-PN
Không nhầy

Nhầy
Typ hỗn hợp nhầy và không nhầy hay typ tế bào trung gian
Tuyến dạng đặc có chế nhầy
Carcinom tuyến với các thứ nhóm hỗn hợp
Biến thể: tuyến thai biệt hóa rõ, tuyến nhầy dạng keo, tuyến nang nhầy,
tuyến tế bào nhẫn, tế bào sáng
3. Carcinom tế bào lớn
Biến thể: carcinom thần kinh nội tiết + thần kinh nội tiết tổ hợp, dạng
đáy, dạng u lympho, tế bào sáng, tế bào lớn với phenotyp dạng vân
4. Carcinom tuyến vẩy
1.2.2.7 Xét nghiệm khác
_ Xét nghiệm kháng nguyên biểu mô phôi CEA:
+ Trị số ngưỡng của CEA được nhiều tác giả chọn là 5.0 ng/ml. Nồng
độ CEA có liên quan đến giai đoạn và tiến triển của UTP. Nồng độ CEA giảm
nhanh khi khối u phổi được cắt bỏ.


14

+ Do độ nhậy của CEA trong UTP thấp nên CEA có giá trị trong tiên
lượng và theo dõi nhưng ít giá trị.
- SCC: Kháng nguyên ung thư tế bào vẩy, có trị số bình thường từ
0 – 2,5ng/ml. Trong UTPKTBN độ nhậy của SCC là 33 - 61%.
- CYFRA 21-1: là mảnh vụn của cytokeratin 19 tạo ra trong quá trình
giáng hóa của tế bào biểu mô. Độ nhậy, độ đặc hiệu của cyfra 21-1 phụ thuộc
nhiều vào giá trị ngưỡng. Theo một số tác giả độ nhạy trong chẩn đoán UTP
từ 41 - 68% với giá trị ngưỡng 3,3 - 3,6ng/ml.
- Các kỹ thuật sinh học phân tử: FISH, CGH, PCR-RFLP, giải trình tụ
gen, Scorrpions ARM hay Pyrosequencing được phát triển và sử dụng giúp
chúng ta hiểu biết hơn về đột biến gen trong UTP đặc biệt mở ra những chiến

lược mới trong điều trị ung thư phổi bằng các thuốc điều trị đích như
Gefitinib (Iressa), Erlotinib (Tarceva)…
- Các xét nghiệm máu: công thức máu, sinh hóa là những xét nghiệm cơ
bản cần thiết trong quá trình điều trị đối với tất cả bệnh nhân UTP.
1.2.3. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán lâm sàng phối hợp với chụp X quang ngực thẳng nghiêng,
CT scanner, soi phế quản và sinh thiết u.
- Kết quả mô bệnh học, tế bào học các bệnh phẩm lấy qua nội soi phế
quản, sinh thiết, chọc hút qua thành ngực, dịch màng phổi, hạch thượng
đòn… có tế bào, tổ chức ung thư. Đây là tiêu chuẩn vàng xác đinh ung thư
phổi và chẩn đoán typ mô bệnh học.
1.3. Chẩn đoán giai đoạn
Theo phân loại TNM lần thứ 7 của AJCC năm 2009 và UICC công
nhận bắt đầu vào tháng 1 năm 2010


15

* Xếp loại TNM
T: khối u nguyên phát
Tx: Không xác định được u nguyên phát, hoặc có tế bào ung thư trong
dịch tiết hay dịch rửa phế quản nhưng không nhìn thấy u trên hình ảnh hoặc
nội soi phế quản.
T0: Không có dấu hiệu của u nguyên phát
Tis: Ung thư tại chỗ.
T1: U có đường kính lớn nhất ≤ 3cm, u được bao quanh bằng phổi hoặc
lá tạng màng phổi, không có dấu hiệu u xâm lấn tới phế quản xa và tiểu phế
quản thùy khi thăm khám bằng nội soi.
T1a: U có đường kính lớn nhất ≤ 2cm
T1b: U có đường kính lớn nhất > 2cm nhưng ≤ 3cm

