Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

nghiên cứu bộ đo và thiest kế mạch giám sát điện năng từ xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
====o0o====

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU BỘ ĐO VÀ THIẾT KẾ MẠCH
GIÁM SÁT NĂNG LƯỢNG TỪ XA”

GVHD: ThS. Nguyễn Trường Giang
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Duy
Hoàng Văn Nhật
Trần Thị Ngà

Tháng 10/2016
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................6
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................7
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................9
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................10
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................10
1.1.1. Giám sát năng lượng........................................................................................11
1.1.2. Tầm quan trọng của Quản lý và giám sát năng lượng. ....................................11


1.1.3. Lợi ích đem lại khi sử dụng hệ thống giám sát và quản lý năng lượng............12
1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................13
1.3. Nội dung tìm hiểu đề tài .....................................................................................13
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................13
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................13
1.6. Phạm vi ứng dụng ...............................................................................................13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN, CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM GIÁM SÁT NĂNG
LƯỢNG TỪ XA TRONG THỰC TẾ ...........................................................................14
2.1. Giới thiệu một số hệ thống giám sát năng lượng từ xa trong thực tế............14
2.1.1. Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua sóng vô tuyến RF ...........14
2.1.2. Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua bộ truyền tải tín hiệu
thơng qua đường dây điện..........................................................................................15
2.2 Tìm hiểu cơng nghệ IOT (Internet of Things). ....................................................16
2.3 Tìm hiểu các tiêu chuẩn truyền dẫn .....................................................................17
2.3.1 Giới thiệu về truyền dẫn qua chuẩn RS-232 ....................................................17
2.3.2 Giới thiệu về truyền dẫn qua chuẩn UART ......................................................23
2.4. ESP 8266 V12 ....................................................................................................24
2.4.1 Tổng quan về ESP8266 V12 ............................................................................25
2


2.4.2 Mơ tả chân ESP8266 .......................................................................................26
2.4.3 Một số tính năng ...............................................................................................32
2.4.4 : Các tập lệnh AT ..............................................................................................32
2.5.CÔNG TƠ ĐIỆN ĐIỆN TỬ ................................................................................34
2.5.1 giới thiệu ...........................................................................................................34
2.5.2 Đồng hồ điện tử PZEM-004T...........................................................................35
2.6. Phần mềm Blynk ................................................................................................38
2.6.1 Nguyên lý làm việc của Blynk .........................................................................39

2.7. Phầm mềm Arduino IDE ....................................................................................40
2.7.1 Giới thiệu ..........................................................................................................40
2.7.2 Arduino IDE .....................................................................................................40
2.7.3 Cài đặt Arduino IDE cho ESP8266 ..................................................................41
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM ..........................................45
3. GIỚI VỀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG ........................................45
3.1 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống ....................................................................45
3.2 chức năng của các khối trong hệ thống ...............................................................46
3.3 Sơ đồ nguyên lý ..................................................................................................49
3.4 Gia cơng mạch in ................................................................................................50
3.5 Sản phẩm hồn thiện ...........................................................................................52
3.6 Chương trình điều khiển ......................................................................................53
KẾT LUẬN ...................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CTS[10] (Clear To Send): DCE báo cho DTE biết nó có thể nhận data, chân số 5
2. DTE[3] (Data Terminal Equipment) :thiết bị cuối xử lý số liệu (hoặc dữ liệu)
3. DCE[6] (Data circuit terminal Equipment):thiết bị làm nhiệm vụ nối các DTE với
các đường truyền thơng
4. DTR[7] (Data Terminal Ready): tín hiệu báo hiệu của DTE cho DCE biết DTE hoạt
động, chân số 20
5. DSR[8] (Data Set Ready): tín hiệu báo hiệu của DCE cho DTE biết DCE hoạt động,
chân số 6
6. I2C[12]( Inter – Intergrated Circuit): đường Bus giao tiếp giữa các IC với nhau, sử
dụng cho truyền thông tốc độ thấp.
7. I2S[14]:( Inter Intergrated _ circuit Sound): sử dụng cho truyền thông nối tiếp đồng

bộ , của các dữ liệu âm thanh giữa các ADC , DSP , DAC nó khơng phải là đường bus
, nó là điểm tới điểm
8. NFC[2] (Near-Field Communications):công nghệ kết nối không dây trong phạm vi
tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm.
9. PLC[4] (Programmable logic Controller): thiết bị điều khiển lập trình được
10. PC[5] (Personal Computer): Máy tính cá nhân
11. RFID[1]: (Radio Frequency Identification): cơng nghệ nhận dạng đối tượng bằng
sóng vơ tuyến.
12. RTS[9] (Request To Send): DTE báo cho DCE biết nó có thể nhận data, chân số 4
13. RAM[32]( Random Access Memory): bộ nhớ khả biến cho phép đọc ghi ngẫu
nhiên
14. ROM[33( Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc.
15. SPI[11] (Serial Peripheral Bus): một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao
16. TCP/IP[13]: giao thức kiểm soát truyền tải (Transmis sion Control Protocol)-giao
thức internet ( Internetn protocol –IP)
17. TTL[34]( Transistor- Transistor Logic): Là một lớp mạch kỹ thuật số được xây
dựng từ các transistor lưỡng cực( BJT).
18. UART[11] (Universal Asynchronous Receiver – Transmitter): một mạch tích hợp
được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
4


Hình 2.1: Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua sóng vơ tuyến RF
Hình 2.2: Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa sử dụng hệ thống dây điện
có sẵn PLC (Power Line Communication)
Hình 2.3: Ghép nối trực tiếp
Hình 2.4 hình ảnh modul wifi ESP 8266 V12

Hình 2.5 Sơ đồ khối của ESP8266
Hình 2.6 Sơ đồ chân ra của ESP8266
Hình 2.7 : Sơ đồ chân ngõ ra ESP-12
Hình 2.8 Đồng hồ PZEM-004T
Hình 2.9 Sơ đồ đấu nối dây đồng hồ Pzem-004T
Hình 2.10: Phần mềm Blynk được cài trên IOS, Android
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý làm việc của Blynk
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống
Hình 3.2: Sơ đồ đấu dây và phụ tải
Hình 3.3: Đồng hồ PZEM-004T hiển thị các thơng số trong quá trình đo.
Hình 3.4: Sơ đồ đấu nối giao tiếp giữa PZEM-004T và ESP8266
Hình 3.5: Sơ đồ chuyển đổi giữa Blynk và ESP 8266
Hình 3.6: Màn hình hiển thị các thơng số đã thu thập được trên app Blynk
Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý module thu, phát dữ liệu ESP 8266
Hình 3.8: Sơ đồ đi dây
Hình 3.9: Mạch in 3D
Hình 3.10: Mạch in file PDF
Hình 3.11: Sản phẩm hồn thiện

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chức năng các chân ESP 8266
Bảng 2.2: Mô tả giao tiếp
Bảng 2.3: Thông số chung
Bảng 2.4: Chế độ hoạt động các chân

6



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu chúng em xin chân thành cám ơn Th.s: Nguyễn Trường Giang –Trưởng
Phịng Thí Nghiệm Bộ Mơn Kỹ thuật điện – Điện tử Trường Đại Học Mỏ - Địa chất,
người thầy đã hết lòng chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như
những kinh nghiệm liên quan cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
này.
Xin chân thành cám ơn đến tất cả Q Thầy, Cơ nhà trường nói chung và các
thầy cơ bộ mơn Kỹ thuật điện – Điện tử nói riêng của Trường Đại Học Mỏ - Địa
chất đã giảng dạy, trang bị cho cho chúng em những kiến thức rất bổ ích và q báu
trong suốt q trình học tập để chúng em có thể áp dụng nghiên cứu hồn thành đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Cơ - Điện, Bộ
môn Kỹ thuật điện – Điện tử Trường Đại Học Mỏ - Địa chất đã tạo những điều
kiện tốt nhất về vật chất lẫn tinh thần để chúng em hoàn thành tốt đề tài này.

7


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em do
sự cố gắng của các thành viên trong nhóm đạt được. Các số liệu, kết quả nêu trong
đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Chúng em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

8



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, đã làm cho cuộc
sống của chúng ta ngày càng được nâng cao về mọi mặt cả trong sinh hoạt hàng ngày
cũng như trong sản xuất. Với xu hướng tự động hoá và mục tiêu tăng năng suất lao
động nhiều thiết bị máy móc và các mạch điện tử đã được nghiên cứu cho ra đời để
ứng dụng vào trong thực tế. Với sự ra đời của các mạch điện tử đã làm tăng đáng kể
năng suất lao động và làm giảm sức lao động của con người trong quá trình sản xuất.
Vì vậy, những ứng dụng mang tính tự động ngày càng được sử dụng rộng rãi. Trong
đó có sự đóng góp khơng nhỏ của lĩnh vực công nghệ thông tin, internet, điện tử
truyền thông, nó tạo mối liên kết giữa các máy tính với nhau cũng như liên kiết với các
mạch điện tử và vi điều khiển để điều các thiết bị đối tượng từ xa như điều khiển
robot, điều khiển tivi,vv…. Các ứng dụng liên kết internet với các bộ vi điều khiển liên
tục được cải tiến và sử dụng ngày càng phổ biến ở mọi mặt của đời sống xã hội. Hầu
hết các thiết bị được ứng dụng hiện nay từ thiết bị tự động cho văn phịng đến gia đình
hay nhà xưởng đều có thể dùng các thiết bị điều khiển từ xa đem lại sự tiện nghi cho
con người trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng điện là một nguồn năng lượng được sản xuất từ việc chuyển đổi một
nguồn năng lượng khác như: nước, than đá, dầu, khí tự nhiên và một số nguồn tự
nhiên khác và được cung cấp bởi một trạm phát điện sau đó được truyền đi qua dây
đồng tùy thuộc vào khoảng cách dài hay ngắn để sử dụng điện được triệt để.
Năng lượng điện còn được coi là nguồn năng lượng quan trọng của ngành công
nghiệp, dịch vụ, của các tổ chức và hộ gia đình vừa là ngành sản xuất vừa là ngành
kết cấu hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, Chính vì vậy ngành năng lượng có
ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của kinh tế quốc dân và đời