T2: U > 3cm nhưng ≤ 7cm nhưng u có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:
Xâm lấn phế quản gốc, cách xa carina ≥ 2cm
Xâm lấn lá tạng màng phổi
Phối hợp với xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn tới vùng
rốn phổi nhưng không bao gồm toàn bộ phổi
T2a: U có đường kính > 3cm nhưng ≤ 5cm
T2b: U có đường kính > 5cm nhưng ≤ 7cm
T3: khối u > 7cm hoặc xâm lấn trực tiếp vào một trong số bất cứ thành
phần sau: thành ngực (bao gồm các khối u nằm rãnh liên thùy trên), cơ hoành,
thần kinh hoành, màng phổi trung thất, lá thành màng ngoài tim; hoặc khối u
nằm ở phế quản gốc cách carina < 2cm nhưng không xâm lấn carina; hoặc
khối u phối hợp với xẹp phổi, hay viêm phổi tắc nghẽn toàn bộ phổi, hay có
một hay vài nhân ung thư nằm rải rác trong cùng thùy phổi.


16

T4: Khối u với mọi kích thước nhưng xâm lấn vào một trong những
thành phần sau: trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản, thần kinh thanh quản
quặt ngược, thực quản, thân đốt sống, carina, một hay nhiều nhân ung thư rải
rác ở thùy phổi khác cùng bên.
N: hạch khu vực
Nx: hạch vùng không xác định được
N0: không di căn hạch vùng
N1: di căn hạch cạnh phế quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi cùng
bên và hạch trong phổi bao gồm cả những hạch di căn bằng con đường xâm
lấn trực tiếp.
N2: di căn hạch trung thất cùng bên và/hoặc hạch dưới carina.
N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc
thang cùng hoặc đối bên, hoặc hạch thượng đòn.

M: Di căn xa
Mx: Không đánh giá được di căn xa
M0: Không có di căn xa
M1: Di căn xa
M1a: Các nhân di căn nằm ở thùy phổi đối bên, màng phổi hoặc tràn
dịch màng phổi (màng tim) ác tính.
M1b: Di căn xa


17

Bảng 1.3: Đánh giá giai đoạn bệnh
T/M
T1

T2

T3

T4

M1

Tiểu nhóm

N0

N1

N2


N3

T1a

IA

IIA

IIB

IIIB

T1b

IA

IIA

IIIA

IIIB

T2a

IB

IIB

IIIA


IIIB

T2b

IIA

IIB

IIIA

IIIB

T3 (> 7)

IIB

IIIA

IIIA

IIIB

T3 xâm nhập

IIB

IIIA

IIIA


IIIB

T3 vệ tinh

IIB

IIIA

IIIA

IIIB

T4 xâm nhập

IIIA

IIIA

IIIB

IIIB

T4 hạch cùng bên

IIIA

IIIA

IIIB


IIIB

M1a hạch đối bên

IV

IV

IV

IV

M1a màng phổi

IV

IV

IV

IV

M1b

IV

IV

IV


IV

1.4. Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, trong đó
điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp mang lại kết quả tốt nhất. Khi bệnh
nhân không còn chỉ định phẫu thuật thì xạ trị được dùng để kiểm soát u
nguyên phát và các hạch lympho vùng. Hóa trị hiếm khi trị khỏi ung thư phổi,
nhưng đôi khi cũng có đáp ứng hoàn toàn và kéo dài sống thêm đối với căn
bệnh tiến xa tại chỗ tại vùng, cũng như di căn xa. Liệu pháp đa mô thức (kết
hợp nhuần nhuyễn phẫu- xạ- hóa trị) đã và đang tiếp tục được vận dụng tối đa
để tăng sống thêm cho các bệnh nhân UTP. Điều trị trúng đích là chiến lược
mới trong điều trị UTP hiện nay.
Chỉ định điều trị UTPKTBN phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, chức năng
hô hấp và toàn trạng bệnh nhân [15], [18] ,[19], [22], [25], [26].