sống dân sinh Trong thế giới công nghệ cao ngày nay, năng lượng điện được sử dụng
ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
Tuy nhiên đang hiện hữu một thực tế nguồn năng lượng truyền thống đang cạn
kiệt dần tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế cùng với đó hàng năm ngành điện ở
nước ta bỏ ra 1 số tiền không nhỏ để chi trả cho công việc ghi chỉ số, sửa công tơ điện
mà cần 1 cái thang và ít nhất là 2 công nhân thực hiện. Nhiều công đoạn trong sản
suất và kinh doanh vẫn cịn thơ sơ, tốn nhiều nhân công là một trong những nguyên
nhân khiến năng suất lao động ngành điện Việt Nam chỉ bằng 40% Thái Lan , 60%
Malaysia và thậm chí 10% Singapore.
Với cơng nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, ý thức tiết kiệm trong sử dụng năng
lượng của từng đơn vị và cá nhân trong xã hội chưa thành tiềm thức, tự giác là các
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng của nước ta còn rất thấp.
Đối với nguồn năng lượng điện hiện nay, công tác kiểm tra mức tiêu thụ điện
năng của khách hàng cũng như các doanh nghiệp vẫn sử dụng phương pháp thủ công.
Phương pháp này bộc lộc khá nhiều nhược điểm như: mất nhiều thời gian, trong một
thời điểm khơng thể kiểm sốt được mức tiêu thụ điện năng của các hộ tiêu thụ cũng
như của các doanh nghiệp, khơng kiểm sốt được mức tiêu thụ ở các pha, do đó gây
khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cân bằng pha trong tương lai, khó phát hiện
được các hành vi gian lận điện năng.

10


Vấn đề “cái thang và đọc số điện” chỉ là một trong số vấn đề mà ngành điện cần giải
quyết.Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề của ngành điện và các doanh nghiệp còn đang gặp
phải như:
- Làm thế nào giảm thiểu nhân công mà năng suất vẫn đảm bảo.
- Làm thế nào quản lý, vận hành khoa học.
- Làm thế nào nâng cao hiệu quả làm việc của các thiết bị.
- Giảm lãng phí,hao hụt.

- Minh bạch trong đo lường,độ chính xác cao.
- Đảm bảo an tồn lao động.
Đó là 1 vấn đề mà ngành điện Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đang rất quan tâm.
Với mong muốn giải quyết được phần nào những khó khăn và tìm ra một
hướng đi mới cho ngành điện Việt Nam, nhóm chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu và
thực hiện đề tài:
“ NGHIÊN CỨU BỘ ĐO VÀ THIẾT KẾ MẠCH GIÁM SÁT NĂNG LƯỢNG TỪ
XA”
1.1.1. Giám sát năng lượng.
Giám sát năng lượng là việc kiếm soát theo dõi các thông số năng lượng để tổ
chức thực hiện sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được
lợi nhuận cao nhất (chi phí thấp nhất) .Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
không đồng nghĩa với việc cắt giảm năng lượng dù bị thiếu hụt. Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm
giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm
bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
1.1.2. Tầm quan trọng của Quản lý và giám sát năng lượng.
Quản lý và giám sát năng lượng là chìa khóa để tiết kiệm năng lượng trong Các tổ
chức thương mại, cơng nghiệp và chính phủ, trong những năm gần đây đang phải
chịu những áp lực to lớn về kinh tế và môi trường..
Giám sát và quản lý năng lượng giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
đang ngày càng trở nên cạn kiệt. Khi tiêu thụ nhiều năng lượng doanh nghiệp cũng
như các hộ gia đình sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp nghiêm
11


trọng kèm theo nguy cơ tăng giá năng lượng dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận của
tổ chức, bằng việc quản lý năng lượng doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể giảm
nguy cơ này bằng cách giảm và kiểm soát nhu cầu năng lượng.

Quản lý năng lượng nhằm hướng đến thực hiện chính sách sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở, nhà máy. Từ đó quản lý, theo dõi được tình hình tiết
kiệm điện trên dây truyền sản xuất giúp cho doanh nghiệp từng bước kéo giảm hiệu
quả việc đầu tư vào giá thành cho sản phẩm.
1.1.3. Lợi ích đem lại khi sử dụng hệ thống giám sát và quản lý năng lượng.
 Giảm thời gian, chi phí nhân cơng để ghi lại dữ liệu từ các đồng hồ đo, nhập
vào file excell tạo báo cáo mỗi tháng.
 Giảm được sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu bằng tay, tăng độ chính
xác trong đo lường.
 Kiểm soát dữ liệu điện năng liên tục 24 giờ tại bất kỳ trạm làmviệc nào.
 Khả năng đáp ứng nhanh với bất kỳ sự cố điện nào thông qua các cảnh
báo.
 Giảm thời gian xử lý sự cố do dữ liệu được thu thập đầy đủ, chụp được
dạng sóng của nguồn điện khi sự cố xảy ra.
 Ngăn ngừa khả năng bị điện lực phạt do cosφ thấp nhờ các báo động.
 Có khả năng tạo các báo cáo về điện năng tiêu thụ ở dạng bảng, dạng đồ
thị, xuất ra file Excell để so sánh độ chuẩn xác với hóa đơn điện lực báo về
hàng tháng.
- Đây là một trong những đề tài đang được tìm hiểu và nghiên cứu rất nhiều để đưa ra
giải pháp giúp ngành điện Việt Nam giải quyết được những khó khăn nêu trên.
Đề tài của chúng em nghiên cứu dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy Th.S.
Nguyễn Trường Giang cùng sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm nhằm
tạo ra được sản phẩm mạch điều khiển hồn thiện cuối cùng có tính ứng dụng cao.
Mặc dù có sự cố gắng nhưng trong q trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm em
khơng thể tránh khỏi các sai sót vì thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức cịn nhiều
hạn chế. Mong các thầy, cơ xem xét và đóng góp ý kiến để đề tài của nhóm em có thể
hồn thiện hơn.

12



1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu và tìm hiểu cơng nghệ IOT, từ đó áp dụng xây dựng mơ hình hệ
thống giám sát cũng như điều khiển các thiết bị từ xa dựa trên module wifi ESP8266
V12. Từ đó phát triển cao hơn, đưa bộ điều khiển áp dụng vào thực tế.
Làm quen với việc tính tốn thiết kế, chế tạo, ngun lý hoạt động của mơ hình
và củng cố phần lý thuyết về mạch điện tử, và mạch điều khiển bằng vi điều khiển.
1.3. Nội dung tìm hiểu đề tài
Trong đề tài ‘‘NGHIÊN CỨU,THIẾT KẾ BỘ ĐO VÀ GIÁM SÁT ĐIỆN NĂNG
TỪ XA”. Chúng em đã thực hiện:
- Tìm hiểu về cơng nghệ kết nối IoT.
- Các chuẩn truyền thông RS232, UART.
- Modul wifi ESP8266 V12.
- Đồng hồ điện tử PZEM -004T.
- Phần mềm ứng dụng điều khiển, giám sát từ xa (Blynk).
- Tìm hiểu, nghiên cứu các loại linh kiện có trong đề tài.
- Lập trình cho module Wifi ESP8266V12 trên Arduino IDE.
- Thiết kết chế tạo mạch điều khiển giám sát điện năng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu tham khảo các tài liệu có liên quan về hai mảng chính của đề tài: Cấu
trúc mạch và ứng dụng của ESP8266.
Phương pháp thực nghiệm kiểm chứng: Sau khi đã xây dựng xong cơ sở lý thuyết
của đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm sự hoạt động trên các thiết bị hiện có.
Các bước tiến hành nghiên cứu là tìm hiểu cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu,
tiến hành thiết kế chương trình điều khiển và mạch điều khiển, sau đó thử nghiệm trên
mơ hình để đưa ra kết luận.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này chúng em sẽ đi nghiên cứu sử dụng đồng hồ đo điện năng kết
hợp thiết kế 1 module thu thập dữ liệu và gửi dữ liệu lên phần mềm điều khiển từ xa
(Blynk).

1.6. Phạm vi ứng dụng

13


Đề tài là mơ hình thu nhỏ , tuy nhiên, nó được ứng dụng rộng rãi ở các mơi trường
khác nhau như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà xưởng, trang trại, hộ gia đình…

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN, CÁC THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ PHẦN
MỀM GIÁM SÁT NĂNG LƯỢNG TỪ XA TRONG THỰC TẾ
2.1. Giới thiệu một số hệ thống giám sát năng lượng từ xa trong thực tế
Ngoài đề tài đang nghiên cứu, chúng em cũng đã tham khảo và tìm hiểu thêm
những hệ thống giám sát năng lượng điện đã có trong thực tế.
2.1.1. Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua sóng vơ tuyến RF

Hình 2.1: Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua sóng vơ tuyến RF
Hệ thống đọc chỉ số cơng tơ từ xa bằng sóng vô tuyến RF bao gồm các khối
chức năng sau:
-

Công tơ điện tử có tích hợp tính năng thu phát tín hiệu vô tuyến RF

lắp tại các hộ khách hàng sử dụng điện, có chức năng đo đếm, lưu trữ năng lượng
vào bộ nhớ không dây và truyền về bộ thu thập tín hiệu di động khi nhận được
lệnh.
- Bộ thu thập tín hiệu di động (Handheld Unit) bao gồm: máy tính cầm tay
(Handheld Unit) được tích hợp module thu phát tín hiệu vơ tuyến RF bên trong, với
chương trình thu thập số liệu do Công ty tự phát triển. Trên máy tính cầm tay sẽ giúp
người ghi ra lệnh đọc chỉ số cơng tơ trong phạm vi phủ sóng dựa vào danh sách và số

14


khách hàng sử dụng điện được kết xuất từ cơ sở dữ liệu kinh doanh điện năng. Toàn
bộ dữ liệu ghi được sẽ được ghép nối vào cơ sơ dư liệu kinh doanh điện năng một
cách tự động mà không cần phải tốn nhiều thao tác thủ công như trước đây.
-

Giải pháp này có các ưu điểm:

+ Khơng phụ thuộc vào khoảng cách, khơng phụ thuộc vào vị trí điểm đầu,
điểm cuối khi có sự thay đổi về vị trí lắp đặt công tơ.
+ Thiết bị modem gọn nhẹ, thông dụng dễ dàng lắp kèm với cơng tơ.
+ Cước phí tính theo lưu lượng (KB) thấp, rất phù hợp với hệ thống yêu cầu
truyền theo thời gian thực.
Nhược điểm: Do sử dụng đường truyền không dây, truyền qua mạng di động,
nên tín hiệu có thể bị ảnh hưởng khi thời tiết xấy, do đó cần cân nhắc chọn dịch vụ
của nhà cung cấp mạng có mật độ phủ sóng rộng, chất lượng tín hiệu tốt.
2.1.2. Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa qua bộ truyền tải tín
hiệu thơng qua đường dây điện.