18

* Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị UTP phát triển từ sau năm 1909 nhờ sự xuất hiện
của gây mê nội khí quản và vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các
bệnh nhân có ung thư còn ở một bên lồng ngực mà có thể cắt bỏ được. Ở giai
đoạn I và II, khi các tổn thương chưa xâm nhiễm quá các hạch lympho phế quản
phổi, hầu như việc cắt bỏ luôn được thực hiện. Hiện nay có nhiều mâu thuẫn liên
quan đến xử lý hạch N2. Đối với giai đoạn IIIA cắt được, hóa trị dẫn đầu hoặc
bổ trợ sau mổ, có xạ trị thêm hay không đã cải thiện tiên lượng các bệnh nhân.
Các ung thư giai đoạn IIIB với hạch N3 hoặc u T4 có xâm lấn ra ngoại
biên gây chèn ép: khan tiếng, khó nuốt hay xâm lấn tim, mạch máu lớn, không
mổ được. Tương tự là các ung thư phổi có tràn dịch màng phổi ác tính hay có

các hạt đối bên M1a hoặc di căn xa M1b thì không mổ được. Tuy nhiên di căn
đơn độc tới não hay thượng thận được cắt bỏ BN có thể sống lâu hơn.
Hiện nay cắt thùy phổi là phẫu thuật chuẩn giúp cắt bỏ hoàn toàn khối
u. Nếu u ăn lan qua rãnh liên thùy thì có thể cắt thùy với cắt phân thùy, cắt hai
thùy hoặc cắt phổi. Mới đây, có sự trỗi dậy khuynh hướng cắt phân thùy đối
với tổn thương nhỏ, hạch âm. Trong 50 năm qua, tỉ lệ tử vong sau mổ đã giảm
đáng kể nhờ kỹ thuật mổ và gây mê hồi sức.
* Xạ trị
Xạ trị có vai trò quan trọng trong điều trị UTP khu trú tại vùng hoặc di
căn hạch trung thất. Xạ trị có thể dùng đồng thời với hóa trị (hóa xạ trị đồng
thời) và hoặc phẫu thuật, để làm teo bớt khối u nhằm giảm đau, bớt chảy máu
hoặc làm thông thoáng đường thở. Hầu hết phương pháp xạ trị cho UTPKTBN
là xạ trị từ xa.
Điều trị ung thư phổi bằng xạ trị là một thách thức. Khối u thường
rộng, hình thù không đều, chuyển động với nhịp thở và nằm sát với các mô
lành sinh tử. Tổn thương mô phổi lành do bức xạ thường gặp, được phân làm


19

độc tính sớm hay muộn. Sau xạ trị, chức năng phổi được cải thiện vì khối u
teo bớt, nhất là các u vùng trung tâm vốn chèn ép đường thở. Tuy nhiên
thường thì chức năng thở giảm đi. Độc tính xạ trên thực quản và tim rất đáng
quan tâm.
* Hóa trị
Phác đồ kết hợp dựa trên platinum đã trở thành chuẩn để điều trị các
UTPKTBN giai đoạn muộn. Hóa trị cũng được khuyến khích dùng trong liệu
pháp đa mô thức cho căn bệnh còn trong giai đoạn sớm. Vào năm 1998, Rapp
và cộng sự báo cáo hóa trị dựa trên Cisplatin đã cải thiện sống còn của các
bệnh nhân bị UTPKTBN tiến xa. Sau đó, hóa trị phác đồ Cisplatin hay

Carboplatin kết hợp với Paclitaxel, Gemcitabine, Pemetrexed, Docetaxel hay
Vinorelbin là liệu pháp chuẩn cho các bệnh nhân ở giai đoạn IV. Hóa trị cải
thiện kết quả điều trị cho các bệnh nhân mà bệnh còn khu trú tại chỗ tại vùng
đồng thời tiêu diệt các ổ di căn vi thể là cơ chế chủ yếu nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hóa trị tân bổ trợ trước mổ có hiệu quả đối với các tổn thương tiến xa
tại chỗ. So với hóa trị luân phiên, hóa xạ trị đồng thời được ủng hộ, mục tiêu
chính là gia tăng tác dụng diệt u của xạ trị.
Hóa trị có vai trò tích cực trong giai đoạn IIIA (N2). Hóa trị đơn thuần
hay kết hợp với xạ trị sau mổ làm tăng tỉ lệ sống còn rõ ràng so với phẫu thuật
đơn thuần với bệnh N2. Sau năm 2002, kết quả từ các thử nghiệm rộng lớn đã
khuyến khích dùng hóa trị hỗ trợ với Cisplatin kết hợp sau phẫu thuật tận gốc
bệnh nhân UTPKTBN ở giai đoạn II, IIIA.
1.5. Điều trị ung thư phổi KTBN giai đoạn IV
1.5.1. Vai trò của phẫu thuật
Trong những năm trước đây, chỉ một số ít bệnh nhân chọn lọc có di căn
đến phân thùy khác của phổi hoặc não là được điều trị bằng PT. Tuy nhiên,