Hình 2.2: Hệ thống giám sát và quản lý năng lượng từ xa sử dụng hệ thống dây
điện có sẵn PLC (Power Line Communication )
Cơng nghệ đo đếm sử dụng công tơ kỹ thuật số truyền thông trên lưới điện,
sử dụng hệ thống dây điện sẵn có để thu thập và xử lý dữ liệu 01 Concentrator dùng
cho 1000 công tơ điện, với đầu tư ban đầu rất khiêm tốn, quá trình lắp đặt dễ dàng
và nhanh chóng. Dữ liệu từ các thiết bị này được truyền về máy tính trung tâm đặt
tại các Cơng ty điện lực các huyện, thành phố. Với thiết bị thu thập dữ liệu cầm tay
15



(HHU) giúp nhân viên quản lý ngành điện biết đựợc các thông số từ công tơ điện
của khách hàng, đồng thời thiết bị HHU cịn được dùng để lập trình và đọc các số
liệu từ các thiết bị tập trung để đưa vào máy tính. Với bộ server chứa các phần mềm
cần thiết cho quá trình vận hành hệ thống. Nó thu nhận dữ liệu từ các bộ tập trung
để sử dụng cho các mục đích quản lý của ngành điện.
Nhận xét: Thiết bị phần cứng còn hạn chế trên thị trường. Các thiết bị vẫn trong thời
gian thử nghiệm, chưa phân phối rộng rãi trên thị trường.
2.2 Tìm hiểu công nghệ IOT (Internet of Things).
Cuối thế kỷ XX - một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể truy nhập cơng cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau được gọi là mạng Internet, mạng
Internet mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng , nó chứa một nguồn thông tin
khổng lồ kèm theo các dịch vụ ,với khả năng kết nối mở Internet đã trở thành một
mạng lớn nhất trên thế giới ,mạng của các mạng , xuất hiện trên mọi lĩnh vực : thương
mại ,chính trị , quân sự ,nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội…. Vào những năm đầu
của thế kỷ 21 Internet vào phát triển ở Việt Nam là một bước tiến lớn đưa Việt Nam
hòa nhập cùng thế giới..Để các máy tính có thể liên kết mạng với nhau chúng cần kết
nối dây đồng, cáp quang ,… 1997-2000 công nghệ kết nối cục bộ khơng dây được
chuẩn hóa, là một hệ thống mạng khơng dây sử dụng sóng vơ tuyến , giống như sóng
điện thoại , truyền hình , radio…Sự ra đời phát triển mạng khơng dây ngày càng có
nhiều ứng dụng và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng . Đặc biệt là ứng
dụng của nó trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật với sự ra đời của các thiết bị thông minh,
Và tất cả sự “ Thông minh” của các vật tạo nên một khái niệm “internet of things” hay
IOT, đây là một khái niệm cịn mới mẻ trên thế giới tuy nó đã ra đời cách đây khá lâu
vào năm 1999 do nhà khoa học Kenvin Ashton . Ông cũng là người đã sáng lập ra
Trung Tâm Auto_ ID ở đại học MIT , nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID
(một phương thức giao tiếp khơng dây dùng sóng vơ tuyến) cũng như một số loại cảm
biến khác.
Internet of things được hiểu là mạng lưới vạn vật kết nối internet dùng để chỉ
các đối tượng có thể nhận biết cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc

mang tính kết nối. Con người cũng như đồ vật được cung cấp một định danh riêng của
mình và tất cả có khả năng truyền tải thơng tin dữ liệu qua một mạng duy nhất mà
không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính.
16


IOT đã phát triền sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và
internet hay nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau với
internet và thế giới bên ngồi để thực hiện một cơng việc nào đó.
Ví dụ: Ví dụ đơn giản như sau: chiếc tủ lạnh thông thường của bạn không được
kết nối với thiết bị nào khác. Nếu chúng ta muốn ghi lại nhiệt độ ở từng thời điểm của
tủ, chúng ta chỉ có cách ghi lại thủ công rồi nhập vào một máy tính hay thiết bị lưu trữ
nào đó. Hay như bóng đèn neon ở nhà chẳng hạn, chúng ta muốn thu thập, điều chỉnh
độ sáng của nó thì phải đo thủ cơng rồi ghi lại..
Điểm quan trọng của IoT đó là các đối tượng phải có thể được nhận biết và định
dạng (identifiable). Nếu mọi đối tượng, kể cả con người, được "đánh dấu" để phân biệt
bản thân đối tượng đó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể hồn tồn quản lí
được nó thơng qua máy tính. Việc đánh dấu (tagging) có thể được thực hiện thơng qua
nhiều công nghệ, chẳng hạn như RFID[1], NFC[2], mã vạch, mã QR, watermark kĩ
thuật số... Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G,
4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại...
IoT có ứng dụng rộng vơ cùng, có thể kể ra một số thư như sau:



Quản lí chất thải



Quản lí và lập kế hoạch quản lí đơ thị




Quản lí mơi trường



Quản lí các thiết bị cá nhân



Đồng hồ đo thơng minh



Tự động hóa ngơi nhà



Quản lý, giám sát năng lượng từ xa.