20

gần đây ngày càng có nhiều tài liệu đề cập đến việc PT trong UTP di căn
nhằm kéo dài thời gian sống thêm và giảm tỉ lệ tử vong. Di căn não đơn độc
có thể PT được chiếm khoảng 3%. Một số vị trí di căn như tuyến thượng thận,
di căn gan, di căn màng phổi, thành ngực đơn độc có thể được chỉ định điều
trị PT.
1.5.2. Vai trò của xạ trị
Tia xạ ít có vai trò trong UTP giai đoạn IV. Một số trường hợp xạ trị
giảm đau trong di căn xương, chống chèn ép trong hội chứng chèn ép tĩnh
mạch chủ trên; di căn não, giảm tiết dịch trong những trường hợp tràn dịch

màng phổi ác tính…
1.5.3. Vai trò của hóa chất
1.5.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển điều trị hóa chất giai đoạn muộn
Từ những năm 1980, việc điều trị hóa chất cho bệnh nhân UTPKTBN
giai đoạn muộn bắt đầu được nghiên cứu và áp dụng nhưng những kết quả ban
đầu còn rất hạn chế, độc tính đáng kể và lợi ich sống thêm không rõ ràng.
Trong số hơn 50 tác nhân hóa chất được đưa vào thử nghiệm đầu những năm
1980 thì chỉ có 5 tác nhân cho thấy có tác dụng kháng u trên 15% số bệnh
nhân, đó là: Cisplatin, Ifosfamide, Mitomycin C, Vindesine và Vinblastine. Sau
đó, Etoposide với tỉ lệ đáp ứng toàn bộ 11% (dao động trong khoảng 3 - 21%)
được đưa thêm vào danh sách này.
Các phân tích tổng hợp từ những năm 1990 đã chứng minh được tác
dụng kéo dài đáng kể thời gian sống của những phác đồ hóa chất cũ so với
chăm sóc triệu chứng, mặc dù lợi ích này còn khiêm tốn, thời gian sống thêm
chỉ khoảng 6 tuần và 10% sống thêm 1 năm. Theo một nghiên cứu thì thuốc
duy nhất có khả năng kéo dài thời gian sống thêm so với điều trị triệu chứng
là Cisplatin. Một nghiên cứu khác của Hội Ung thư học Tây Nam (SWOG)
trên hơn 2500 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển cũng cho thấy dùng


21

Cisplatin sẽ cải thiện được thời gian sống thêm. Từ đó, platin đã trở thành một
tác nhân được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong hầu hết các phác đồ hóa
chất hiện đại. Dựa trên những kết quả trong lâm sàng về ưu thế kéo dài thời
gian sống thêm của hóa chất so với điều trị triệu chứng, Hội Ung thư học Lâm
sàng Mỹ (ASCO) đã thừa nhận hóa chất có khả năng kéo dài thời gian sống
thêm cho những bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển.
Sự xuất hiện của các thuốc được gọi là thế hệ thứ 3 ở thập kỉ sau như:
Taxane, Gemcitabine, Vinorelbine đã mở ra nhiều hy vọng khả quan hơn