2.3 Tìm hiểu các tiêu chuẩn truyền dẫn
2.3.1 Giới thiệu về truyền dẫn qua chuẩn RS-232
a) Tổng quan chuẩn RS-232
Vấn đề giao tiếp giữa PC và vi điều khiển rất quan trọng trong ứng dụng điều
khiển, đo lường…. Ghép nối qua cổng nối tiếp RS-232 là một trong những kỹ thuật
17


được sử dụng rộng rãi để ghép nối các thiết bị ngoại với máy tính. Nó là một chuẩn

giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối nhiều nhất 2 thiết bị,
chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 12,5 >25,4m, tốc độ
20kb/s đôi khi là tốt độ 15kb/s với một số thiết bị đặc biệt
Chuẩn RS232 được nối ra một dắc cắm (gọi là cổng COM). Khi sử dụng có
thể dùng hai hay toàn bộ chân của jắc cắm này, nếu mục đích chỉ truyền hoặc nhận
tín hiệu giữa hai thiết bị thì ta chỉ cần sử dụng hai dây (một dây truyền hoặc nhận và
một dây nối đất). Ý nghĩa của chuẩn truyền thông nối tiếp là trong một thời điểm chỉ
có một bít được gửi đi dọc theo đường truyền. Các máy tính thường có một hoặc
hai cổng nối tiếp theo chuẩn RS232 được gọi là cổng COM. Chúng được dùng để
ghép nối cho chuột, modem, thiết bị đo lường…Trên main máy tính có loại 9 chân
hoặc loại 25 chân tùy vào đời máy và main của máy tính. Việc thiết kế giao tiếp với
cổng RS232 cũng tương đối dễ dàng, đặc biệt khi chọn chế độ hoạt động là không
đồng bộ và tốc độ truyền dữ liệu thấp.
RS-232 lúc đầu được xây dựng phục vụ chủ yếu trong việc ghép nối điểmđiểm giữa hai thiết bị đầu cuối DTE[3], như giữa hai máy tính PC[4], PLC[5] ... giữa
máy tính và máy in hoặc giữa một thiết bị đầu cuối và một thiết bị truyền dữ liệu
DCE[6]. Việc truyền dữ liệu thực hiện nhờ 3 dây TxD, RxD và Mass. Tín hiệu
được so sánh với mass để phát hiện sự sai lệch. Điều này khiến cho dữ liệu khó có
thể khơi phục lại ở trạm phát.
Chế độ làm việc: chế độ làm việc của hệ thống RS-232 là hai chiều toàn
phần (full-duplex), tức là hai thiết bị tham gia cùng có thể thu và phát tín hiệu cùng
một lúc. Như vậy, việc thực hiện truyền thông cần tối thiểu 3 dây dẫn - trong đó hai
dây tín hiệu nối chéo các đầu thu phát của hai trạm và một dây đất. Với cấu hình tối
thiểu này, việc đảm bảo độ an tồn truyền dẫn tín hiệu thuộc về trách nhiệm của
phần mềm.
Ta cịn có thể ghép nối trực tiếp giữa hai thiết bị thực hiện chế độ bắt tay
(handshake mode) không thông qua modem. Qua việc sử dụng các dây dẫn DTR[7]
và DSR[8], độ an toàn giao tiếp sẽ được đảm bảo. Trong trường hợp này các chân
RTS[9] và CTS[10] được nối ngắn mạch.

18



Hình 2.3: Ghép nối trực tiếp
 Nhược điểm của chuẩn RS-232 là tín hiệu khơng thể truyền đi xa do việc mất mát
tín hiệu khơng thể phục hồi và việc kết nối theo chuẩn RS-232 chỉ thực hiện
giao tiếp giữa hai thiết bị nên hạn chế số lượng thiết bị có trong mạng
Có hai phiên bản RS-232 được lưu hành trong thời gian tương đối dài là
RS-232B và RS- 232C. Nhưng cho đến nay thì phiên bản RS-232B cũ thì ít sử
dụng còn RS232C hiện vẫn được dùng và đang tồn tại thương được gọi với tên
ngắn gọn là chuẩn RS-232. Các máy tính thương có 1 hoặc 2 cổng nối tiếp theo
chuẩn RS-232 được gọi là cổng COM. Chúng được dùng ghép nối cho chuột,
modem, thiết bị đo lường….Trên main máy tính có loại 9 chân hoặc loại 25 chân
tùy thuộc vào đời máy và main của máy tính. Việc thiết kế giao tiếp với cổng RS232 cũng tương đối dễ dàng, đặc biệt khi chọn chế độ hoạt động là không đồng bộ
và tốc độ truyền dữ liệu thấp.
b) Ưu điểm của giao diện nối tiếp RS-232
 Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao
 Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện
 mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn ni qua cổng nối tiếp
c) Những đặc điểm cần lưu ý trong chuẩn RS232
+ Trong chuẩn RS232 có mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là +-12V.
Hiện nay đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3000 ôm - 7000 ôm
+ Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V, mức logic 0 từ +-3V
đến 12V
+ Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại là 100kbps ( ngày nay có thể lớn hơn)
+ Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF
+ Trở kháng tải phải lớn hơn 3000 ôm nhưng phải nhỏ hơn 7000 ôm
19


+ Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối

tiếp RS232 không vượt qua 15m nếu chúng ta không sử modem.
+ Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn
50,75,110,750,300,600,1200,2400,4800,9600,19200,28800,38400....56600,115200
bps
d) Các mức điện áp đường truyền
RS 232 sử dụng phương thức truyền thơng khơng đối xứng, tức là sử dụng tín
hiệu điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất. Do đó ngay từ đầu tiên ra đời nó đã
mang vẻ lỗi thời của chuẩn TTL, nó vấn sử dụng các mức điện áp tương thích TTL để
mơ tả các mức logic 0 và 1. Ngoài mức điện áp tiêu chuẩn cũng cố định các giá trị trở
kháng tải được đấu vào bus của bộ phận và các trở kháng ra của bộ phát.
Mức điện áp của tiêu chuẩn RS232C ( chuẩn thường dùng bây giờ) được mô tả
như sau:
+ Mức logic 0 : +3V , +12V
+ Mức logic 1 : -12V, -3V
Các mức điện áp trong phạm vi từ -3V đến 3V là trạng thái chuyển tuyến. Chính vì từ
- 3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi giá trị logic
từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, một tín hiệu phải vượt qua quãng quá độ
trong một thơì gian ngắn hợp lý. Điều này dẫn đến việc phải hạn chế về điện dung
của các thiết bị tham gia và của cả đường truyền. Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc
vào chiều dài của dây dẫn. Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ với tốc độ 19,2 kBd
e) Cổng RS232 trên PC
Hầu hết các máy tính cá nhân hiện nay đều được trang bị ít nhất là 1 cổng Com hay
cổng nối tiếp RS232. Số lượng cổng Com có thể lên tới 4 tùy từng loại main máy
tính. Khi đó các cổng Com đó được đánh dấu là Com 1, Com 2, Com 3...Trên đó có 2
loại đầu nối được sử dụng cho cổng nối tiếp RS232 loại 9 chân (DB9) hoặc 25 chân
(DB25). Tuy hai loại đầu nối này có cùng song song nhưng hai loại đầu nối này được
phân biệt bởi cổng đực (DB9) và cổng cái (DB25)
Ta xét sơ đồ chân cổng Com 9 chân:

20



Trên là các kí hiệu chân và hình dạng của cổng DB9
Chức năng của các chân như sau:
+ chân 1 : Data Carrier Detect (DCD) : Phát tín hiệu mang dữ liệu
+ chân 2: Receive Data (RxD) : Nhận dữ liệu
+ chân 3 : Transmit Data (TxD) : Truyền dữ liệu
+ chân 4 : Data Termial Ready (DTR) : Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi
bộ phận khi muốn truyền dữ liệu
+ chân 5 : Singal Ground ( SG) : Mass của tín hiệu
+ chân 6 : Data Set Ready (DSR) : Dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền
khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu
+ chân 7 : Request to Send : yêu cầu gửi,bô truyền đặt đường này lên mức hoạt động
khi sẵn sàng truyền dữ liệu
+ chân 8 : Clear To Send (CTS) : Xóa để gửi ,bơ nhận đặt đường này lên mức kích
hoạt động để thơng báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu
+ chân 9 : Ring Indicate (RI) : Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu
rung chng
Cịn DB28 bây giờ hầu hết các main mới ra đều khơng có cổng này nữa.
f) Truyền dữ liệu:
Định dạng của khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS-232 như sau:

21


 Dạng tín hiệu truyền mơ tả như sau (truyền ký tự A):
Truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 được thực hiện không đồng bộ. Do vậy
nên tại một thời điểm chỉ có một bit được truyền. Bộ truyền gửi một bit bắt đầu (bit
start) để thông báo cho bộ nhận biết một ký tự sẽ được gửi đến trong lần truyền bit
tiếp theo. Bit này luôn bắt đầu bằng mức 0. Tiếp theo đó là các bit dữ liệu (bit data)

được gửi dưới dạng mã ASCII (có thể là 5,6,7, hay 8 bit dữ liệu) sau đó là một
Parity bit (kiểm tra bit chẵn, lẻ hay không) và cuối cùng là bit stop (cịn gọi là bit
dừng) có thể là 1 hay 2 bit Stop.
 Tốc độ baud.
Đây là một tham số đặc trưng của RS232. Tham số này chính là đặc trưng cho
q trình truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 là tốc độ truyền nhận dữ liệu
hay còn gọi là tốc độ bit. Tốc độ bit được định nghĩa là số bit truyền được trong thời
gian 1 giây. Tốc độ bit này phải được thiết lập ở bên phát và bên nhận đều phải có tốc
độ như nhau ( tốc độ giữa vi điều khiển và máy tính phải chung nhau một tốc độ
truyền bit). Ngồi tốc độ bit cịn một tham số để mơ tả tốc độ truyền là tốc độ baud.
Tốc độ baud liên quan đến tốc độ mà phân tử mã hóa dữ liệu được sử dụng để diễn tả
bit được truyền, cịn tốc độ bit thì phản ánh tốc độ mà phân tử mã hóa dữ liệu được
sử dụng để diễn tả bit được truyền. Vì một phần tử báo hiệu sự mã hóa một bit nên
khi đó hai tốc độ bit và tốc độ baud là phải đồng nhất.
Một số tốc độ baud thường dùng: 50, 75, 110, 150, 300, 600, 1200, 2400,
4800, 9600, 19200, 28800, 38400, 56000, 115200. Trong thiết bị thường dùng
tốc độ baud là 19200.
22


 Bit chẵn lẻ hay Parity bit.
Đây là bit kiểm tra lỗi trên đường truyền. Thực chất của quá trình kiểm tra lỗi
khi truyền dữ liệu là bổ sung thêm dữ liệu được truyền để tìm ra hoặc sửa một số lỗi
trong q trình truyền. Do đó trong chuẩn RS232 sử dụng một kỹ thuật kiểm tra chẵn
lẻ. Một bit chẵn lẻ được bổ sung vào dữ liệu được truyền để thấy số lượng các bit “1”
được gửi trong một khung truyền là chẵn hay lẻ.
Một Parity bit chỉ có thể tìm ra một số lẻ các lỗi như là 1, 3, 5, 7, 9… Nếu
như một bit mắc lỗi thì bit Parity bit sẽ trùng giá trị với trường hợp khơng mắc lỗi vì
thế khơng phát hiện ra lỗi. Do đó trong kỹ thuật mã hóa lỗi này khơng được sử dụng
trong trường hợp có khả năng một vài bit bị mắc lỗi.