trong điều trị hóa chất cho UTPKTBN giai đoạn muộn. Sau những minh
chứng về tác dụng của những tác nhân này khi sử dụng đơn thuan, nhiều tác
giả đã nhanh chóng tiến hành những nghiên cứu kết hợp thuốc mới với
Cisplatin hoặc Carboplatin so sánh với những phác đồ cũ như phác đồ
Cisplatin đơn thuần, hoặc Cisplatin phối hợp với Etoposide hoặc một Vinca
alkaloid. Kết quả là sự kết hợp mới này cho những hiệu quả vượt trội về tỉ lệ
đáp ứng cũng như thời gian sống thêm trong nhiều nghiên cứu.
Trong một vài nghiên cứu nhu Wozniak 1998, Gatzemeier 2000.. mặc
dù không chứng tỏ được sự khác biệt về thời gian sống thêm giữa phác đồ
mới và phác đồ cũ, nhưng những phác đồ phối hợp platin với các thuốc thế hệ
thứ 3 vẫn chứng tỏ sự tiến bộ hơn về khả năng dung nạp và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Kể từ đây, những tác nhân thế hệ 3 này được
chấp nhận sử dụng phối hợp cùng platin trong điều trị UTPKTBN giai đoạn
tiến triển [6], [26].
1.5.3.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả điều trị hoá chất
với các phác đồ khác nhau cho UTPKTBN giai đoạn muộn
Một nghiên cứu phân tích cho thấy sử dụng phác đồ có Cisplatin đã làm
giảm 27% tỉ lệ tử vong trong năm đầu và tăng 10% tỉ lệ sống thêm 1 năm so
với nhóm điều trị triệu chứng đơn thuần (từ 16% lên 26%) và thời gian sống
thêm trung bình tăng từ 6 tháng lên 8 tháng [6], [26].


22

Gần đây, sự ra đời của các tác nhân hóa chất mới đã chứng tỏ tác dụng
trong việc điều trị UTPKTBN bao gồm Taxane, Vinorelbine, Gemcitabine
Irinotecan và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng. Tuy
nhiên, việc lựa chọn ra một phác đồ thích hợp là vô cùng khó khăn vì hiệu
quả của các phác đồ gần tương đương nhau [6], [26].
Bảng 1.4: Một số thử nghiệm lâm sàng so sánh phác đồ Gemcitabine - Cisplatin

với các phác đồ khác
Nghiên cứu

Crino 1999 [7]

307 Cisplatin/Gemcitabine

Tỉ lệ
đáp
ứng
(%)
38

Sandler 2000 [28]

522 Cisplatin/Gemcitabine

30

9,1

39

Zatloukal 2002 [29]

176 Gemcitabine/Cisplatin

48

8,1


-

Gemcitabine/Carboplatin

47

8,1

-

Gemcitabine

12

9

32

Gemcitabine/Cisplatin

30

10

41

31

10,2


-

40

8,9

29

29,4

10,8

31,4

N

Scagliotti 2002 [30]

Phương pháp điều trị

Vũ Văn Vũ [31]

31

Bùi Quang Huy 2008 [9]

41

Gemcitabine/Cisplatin


N.T.T Nhàn 2012 [32]

51

Gemcitabine/Carboplatin

Gemcitabine/Cisplatin

Thời gian Sống
sống thêm thêm 1
trung bình năm
(tháng)
(%)
8,6
34

1.5.4. Chiến lược mới trong điều trị UTPKTBN
Ngày nay những hiểu biết của con người về sinh học ung thư ngày càng
tăng lên và nhiều đích mới cho điều trị được phát hiện. Một trong những biện
pháp đó là tác động vào thành phần tyrosin kinase của thụ thể yếu tố phát
triển biểu bì- EGFR (Epidermal Growth Fector Receptor). Có nhiều thuốc đã
được nghiên cứu ở các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Trong đó
có Gefitinib (ZD 1839, Iressa) và Erlotinib (OSI 774, Tarceva) đã được
nghiên cứu rộng rãi và áp dụng trong thực tiễn điều trị. Hai loại nhắm trúng
đích mới này mới được cho phép dùng điều trị bước 1 cho UTPKTBN tiến xa.