 Nhược điểm của chuẩn RS-232
là tín hiệu không thể truyền đi xa do việc mất mát tín hiệu khơng thể phục hồi và
việc kết nối theo chuẩn RS-232 chỉ thực hiện giao tiếp giữa hai thiết bị nên hạn chế
số lượng thiết bị có trong mạng.
2.3.2 Giới thiệu về truyền dẫn qua chuẩn UART
a) Tổng quan về truyền dẫn UART
UART[11] là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter.
Thường là một mạch tích hợp được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa
máy tính và các thiết bị ngoại vi. Rất nhiều vi điều khiển hiện nay đã được tích hợp
UART, vì vấn đề tốc độ và độ điện dụng của UART không thể so sánh với các giao
tiếp mới hiện nay nên các dịng PC & Laptop đời mới khơng cịn tích hợp cổng UART.
Như trong giao tiếp SPI[11] và I2C[12] có 1 dây truyền dữ liệu và 1 dây được sử dụng
để truyền xung clock (SCL) để đồng bộ trong giao tiếp. Với UART thì khơng có dây
SCL, vấn đề được giải quyết khi mà việc truyền UART được dùng giữa 2 vi xử lý với
nhau, đồng nghĩa với việc mỗi vi xử lý có thể tự tạo ra xung cho chính nó sử dụng.
Để bắt đầu cho việc truyền dữ liệu bằng UART, một START bit được gửi đi, sau đó
các bit dữ liệu và kết thúc q trình truyền là STOP bit.

23


Như hình các bạn có thể thấy. Khi ở trạng thái chờ mức điện thế ở mức 1
(high). Khi bắt đầu truyền START bit sẽ chuyển từ 1 xuống 0 để báo hiệu cho bộ nhận
là quá trình truyền dữ liệu sắp xảy ra. Sau START bit là đến các bit dữ liệu D0-D7
(Theo hình vẽ các bit này có thể ở mức High or Low tùy theo dữ liệu). Sau khi truyền
hết dữ liệu thì đến bit Parity để bộ nhận kiểm tra đúng đắn của dữ liệu truyền. Cuối
cùng là STOP bit là 1 báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong, Thiết bị nhận sẽ
tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
b) Các thông số cơ bản trong truyền nhận UART
Baund rate ( tốc độ baund): Là khoản g thời gian dành cho 1 bit được truyền.

Phải được cài đặt giống nhau ở gửi và nhận.
Frame ( Khung truyền): Khung truyền quy định về số bit trong mỗi lần truyền.
Start bit: Là bit đầu tiên được truyền trong 1 Frame. Báo hiệu cho thiết bị nhận có
một gói dữ liệu sắp được truyền đến. Bit bắt buộc.
Data: Dữ liệu cần truyền. Bit có trọng số nhỏ nhất LSB được truyền trước sau đó
đến bit MSB.
Parity bit: Kiểm tra dữ liệu truyền có đúng khơng
Stop bit: Là một hoặc các bit báo cho thiết bị rằng các bit được gửi xong. Thiết bị
nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung đường truyền nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ
liệu. Bit bắt buộc.
2.4. ESP 8266 V12
Để các thiết bị IOT có thể giao tiếp nhau điều kiện cần là chúng cần một bộ phát
sóng khơng dây để có thể gửi và nhận thông tin liên lạc, điều kiện đủ là chúng cần hoạt
động trong 1 tần số xác định ví dụ băng tần 24 Ghz, Wifi hoặc Bluetooth , và các tần
số phụ GHz.
Ngày nay để phục vụ sự phát triển không ngừng của IOT , bộ modul wifi ra đời với
nhiều loại khác nhau ,và đặc biệt trong số đó là module ESP 8266 v12

24


ESP8266 là một module SOC với bộ xử lý 32 bit, dựa trên giao thức TCP/IP, có
thể lưu trữ ứng dụng hoặc xử lý các kết nối WiFi từ bộ xử lý tích hợp trên chip, có khả
tạo kết nối giống như một máy chủ hoặc một cầu nối trung gian.
Mỗi Module WiFi được tích hợp sẵn một firmware với các tập lệnh AT, tuy nhiên
đã có thêm nhiều phiên bản firmware hỗ trợ nhiều ngơn ngữ, trong đó có ngơn ngữ lập
trình LUA và Arduino. Chính vì thế chúng ta thể dùng bất kì board Arduino nào để
điều khiển thu phát thông qua giao tiếp nối tiếp. Đặc biệt ESP8266 là một sản phẩm
cơng nghệ giá hấp dẫn, có hiệu năng lớn và một cộng đồng phát triển lớn, ngày càng
hùng hậu trên khắp thế giới.


Hình 2.4 hình ảnh modul wifi ESP 8266 V12
2.4.1 Tổng quan về ESP8266 V12
ESP8266 được sản xuất bởi Espressif Systems tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Các đặc điểm của chip ESP8266 được tóm tắt như sau:
 Wifi chuẩn 802.11b/g/n.
 Tích hợp CPU 32-bit RISC: Tensilica Xtensa LX106 chạy ở 80MHz *
 Tích hợp bộ đọc 1xADC 10 bit
 Tích hợp giao thức TCP/IP
25


×