23


Ngoài ra, điều trị UTP bằng thuốc chống tăng sinh mạch như
Bevacizumab, hay các chất ức chế tạo mạch nội sinh, liệu pháp điều trị
gen…đang mở ra những hướng điều trị mới đầy hứa hẹn cho những bệnh
nhân UTP nói chung và nói riêng cho những UTPKTBN giai đoạn tiến xa.
* Điều trị UTPKTBN tái phát
BN tái phát đơn độc tại phổi và không có dấu hiệu của di căn xa có thể
điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ u tái phát. Đối với u tái phát ở nhiều vị trí, thể
trạng không được tốt, hóa trị liệu hay xạ trị chỉ đóng vai trò điều trị giảm nhẹ.
Trong trường hợp bệnh chưa lan tràn rộng, hóa trị liệu có thể kéo dài thời gian
sống cho BN.
1.6. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu
1.6.1. Gemcitabine

Công thức hóa học của Gemcitabine
* Cơ chế tác dụng: Gemcitabine biểu lộ tính đặc hiệu ở pha tế bào,
trước hết diệt tế bào nào thông qua sự tổng hợp DNA (pha S) và cũng phong
bế sự phát triển của tế bào qua ranh giới pha G1/S. Gemcitabine được chuyển
hóa trong tế bào qua xúc tác của enzym nucleosid triphosphat và diphosphat
có hoạt tính.
Tác dụng độc với tế bào của Gemcitabine là do phối hợp tác dụng của 2
nucleosid diphosphat và triphosphat dẫn tới ức chế sự tổng hợp DNA.


24

* Chỉ định
- Gemcitabine được chỉ định đầu tiên để điều trị: UT phổi không tế
bào nhỏ, ung thư biểu mô tuyến tụy, ung thư bàng quang
- Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư vùng đầu cổ
* Liều lượng và cách sử dụng

- 1000mg/m² truyền trong 30 phút, ngày 1,8, chu kỳ 3 tuần
* Độc tính
- Ức chế tủy xương: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt trung
tính, giảm tiểu cầu
- Tăng men gan, tăng creatinin, protein niệu, huyết niệu
- Hiếm gặp suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim
- Các tác dụng phụ khác: nôn, buồn nôn, đau, sốt, phát ban, khó thở, táo bón
1.6.2. Cisplatin
- Tên khoa học: Diamindicloroplatin, Cisdiamindicloroplatin
- Cơ chế tác dụng:
+ Thuốc chống ung thư do kìm tế bào
+ Tính chất hóa sinh rất giống các chất alkyl hóa
+ Có tác dụng chọn lọc trên phân tử DNA.
- Tương tác: Do hợp đồng tác dụng gây độc với thận và tai nên không dùng
phối hợp với các aminosid. Nếu có nhóm thuốc sẽ gây tủa và mất hoạt tính.
- Chỉ định:
+ Ung thư phế quản phổi
+ Ung thư dạng biểu bì (ung thư đầu mặt cổ, cổ tử cung, bàng quang).
+ Ung thư tinh hoàn
+ Ung thư buồng trứng
+ Thuốc thường được dùng phối hợp với các thuốc điều trị ung thư khác


25

- Cách dùng:
+ Dùng một mình: Liều cho người lớn và trẻ em là 50-100 mg/m² da cơ
thể, cứ 3 đến 6 tuần/lần trong ngày, hoặc chia 2 - 5 ngày.
+ Trước khi dùng phải truyền 2 - 5lít dung dịch glucose 5% trong 12h.
Sau khi dùng thuốc vẫn phải truyền dich để lợi niệu trong vòng 24h.

+ Dùng phối hợp: liều lượng cần thay đổi tùy theo bản bản chất và độc
tính của thuốc phối hợp.
+ Trong điều trị UTP đây là thuốc cơ bản.
- Chống chỉ định:
+ Tuyệt đối: Những người dị ứng với Cisplatin hoặc các thuốc có
platin, phụ nữ có thai cho con bú.
+ Tương đối: có tổn thương chức năng gan thận. Về nguyên tắc nếu
creatinin gấp 2 lần bình thường thì không dùng, có độc tính thính giác.
+ Không phối hợp với kháng sinh aminosid
+ Theo dõi thính lực và kiểm tra về tinh thần.
- Bảo quản: Lọ thuốc kín để tủ lạnh 2 - 8 độ C và tránh ánh sáng. Sau
khi đã pha thành dung dịch thì ko để lại tủ lạnh vì thuốc sẽ bị kết dính trở lại.
Nếu để nhiệt độ phòng thì để được một giờ.
- Quá liều: Khi dùng quá liều phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận,
thính giác, công thức máu. Nếu quá liều phải thẩm tách máu để tránh ngấm
vào nhu mô thận.


×